• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ KT GIỮA KÌ 2 SINH 10 NĂM HỌC 2021-2022

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ KT GIỮA KÌ 2 SINH 10 NĂM HỌC 2021-2022"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD-ĐT TỈNH PHÚ YÊN KIỂM TRA GIỮA KÌ HKII - NĂM HỌC 2021-2022

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ MÔN: SINH 10

Câu 1. Hô hấp tế bào là

A. Quá trình tổng hợp vật chất hữu cơ trong tế bào.

B. Quá trình chuyển hóa vật chất hữu cơ ngoài tế bào thành năng lượng trong tế bào.

C. Quá trình chuyển hóa năng lượng của các nguyên liệu vô cơ thành năng lượng trong tế bào.

D. Quá trình chuyển hóa năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng trong tế bào.

Câu 2. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng tạo ra ở giai đoạn đường phân bao gồm

A. 1 ATP; 2 NADH. B. 2 ATP; 1 NADH.

C. 3 ATP; 2 NADH. D. 2 ATP; 2 NADH.

Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây của giảm phân chỉ xảy ra ở lần phân chia thứ hai?

A. Các NST kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo B. Các NST kép tách tâm động

C. Thoi vô sắc hình thành D. Tiếp hợp và trao đổi chéo

Câu 4. Nguyên liệu cần cho pha tối của quang hợp là

A. ATP, NADPH, O2 B. CO2, ATP, NADP+ C. CO2, ATP, NADPH D. ATP, NADPH Câu 5. Những hoạt động nào sau đây xảy ra trong pha tối

(1) Giải phóng oxi

(2) Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat

(3) Giải phóng electron từ quang phân li nước (4) Tổng hợp nhiều phân tử ATP (5) Sinh ra nước mới Những phương án trả lời đúng là

A. (2), (5) B. (1), (4) C. (3), (5) D. (2), (3) Câu 6. Sản phẩm tạo ra trong chuỗi phản ứng tối của quá trình quang hợp là

A. C6H12O6 B. C6H12O6.; O2

C. H2O; ATP; O2 D. C6H12O6; H2O; ATP Câu 7. Có các phát biểu sau về kì trung gian:

(1) Phân chia tế bào chất

(2) Thời gian dài nhất trong chu kỳ tế bào.

(3) Tổng hợp tế bào chất và bào quan cho tế bào ở pha G1.

(4) NST nhân đôi và phân chia về hai cực của tế bào.

Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là

A. (1), (2) B. (2), (3) C. (1), (2), (3), (4) D. (3), (4) Câu 8. Hô hấp tế bào được chia làm ….. mỗi giai đoạn đều tạo ra ATP nhưng giải phóng nhiều nhất là ….

(2)

A. 2 giai đoạn/ chuỗi truyền electron B. 2 giai đoạn/ chu trình Crep

C. 3 giai đoạn/ chu trình Crep D. 3 giai đoạn/ chuỗi truyền electron Câu 9. Trong hô hấp hiếu khí, glucô được chuyển hoá thành axit pyruvatte ở bộ phận

A. Dịch ti thể. B. Màng trong của ti thể.

C. Màng ngoài của ti thể. D. Tế bào chất

Câu 10. Ở giai đoạn chu trình Crep, nguyên liệu tham gia trực tiếp vào chu trình là A. Axetyl CoA. B. Axit piruvic. C. NADH, FADH. D. Glucozơ.

Câu 11. Kết quả quá trình giảm phân I là tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa A. n NST đơn. B. 2n NST kép.

C. 2n NST đơn. D. n NST kép.

Câu 12. Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

A. Tế bào động vật B. Tế bào vi khuẩn

C. Tế bào thực vật D. Tế bào nấm

Câu 13. Phát biểu sau đây đúng với sự phân li của các nhiễm sắc thể ở kỳ sau I của giảm phân là:

A. Phân li nhưng không tách tâm động B. Phân li ở trạng thái đơn

C. Chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào D. Tách tâm động rồi mới phân li Câu 14. Sản phẩm tạo ra trong chuỗi phản ứng sáng của quá trình quang hợp là

A. C6H12O6; H2O; ATP B. ATP; O2;

C6H12O6; H2O

C. ATP; NADPH; O2 D. H2O; ATP; O2

Câu 15. Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào tạo ra A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.

B. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST.

C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.

D. 4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST.

Câu 16. Trong quá trình quang hợp, oxy được sinh ra từ A. CO2. B. H2O.

C. Chất diệp lục. D. Chất hữu cơ.

Câu 17. Quang hợp và hô hấp không khác nhau ở điểm nào sau đây A. Bản chất các phản ứng.

B. Vị trí diễn ra phản ứng trong tế bào.

C. Năng lượng tạo thành.

D. Nguyên liệu và sản phẩm.

Câu 18. Có các phát biểu sau về kì trung gian:

(1) Có 3 pha: G1, S và G2

(2) Chiếm phần lớn thời gian trong chu kỳ tế bào.

(3) Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào. (4) NST nhân đôi và phân chia về hai cực của tế bào.

Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là

A. (3), (4) B. (1), (2), (3)

(3)

C. (1), (2), (3), (4) D. (1), (2) Câu 19. Pha tối của quang hợp xảy ra ở

A. Chất nền của lục lạp B. Màng ngoài của lục lạp C. Màng tilacôit D. Trong các hạt grana

Câu 20. Trong quá trình hô hấp ở tế bào nhân thực, từ 1 phân tử glucozơ tạo ra được bao nhiêu ATP, nếu 1 NADH tạo ra 3,5 ATP, 1 FADH2 tạo ra 2,5 ATP?

A. 32 ATP. B. 40 ATP. C. 36 ATP. D. 38 ATP.

Câu 21. Câu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của quá trình nguyên phân?

A. Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, giúp cơ thể đa bào lớn lên.

B. Đối với một số vi sinh vật nhân thực, nguyên phân là cơ chế sinh sản vô tính.

C. Tạo nên sự đa dạng về mặt di truyền ở thế hệ sau.

D. Giúp cơ thể tái sinh mô và cơ quan bị tổn thương.

Câu 22. So sánh quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật thấy:

1. Chúng đều diễn ra các giai đoạn tương tự nhau.

2. Ở kì cuối tế bào động vật có sự co thắt tế bào chất ở giữa, còn tế bào thực vật là tế bào chất không co thắt ở giữa mà hình thành một vách ngăn chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.

3. Từ một tế bào mẹ tạo thành hai tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ.

4. Quá trình nguyên phân diễn ra ở tất cả các loại tế bào trong cơ thể động vật và thực vật.

5. Nhờ nguyên phân mà cơ thể sinh vật lớn lên được.

Câu trả lời đúng là:

A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 5.

Câu 23. Bệnh ung thư là ví dụ về

A. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể B. Chu kì tế bào diễn ra ổn định

C. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể

D. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi Câu 24. Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia là (1). Tế bào cơ niêm mạc miệng. (2). Tế bào gan. (3). Bạch cầu.

(4). Tế bào thần kinh. (5). Tế bào da. (6). Tế bào gan.

(7). Đại thực bào. (8). Tế bào thận.

A. 4, 7 B. 3, 6 C. 1, 2 D. 5, 8

Câu 25. Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi:

A. Có tín hiệu phân bào. B. Sinh tổng hợp đầy đủ các chất.

C. Kích thước tế bào đủ lớn D. NST hoàn thành nhân đôi.

Câu 26. Ở sinh vật nhân thực, một tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân có hiện tượng

A. Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.

B. Mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng di chuyển về một cực của tế bào.

C. Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo.

(4)

D. Mỗi nhiễm sắc thể kép tách ra thành hai nhiễm sắc tử, mỗi nhiễm sắc tử tiến về một cực của tế bào và trở thành nhiễm sắc thể đơn.

Câu 27. Quá trình hô hấp có ý nghĩa sinh học là A. Thải các chất độc hại ra khỏi tế bào.

B. Chuyển hoá gluxit thành CO2, H2O và năng lượng.

C. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.

D. Tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống cho tế bào và cơ thể.

Câu 28. Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là :

A. Chu kỳ tế bào B. Quá trình phân bào C. Phát triển tế bào D. Phân chia tế bào Câu 29. Một tế bào sinh tinh, qua giảm phân tạo ra mấy tinh trùng?

A. 1 tinh trùng và 3 thể cực B. 8

C. 4 D. 2

Câu 30. Sự kiện nào sau đây không xảy ra trong pha sáng?

A. Nước được phân li và giải phóng điện tử B. Cacbohidrat được tạo ra

C. Hình thành ATP

D. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng

Câu 31. Trong giảm phân, ở kỳ sau I và kỳ sau II có điểm giống nhau là:

A. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn B. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể

C. Sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào D. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép Câu 32. Quang hợp chỉ được thực hiện ở

A. Tảo, thực vật, nấm. B. Tảo, nấm và một số vi khuẩn.

C. Tảo, thực vật và một số vi khuẩn. D. Tảo, thực vật, động vật.

Câu 33. Điểm nào ở giảm phân I và giảm phân II là không giống nhau?

A. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể B. Sự xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo

C. Sự phân li của các nhiễm sắc thể D. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo Câu 34. Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

A. Tế bào xôma B. Tế bào sinh dưỡng C. Giao tử D. Tế bào sinh dục chín Câu 35. Sản phẩm của quang phân li nước gồm

A. Năng lượng. B. Electron, hiđro và oxi.

C. Electron và oxi. D. Oxi

Câu 36. Trong chu kỳ tế bào, thời điểm dễ gây đột biến gen nhất là:

A. Pha G1 B. Pha M C. Pha S D. Pha G2

Câu 37. Theo lí thuyết giảm phân tạo giao tử ở loài sinh sản hữu tính sẽ tạo ra sự đa dạng hơn so với nguyên phân là vì lí do cơ bản nào sau đây?

A. Nguyên phân thực hiện phân bào 1 lần còn giảm phân thực hiện phân bào 2 lần.

(5)

B. Nguyên phân giữ nguyên và ổn định bộ NST lưỡng bội của loài còn giảm phân giảm bộ NST của loài đi một nửa.

C. Nguyên phân không xảy ra quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo còn giảm phân tạo ra quá tình tiếp hợp và trao đổi chéo.

D. Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng còn giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục, chỉ có tế bào sinh dục mới tham gia vào sinh sản và thụ tinh.

Câu 38. Một phân tử glucôzơ bị oxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Krebs, nhưng hai quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ ở

A. Trong O2. B. Trong NADH và FADH2.

C. Trong FAD và NAD+. D. Mất dưới dạng nhiệt.

Câu 39. Tốc độ của quá trình hô hấp phụ thuộc vào

A. Hàm lượng oxy trong tế bào. B. Nhu cầu năng lượng của tế bào.

C. Nồng độ cơ chất. D. Tỉ lệ giữa CO2/O2.

Câu 40. Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào động vật đang phân chia thì thấy trong một tế bào có 39 NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở

A. Kì trước của nguyên phân. B. Kì cuối II của giảm phân.

C. Kì trước I của giảm phân. D. Kì trước II của giảm phân.

--- HẾT --- BẢNG ĐÁP ÁN

(6)

1D 2D 3B 4C 5A 6A 7B 8D 9D 10A 11D 12B 13A 14C 15C 16B 17A 18B 19A 20B 21C 22D 23A 24A 25A 26C 27D 28A 29C 30B 31C 32C 33D 34D 35B 36C 37C 38B 39B 40D

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các yếu tố chi phối hoat động của nguồn và nơi chứa Ảnh hưởng của nhán tô'ngoại cành lên sự vận chuyển và phân bó các chất đổng hoá

CTCS có liệt tủy hoàn toàn, với tổn thương thần kinh trầm trọng, dù được phẫu thuật cố định cột sống, giải phóng chèn ép thì khả năng phục hồi gần như rất thấp.. Do

Câu 13: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Câu 16: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ các típ mô bệnh học của Ung thư biểu mô cổ tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2014..

Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.. Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi

Trong một nghiên cứu gần đây, sử dụng mô hình nuôi cấy 3D, chúng tôi đã chỉ ra rằng Acetylcholine tăng cường các đặc tính của tế bào gốc ung thư dạ dày thể phân tán bao gồm

- Đa số tế bào rất bé, phải quan sát bằng kính hiển vi (trừ: tép bưởi, tép chanh. Cấu tạo