• Không có kết quả nào được tìm thấy

Does foreign direct investment matter for economic growth in Asean countries?

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Does foreign direct investment matter for economic growth in Asean countries?"

Copied!
1032
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Đ ẠI H ỌC K

(2)

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS

GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT

(3)
(4)

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI

INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS

GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN PUBLISHING HOUSE YOUTH EDITION

ĐI HC QUỐC GIA H À N

I

TRƯ

NGĐẠI HỌC KINH T

(5)

This Conference Proceedings is published with the support of the Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF)

(6)

BAN CHỈ ĐẠO

TT Họ và tên Chức vụ, đơn vị

1 PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN 2 PGS.TS Nguyễn Anh Thu Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 3 GS. TS. Andreas Stoffers Giám đốc Quốc gia Viện FNF tại Việt Nam 4 PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng 5 PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại

BAN TỔ CHỨC

TT Họ và tên Chức vụ, đơn vị

1 PGS.TS Nguyễn Anh Thu Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 2 TS. Phạm Hùng Tiến Phó Giám đốc Quốc gia Viện FNF tại Việt Nam 3 TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng 4 PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại

5 PGS.TS. Hà Văn Hội Trưởng khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN 6 TS. Vũ Thanh Hương Phó trưởng khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN 7 TS. Nguyễn Tiến Minh Phó trưởng khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN

8 ThS. Nguyễn Đức Lâm Phó trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác phát triển - Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN 9 TS. Trần Thị Bích Hằng Trưởng phòng Quản lý Khoa học - Trường Đại học Thương mại

10 PGS.TS. Bùi Bá Khiêm Trưởng phòng Khoa học - Công nghệ - Trường Đại học Hải Phòng BAN CHUYÊN MÔN

TT Họ và tên Chức vụ, đơn vị

1 TS. Vũ Thanh Hương Phó trưởng khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN 2 PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan Phó Hiệu trưởng - Trường Đại học Thương mại

3 TS. Phạm Thu Phương Phó trưởng Bộ môn Kinh tế thế giới và Hội nhập kinh tế quốc tế - Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN

4 TS. Nguyễn Thị Vũ Hà Phó trưởng Bộ môn Tài chính Quốc tế - Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN

5 ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai Giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN 6 TS. Nguyễn Lan Anh Giảng viên - Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN 7 TS. Nguyễn Thị Minh Phương Giảng viên - Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN 8 ThS. Trần Thu Thủy Giảng viên - Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN

(7)

10 PGS.TS. Nguyễn Thái Sơn Trưởng khoa Kế toán - Tài chính - Trường Đại học Hải Phòng

11 TS. Đỗ Minh Thụy Trưởng khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Hải Phòng 12 TS. Võ Thị Thu Hà Trưởng khoa Du lịch - Trường Đại học Hải Phòng

13 TS. Phạm Thị Huyền Trưởng khoa Lý luận chính trị - Trường Đại học Hải Phòng 14 TS. Trần Thị Bích Hằng Trưởng phòng Quản lý Khoa học - Trường Đại học Thương mại 15 TS. Trần Việt Thảo Phó Trưởng phòng Quản lý Khoa học - Trường Đại học Thương mại

(8)

MỤC LỤC

BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ “FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI

TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI” ... IX FOREWORD INTERNATIONAL CONFERENCE "GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT" ...XII

CHỦ ĐỀ 1

BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÒNG FDI TOÀN CẦU VÀ KHU VỰC TOPIC 1

THE INTERNATIONAL CONTEXT AND THEIR IMPACTS ON GLOBAL AND REGIONAL FDI FLOWS

1. XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH DÒNG VỐN FDI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỘNG ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19:

CƠ HỘI NÀO CHO VIỆT NAM?

PGS.TS. Trương Đình Chiến, PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam ...2 2. BỨC TRANH FDI TOÀN CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI THẾ HỆ MỚI CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI

SUY GIẢM TRÊN DIỆN RỘNG

PGS.TS. Hà Văn Hội ... 11 3. FDI TOÀN CẦU TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19: THỰC TRẠNG, PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

TS. Nguyễn Thị Minh Phương, NCS. Nguyễn Hoài Nam ... 21 4. SỰ ĐỨT GÃY CỦA CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19 VÀ PHẢN ỨNG

CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

TS. Phạm Thu Phương ... 31 5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

VÀO CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC CHÂU Á TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TS. Nguyễn Duy Đạt, ThS. Nguyễn Thị Thanh ... 37 6. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THỜI KỲ COVID 19

VÀ GIẢI PHÁP RÚT RA CHO VIỆT NAM

TS. Đỗ Phương Thảo, ThS. Nguyễn Ngọc Khánh Linh ... 49 7. XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN FDI ĐẾN CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

ThS. Nguyễn Thùy Dương, ThS. Phan Thu Giang ... 61

(9)

8. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TẠI CÁC NƯỚC THU NHẬP TRUNG BÌNH THẤP VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH TRONG BỐI CẢNH MỚI

TS. Nguyễn Thị Vũ Hà, Bùi Thị Anh... 74 9. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ PHỨC TẠP KINH TẾ ĐẾN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC QUỐC GIA ASEAN

ThS. Phan Thị Liệu, ThS. Trương Hoàng Chinh, ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Phương ... 85 10. TÁC ĐỘNG TỪ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI

ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI NƯỚC TIẾP NHẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM

Trần Huy Tùng, Phan Hồng Giang ... 95 11. TRENDS IN FDI ATTRACTION GLOBALLY AND POLICY ORIENTATIONS TO 2030 FOR VIETNAM

Assoc.Prof.Dr. Bui Xuan Nhan , MA. Le Nhu Quynh ... 107 12. THE SHIFT OF GLOBAL FDI FLOWS AND SOLUTIONS TO ATTRACT FDI INTO VIETNAM

PhD. Duong Hoang Anh, MEc. Ngo Ngan Ha ... 120 13. THE GLOBAL SHIFT OF FDI AND POLICY IMPLICATIONS FOR VIETNAM

MA. Tong Thi Minh Phuong ... 136 14. IMPACTS OF THE COVID-19 PANDEMIC ON GLOBAL VALUE CHAINS

AND IMPLICATIONS FOR FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN THE WORLD AND VIETNAM

MA. Nguyen Thi Phuong Linh ... 155 15. IMPACT OF HEALTH PANDEMICS MATTER TO FOREIGN DIRECT INVESTMENT INFLOWS IN DEVELOPING COUNTRIES:

IMPLICATIONS FOR COVID-19 PANDEMIC

MA. Nguyen Thi Nguyet ... 170 16. IMPACT OF THE CORONAVIRUS OUTBREAK ON GLOBAL ECONOMY AND FDI FLOWS

PhD. Vuong Toan Thu Thuy ... 183 17. OVERVIEW OF CROSS-BORDER MERGERS AND ACQUISITIONS IN ASEAN COUNTRIES FROM 2010 TO 2021

MA. Le Thi Bich Ngoc ... 190 18. THE EFFECTS OF GLOBAL FINANCIAL CRISIS ON FDI ACTIVITIES: THE CASE OF THE US

MA. Dinh Van Hoang ... 206 19. DOES FOREIGN DIRECT INVESTMENT MATTER FOR ECONOMIC GROWTH IN ASEAN COUNTRIES?

Hoang Chi Cuong, Cao Thi Thu, Nguyen Thi Tinh ... 220

CHỦ ĐỀ 2

BỐI CẢNH MỚI VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÒNG FDI VÀO VIỆT NAM TOPIC 2

NEW CONTEXT AND IMPACTS ON FDI FLOWS TO VIETNAM

20. XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐÓN ĐẦU DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG DỊCH BỆNH VÀ KINH TẾ PGS.TS. Nguyễn Hoàng ... 234 21. BỐI CẢNH MỚI VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI DÒNG FDI VÀO VIỆT NAM

ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai ... 246

(10)

III INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT

22. THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI

TS. Hoàng Thị Ngà, ThS. Trần Đức Thuần ... 260 23. THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI HIỆN NAY

ThS. Nguyễn Như Quảng ... 270 24. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG DỊCH BỆNH COVID - 19 ĐẾN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM

TS. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt, TS. Lưu Thị Thùy Dương ... 283 25. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TỚI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

TS. Nguyễn Bích Thuỷ, ThS. Nguyễn Thị Thanh ... 297 26. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM

ThS. Nguyễn Thị Liên, TS. Cao Thị Vân Anh ... 309 27. CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA COVID -19

ThS. Hoàng Thị Mến ... 317 28. TRIỂN VỌNG THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi, TS. Đỗ Thị Kim Tiên ... 325 29. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG THU HÚT VỐN FDI KHI THAM GIA CÁC FTA THẾ HỆ MỚI

ThS. Đặng Thị Mai Chang ... 331 30. DỰ BÁO DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 BẰNG MÔ HÌNH ARIMA

TS. Trần Việt Thảo, TS. Trần Mai Trang ... 340 31. TÁC ĐỘNG CỦA FDI THEO NGÀNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

VÀ TRIỂN VỌNG TRONG BỐI CẢNH MỚI

TS. Vũ Thanh Hương, Lê Hoa Thiên Thảo ... 349 32. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT

ThS. Nguyễn Thị Tình ... 360 33. THU HÚT FDI TỪ CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CỦA RCEP: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

ThS. Phạm Thị Dự ... 373 34. THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA CHLB ĐỨC TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

TS. Nguyễn Đức Bảo ... 384 35. KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CỦA SINGAPORE TRONG BỐI CẢNH COVID19 VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

ThS. Nguyễn Ngọc Diệp, ThS. Chu Tiến Minh ... 399 36. TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI HỘI TỤ NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP Ở VIỆT NAM

PGS.TS. Phan Thế Công, ThS. Đỗ Văn Lâm... 410 37. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 -2020

TS. Nguyễn Thị Thúy Hà, ThS. Đoàn Thị Oanh ... 426 38. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ Ở VIỆT NAM: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

TS. Nguyễn Bích Thủy, TS. Lê Hải Hà ... 433 39. THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TỪ

CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI

TS. Nguyễn Thị Thu Hiền ... 445

(11)

40. THU HÚT FDI ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

TS. Vũ Thị Thanh Huyền, TS. Trần Việt Thảo ... 456 41. THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHANH, ĐỘT PHÁ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, PGS.TS. Bùi Bá Khiêm ... 469 42. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI HẢI PHÒNG TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai ... 477 43. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2016 -2020

TS. Nguyễn Thị Mỵ, ThS. Đồng Thị Thu Huyền ... 486 44. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG BỐI CẢNH MỚI

ThS. Phạm Thị Bảo Thoa, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Toàn ... 496 45. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN DÒNG VỐN FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

TS. Phạm Văn Hùng, ThS. Nguyễn Đức Khiêm ... 507 46. THU HÚT VỐN FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ TẠI HẢI PHÒNG

ThS. Bùi Thị Bích Hằng ... 519 47. THU HÚT VỐN FDI VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH TẠI VỊNH LAN HẠ, CÁT BÀ, HẢI PHÒNG

ThS. Bùi Thúy Hằng, ThS. Nguyễn Thị Thúy Anh, TS. Lê Thanh Tùng ... 526 48. ATTRACTING FOREIGN DIRECT INVESTMENT TO VIETNAM IN THE CONTEXT OF COVID-19 PANDEMIC

Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thi Bich Loan, Dr. Nguyen Bich Thuy ... 541 49. FOREIGN DIRECT INVESTMENT ATTRACTION TO VIETNAM IN THE NEW CONTEXT

MSc. Tran Thu Thuy ... 555 50. IMPACTS OF FTAS AND COVID - 19 ON FDI INFLOWS AND FDI ENTERPRISES IN VIETNAM’S GARMENTS AND TEXTILES INDUSTRY

Dr. Tran Viet Dung ... 564 51. FDI INFLOW IN TO VIET NAM IN THE COVID- 19 PANDEMIC CONTEXT AND SOME SUGGESTIONS

MA. Tran Kim Huong, MA. Tran Quang Phong ... 572 52. INVESTIGATING ATTRACTIVE FACTORS TO FDI: AN EMPIRICAL STUDY IN VIETNAM

Dr. Le Tien Dat ... 580 53. DETERMINE IMPORTANT FACTORS FOR ATTRACTING FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN VIETNAM

MA. Le Thi Nhu Quynh ... 592 54. QUALITY OF INSTITUTION, GROWTH OF FDI ENTERPRISE SECTOR AND RECOMMENDATIONS FOR FDI ATTRACTION IN VIETNAM

Dao Thi Bich Thuy ... 601 55. IMPACTS OF ENONOMIC GROWTH, TRADE OPENNESS, FINANCIAL DEVELOPMENT AND ENERGY SECURITY ON FDI INTO VIETNAM

Nguyen Thu Thuy, Le Van Tuan, Ngo Duy Do ... 612 56. DETERMINANTS OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT FROM EAST ASIAN COUNTRIES INTO VIETNAM IN THE NEW CONTEXT

Dr. Vu Thi Yen ... 623 57. THAILAND FOREIGN DIRECT INVESTMENT TO VIETNAM IN THE RECENT YEARS

MSc. Le Minh Tuan ... 637

(12)

V INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT

58. THE RELATIONSHIP BETWEEN JAPAN’S ODA AND FDI TO VIETNAM IN THE NEW CONTEXT

 MSc. Do Thi Hai ... 648 59. FDI INFLOWS IN INDUSTRIAL PARKS AND ECONOMIC ZONES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT

MSc. Pham Thi Phuong ... 660 60. FDI ATTRACTION IN VIETNAM’S SOUTHERN KEY ECONOMIC REGION

Nguyen Thi Hien, Dang Thi Hien ... 672 61. SOLUTIONS FOR FDI ATTRACTION INTO INDUSTRIAL ZONES AND ECONOMIC ZONE IN HAIPHONG IN THE NEW CONTEXT

Assoc. Prof.Dr. Nguyen Thai Son ... 682

CHỦ ĐỀ 3

TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH MỚI TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP FDI VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM

TOPIC 3

IMPACTS OF THE NEW CONTEXT ON THE PERFORMANCE OF FDI ENTERPRISES AND THEIR RESPONSES IN VIETNAM

62. GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP FDI TRONG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI VIỆT NAM THAM GIA CÁC FTA THẾ HỆ MỚI

PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn ... 696 63. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP FDI & DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC TẠI VIỆT NAM

TS. Bùi Hồng Cường ... 707 64. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

TS. Chu Thị Thuỷ ... 716 65. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ FDI VÀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG

CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TẠI HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN ĐẠI DỊCH COVID 19 2020-2021

ThS. Hoàng Hải Yến ... 727 66. TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP FDI Ở HẢI PHÒNG TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY

TS. Nguyễn Thị Xuân ... 742 67. KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

TS. Đào Minh Hằng ... 752 68. CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi, TS. Lê Hải Hà ... 763 69. CÁC NHÂN TỐ TẠO TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CHO DOANH NGHIỆP FDI GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM

TS. Nguyễn Lan Anh ... 769 70. ÁP DỤNG IFRS TRONG CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH - BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ DOANH NGHIỆP FDI ZAMIL STEEL

ThS.NCS. Lê Thị Trâm Anh... 783 71. THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH VÀ SỰ ỨNG BIẾN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI LĨNH VỰC DU LỊCH

TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID - 19 TẠI VIỆT NAM

TS. Nguyễn Thị Tâm, TS. Võ Thu Hà, ThS. Nguyễn Thúy An ... 793

(13)

72. MÔ HÌNH YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI CỦA NGÀNH DỆT MAY TRONG BỐI CẢNH MỚI

TS. Đinh Thị Hương ... 804 73. AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI

CỦA NGÀNH DỆT MAY KHI VIỆT NAM THAM GIA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU(EVFTA)

TS. Đinh Thị Hương, ThS. Bùi Thị Kim Thoa, ThS. Lê Thị Khánh Huyền ... 816 74. QUYỀN TỰ DO HIỆP HỘI VÀ THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ

ThS. Bùi Thị Thu Hà ... 827 75. FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI

ThS. Nguyễn Thị Thu Trang ... 840 76. ENHANCING THE CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY (CSR) OF FDI ENTERPRISES IN VIET NAM IN THE NEW CONTEXT

MA. Mai Thanh Tu ... 846 77. IMPACTS OF THE COVID-19 PASSION ON FDI ENTERPRISES IN VIETNAM: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES

Truong Vu Long ... 859 78. THE IMPACT OF CULTURAL VALUES ON THE PROFITABILITY AND THE RISK OF VIETNAMESE FDI FIRMS

Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thanh Hieu ... 872 79. IMPROVEMENT OF HUMAN RESOURCES QUALITY FOR DEMAND OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM TODAY

Truong Thi Thuy Lien ... 889 80. EFFECTS OF FOREIGN INVESTMENT ON THE EXPORTING ACTIVITIES

OF DOMESTIC FIRMS? EVIDENCE FROM VIETNAMESE MANUFACTURING SECTOR

PhD. Ha Thi Cam Van ... 897 81. COMPETITIVE ADVANTAGES OF VIETNAMESE AGENCIES IN FOREIGN LANGUAGE EDUCATION WITH FOREIGN DIRECT INVESTMENT Vu Tuan Duong, Ngo The Son, Mai Lan Huong ... 910 82. IMPLEMENTATION OF CSR IN FDI ENTERPRISES TO SUSTAINABLE DEVELOPMENT: LESSONS FROM CHINA STEEL AND NIPPON STEEL

VIETNAM JOINT STOCK COMPANY

Nguyen Nam Hung ... 924 83. THE IMPACTS OF THE COVID-19 PANDEMIC ON IMPORT AND EXPORT ACTIVITIES OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT ENTERPRISES

IN THE VIETNAMESE TEXTILE AND APPAREL INDUSTRY

Nguyen Minh Phuong, Duong Vu Hang Nga ... 935

CHỦ ĐỀ 4 CÁC NỘI DUNG KHÁC

TOPIC 4 OTHERS

84. CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

PGS.TS. Phạm Thế Anh, ThS. Lê Thị Bích Vân ... 951

(14)

VII INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT

85. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC TẠI HẢI PHÒNG

ThS. Phạm Thị Thu Hương ... 964 86. THE IMPACTS OF LOGISTICS PERFORMANCE INDEX AND OTHER FACTORS ON EXPORTS OF VIETNAM

Tran Van Ngoc, Nguyen Van Son, Mai Khac Thanh, Hoang Chi Cuong ... 972 87. RESEARCH ON ACCOUNTING FOR IMPAIRMENT OF ASSETS FOR FIXED ASSETS ACCORDING TO INTERNATIONAL ACCOUNTING

STANDARDS AND HOW SOME COUNTRIES APPLY IAS 36, SOME PROPOSES FOR VIETNAM TO INTEGRATE INTERNATIONAL ECONOMY AND CREATE FAVORABLE CONDITION FOR FDI ENTERPRISES

Pham Anh Tuan ... 982 88. THE EFFECTS OF COOPERATION RELATION BETWEEN COLLEGES AND BUSINESSES ON AUTONOMOUS FINANCIAL MANAGEMENT

AT COLLEGES UNDER THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Hoang Thi Thu Hien, Do Minh Thuy ... 1001

(15)
(16)

IX

BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

“FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI”

Kính thưa Quý vị Đại biểu

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, giúp dịch chuyển và phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả và mang lại lợi ích cho các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển. Tại Việt Nam, trong 35 năm thực hiện Đổi mới, FDI là một trong những động lực đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế thông qua bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, thúc đẩy xuất khẩu, đóng góp vào nguồn thu ngân sách, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và góp phần nâng cao trình độ công nghệ. Tuy nhiên, thời gian gần đây dòng vốn FDI toàn cầu nói chung và FDI vào Việt Nam nói riêng chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19 và các biến động lớn của nền kinh tế thế giới.

Chính phủ và các doanh nghiệp đều phải đưa ra những điều chỉnh về chính sách, chiến lược cho phù hợp với bối cảnh mới. Việc nghiên cứu, đánh giá về những tác động của bối cảnh mới đối với dòng vốn FDI và những điều chỉnh chiến lược của các doanh nghiệp FDI là hết sức cần thiết nhằm giúp đưa ra những hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc thu hút FDI một cách chọn lọc, hỗ trợ khôi phục nền kinh tế sau đại dịch và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Trong bối cảnh đó, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN (đầu mối là Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế) phối hợp với Trường Đại học Hải Phòng (đầu mối là Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh), Trường Đại học Thương Mại và Ban quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “FDI toàn cầu và ứng biến của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong bối cảnh mới”. Hội thảo được tài trợ bởi Quỹ Friedrich Naumann Foundation For Freedom (FNF).

Kính thưa Quý vị đại biểu

Thế giới đã và đang trải qua nhiều biến động lớn có tác động sâu rộng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế và xã hội. Đại dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu đã gây ra những tác động chưa từng có từ trước tới nay. Giãn cách xã hội ở nhiều quốc gia làm gián đoạn hoạt động sản xuất, thương mại và đầu tư, gây đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu. Kết quả là nền kinh tế thế giới rơi vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù các quốc gia đã tích cực và nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp phòng chống Covid-19 (đặc biệt là thông qua sản xuất và tiêm chủng vắc-xin) nhưng cho đến nay dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường với sự xuất hiện của các biến thể mới. Tác động tiêu cực của dịch bệnh do đó còn tiếp tục kéo dài và chưa thể đánh giá toàn diện. Bên cạnh đó, mức độ và

(17)

cách thức mà các nền kinh tế tương tác với nhau còn chịu ảnh hưởng từ một loạt các yếu tố khác như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn nhằm giữ vững và củng cố vị thế toàn cầu, quá trình chuyển đổi số được thúc đẩy trong bối cảnh đại dịch và Cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng xanh hóa nền kinh tế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và hướng tới phát triển bền vững, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và xu hướng bảo hộ mới ở một số quốc gia…

Những biến động này có tác động mạnh mẽ, nhiều chiều đến tăng trưởng kinh tế, thương mại và đặc biệt là dòng vốn FDI toàn cầu. Theo báo cáo của UNCTAD (06/2021), trong năm 2020 dòng vốn đầu tư toàn cầu giảm tới 35%, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005 và thấp hơn gần 20% so với mức đáy năm 2009 dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mức giảm này cũng cao hơn nhiều so với mức giảm về tăng trưởng kinh tế toàn cầu (ước giảm 3,3%) và tổng kim ngạch thương mại toàn cầu (ước giảm 8,5%) (IMF, 04/2021). Bên cạnh đó xuất hiện làn sóng dịch chuyển đầu tư các dự án FDI để đối phó với tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu và quan trọng cho thị trường các nước phát triển.

Nhiều công ty đa quốc gia (MNCs) tìm cách đa dạng hóa nguồn cung ứng, dịch chuyển dòng vốn đầu tư về chính quốc, dịch chuyển toàn bộ hoặc một phần FDI từ Trung Quốc sang các quốc gia khác nhằm giảm thiểu sự đứt gãy chuỗi cung ứng và phân tán rủi ro. Các nước đang phát triển ở khu vực châu Á ngày càng trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn, là nhóm duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương (tăng 4%) về FDI và trở thành khu vực thu hút FDI nhiều nhất thế giới (thu hút 54% tổng số FDI toàn cầu) trong năm 2020.

Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng cũng không nằm ngoài xu thế chung của nền kinh tế thế giới, đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng từ bối cảnh chung toàn cầu. Dưới tác động của đại dịch, lượng vốn đăng ký FDI năm 2020 giảm 25%

và giá trị FDI thực hiện giảm 2% so với năm 2019. Tuy nhiên, khi so sánh trong tương quan với các nền kinh tế khác, đây là một kết quả rất đáng khích lệ. FDI thực hiện chỉ giảm 2%, là mức giảm thấp nhất trong khu vực ASEAN và Việt Nam lần đầu tiên lọt vào Top 20 quốc gia thu hút FDI nhiều nhất thế giới (UNCTAD, 06/2021). Có thể nói, bối cảnh mới tuy mang đến nhiều thách thức song cũng hứa hẹn nhiều cơ hội cho Việt Nam. Các cơ hội đến từ tổng hòa rất nhiều yếu tố. Đó là những nỗ lực của Chính phủ trong công cuộc thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế đã phát huy được hiệu quả và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đó còn là việc Việt Nam tận dụng được các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới đã ký kết để thu hút FDI. Ngoài ra, những điều chỉnh chính sách trong thu hút FDI một cách chọn lọc và tích cực cải thiện môi trường kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng giúp dần cải thiện chất lượng của dòng vốn FDI. Là đối tượng trực tiếp chịu tác động cũng như nhận thức được cả các cơ hội lẫn thách thức từ bối cảnh mới, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã có những điều chỉnh chiến lược, chính sách hết sức đa dạng để đương đầu, khôi phục trong và sau đại dịch.

Với mục đích phân tích, đánh giá sâu rộng những tác động của bối cảnh mới đối với FDI toàn cầu và ứng biến của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, từ đó đưa ra dự báo về triển vọng và những hàm ý chính sách thu hút FDI cho Việt Nam trong thời gian tới, Ban tổ chức hội thảo đã gửi thư mời viết bài và nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và các giảng viên trên cả nước. Sau khi tiến hành phản biện hai vòng độc lập, Ban chuyên môn của Hội thảo đã lựa chọn ra 88 bài để đăng trong Kỷ yếu. Nội dung của Kỷ yếu Hội thảo gồm ba chủ đề chính:

(18)

XI INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT

- Bối cảnh quốc tế và ảnh hưởng đến dòng FDI toàn cầu và khu vực - Bối cảnh mới và ảnh hưởng đến dòng FDI vào Việt Nam

- Tác động của bối cảnh mới đến hoạt động FDI và ứng biến của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Ban tổ chức hội thảo với tư cách là những trường đại học nghiên cứu hàng đầu về kinh tế và kinh doanh đã góp phần không nhỏ vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đóng góp vào hoạt động nghiên cứu khoa học của đất nước, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới kinh tế nói chung và phát triển lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế, thương mại và đầu tư nói riêng của Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng rằng, sau Hội thảo, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và quản lý Nhà nước, các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ bổ sung thêm được những luận cứ khoa học và thực tiễn toàn diện và xác đáng hơn, góp phần thực hiện thành công đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Đồng thời, Hội thảo này - thông qua việc kết nối các chuyên gia, học giả, giảng viên, người học và doanh nghiệp - sẽ góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo về kinh tế và kinh doanh ở các trường đại học.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các tác giả và quý vị đại biểu đã quan tâm gửi bài, tham dự, báo cáo và chia sẻ ý kiến thảo luận tại Hội thảo. Những đóng góp tâm huyết của các tác giả và quý vị đại biểu đã làm nên thành công của Hội thảo. Đặc biệt, Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn sự đồng hành và tài trợ của Quỹ Friedrich Naumann Foundation For Freedom trong toàn bộ quá trình chuẩn bị, tổ chức Hội thảo và xuất bản cuốn Kỷ yếu này.

Kính chúc Quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành công!

Xin trân trọng cảm ơn!

Ban tổ chức Hội thảo

(19)

XII

"GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT"

Dear colleagues,

Foreign direct investment (FDI) flows play an essential role in the global economy, helping move and allocate capital sources efficiently and bringing benefits to countries, especially developing countries. During the last 35 years of implementing the Doi Moi policy in Vietnam, FDI is one of the crucial engines to economic development by supplementing development investment capital, promoting exports, contributing to state budget revenue, creating jobs, transforming the economic structure, and contributing to economic structure to the improvement of technology level. However, recently global FDI inflows in general and FDI inflow into Vietnam, in particular, have been strongly affected by the Covid-19 pandemic and significant fluctuations of the world economy. Therefore, the government and businesses have to adjust policies and strategies to suit the new context. Hence, the research and assessment of the impacts of the new context on FDI inflows and strategic adjustments of FDI enterprises are essential to help provide policy implications for Vietnam in selectively attracting FDI, supporting the economy’s recovery after the pandemic and towards the goal of sustainable development.

In that context, the VNU University of Economics and Business (the focal point is the Faculty of Economics and International Business) in collaboration with Hai Phong University (the focal point is the Faculty of Economics and Business Administration), Thuongmai University and the Management Board of Hai Phong Economic Zone co-organize an international conference with the theme “Global FDI and responses of FDI enterprises in Vietnam in the new context”.

Dear colleagues,

The world has been experiencing many significant changes that have far-reaching impacts on all aspects of economic and social life. The global outbreak of the Covid-19 pandemic has had unprecedented impacts. Social distancing in many countries has disrupted production, trade and investment, disrupting global supply chains. As a result, the world economy is falling into the most severe recession since World War II. Although countries have actively and quickly implemented many measures to prevent the Covid-19 (primarily through the production and vaccination of vaccines), so far, the epidemic has remained complicated and unpredictable with the emergence of new variants. The negative impacts of the epidemic, therefore, continue to linger and cannot be fully assessed. In addition, the extent and manner

(20)

XIII INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT

in which economies interact with each other are influenced by a range of other factors such as strategic competition among major countries to maintain and strengthen their global positions; the digital transformation process is promoted in the context of the pandemic and Industrial Revolution 4.0, the trend of greening the economy to respond to climate change and towards sustainable development, the US-China trade war and the US-China trade war, new protectionist trend in some countries…

These fluctuations have substantial, multi-dimensional impacts on economic growth, trade and especially the global FDI flows. According to a report by UNCTAD (June 2021), in 2020, global investment flows decreased by 35%, to the lowest level since 2005 and nearly 20% lower than the lowest point in 2009 under the impacts of the global economic crisis.

This decrease is also much higher than the decline in global economic growth (estimated to decrease by 3.3%) and total global trade turnover (estimated to decrease by 8.5%) (IMF, April 2021). In addition, there exists a wave of investment shifting in FDI projects to cope with the disruption of the supply chain of essential commodities for developed countries’

markets. Many multinational companies (MNCs) seek to diversify their sources of supply, shift investment flows to their home countries, and move all or part of FDI from China to other countries to minimize the disruption of the supply chain and disperse risks. As a result, developing countries in Asia are increasingly becoming attractive investment destinations, being the only group to record positive growth (by 4%) in FDI and become the world’s largest FDI attraction region in the world (which attracts 54% of total global FDI) in 2020.

Vietnam’s economy has great openness, far-reaching international integration, is not outside the general trend of the world economy, and has been affected by many influences from the global context. Under the impacts of the pandemic, the amount of FDI registered capital in 2020 decreased by 25%, and the value of realized FDI decreased by 2% compared to 2019, which was the lowest decrease in the ASEAN region and Vietnam and entered the Top 20 countries attracting the most FDI in the world for the first time (UNCTAD, June 2021). It can be said that although the new context brings many challenges, it also creates many opportunities for Vietnam, which come from a combination of many factors. Those are the government’s efforts in realizing the dual goals of disease prevention and economic development that have been effective and highly appreciated by the international community. It is also the fact that Vietnam takes advantage of Free Trade Agreements (FTAs), especially signed new-generation FTAs to attract FDI. In addition, policy adjustments to selectively attract FDI and improve the business environment are also important in gradually improving the quality of FDI inflows. Being directly affected and aware of opportunities and challenges from the new context, FDI enterprises in Vietnam have made diverse strategic and policy adjustments to cope with and recover during and after the pandemic.

To analyze and thoroughly assess the impacts of the new context on global FDI and responses of FDI enterprises in Vietnam, thereby making forecasts about prospects and providing FDI policy implications for Vietnam in the coming time, the Organizing Committee of the conference sent invitations of submitting papers and received great attention from managers, businesses, researchers and lecturers across the country. After conducting two independent reviews, the Panel of Experts selected 88 articles published in the Proceedings.

The content of the Conference Proceedings includes three main themes:

(21)

- International context and influences on global and regional FDI flows - New context and effects on FDI inflows to Vietnam

- Impacts of new context on FDI activities and responses of FDI enterprises in Vietnam.

As leading research universities in economics and business, the conference organizers have contributed significantly to training the country’s high-quality human resources and scientific research activities, actively contributing to the economic renovation in general and the development of international economic and business, trade and investment of Vietnam in particular. We believe that, after the conference, researchers, policymakers and state managers, business administrators will be able to add more comprehensive and accurate scientific and practical arguments, contribute to the successful implementation of the country’s policies of industrialization, modernization and international economic integration. At the same time, this conference will promote the process of innovation, development and improving the quality of training in economics and business at universities.

We would like to thank the authors and colleagues for their interest in submitting articles, attending, reporting and sharing ideas and discussions at the conference. The enthusiastic contributions of the authors and colleagues made the conference a success. In particular, the Organizing Committee would like to thank the support and sponsorship of the Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) in the entire process of preparing, organizing the conference and publishing this proceeding.

Wishing you all health, happiness and success!

Thanks and best regards!

Conference Organizing Committe

e

(22)

CHỦ ĐỀ 1

BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÒNG FDI TOÀN CẦU VÀ KHU VỰC

TOPIC 1

THE INTERNATIONAL CONTEXT AND THEIR IMPACTS

ON GLOBAL AND REGIONAL FDI FLOWS

(23)

2

PGS.TS. Trương Đình Chiến1, PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam2 Tóm tắt: Trong những năm qua, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã và đang có những biến động lớn dưới ảnh hưởng của các yếu tố địa chính trị trên toàn thế giới. Tác động của đại dịch Covid-19 càng làm cho các xu hướng dịch chuyển FDI diễn ra mạnh hơn. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, rất cần thu hút các dòng vốn FDI để xây dựng và phát triển đất nước. Bài viết tập trung vào: (1) phân tích các xu hướng dịch chuyển FDI trên thế giới trước và sau đại dịch; (2) phân tích các chính sách thu hút và hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia, (3) từ đó xác định các cơ hội và đề xuất định hướng chiến lược và một số giải pháp để Việt Nam đón được dòng vốn FDI dịch chuyển của các công ty đa quốc gia.

Từ khóa: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, Dịch chuyển dòng vốn, Chính sách thu hút FDI, khu công nghiệp, khu kinh tế, đại dịch Covid-19

FDI MOVEMENT TRENDS IN THE CONTEXT OF GEOPOLITICAL CHANGES AND IMPACTS OF THE COVID-19 PANDEMIC: WHAT OPPORTUNITIES FOR VIETNAM?

Abstract: Over the past years, FDI inflows have been experiencing great fluctuations under the influence of geopolitical factors around the world. The impact of the Covid-19 pandemic has made the trends of FDI movement even stronger. As Vietnam is a developing country, it is very necessary to attract FDI inflows to build and develop the country. The article focuses on: (1) analyzing the trends of FDI movement in the world before and after the pandemic; (2) analyzing the policies to attract and limit foreign direct investment of countries, (3) identifying opportunities and propose strategic orientations and some solutions for Vietnam to attract FDI inflows of multinational companies.

Keywords: Foreign Direct Investment (FDI), Capital flow shift, FDI attraction policy, industrial zones, economic zones, Covid-19 pandemic

ĐẶT VẤN ĐỀ

Toàn cầu hóa đã mang lại sự phát triển kinh tế và thịnh vượng trên toàn thế giới với sự tham gia của các công ty đa quốc gia và các chuỗi giá trị toàn cầu. Cùng với toàn cầu hóa là sự gia tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI để khai thác lợi thế cạnh tranh. Thế giới trong vài thập kỷ qua cũng đã chứng kiến những biến động về địa chính trị, địa kinh tế với sự dịch chuyển quyền lực từ Tây sang Đông, với sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi làm thay đổi cán cân kinh tế và thương mại trên toàn cầu. Đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay cũng đã và đang tác động mạnh đến nền kinh tế của mọi quốc gia và các chuỗi cung ứng toàn cầu. Các dòng vốn FDI cũng như các chính sách FDI của các quốc gia, đương nhiên bị tác động lớn bởi các yếu tố này.

1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Email: chientd@neu.edu.vn.

2 Trường Đại học Hải Phòng

(24)

3 INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT

1. CÁC XU HƯỚNG LỚN CỦA DÒNG VỐN FDI TRƯỚC VÀ SAU ĐẠI DỊCH COVID-19 1.1. Tình hình FDI đến trước đại dịch

Dòng vốn FDI toàn cầu biến động khá lớn trong khoảng 10 năm gần đây. Quy mô dòng vốn FDI toàn cầu đã tăng từ 1,33 nghìn tỉ USD năm 2010 lên mức kỉ lục 1,92 nghìn tỉ USD năm 2015. Tuy nhiên, quy mô dòng vốn FDI toàn cầu đã giảm liên tục trong những năm tiếp theo, chỉ đạt 1,87 nghìn tỉ USD năm 2016 và 1,497 nghìn tỉ USD năm 2017. Năm 2018, dòng vốn FDI toàn cầu giảm 13% xuống mức 1,297 nghìn tỉ USD. Trong đó, dòng vốn đầu tư vào các nước phát triển giảm khoảng -27,0%; xuống mức 557 tỉ USD. Các tập đoàn đa quốc gia của các nước phát triển cũng đã giảm mạnh đầu tư ra bên ngoài, khoảng 40%, xuống mức 558 tỉ USD, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2005. Sự suy giảm này có nguyên nhân từ các chính sách của các nước phát triển, đặc biệt là Anh và Mỹ đã khuyến khích các công ty đầu tư sản xuất trong nước, đưa sản xuất trở về chính quốc. Nhiều Công ty đa quốc gia (MNE) Mỹ hồi hương từ nước ngoài để hưởng chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ.

Trong khi đó, các nước đang phát triển và mới nổi tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư FDI, các biện pháp hạn chế, ngăn cản đầu tư FDI trong bối cảnh biến động địa chính trị cũng ít hơn các nước công nghiệp phát triển. Do đó, dòng vốn FDI đầu tư vào các nước đang phát triển đã tăng khoảng 2% trong năm 2018, đạt mức 706 tỉ USD. Nhóm các nước này đã vượt qua các nước phát triển trong thu hút vốn FDI, hiện chiếm 54% tổng vốn FDI toàn cầu so với tỉ trọng 46% năm 2017.

Bảng 1: Tăng trưởng GDP, tăng trưởng vốn FDI trên thế giới, 2016 - 2020

2016 2017 2018 2019 2020

Tăng trưởng GDP thế giới (%) - Các nước phát triển - Các nước đang phát triển

3.4 1.7 4.6

3.8 2.4 4.8

3.6 2.2 4.5

3.3 1.8 4.4

3.6 1.7 4.8 Tăng trưởng đầu tư (%)

- Các nước phát triển - Các nước đang phát triển

2.8 2.0 3.3

4.1 3.8 4.3

4.0 3.1 4.6

3.7 2.5 4.5

4.1 2.4 5.3

Tăng trưởng vốn FDI (%) - 19,19 - 14,97 12,97 -

Vốn FDI (nghìn tỉ USD) 1.919 1.497 1.297 1.370 -

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo WIR của UNCTAD.

Sự phục hồi của dòng vốn FDI trong năm 2019 có khả năng xảy ra nhờ các chính sách cải cách thuế ở các nước công nghiệp phát triển sẽ thúc đẩy các hoạt động đầu tư FDI, một số quốc gia sẽ có mức tăng thu hút FDI rất lớn. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư FDI mới tăng 41,0%, từ 698 tỉ USD năm 2017 lên 981 tỉ USD năm 2018, là một dấu hiệu rất tích cực. Tuy nhiên, khả năng phục hồi tích cực nhất của dòng vốn FDI chỉ đạt khoảng 10,0%; lên mức 1,5 nghìn tỉ USD; thấp hơn mức bình quân 10 năm vừa qua.

1.2. Xu hướng FDI theo các ngành, lĩnh vực kinh doanh

Xu hướng chung là FDI vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, các quỹ đầu tư/quỹ tài chính luôn được lựa chọn hàng đầu của các nước phát triển, tiếp theo mới đến các lĩnh vực sản xuất và thương mại. Ví dụ, các nước EU đầu tư nhiều vào lĩnh vực dịch vụ tài chính, chiếm khoảng

(25)

57% tổng vốn OFDI ra thế giới. Trong lĩnh vực sản xuất, các công ty đa quốc gia đầu tư nhiều vào các ngành dầu khí, hóa chất và dược phẩm, năng lượng tái tạo, hàng tiêu dùng.

Trong ngành nông nghiệp và khai khoáng, tập đoàn dầu khí Total đã mua lại tập đoàn Maersk Oil của Đan Mạch với giá trị 7,4 tỉ USD. Thương vụ này đã ảnh hưởng đến cấu trúc sản xuất của ngành khai khoáng trên toàn cầu bởi sản lượng và chất lượng cung ứng sản phẩm của tập đoàn Total đã được nâng lên, đạt quy mô khoảng 400 tỉ USD. Các giao dịch M&A trong lĩnh vực chế tác đạt mức tương đương năm 2017 với một số giao dịch lớn. Các giao dịch M&A trong ngành công nghiệp dược phẩm đạt 28 tỉ USD, ngành công nghiệp hóa chất đạt 149 tỉ USD với những thương vụ lớn như tập đoàn Mayer của Đức và Monsanto của Mỹ (trị giá 57 tỉ USD). Năm 2018 ghi nhận sự gia tăng những giao dịch M&A trong lĩnh vực dịch vụ, đạt 469 tỉ USD do những giao dịch trong lĩnh vực tài chính đạt quy mô gấp 2 lần năm 2017 là 108 tỉ USD, các giao dịch trong lĩnh vực bất động sản cũng rất nhiều, đạt 57 tỉ USD.

Tại các nước đang phát triển, các dự án đầu tư vào lĩnh vực chế tác tăng 68%, đạt 271 tỉ USD nhưng các dự án này tập trung chủ yếu ở Châu Á với tổng số vốn đạt 212 tỉ USD. Hơn nữa, số lượng dự án chỉ tăng 12% do nhiều dự án mới có quy mô lớn, ví dụ 5 dự án chế tác lớn nhất ở Trung Quốc có tổng vốn đầu tư 33 tỉ USD. Các dự án đầu tư mới trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, thuốc lá ở các nước đang phát triển tăng 29%, đạt 16 tỉ USD nhưng các dự án dệt may giảm 36%, chỉ đạt 7 tỉ USD.

Giá trị các dự án đầu tư mới trong lĩnh vực dịch vụ tăng 43%, đạt mức 473 tỉ USD, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và nhà máy điện, tăng 84% và 23% đạt 113 tỉ USD và 110 tỉ USD.

Nhiều dự án xây dựng được thực hiện trong khuôn khổ chiến lược BRI. Các dự án đầu tư mới vào các đặc khu kinh tế ở Myanmar, Việt Nam, Ai Cập đang tăng lên. Điểm đáng lưu ý là tổng vốn đầu tư vào các dự án năng lượng sạch đạt 78 tỉ USD, cao hơn nhiều đầu tư vào sản xuất điện dựa trên nhiên liệu hóa thạch, đạt 27 tỉ USD.

1.3. Xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ do ảnh hưởng của biến động địa chính trị Thu hút vốn FDI vào khu vực EU giảm rất mạnh, từ 384 tỉ USD năm 2017 xuống 172 tỉ USD năm 2018, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2004 của nhóm quốc gia này. Các dòng vốn đầu tư vào Bắc Mỹ cũng giảm nhưng ở mức thấp hơn, khoảng - 4,0%, xuống mức 291 tỉ USD. Dòng vốn FDI đầu tư vào Mỹ giảm 9%, xuống mức 252 tỉ USD. Trong bối cảnh biến động địa chính trị, các dòng vốn đầu tư vào các nước đang phát triển tương đối ổn định, tăng khoảng 2,0%, từ 691 tỉ USD năm 2017 lên 706 tỉ USD năm 2018. Nhóm các nước đang phát triển ở khu vực châu Á vẫn thu hút được lượng vốn FDI lớn nhất, đạt 512 tỉ USD, tăng 4% so với năm 2017.

Vốn FDI đầu tư vào Trung Quốc năm 2018 đạt 139 tỉ USD, tăng 4% so với năm 2017 giúp quốc gia này tiếp tục thu hút được nhiều vốn FDI nhất ở Châu Á. Năm 2018, vốn FDI đầu tư vào các nước ASEAN tăng 3,0% đạt mức kỷ lục 149 tỉ USD, đây vẫn là khu vực thu hút vốn FDI lớn.

Các khu vực và nền kinh tế ở Mỹ Latinh, Châu Phi và các nước chuyển đổi thu hút được lượng vốn FDI thấp hơn nhiều so với Châu Á, luôn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn FDI toàn cầu. Nhóm các quốc gia chuyển đổi tiếp tục giảm mạnh thu hút vốn FDI, đạt 34 tỉ USD.

Dòng vốn FDI vào các nước Châu Phi tăng 11% năm 2018 nhưng quy mô vẫn rất thấp, đạt 46 tỉ USD. Khu vực Mỹ Latinh thu hút được 147 tỉ USD vốn FDI, giảm 6% so với năm 2017.

(26)

5 INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT

1.4. Tác động của đại dịch Covid 19 đến FDI và xu hướng dịch chuyển FDI

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới, hiện nay vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Nền kinh tế toàn cầu suy thoái nghiêm trọng.

Đại dịch Covid 19 đã có tác động lớn đến dòng vốn FDI. Giá trị của dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn cầu năm 2020 dự kiến giảm 60% so với mức đỉnh cao đã từng đạt được vào 2016 (gần 2.000 tỷ USD), và giảm 40% so với 2019 (1.370 tỷ USD). Đây là mức sụt giảm kỷ lục kể từ năm 2005 trở lại đây, nói lên cú sốc và những thay đổi chuyển hướng đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia (MNEs). Đại dịch làm suy giảm dòng vốn FDI đối với các lĩnh vực kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch làm nhu cầu thị trường suy giảm. Một số tập đoàn đa quốc gia cũng bị tác động tiêu cực của đại dịch nên thu hẹp quy mô vốn đầu tư.

Xuất hiện làn sóng dịch chuyển đầu tư các dự án FDI từ khi có đại dịch để đối phó với tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu và quan trọng cho thị trường các nước phát triển. Trước đây, sự di chuyển vốn FDI chủ yếu dựa trên lý thuyết lợi nhuận cận biên; nhà đầu tư tìm đến quốc gia có lợi thế cạnh tranh cao về chi phí sản xuất thấp. Nhưng khi xuất hiện đại dịch và tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng thì nhiều công ty đa quốc gia đã tìm cách đa dạng hóa nguồn cung và dịch chuyển vốn FDI sang một số quốc gia khác hoặc về chính quốc nhằm thực hiện mục tiêu đó. Như vậy đã và đang xuất hiện xu hướng các công ty đa quốc gia tìm cách di chuyển vốn FDI trước đây quá tập trung vào một quốc gia hay khu vực sang một số quốc gia khu vực khác. Một số lĩnh vực sản xuất sản phẩm thiết yếu sẽ có xu hướng dịch chuyển sản xuất về chính quốc do các chính sách khuyến khích của các nước phát triển. Đã và đang xuất hiện xu hướng một số tập đoàn đa quốc gia trước đây tập trung đầu tư vào Trung Quốc nay tìm hướng dịch chuyển đầu tư sang các quốc gia khác, trong đó có các quốc gia Đông Nam Á.

2. SỰ THAY ĐỔI CỦA CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI TRÊN THẾ GIỚI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỘNG ĐỊA CHÍNH TRỊ Địa chính trị (Geopolitics) là khái niệm chỉ quyền lực hay ảnh hưởng chính trị của các quốc gia trên các khu vực địa lý nhất định hoặc trên toàn cầu. Các quốc gia đều có những chiến lược và chính sách nhằm đạt được lợi ích quốc gia riêng trong mối quan hệ với các quốc gia khác. Sự trỗi dậy của Trung Quốc được nhìn nhận là hiện tượng địa chính trị quan trọng nhất của thế kỷ XXI. Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, địa điểm thu hút vốn FDI hàng đầu và ngày càng gia tăng sức mạnh ảnh hưởng trên trường quốc tế. Với sức mạnh kinh tế vượt trội, Trung Quốc đang thực hiện những chiến lược ở quy mô toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế châu lục và thế giới, mà có thể tái định hình địa chính trị, địa kinh tế thế giới, điển hình là chiến lược “Vành đai, Con đường”, được xem là sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng quy mô toàn cầu lớn nhất từ trước đến nay. Mỹ là cường quốc số 1, tất nhiên, coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa và vì vậy sẽ có các chiến lược và chính sách đối phó.

Chính sách “nước Mỹ là trên hết” của chính quyền Donald Trump đã làm thay đổi dòng vốn FDI của các công ty đa quốc gia của Mỹ. Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ là sự kiện tiêu biểu cho biến động địa chính trị đang diễn ra hiện nay. Năm 2016, thế giới cũng đã chứng kiến sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Một số nền kinh tế vốn đi đầu trong tự do hóa thương mại trước đây như Anh, Hoa Kỳ... đã có nhiều hành động hạn chế tự do thương mại và đầu tư nước ngoài. Biến động địa chính trị đã và đang tác động mạnh đến các chính sách FDI của các quốc gia.

(27)

2.1. Các chính sách khuyến khích, thúc đẩy thu hút FDI

Theo số liệu của UNCTAD, năm 2018, đã có 55 quốc gia và các nền kinh tế đưa ra 112 chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài (giảm 11% so với năm 2017), trong đó 31 chính sách/công cụ hạn chế đầu tư FDI, 65 chính sách/công cụ tự do hóa, xúc tiến và tạo thuận lợi cho đầu tư. Tỷ lệ các chính sách/công cụ hạn chế đầu tư FDI đã tăng lên 34%, cao nhất kể từ năm 2008.

Các chính sách mới hạn chế hay điều chỉnh đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu liên quan đến những lo ngại về mặt an ninh quốc gia, về quyền sở hữu nước ngoài đối với cơ sở hạ tầng thiết yếu, các công nghệ then chốt, các sản phẩm dịch vụ thuộc lĩnh vực quốc phòng, các tài sản kinh doanh hay bất động sản nhạy cảm của dân cư. Đáng chú ý là nhiều chính phủ đã ngăn cản các thương vụ M&A vì lý do lo ngại an ninh quốc gia.

Trong khi đó, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục ban hành các biện pháp chính sách tự do hóa, xúc tiến hay tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài trong nhiều ngành kinh tế như nông nghiệp, truyền thông, logistics, khai thác, năng lượng, thương mại bán lẻ, tài chính, giao thông, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và kinh doanh số. Ngoài ra, một số quốc gia cũng nỗ lực để đơn giản hóa hoặc hợp lý hóa các thủ tục hành chính hoặc mở rộng các cơ chế khuyến khích đầu tư. Nhìn chung, các nước đang phát triển ở châu Á tiếp tục dẫn đầu trong bổ sung, điều chỉnh các biện pháp chính sách thu hút đầu tư FDI mới với 32 chính sách tự do hóa, xúc tiến và tạo thuận lợi đầu tư trong khi chỉ có 2 chính sách liên quan đến hạn chế hay điều tiết. Ngược lại, các nước phát triển đã thực hiện 21 chính sách nhằm tăng cường các hạn chế đầu tư nước ngoài, chỉ có 7 chính sách tạo thuận lợi.

Bảng 2: Thay đổi trong chính sách đầu tư quốc gia, 2008-2018

  2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Số lượng các quốc gia thực

hiện thay đổi chính sách 40 46 54 51 57 60 41 49 59 65 55

Số lượng các chính sách/

công cụ thay đổi 68 89 116 86 92 87 74 100 125 144 112

Tự do hóa/thúc đẩy đầu tư 51 61 77 62 65 63 52 75 84 98 65

Hạn chế/điều chỉnh 15 24 33 21 21 21 12 14 22 23 31

Trung tính 2 4 6 3 6 3 10 11 19 23 16

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo WIR của UNCTAD 2.2. Các chính sách điều tiết, hạn chế đối với FDI

Trong bối cảnh biến động địa chính trị, nhiều quốc gia đã ban hành các chính sách hạn chế, điều tiết, thậm chí ngăn cản đầu tư nước ngoài. Phần lớn các biện pháp hạn chế và điều tiết đầu tư mới phản ánh những lo ngại liên quan đến an ninh quốc gia của nước sở tại, đặc biệt là đối với đầu tư nước ngoài vào các ngành mang tính chiến lược hoặc cơ sở hạ tầng trọng yếu. Các biện pháp hạn chế có thể được phân loại như sau:

a. Các biện pháp hạn chế liên quan đến an ninh quốc gia

Hầu hết các biện pháp này được thực hiện bởi các nước phát triển. Úc thắt chặt thủ tục sàng lọc đầu tư trong ngành điện và tăng cường các quy định kiểm soát việc mua đất nông nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ Bỉ thiết lập một cơ chế sàng lọc mới để can

(28)

7 INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT

thiệp vào việc mua lại doanh nghiệp và cổ phần của nước ngoài theo các quy định cụ thể.

Pháp và Đức mở rộng phạm vi hệ thống sàng lọc đầu tư nước ngoài đối với một số hoạt động công nghệ mới mang tính chiến lược. Tháng 4/2019, Liên minh châu Âu (EU) đã thiết lập một khung khổ sàng lọc FDI ở cấp khu vực.

Đáng chú ý nhất là Mỹ với các biện pháp hạn chế mang tính hệ thống và phạm vi rất rộng, điển hình là các lệnh cấm xuất khẩu linh kiện và phần mềm đối với tập đoàn Huawei. Hơn nữa, Mỹ đã vận động mạnh các quốc gia khác, đặc biệt là Nhật Bản, Canada, các nước châu Âu, Úc, Niu - Di lân, Hàn Quốc và Đài Loan nhằm mục đích suy yếu các mối quan hệ của những quốc gia này với những tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc như là Huawei và ZTE.

b. Các biện pháp hạn chế liên quan sự tham gia của khu vực nội địa

Một trong những yêu cầu mới mà một số quốc gia áp đặt đối với nhà đầu tư nước ngoài là sản phẩm của nhà đầu tư phải có hàm lượng nội địa hóa cao. Đáng chú ý là các biện pháp mới này được công bố bởi nhiều quốc gia ở Châu Phi, khu vực cũng đang gia tăng thu hút FDI.

Một số quốc gia đã thông qua các quy định mới, chặt chẽ hơn về quyền sở hữu đất đai đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Canada tăng thuế chuyển nhượng tài sản đối với chuyển nhượng bất động sản nhà ở cho người nước ngoài. Singapore tăng thêm thuế tem bổ sung dành cho người mua là người nước ngoài khi muốn có tài sản dân cư.

c. Kiểm soát các giao dịch M&A của các nhà đầu tư nước ngoài

Năm 2018, xu hướng một số quốc gia ngăn cản nhà đầu tư nước ngoài mua các tài sản nội địa chiến lược hoặc trọng yếu đã tăng lên mạnh mẽ. Trong tổng số các giao dịch M&A xuyên biên giới có giá trị lớn hơn 50 triệu đô la đã có ít nhất 22 giao dịch bị rút vì lý do chính trị hoặc lý do điều tiết, cao gấp 2 con số của năm 2017, chiếm hơn 20% tổng số các giao dịch M&A bị hủy bỏ. Hơn nữa, các lĩnh vực chính mà M&A bị hủy bỏ vì các lý do chính trị hoặc pháp lý chính là các ngành sản xuất công nghệ cao, ví dụ như cung cấp giải pháp dữ liệu, chất bán dẫn và điện tử, dịch vụ tài chính, kỹ thuật số, dịch vụ bản đồ, dịch vụ an ninh và viễn thông.

Tổng giá trị của các giao dịch M&A bị hủy bỏ lên đến 153 tỷ USD, trong đó có một trường hợp có giá trị lên tới 117 tỷ USD.

3. TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH VỐN FDI VÀ CƠ HỘI CHO VIỆT NAM 3.1. Tình hình dịch chuyển vốn FDI vào Việt Nam

Có rất nhiều nước tham gia cuộc đua đón dòng vốn từ các công ty đa quốc gia muốn chuyển khỏi Trung Quốc để xây dựng lại chuỗi cung ứng toàn cầu, tránh phụ thuộc nguồn cung duy nhất gây rủi ro như thời gian vừa qua. Việt Nam là một trong các quốc gia có thể cạnh tranh trong thu hút dòng vốn đầu tư này. Có thể nói đây là cơ hội vàng để đón các doanh nghiệp Nhật, Mỹ, Hàn quốc muốn dịch chuyển một phần năng lực sản xuất từ Trung Quốc. Mặc dù phải đối mặt với nguy cơ đại dịch nhưng trong thời gian hơn 1 năm qua, Việt Nam đã kiểm soát tương đối tốt dịch COVID-19. Thực tế này đang tạo niềm tin cho các tập đoàn đa quốc gia xem Việt Nam là một trong các điểm đến an toàn.

Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản xem Việt Nam là thị trường tiềm năng và điểm đến thuận lợi cho hoạt động đầu tư nhờ tình hình chính trị ổn định, thủ tục hành chính được đơn giản hóa, cơ sở hạ tầng cải thiện, nguồn nhân lực tay nghề cao, dồi dào, …Mới đây nhất, Nhật Bản đã công bố chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp nước này dịch chuyển sản xuất từ Trung

(29)

Quốc sang các nước ASEAN. Xu hướng đa dạng hóa thị trường đầu tư của nhà đầu tư Nhật cũng giúp dòng vốn FDI này vào Việt Nam.

Sau đại dịch Covid-19, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế lớn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và hạn chế việc quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Việt Nam trở thành một trong những ứng cử viên sáng giá đón dòng vốn dịch chuyển này nhờ thành công trong ngăn chặn dịch bệnh. Triển vọng thu hút vốn FDI vào Việt Nam năm 2021 là rất sáng sủa trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư lớn, vừa và nhỏ từ các quốc gia phát triển dần chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam. Tổng vốn FDI vào Việt Nam chỉ trong quý 1 năm 2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước, điển hình như Hòa kỳ tăng 205,5%; Nhật Bản tăng 147,7%; Hàn Quốc tăng 67,1% (Theo số liệu của Tổng cục Thống kê).

Biểu hiện cho làn sóng này, vừa qua hãng tin Nikkei của Nhật dẫn các nguồn tin từ Apple cho hay trong quý II-2020, gã khổng lồ công nghệ Apple có kế hoạch sản xuất 3-4 triệu chiếc tai nghe không dây AirPods tại VN. Con số này chiếm đến 30% tổng sản lượng AirPods của hãng. Apple đang dần hình thành chuỗi cung ứng các nhà sản xuất chuyên về lĩnh vực âm thanh tại VN. Đây là dấu hiệu cho thấy hãng này đang dịch chuyển việc sản xuất ra khỏi TQ trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Theo một nghiên cứu vào đầu tháng 4 của hãng nghiên cứu thị trường Harris Polling (Mỹ), 70% người Mỹ cho rằng các công ty Mỹ nên thu hẹp quy mô sản xuất tại Trung Quốc.

Các tổ chức như JETRO (Nhật) hay AT Kearney (Mỹ) đều dự đoán rằng Việt Nam sẽ là một trong những nước hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.

Trước đó, các tập đoàn lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản đều đã và đang xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Tập đoàn Hanwha của Hàn Quốc, một trong 500 tập đoàn lớn nhất thế giới, đã khánh thành nhà máy sản xuất phụ tùng máy bay tại Hà Nội. Tập đoàn Yokowo của Nhật Bản chuyên sản xuất thiết bị trên xe có động cơ đã di dời sang tỉnh Hà Nam. Đáng chú ý, hai hãng công nghệ lớn Nhật Bản là Sharp và Kyocera vừa tuyên bố đã hủy kế hoạch sản xuất LCD, laptop, máy photocopy, màn hình đa năng... cho thị trường Mỹ tại Trung Quốc và sẽ xây dựng nhà máy tại Việt Nam.

Một báo cáo do Công ty Chứng khoán VNDirect công bố mới đây cũng cho hay Google và Microsoft đang chuyển một số dây chuyền sản xuất từ TQ sang VN, Thái Lan. Hai ông lớn này dự kiến bán điện thoại Pixel4A, Pixel5 và máy tính Surface tại VN trong quý II năm 2021.

Tương tự, các ông lớn như Samsung, Intel, Nike, Adidas cũng tham gia vào xu hướng chuyển sang sản xuất tại VN.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chọn cách đi ngắn hơn để vào thị trường Việt Nam thông qua hình thức M&A, mua lại những doanh nghiệp Việt vốn đã có thị phần lớn tại thị trường nội địa. Mới đây nhất, đại diện Tập đoàn Stark (Thái Lan) phát đi thông báo cho biết đã mua thành công 100% cổ phần của Công ty cổ phần Cáp điện Thịnh Phát (Thipha Cables) và Công ty cổ phần Kim loại màu và nhựa đồng Việt Nam (Dovina). Thương vụ M&A này có tổng giá trị lên đến 240 triệu USD.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp – xây dựng của Cà Mau gồm: Quyết định của chính quyền địa phương, Chính sách đầu tư và công tác

nghiên cứu về tác động của nguồn vốn này lên việc làm và thu nhập của người lao động có sự khác nhau giữa các quốc gia trong các giai đoạn khác nhau và hầu

cường các nguồn vốn cũng như cung cấp lượng ngoại tệ cho đầu tư, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong nước, đồng thời góp phần mở ra những cơ hội

Trong những năm qua, đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu

Cải thiện được năng lực cạnh tranh của địa phương trong vùng qua các cuộc điều tra PCI hàng năm cũng là cách mà các tỉnh trong vùng xây dựng hình ảnh, giới

Dựa vào kết quả nghiên cứu, một số gợi ý về mặt chính sách về c sỡ hạ tầng và nguồn nhân lực vì đây là 02 yếu tố được các nhà đầu tư quan tâm khi quyết định đầu tư

Một môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là phải dựa vào sự ổn định chính trị, tiềm lực kinh tế, lợi thế về điều kiện tự nhiên,

Theo đó, việc miễn thuế nhập khẩu tiếp tục được duy trì đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu; máy móc, thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố