• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải VBT Sinh học 8 Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da | Giải vở bài tập Sinh học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải VBT Sinh học 8 Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da | Giải vở bài tập Sinh học 8"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 41: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 109-110 VBT Sinh học 8): Quan sát hình 41 SGK, dùng mũi tên (→) chỉ các phần cấu tạo của các lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da trong sơ đồ dưới đây:

Trả lời:

(2)

Bài tập 2 (trang 110-111 VBT Sinh học 8):

1. Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo. Điều đó giúp cho ta giải thích như thế nào về thành phần lớp ngoài cùng của da?

Trả lời:

- Mùa hanh khô, thường thấy những vảy trắng nhỏ bong ra, đó là tầng sừng ở lớp biểu bì của da. Chúng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra.

2. Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước?

Trả lời:

- Da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không thấm nước là do dưới da có các mô sợi liên kết chắt chẽ với nhau và trong da có các tuyến nhờn tiết chất nhờn lên bề mặt da.

3. Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc?

Trả lời:

- Ta có thể nhận biết được độ nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật là do trong da có nhiều cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh

4. Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá?

Trả lời:

- Khi trời quá nóng mao mạch dưới da dãn ra, tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi.

- Khi trời quá lạnh, các mao mạch dưới da co lại dẫn đến cơ chân lông co lại.

5. Lớp mỡ dưới da có vai trò gì?

Trả lời:

- Lớp mỡ dưới da là lớp đệm chống lại các tác nhân cơ học của môi trường và có vai trò giữ nhiệt, chống mất nhiệt khi trời lạnh và có chức năng dự trữ.

6. Tóc và lông mày có tác dụng gì?

Trả lời:

- Tóc tạo lớp đệm không khí chống tia tử ngoại, điều hòa nhiệt độ. Tóc còn tạo nên vẻ đẹp của con người

- Lông mày ngăn nước và mồ hôi chảy xuống mắt.

(3)

Bài tập 3 (trang 111 VBT Sinh học 8):

1. Da có những chức năng gì?

Trả lời:

Da có chức năng:

- Bảo vệ cơ thể chống các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài như sư va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn,…

- Điều hòa thân nhiệt

- Nhận biết các kích thích của môi trường - Tham gia hoạt động bài tiết

- Tạo nên vẻ đẹp của con người.

2. Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện chức năng bảo vệ?

Trả lời:

- Đặc điểm giúp da thực hiện chức năng bảo vệ là: da được cấu tạo từ các sợi mô liên kết, lớp mỡ dưới da có tuyến nhờn tiết chất nhờn và các sắc tố dưới da giúp da thực hiện chức năng bảo vệ.

3. Bộ phận nào của da giúp da tiếp nhận các kích thích? Bộ phận nào thực hiện chức năng bài tiết?

Trả lời:

- Bộ phận giúp da tiếp nhận kích thích là thụ quan.

- Bộ phận thực hiện chức năng bài tiết là tuyến mồ hôi.

4. Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào?

Trả lời:

Da điều hòa thân nhiệt bằng các tiết mồ hôi và co cơ chân lông, co hoặc dãn mao mạch ở lớp bì.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 112 VBT Sinh học 8): Chọn các từ, cụm từ: 3, chức năng, tầng sừng, bảo vệ cơ thể, các bộ phận, lớp mỡ, các lớp của da, điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

(4)

Trả lời:

Da có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp biểu bì có tầng sừng và tầng tế bào sống; lớp bì có các bộ phận giúp da thực hiện chức năng cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt; trong cùng là lớp mỡ dưới da. Da tạo nên vẻ đẹp của người và có chức năng bảo vệ cơ thể, điều hòa thân nhiệt, các lớp của da đều phối hợp thực hiện chức năng này.

III. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 112 VBT Sinh học 8): Da có cấu tạo như thế nào? Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không? Vì sao?

Trả lời:

- Da có cấu tạo gồm 3 lớp : lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.

+ Lớp biểu bì: gồm tầng sừng và tầng tế bào sống. Ở ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp xít nhau, dễ bong ra. Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo thành tế bào mới thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da.

+ Lớp bì: cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu.

+ Lớp mỡ dưới da chứa mỡ dự trữ có vai trò cách nhiệt.

- Không nên trang điểm bằng cách nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì tạo dáng. Vì lông mày có vai trò không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt.

Bài tập 2 (trang 112 VBT Sinh học 8): Chọn phương án đúng nhất bằng cách điền dấu × vào ô ở đầu câu.

Chức năng của da là:

a) Bảo vệ cơ thể, nó không thấm nước và ngăn cách không cho vi khuẩn đột nhập vào cơ thể.

b) Phân chia tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da.

(5)

c) Thực hiện cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt, chứa mỡ dự trữ và cách nhiệt.

d) Cả a, b và c đều đúng.

e) Chỉ a và c đúng.

Trả lời:

Đáp án: d

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Tim 3 ngăn: Ếch xuất hiện vòng tuần hoàn phổi tạo thành hệ tuần hoàn kép, tim hình thành 3 ngăn với lực đẩy mạnh hơn, làm tăng hiệu quả cung cấp oxy và chất dinh

Quan sát sơ đồ hình 2-3, các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các cơ quan cho biết: hệ thần kinh và hệ nội tiết điều khiển hoạt động của tất cả các hệ cơ quan,

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi

Những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên là: ngoài - hoài. Câu 3 trang 12 VBT Tiếng Việt 4 tập 1: Ghi lại những cặp tiếng bắt vần với nhau

- Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn buông xuống. - Tả sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn. b) Từ hai bài văn

- Không thể thay thế tinh ranh bằng những từ khác vì tinh ranh dùng để chỉ vừa khôn, vừa nghịch nhưng nghiêng về nghịch nhiều hơn. Cũng không thể dùng “khôn ngoan”

Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì.. Sự

…(2)… là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện một chức năng nhất định. Nó chỉ đạo hoạt động và quy trình của cơ thể sống. Trang 71 SBT KHOA HỌC TỰ