• Không có kết quả nào được tìm thấy

THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM"

Copied!
66
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI

Họ và tên Lớp

1. Phạm Võ Huyền Mai K50B KHĐT

2. Hứa Thị Phương Thảo K50 KT&QL TNMT

3. Nguyễn Thanh Hà K50B KHĐT

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Giải thích

CNH -HĐH : Công nghiệp hóa –hiện đại hóa

CSHT : Cơ sở hạ tầng

CSƯĐ : Chính sách ưu đãi

CSXTTMVUĐM : Chính sách xúc tiến thương mại và ưu đãi

Marketing

ĐKTN : Điều kiện tự nhiên

FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GPMB : Giải phóng mặt bằng

GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn

HTDV : Hệ thống dịch vụ

KCN : Khu công nghiệp

LĐ : Lao động

MTĐT : Môi trường đầu tư

NĐ : Nghị định

ODA : Vốn đầu tư viện trợ phát triển chính thức

QHKCN : Quy hoạch khu công nghiệp

QLCNNDVKCN : Quản lý của nhà nước đối với khu công

nghiệp

THPTKTXH : Tình hình phát triển kinh tế- xã hội

TTHC : Thủ tục hành chính

UBND : Uỷ ban nhân dân

VĐT : Vốn đầu tư

VTĐL : Vị trí địa lý

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ 1. Thông tin chung

a. Tên đề tài: THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆPỞ TỈNH QUẢNG NAM

b. Mã số đềtài: SV2018-01-04

c. Chủnhiệm đềtài: Phạm Võ Huyền Mai

d. Cơ quan chủtrì: Trường Đại học Kinh tế-Đại học Huế e. Thời gian thực hiện: Tháng 01/2018 đến tháng 12/2018 2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Tìm hiểu thực trạng thu hút vốn đầu tư của các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Nam hiện nay đồng thời khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư. Từ đó đưa ra một sốgiải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trong thời gian tới.

2.2 Mục tiêu cụthể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề thu hút đầu vào khu công nghiệp.

- Tìm hiểu thực trạng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệpở Quảng Nam, cụ thểlà khu công nghiệp Điện Nam– Điện Ngọc, khu công nghiệp Đông Quế Sơn, khu công nghiệp Thuận Yên. Khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp nói trên.

- Đềxuất một sốgiải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư vốn vào các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Nam cụ thể là khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, khu công nghiệp Đông Quế Sơn, khu công nghiệp Thuận Yên trong thời gian tới.

3. Tính mới và sáng tạo

- Đánh giá thực trạng đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2015 -2017.

-Xác định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thu hút vốn đầu tư, từ đó phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

- Đềxuất ra các giải pháp nhằm nâng cao thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam. Đưa ra kết luận và kiến nghị nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư.

4. Các kết quảnghiên cứu thu được

- Đánh giá tình hình đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam từ đó nhận định được những khó khăn, thuận lợi và phân tích những yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thu hút vốn đầu tư.

- Đềxuất giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam góp phần tăng trưởng kinh tế- xã hội địa phương.

5. Các sản phẩm của đềtài

Báo cáo phân tích tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam.

6. Đóng góp vềmặt kinh tế- xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đềtài:

- Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên sau này.

Ngày ……. tháng ….. năm 20….

Giáo viên hướng dẫn

Ngày ……. tháng ….. năm 20….

Sinh viên chịu trách nhiệm chính của đề tài

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong thời đại nền kinh tế công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH), các nước trên thế giới đều có xu hướng đưa đất nước mình phát triển hơn để hội nhập với nền kinh tế thếgiới. Đặc biệt đó chính là thu hút vốn đầu tư vào kinh tế nói chung hay thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp nói riêng là vấn đề đang được quan tâm. Thu hút vốn ở đâu, như thế nào và sử dụng làm sao cho có hiệu quả nguồn vốn đó để phát triển nền kinh tế theo con đường CNH -HĐH. Đó là vấn đề rất được quan tâm.

Quảng Nam là một vùng đất có vị thế để phát triển kinh tế như nằm trong vùng kinh tếtrọng điểm miềnTrung, vớinhiều tiềm năng,lợithếdồidào cùng hạtầng kỹthuật đồng bộ. Phía Bắc tiếp giáp thành phố Đà Nẵng và hành lang kinh tế Đông - Tây, phía Nam tiếp giáp Khu công nghiệp Dung Quất của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây có nguồn lao động dồi dào, cơ cấu dân số trẻ và chất lượng nguồn nhân lực đang được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, Quảng Nam còn có 19 khu công nghiệp, đặc biệt nhất đó là khu công nghiệp Chu Lai. Có thể nói Quảng Nam đã vàđang trở thàng vùng đất vàng, nơi mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìmđến để rót vốn của mình vào đó với mong muốn sẽ nâng cao nguồn vốn lên.

Vì vậy với nghiên cứu: “Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam” sẽ góp phần trong việc đưa ra thực trạng đầu tư và các giải pháp nhằm nâng cao nguồn đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Nam.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu tổng quát

Tìm hiểuthực trạng thu hút vốn đầu tư của các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Nam hiện nay đồng thời khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trong thời gian tới.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề thu hút đầu vào khu công nghiệp.

- Tìm hiểuthực trạng thu hút đầu tư vàocác khu công nghiệp ở Quảng Nam, cụ thể là khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, khu công nghiệp Đông Quế Sơn, khu công nghiệp Thuận Yên. Khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp nói trên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư vốn vào các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Nam cụ thể là khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, khu công nghiệp Đông Quế Sơn, khu công nghiệp Thuận Yên trong thời gian tới.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Nam, cụ thể là KCN Điện Nam– Điện Ngọc, KCN Đông Quế Sơn, KCN Thuận Yên.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về khônggian: Tìm hiểu tình hình thu hút vốn đầu tư vàocác khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Nam.

- Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2015 - 2017.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp được thu thập thông qua Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam và báo cáo của Ban quản lý khu công nghiệp và của Sở kế hoạch đầu tư ở tỉnh Quảng Nam; các báo cáo chuyên đề, bài báo trên các tạp chí;,sách, tài liệu internet....

-Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: được tổng hợp từ các bảng hỏi đã có sẵn để tiến hành điều tra ở các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam. Với số mẫu điều tra là 40 mẫu được tiến hành khảo sát trên 3 KCN như Điện Nam – Điện Ngọc, Đông Quế Sơn, Thuận Yên; đối tượng điều tra chủ yếu là các giám đốc, kế toán và nhân viên của các doanh nghiệp trên các khu công nghiệp nói trên với mỗi doanh nghiệp chỉ khảo sát một bảng hỏi.

4.2 Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp xử lý số liệu: số liệu thứ cấp được tổng hợp và xử lý bằng MS.

Excel 2010 bên cạnh đó còn sử dụng phần mềm SPSS23 xử lý số liệu sơ cấp từ các bảng hỏi thu thập được điều tra làm rõ nội dung nghiên cứu.

4.3 Phương pháp phân tích số liệu:

- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu, tài liệu, báo cáo tình hình phát triển kinh tế của các khu công nghiệp và các số liệu, tài liệu khác liên quan,từ đó thể hiện số liệu qua hệ thống bảng biểu và phân tích số liệu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

- Phương pháp so sánh: So sánh giữa tình hình thu hút đầu tư ở các khu công nghiệp trong nước như KCN ở Bắc Ninh, KCN ở Đà Nẵng,... với KCN ở Quảng Nam.

-Phương pháp phân tích: Phân tích chi tiết số liệu, để có cái nhìn tổng quan về tình hình thu hútđầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Nam.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1.1 Khái niệm và phân loại vốn đầu tư 1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư

Theo giáo trình kinh tế đầu tư , vốn đầu tư được định nghĩa như sau: “Vốn đầu tư là phần tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh- dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác nhau đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội, nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt cho mỗi gia đình..”

Hay theo điều 3, luật đầu tư, có định nghĩa : “VĐT là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp”.

Có thể hiểu rằng: Thu hút vốn đầu tư là những hoạt động hay các chính sách của địa phương, của vùng, của lãnh thổ nhằm đưa ra các điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư đầu tư vốn vào quá trình hoạt động sản xuất nhằm đêm lại sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của địa phương, vùng hay lãnh thổ.

Nói cách khác: Vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra nhằm mục đích đầu tư và phát triển được nguồn vốn đó.

1.1.2 Phân loại vốn đầu tư

Để thu hút được vốn đầu tưnhằm góp phần tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của vùng, của địa phương hay lãnh thổ thì cần phân loại chính xác từng nguồn vốn đầu tư và đánh giá đúng sự quan trọng của nguồn vốn đó như thế nào. Căn cứ nguồn gốc vốn đầu tư thì ta chia vốn đầu tư thành 2 loại đó là vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.

* Vốn đầu tư trong nước: bao gồm 5 loại

- Vốn ngân sách Nhà nước: là loại vốn được lấy từ ngân sách nhà nước hình thành từ các loại thuế, phí, các khoản thu từ hoạt động của các thành phần kinh tế Nhà nước, từ vay viện trợ ưu đãi nước ngoài, vay trên thị trường vốn quốc tế, vay trong dân dựa trên việc phát hành các loại trái phiếu Chính phủ. Hướng ưu tiên của nguồn vốn này đó chính là dành cho các dự án đầu tư công cộng, xây dựng hệ thống cơ sởhạ tầng, phát triển mũi nhọn , phát triển nguồn lực hoặc đầu tư phát triển cho các vùng, địa phương hay lãnh thổ.

- Vốn tín dụng nhà nước: là nguồn vốn mang tính hoàn trả trong đó nhà nước là người đi vay để đảm bảo các khoản chi của ngân sách, đồng thời còn đảm bảo chức năng quản lý và điều tiết vĩ mô, khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng địa phương theo chiến lược mà mình mong muốn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

- Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước: Nguồn vốn được lấy từ doanh nghiệp mà Nhà nước có vốn góp, nguồn vốn này bao gồm lợi nhuận của các doanh nghiệp, ngân sách nhà nước cấp, các quỹ khấu hao, quỹ tín dụng đầu tư, vốn vay từ ngân hàng thương mại, từ cán bộ công nhân viên, từ cổ phiếu.

- Đầu tư của khu vực tư nhân: Nguồn vốn bao gồm vốn đầu tư trong các doanh nghiệp tư nhân và vốn từ hộ gia đình, các hợp tác xã.

- Thị trường vốn: Là nơi thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân, thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp,các tổ chức tài chính hay của chính phủ Trung ương và chính quyền địa phương để tạo thành nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Bao gồm 3 thị trường chủ yếu đó là thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng thuê mua. Có vai trò góp phần kích thích cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp.

* Vốn đầu tư nước ngoài:

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài sẽ nắm quyền quản lý cơ sở vật chất kinh doanh này. Nguồn vốn này có vai trò rất lo lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởngnhanh của các nước được đầu tư.

- Vốn đầu tư viện trợ phát triển chính thức ODA: Nguồn vốn được Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất thấp, thậm chí không có lãi. Nguồn vốn này thường dành cho các nước đang và kém phát triển được các cơ quan chính thức của chính phủ, Trung ương và địa phương hoặc các cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Hình thức viện trợ phát triển chính thức ngoài vốn ngoại tệ, thường được đầu tư dưới dạng máy móc, thiết bị, công nghệ, công trình hoặc chuyên gia. Vốn ODA gồm vốn ODA không hoàn lại, vốn ODA cho vay ưu đãi, vốn ODA hỗn hợp.

- Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ là nguồn vốn viện trợ không hoàn lại nhằm mục đích nhân đạo với quy mô khá nhỏ.

1.2 Khái niệm khu công nghiệp và phân loại khu công nghiệp

Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14-03-2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế thì “ Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định theo nghị định này.”

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

Hay theo Luật đầu tư năm 2014 thì “ Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.”

Như vậy có thể hiểu rằng khu công nghiệp là khu vựccó ranh giới địa lý xác định, không có dân cưsinh sống, được quy hoạch tại những vùng cóđiều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợicho hoạt độngkinh doanhđảmbảo được sự hài hoà và cân bằng tương đốigiữa các mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường. Trong đó, tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệpdo Chính phủhoặcThủ tướngChính phủquyết địnhthành lập.

* Phân loạikhu công nghiệp:

Có nhiềucáchđểphân loạikhu công nghiệp:

-Căncứvào mục đíchsản xuất, ngườita chia ra: làm 2 loại đó là khu công nghiệp và khu chếxuất.

Khu công nghiệp bao gồmcáccơsở sản xuấthàng công nghiệp để tiêu thụnội địa và xuất khẩu. Khu chế xuất là một dang của khu công nghiệp chuyên làm hàng để xuất khẩu.

- Căn cứtheo chủ đầutư,có thểchia làm 3 nhóm:

+ Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư có nguồn vốn trongnước.

+ Các khu công nghiệphỗn hợp bao gồmcác doanh nghiệp,dự ánđầu tư có nguồn vốn trongnướcvànướcngoài.

+ Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư 100% vốn đầu tư nướcngoài.

-Căncứtrìnhđộ, kỹthuậtbao gồm:

+ Các khu công nghiệp bìnhthường,sửdụngkỹthuậthiện đại chưanhiều..

+ Các khu công nghiệp cao, kỹ thuật hiện đại thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn nhưcông nghệ điệntử,công nghệthông tin, ...

- Theo lãnh thổ địa lý thì phân chia các khu công nghiệp theo miền đó là Bắc, Trung, Nam; hay theo các tỉnhthànhđể phụcvụcho việc khai thác thếmạnhcủa từng địa phương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

1.3 Vai trò của thu hút vốn đầu tư vào KCN phát triển nền kinh tế

* Vai trò của thu hút vốn đầu tư

Mỗi nguồn vốn trong mỗi doanh nghiệp đều có một sứ mệnh riêng mà nó đem lại và đặc biệt nguồn vốn thu hút từ bên ngoài đầu tư vào doanh nghiệp đóng vai trò quan trọngtrong quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộngcủa bản thân doanh nghiệp riêng và kinh tế xã hội của vùng nói chung.

Sau đây thể khái quát được một số vai trò của hoạt động thu hút vốn đầu tư:

Thứ nhất, hoạt động đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Nó đóng vai trò rất lớn trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực cho sự phát triển tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội. Việc thu hút được vốn đầu tư sẽ giúp cho mỗi doanh nghiệp nói riêng và khu vực nói chung sẽ tăng cường được trìnhđộ khoa học công nghệ góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế.

Thứhai, hoạt động đầu tư còn giải quyết được quan hệ cung cầu về vốn trong phát triển kinh tế. Việc thiếu vốn, thiếu công nghệ và thiếu kinh nghiệm quản lý vốn là một trong những vấn đề gây cản trở quá trình tăng trưởng kinh tế của ngành, của khu vực, của địa phương. Vì vậy việc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư không những tăng cường phát huy được tiềm lực của địa phương của ngành của khu vực hay của lãnh thổ.

Thứ ba, hoạt động đầu tư không ngừng nâng cao đời sống vật chất- tinh thần cho nhân dân, cải tiến được bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước thông qua việc làm tăng năng suất lao động xã hội, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, phát triển thêm nhiều ngành nghề mới và hơn hết đó chính là tạo nên sự phát triển kinh tế đồng đều giữa các khu vực và địa phương.

* Vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế:

Việc hình thành các khu công nghiệp có tác dụng rất to lớn đối với quá trình phát triển kinh tếcủa ngành , khu vực và địa phương. Khu công nghiệp là một mô hình tổchức sản xuất công nghiệp hiện đại và có hiệu quả. Hơn hết việc hình thành các khu công nghiệp chính là một trong những giải pháp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Bên cạnh khi khu công nghiệp phát triển nó còn tác đông đến các mặt kinh tế, xã hội và môi trường của ngành, của khu vực và của địa phương.

- Về kinh tế:

Góp phần không nhỏ trong sự tăng trưởng của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành của địa phương theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Làm tăng năng suất lao động, đa dạng hoá ngành nghề, tăng đóng góp vào ngân sách địa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

phương.Hình thành được các ngành kinh tếmũi nhọn của từng khu vực và địa phương từ việc tận dụng các nguyên nhiên liệu mà địa phương sẵn có.

Bên cạnh đó KCN tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại từ đó kích thích sự phát triển của các ngành công nghiệp phụtrợ. Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹthuật từ các nước trên thếgiới là một trong những giải pháp mà các nước đi sau áp dụng nhằm rút ngắn được thời gian quá trình công nghiệp hóa.

- Về xã hội:

Hình thành và phát triển các khu công nghiệp đóng vai trò lớn trong việc giải quyết được vấn đề việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và ảnh hưởng lớn tới chương trình xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó khu công nghiệp còn đóng góp trong quá trình nâng cao chất lượng, trình độ nguồn nhân lực của địa phương bằng các chương trình liên kết đào tạo nghềgiữa nhà trường và doanh nghiệp.

- Về môi trường:

Chính quyền địa phương luôn muốn các doanh nghiệp có thểkhai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên hiện có của địa phương. Tuy nhiên việc mỗi doanh nghiệp có một hệthống hạtầng xử lý chất thải thì rất tốn kém đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ vì vậy hình thành các khu công nghiệp có thểtập trung được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏvề một nơi từ đó đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tiên tiến góp phần giải quyết được các vấn đềô nhiễm môi trường.

Ngoài ra khu công nghiệp là một địa bàn nhỏ hẹp và đã được quy hoạch theo quy định của Nhà nước vì vậy rất dễ tập trung nguồn vốn để nâng cao cơ sở kết cấu hạ tầng một cách chóng đạt tới tiêu chuẩn quốc tế mà các nhà đầu tư thường đòi hỏi. Khu công nghiệp sẽ được chính phủ và nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút các nhà đầu tư .

1.4 Đặc điểm thu hút vốn và các khu công nghiệp

* Đặc điểm các khucông nghiệp:

Hiện nay các khu công nghiệp tập trung nhiều xí nghiệp lại với nhau thường có ranh giới rõ ràng, có vị trí thuận lợi như vừa gần với nguồn cung ứng nguyên vật liệu, vận chuyển, lưu thông hàng hoá và xuất nhập khẩu hàng hoá dễ dàng.

Các khu công nghiệp được hưởng các chế độ ưu đãi riêng về pháp lý của Nhà nước nhằm tạo điều kiện để phát triển.

Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thường có mối quan hệ sản xuất rất chặt chẽ vì vậy họ sẽ tối đa hoá được chi phí sản xuất, kết cấu cơ sở hạ tầng được nâng cao một cách dễ dàng so với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Ngoài ra khu công nghiệp còn có các Ban quản lý thống nhất và có sự phân cấp về quản lý và tổ chức sản xuất tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả.

*Đặc điểm của thu hút vốn đầu tư

- Có thể cho rằng đầu tư luôn là yếu tố cơ bản của sự phát triển và sinh lời. Đầu tư luôn cần đến một lượng vốn lớn nhằm tương quan với tỷ lệ đầu tư máy móc cơ sở thiết bị hạ tầng. Hơn hết nếu có lượng vốn lớn nhưng hiệu quả của việc sử dụng vốn kém thì sẽ không đem lại hiệu quả cao. Vì vậy bên cạnh nguồn vốn lớn thì việc sử dụng có hiệu quả cũng là vấn đề đáng được lưu tâm.

-Khi đầu tư cácnguồn vốn cần được tập trung và tích tụ để thuận lợi cho quá trình đầu tư. Tránh trường hợp khi cần được đầu tư nhưng nguồnvốn không có hoặc không đầy đủ.

- Việc đầu tư vào các dự án luôn đem lại rủi ro tùy vào quy mô, lĩnh vực,... Rủi ro càng cao lợi nhuận càng lớn và ngược lại. Các nhà đầu tư luôn ưa thích mạo hiểm vì vậy họ sẽ rót tiền vào dự án đó với mục đích lượng tiền đem lại sẽ càng ngày càng cao so với mức vốn ban đầu họ bỏ ra.

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Việc tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư rót tiền để đầu tư là vấn đề đặc biệt quan trọng của nhà nước và đảng hiện nay. Đưa ra môi trường thuận lợi, thoải mái giúp các nhà đầu tư có thể thấy được đâu là một môi trường tiềm năng để thực hiện đầu tư.

1.5.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của KCN

Có lợi thế về vị trí địa lý của KCN là tiền đề giúp cho khu công nghiệp thu hút được các nhà đầu tư rót tiền vào. Các lợi thế về vị trí như nằm gần trục đường giao thông, bến cảng, sân bay hay gần nơi cung cấp nguồn nguyên vật liệu đầu vào, thị trường đầu ra,...cóảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút vốn đầu tư.

Bên cạnh đó các điều kiện tự nhiên của khu công nghiệp cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra điểm mạnh để thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp. Như các điều kiện về khí hậu, nguồn nước, đất đai, khoảng sản,...không những ảnh hưởng trực tiếp đến đầu vào mà cònảnh hưởng đến tính chất đầu ra của sản phẩm.

1.5.2 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Việc địa phương đưa ra các chính sách phát triển kinh tế- xã hội được xem như là ngọn cờ dẫn dắt định hướng các hoạt động thu hút vốn trên địa bàn một cách hợp lý. Đưa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

ra chính sách phát triển kinh tế - xã hội hợp lý, đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại sẽ có tác động mạnh mẽ đến việc thu hút được nguồn vốn đầu tư.

1.5.3 Kết cấu cơ sở hạ tầng

Để thu hút được các nhà đầu tư thì việc xây dựng một cơ sở hạ tầng chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư.

Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường điện nước,bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, hệ thống các công trình, kho bãi phục vụ sản xuất. Chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng tốt làm giảm chi phí đầu tư, khả năng cạnh tranh vì vậy sẽ đem lại lợi nhuận cao đáp ứng được mục tiêu của các nhà đầu tư.

Từ đó ta thấy, việc xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển kinh tế ở khu công nghiệp hiện nay.

1.5.4 Nguồn nhân lực

Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển dần dần thay thế vai trò của con người trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên dù có thay thế như thế nào thì vai trò của con người luôn là vấn đề then chốt. Nguồn lao động là nhân tố sáng tạo ra công nghệ, thiết bị và sử dụng trong quá trình sản xuất.

Lao động là một trong những nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất vì vậy chất lượng và giá cả của lao động ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất. Chi phí lao động ( chi phí dùng cho đào tạo lương, phúc lợi, bảo hiểm) thể hiện sự cấu thành của nguồn nhân lực. Vậy chi phí nguồn lực là yếu tố quan trọng trong việc cấu thành mức tăng trưởng kinh tế.

Nguồn nhân lực không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế mà còn làđiều kiện bắt buộc trong quá trình phát triển kinh tế tại các khu công nghiệp. Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp cần phải đảm bảo rằng nguồn lao đông tại chỗ đáp ứng đủ điều kiện về số lượng và chất lượng để thu hút được các nhà đầu tư kinh doanh.Vì vậy cần phải ưu tiên phát triển các khu vực có nguồn lao động dồi dào và chất lượng cao tránh tình trạng chảy máu chất xám.

1.5.5 Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội

Sự ổn định về kinh tế tác động không nhỏ đến tâm lý của các nhà đầu tư. Một nền kinh tế ổn định thì hoạt động sản xuất của dự án cũng ổn định, có hiệu quả, nguồn lợi nhuận thu lại cũng ổn định hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Bên cạnh đó ổn định về chính trị - xã hội luôn là yếu tố thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bở vì chính trị xã hội ổn định thì các chính sách ưu tiên của nhà nước đối với các nhà đầu tư được cam kết thực hiện.Là nhân tố luôn được các nhà đầu tư quan tâm vì độ rủi ro của nó rất cao nên việc quyết định thực hiện đầu tư hay không.

Thông thường các nhà đầu tư rất dễ thu hút với các môi trường đầu tư có độ rủi ro cao vì nó thường đi kèmđó là đem lại lợi nhuận cao. Việt Nam là một đất nước có sự ổn định về kinh tế, chính trị - xã hội vì vậy sẽ rất thu hút các nhà đầu tư thích sự “ ổn định” trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.6 Cơ sở thực tiễn về thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

1.6.1 Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở các nước trong khu vực và trên thế giới như Singapo, Trung Quốc,...

* Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở Trung Quốc

Trung Quốc được xem là một trong các nước có nền kinh tế tăng trưởng cao đúng thứ 2 trên thế giới với tốc độ tăng trưởng 6,8% trong quý 1/2018. Việc đem lại những thành quả có được ngày hôm nay đó là nhờ vào việc Trung Quốc đã xây dựng được các đặc khu kinh tế nhằm mục đích là cửa ngõ mở cửa ra bên ngoài, thu hút vốn đầu tư.

Đến nay Trung Quốc có 5 đặc khu kinh tế Chu Hải, Thẩm Quyến, Sán Dầu, Hạ Môn, tỉnh đảo Hải Nam. Những mô hình đặc khu kinh tế này cơ bản giống các khu công nghiệp nhưng khác nhau về sự đa dạng hoá ngành kinh doanh.

Yếu tố quyết định đến sự thành công trong việc thu hút nhà đầu tư của các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc đó là :

-Các đặc khu kinh tế đều có vị trí địa lý thuận lợi như nằm gần các cảng biển, cửa khẩu, nguồn cung ứng nguyên vật liệu, nguồn lao động dồi dào,...

-Các đặc khu kinh tế đều được hưởng các chính sách ưu đã về thuế, hải quan, xuất nhập cảnh hay đơn giản hoá các thủ tục đầu tư, các dịch vụ vận chuyển hàng hoá. Hơn hết các khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thì sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập, thuế chuyển lợi nhuận,...các chính sách ưu đã về tiền tệ, ngân hàng, ngoại hối được linh hoạt hơn.

* Kinh nghiệmthu hút vốn đầu tư của Singapo

Singapo được biết đến là một trong những con rồng châu Á phát triển hiện nay. Từ một quốc đảo không có nguồn tài nguyên, đất đai hạn hẹp, từ nước uống đến thức ăn phải nhập khẩu,... thế mà giờ đây Singapo là một nước đạt mức tăng trưởng từ 3- 3,5% trong năm 2017.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Để làm được điều đó, chính phủ nước này đã xây dựng và phát triển được 9 khu thương mại điện tử tự do và các khu công nghiệp nhằm mục đích thu hút được các nhà đầu tưrót tiền vào.

Tại các khu thương mại và khu công nghiệp, chính phủ có các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư như tự do chuyển lợi nhuận về nước, có quyền cư trú nhập cảnh, các nhà đầu tư được đầu tư tất cả các lĩnh vực kinh tế ( trừ các lĩnh vực an ninh quốc phòng, trật tự xã hội), hơn hết đó chính là không áp dụng các thuế xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư chịu thuế thu nhập cá nhân thấp,...

Bên cạnh đó chính phủ nước này còn xây dựng được môi trường kinh doanh ổn định thu hút được các nhà đầu tư như chú trọng quan tâm đến cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, giấy phép đơn giản, thuận tiện. Hơn hết môi trường chính trị xã hội ở đây rất công bằng, ổn định và hiệu quả.

* Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tưcủa Thái Lan

Mặc dù với môi trường chính trị- xã hội bất ổn nhưng các cấp chính quyền đã biết tận dụng nguồn tài nguyên tại chỗ, tập trung phát triển vào các ngành then chốt,đơn giản hóa các thủ tục hành chính, ban hành các chính sách ưu đãi rõ ràng.

Theo báo cáo Đầu tư thế giới năm 2016 cho biết lượng vón đầu tư từ nước ngoài vào Thái Lan tăng gấp 3 lần so với năm 2015, trong đó Nhật Bản là nước có sự dẫn đầu về tỷ lệ đầu tư vào Thái Lan. Đến năm 2017 lượng vốn đầu tư từ nước ngoài vàoThái Lan có sự sụt giảm nhẹ, tuy nhiên đây vẫn là điểm sáng trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Để có được thành quả ngày hôm nay các nhà lãnhđạo chính quyền luôn đưa ra các chính sách , chủ trương ưu đãiưu đãi nhà đầu tư nước ngoài. Như việc thành lập cơ quan chuyên trách về ưu đãi đầu tư , ủy ban đầu tư Thái Lan có thể xem là một bước đi mới trong hoạt động hỗ trợ và giúp đỡ các nhà đầu tư. Tại đây các nhà đầu tư luôn nhận được các chương trình, chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc, miễn thuế nhập khẩu với nguyên vật liệu, giảm thuế thu nhập, khấu trừ chi phí vận chuyển và điện nước. Về cơ chế hành chính “ một cửa tại chỗ” ban đầu mọi thủ tục hành chính sẽ do ủy ban ưu đãi đầu tư Thái Lan xử lý tuy nhiên hiện tại ủy ban chỉ đảm nhận trong quá trình quảng bá, tổ chức xúc tiến các hoạt động đầu tư và cấp giấy chứng nhậ ưu đãi cho nhà đầu tư. Còn các công việc cấp giấy phép đầu tư được thực hiện tại các sở chuyên ngành.

Điểm mới trong các chính sách thu hút đầu tư tại đây đó chính là thay đổi chính sách từ thu hút đầu từ dựa trên phát triển sản xuất thay thế nhập khẩu bằng chính sách thu hút đầu tư hướng vào các ngành sản xuất phục vụ cho nhập khẩu nhằm tăng nguồn thu ngân sách. Tập trung ưu đãi, phát triển các ngành công nghiệp then chốt như phát triển công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển , hoạt động đào tạo công nghệ tiên tiến ; phát

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khuyến khích thu hút đầu tư vào các vùng nông thôn để thu hẹp được khoảng cách phát triển giữa các vùng.

1.6.2 Kinh nghiệm thu hút đầu tư ở các khu công nghiệp trong nước như KCN ở Bắc Ninh, KCN ở Đà Nẵng,...

* Kinh nghiệm thu hút đầu tư của khu công nghiệp Bắc Ninh

Bắc Ninh được xem là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về phát triển công nghiệp. Hiện nay tại địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều KCN có quy mô lớn, thu hút các dự án có sự đầu tư củacác tập đoàn kinh tế hàng đầu.

Tính đến hết quý I/2018 Bắc Ninh có 16 KCN tập trung với diện tích 6397,68 ha.

5/2017 KCN đã thu hút được 827 doah nghiệp hoạt động tạo công ăn việc làm cho 285.000 lao động tại địa phương và ngoại tỉnh.

Các khu công nghiệp Bắc Ninh đã xây dưng được hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại hoá hệ thống phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế dễ dàng thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó khu công nghiệp còn chú trọng đến việc bảo vệ môi trường như xây dựng được các hệ thống xử lý nước thải đã và đang đưa vào quá trình hoạt động. Xây dựng được hệ thống thông tin liên lạc đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng trong quá trình sản xuất và kinh doanh hay nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài nước của các nhà đầu tư.

Ngoài ra khu công nghiệp còn tận dụng được nguồn lao động dồi dào tại địa phương tạo công ăn việc, đào tạo được nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân được nâng cao.

Ban quản lý tại địa phương và nhà nước cũng đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế đất, miễn thuế thu nhập cho doanh nghiệp, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài,....Hơn hết còn hỗ trợ kinh phí trong việc dạy nghề và đào tạo cán bộ có kỹ năng, nâng cao nhận thức và trìnhđộ quản lý.

* Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vàocác khu công nghiệp ở Đà Nẵng

Đà Nẵng được xem là một trong những thành phố đáng sống ở Việt Nam, là trung tâm văn hoá, giáo dục, kinh tế, xã hội, công nghệ của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Tính đến tháng 9/2017 Đà Nẵng có 6 khu công nghiệp tập trung với quy mô khoảng 1066,52 ha thu hút được 419 dự án trong đó có 319 dự án trong nước và 100 dự án nước ngoài. Bên cạnh đó các khu côn nghiệp còn giải quyết việc làm cho khoảng 74 nghìn laođộng tại địa phương và các tỉnh lân cận. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu đó là hoạt động sản xuất hàng may mặc, chế bến thủy hải sản.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Để đạt được những thành tựu trên, bản quản lý khu công nghiệp và UBND thành phố đãđưa ra các chính sách nhằm tăng tường thu hút vốn đầu tư như:

- Nâng cao và hoàn thiện các hệ thống cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp, đặc biệt đó chính là các quy hoạch để bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng của các nơi vận chuyển, lưu trữ và xử lý chất thải.

- Hình thành các trung tâm liên lạc, tài chính –ngân hàng, giao thông vận tải, phát triển các dịch vụ tư vấn hỗ trợ,....

- Ưu tiên phát triển các ngành có giá trị gia tăng cao như các ngành công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng,...

- Áp dụng cơ chế “Một cửa liên thông” về việc cấp giấy cứng nhận đầu tư một cách nhanh chóng, công khai, minh bạch. Ngoài ra UBND thành phố Đà Nẵng luôn sẵn sàng các hoạt động hỗ trợ và giải đáp cho các nhà đầu tư nếu có vướng mắc về các thủ tục hành chính, thuế đất đai, thuế thu nhập,...

- Để thu hút các nhà đầu tư, UBND thành phố Đà Nẵng đãđưa ra các chính sách ưu đãi về thuế đất, cho phép chuyển nhượng sự dụng đất thuê;góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắp liền với đất để hợp tác liên doanh với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước,....

- Tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho hàng ngàn lao động tại địa phương và lao động ngoại tỉnh, mở các trung tâm tâm dạy nghề để đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với các lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh.

* Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào khu kinh tế Vũng Áng- Hà Tĩnh

Khu kinh tế Vũng Áng được đánh giá là một trong những khu kinh tế năng động và phát triển một cách có hiệu quả. Để xây dựng được một môi trường đầu tư thuận lợi, chính quyền địa phương đã thực hiện tốt công tác quy hoạch và đẩy mạnh xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. Các tuyến giao thông vận chuyển được xây dựng, kết nối lẫn nhau bên cạnh đó còn hoàn thiện các hệ thống đường điện, viễn thông, xử lý rác thải và cấp thoát nước. Tăng cường công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo công tác bồi thường, tái định cư cho người dân.

Ngoài ra để tăng cường sức hút với các nhà đầu tư hơn nữa, chính quyền tỉnh đã đưa ra các dựán, lĩnh vực ưu tiên phát triển. Đồng thời công khai quy trình xử lý và cấp các thủ tục đầu tư nhằm giúp cho các nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng hơn.

Chính quyền tỉnh thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, nhằm quảng bá những tiềm năng phát triển mà địa phương có từ đó thu hút các nhà đầu tư lớn, vừa và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

nhỏ. Luôn quan tâm, chăm sóc, bìnhđẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước không có sự phân biệt giữa các nhà đầu tư.

1.6.3 Bài học kinh nghiệm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Nam

Từ những thành công của các khu công nghiệp trong và ngoài nước đãđem lại một số bài học kinh nghiệm cho việc thu hút vốn đầu tư ở Quảng Nam đó là:

- Phải tạo ra được môi trường chính trịvà an ninh, quốc phòngổn định. Bởi thực tế từ các nước như Trung Quốc, Singapo, .. hay các khu công nghiệp trong nước có thểthấy rằng việc duy trì được sự ổn định trong khu vực, địa phương rất có sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để duy trì được tình trạng ổn định của địa phương thì chính quyền địa phương cần phải luôn đưa ra các chính sách hiệu quả như chia đều các thảnh quả đạt được, tăng cường các cuộc trưng cầu ý dân để có thể giải đáp một cách nhanh chóng những thắc mắc của người dân tránh gây nên tình trạng kích động lòng dân.

- Việc xây dựng và quy hoạch các khu công nghiệp phải rõ ràng, hợp lý và hiệu quả. Vị trí của khu công nghiệp cần phải đặt ở nơi có thuận lợi về địa lý và kinh tế như gần nguồn cung ứng nguồn nguyên vật liệu, gần cảng biển, đường giao thông,...Nâng cao xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng được quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Cần phải quy hoạch tập trung các doanh nghiệp về một thể để có thể xây dựng được mối liên kết quan hệ giữa các xí nghiệp từ đó thúc đẩy được quá trình cùng nhau phát triển xây dựng được một môi trường đầu tư hợplý.

- Cần phải xây dựng được môi trường đầu tư phù hợp để thu hút được các nhà đầu tư.

Hiện nay để thu hút được nguồn vốn đầu tư nhiều thì các nước láng giềng hay các địa phương đã và đang cố gắng đưa ra nhiều ưu đã về các chính sách tài chính cho nhà đầu tư một cách cụ thể, rõ ràng và nhất quán , thông thoáng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt đó chính là việc giải quyết các thủ tục hành chính cho các khu công nghiệp cần phải nhanh chóng, gọn gàng theo cơ chế “ một cửa” .

- Chính quyền địa phương phải thường xuyên đưa ra các chiến lược phát triển và các chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích thu hút đầu tư.

- Chính quyền phải luôn xác định được phương hướng phát triển, mục tiêu tăng trưởng cho địa phương cũng như tận dụng được nguồn nhiên vật liệu ở đây. Bên cạnh đó các chính sách như giảm thuế, miễn thuế,.. cũng ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư trong và ngoàinước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

1.7 Một số chỉ tiêu đánh quá tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp - Tổng vốn đầu tư được thực hiện trong kỳ

- Số dự án được đăng ký - Số dự án được cấp phép - Tổng vốn được đăng ký

- Tỷ trọng trong từng nguồn vốn đầu tư trong khu công nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

TÓM LẠI

Với lợi thế về trữ lượng lớn khoáng sản, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm và nguồn nhân lực dồi dao tuy nhiên chính quyền địa phương vẫn chưa đưa ra các chính sách để phát triển các tiềm năng mà địa phương có. Vì thế việc thu hút vốn đầu tư nó có tác độngrất lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của khu công nghiệp hay địa phương nói chung như giải quyết được tình trạng xóa đói giảm nghèo, chất lượng cuộc sống được nâng cao, các vấn đề về xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục mà môi trường được thay đổi.

Kinh nghiệm từ các nước láng giềng và các nước trong khu vực hay các khu công nghiệp trong nước cho ta được những bài học trong quá trình thu hút các nhàđầu tư trong và ngoài nước. Như ban hành các chính sách ưu đãi về giá thuê đất, miễn thuế thu nhập;

thực hiện cơ chế “một cửa” nhằm giải quyết các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí; nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng để xây dựng được một môi trường đầu tư hiện đại, cởi mở hơn trog mắt nhà đầu tư hay liên kết đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng; quan tâm và hỗ trợ trong các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Đây đều là những bài học quý giá mà lãnh đạo địa phương, ban quản lý khu công nghiệp cần phải học hỏi, lưu tâm nhằm giúp cho tỉnh Quảng Nam ngày càng hoàn thiện hơn trong mắt nhà đầu tư từ đó thu hút được nguồn vốn vào địa phương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM

2.1 Tổng quan về tỉnh Quảng Nam 2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Quảng Nam, một tỉnh ven biển và là nơi thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm Miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế ;phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển;phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kom Tum; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Quảng Nam – một trong các tỉnh đầu tiên trên vùng duyên hải Nam Trung Bộ có 2 thành phố (Tam Kỳ, Hội An) và 01 thị xã (Điện Bàn), 15 huyện (Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh).Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.057.474 ha.

Về hệ thống giao thông thì Quảng Nam nằm trên trục giao thông Bắc- Nam về đường sắt, đường bộ, đường biển và đường hàng không, có đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14B, 14E nối đồng bằng ven biển qua các huyện trung du miền núi của tỉnh đến biên giới Việt –Lào và các tỉnh Tây Nguyên.

Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Hơn thế nữa Quảng Nam nằm giữa thành phố Đà Nẵng (Trung tâm kinh tế lớn của khu vực Miền Trung) và khu vực phát triển công nghiệp dịch vụ Chu Lai – Dung Quất, đây là một khu vực đang được hình thành và phát triển ở phía Nam. Nơi đây có Cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai, đường xuyên Á cùng với diện tích mặt bằng đất cát ven biển rộng, gần hệ thống lưới điện quốc gia, có nguồn nước ngọt dồi dào, gần trục giao thông đường bộ, đường sắt sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, khu vực và địa phương bên cạnh đó có tầm quan trong trọng an ninh và quốc phòngđịa phương và đất nước.

2.1.2 Địa hình, khí hậu, khoáng sản

*Địa hình

Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển .Tuy nhiên địa hình chủ yếu ở đây là đồi núi , chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000m. Việc địa hình chủ yếu là đồi núi cũng ảnh hưởng lớn đến việc thu hút được nguồn vốn vào tỉnh.

Ngoài ra bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang khiến cho môi trường và sinh thái ở đây rất đa dạng như đồi núi, đồng bằng và ven biển.

* Khí hậu

Quảng Nam nằm trong vùng nhiệt đới, chỉ có 2 mùa chính đó là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 210C, nhiệt độ cao nhất ở mùa hè không quá 24°C, giờ nắng trung bình hàng năm là 1300 giờ. Lượng mưa trung bình hàng năm 2000mm – 2500mm, phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng. Với mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông.

* Khoáng sản

Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng tương đối lớn về khoáng sản, vừa phong phú về chủng loại vừa đa dạng về nguồn gốc, đặc biệt là tài nguyên quặng phóng xạ đi kèm bên trong 1 sốkhoáng sản như đất hiếm, than, graphit, photphat, pegmatit, đa kim … với trữ lượng quặng nhiều nhất và chất lượng quặng tốt nhất cả nước. Toàn tỉnh hiện có khoảng 45 loại khoáng sản, một số khoáng sản có giá trị được phát hiện có trữ lượng lớn, đãđược thăm dò vàđưa vào khai thác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Một số mỏ vàng có trữ lượng lớn đang được khai thác như Bồng Miêu dự kiến trữ lượng lên tới khoảng 12.388 kg, Đăk Sa có trữ lượng khoảng 7.210 kg. Về than đá có 3 mỏ đang được khai thác ở Quảng Nam là Nông Sơn, Ngọc Kinh, An Điềm với tổng trữ lượng than đá lên tới khoảng 13 triệu tấn; Khoáng sản Uran đã phát hiện ở Quảng Nam và ghi nhận 4 mỏ với trữ lượng khoảng trên 14 ngàn tấn và phân bố tập trung ở Thạnh Mỹ;

Felspat có 3 mỏ là Đại Lộc, Đại An, Lộc Quang với trữ lượng khoảng 1,84 triệu tấn; Cát thủy tinh hiện đã ghi nhận 5 mỏ là Hương An ở Quế Sơn, Bình Tú, Tân An, Khương Đại, Liễu Trì ở Thăng Bình và 1 điểm khoáng sản Tam Anh ở Núi Thành với tổng trữ lượng trên 160 triệu tấn; Đá xây dựng phân bố ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, một số mỏ đãđược thăm dò và đang khai thác như granit Núi Kiến – Đa Hàm ở Quế Sơn, granittogneisở Núi Thành và một số mỏ đã vàđang được điều tra, tổng trữ lượng có thể trên 100 triệu m3; Đá vôi có 2 mỏ là A Sờ và Thạnh Mỹ với trữ lượng dự kiến trên 600 triệu tấn; Cát, cuội, sỏi thường phân bố ở bãi bồi ven hệ thống các sông của tỉnh với trữ lượng khá lớn.

Với trữ lượng lớn khoáng sản có thể thấy được rằng nơi đây có tiềm nằng để phát triển kinh tế cao và hình thành nên mỗi số ngành mũi nhọn góp phần tăng trưởng của nền kinh tế.

2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

Với địa hìnhđịa thế của mình, cùng với việc nằm trong số rất ít địa phương trong cả nước có sân bay, cảng biển, đường sắt và quốc lộ, Quảng Nam là một vùng đất có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Nam đã có 19 khu công nghiệp, cụm công nghiệp và dịch vụ. Với việc thu hút được nhiều nhà đầu tư, diện mạo của ngành công nghiệp Quảng Nam thay đổi và phát triển rõ rệt, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của tỉnh.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam những năm vừa qua có những chuyển biến tích cực song vẫn còn khó khăn. Năm 2017 so với chỉ tiêu theo Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra còn 05/14 chỉ tiêu tuy chuyển biến tích cực so với năm 2016 nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra, trong đó tốc độ GRDP tăng 5,09% (kế hoạch: 11,5 - 12%)… Bên cạnh đó, một số lĩnh vực khác cũng có những bước phát triển mới đóng góp tích cực vào nền kinh tế của tỉnh như: tăng trưởng tín dụng đạt cao (+19%); khu vực nông lâm thủy sản, xây dựng, dịch vụ duy trì được mức tăng trưởng ổn định; một số ngành công nghiệp có năng lực mới tăng (sản xuất đồ uống, sản xuất điện…) góp phần duy trì được mức tăng trưởng dương của khu vực công nghiệp. Lĩnh vực an sinh xã hội được duy trì thường xuyên và đảm bảo, an ninh - quốc phòngđược tăng cường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

2.1.4 Dân số và lao động

Tính đến hết năm 2017, dân số Quảng Nam là 1,494 nghìn người với mật độ dân số trung bình là 141 người/km2. Dân cư phân bố tập trung ở dải đồng bằng ven biển, dọc quốc lộ 1A,… Mật độ dân số của hai thành phố Tam kỳ và Hội An vượt quá 1000 người/km2, thị xã Điện Bàn xếp thứ 3 với mật độ dân số xấp xỉ 100 người/km2. Trong khi đó, mật độ dân số trung bình của 5 huyện miền núi gồm Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn và Nam Trà My là dưới 40 người/km2. Với 75,83% dân số sinh sống ở nông thôn, Quảng Nam có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước. Tuy nhiêu quá trìnhđô thị hóa trên địa bàn tỉnh đang diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động lớn đến sự phân bố dân cư nông thôn - thành thị trong thời gian tới. Quảng Nam hiện có 34 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông đảo nhất là người Kinh (91,1%), người Cơ Tu (3,2%), người Xơ Đăng (2,7%) và người Gié Triêng (1,3%), 29 dân tộc còn lại chỉ chiếm 0,9% dân số.

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam năm 2017, toàn tỉnh có 913,4 nghìn người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, trong đó hơn 889 nghìn người có việc làm và hơn 24 nghìn người thất nghiệp. Tính đến quý IV/2017, toàn tỉnh đã có 544lao động đi làm việc theo hợp đồng tại nước ngoài (Nhật Bản: 427 LĐ, Hàn Quốc:

57 LĐ, Đài Loan: 18 LĐ, Malaysia: 18 LĐ, Isarel: 16 LĐ, Ả Rập-Xê út: 05 LĐ, Hà Lan:

02 LĐ, Angieri: 01 LĐ), đạt 181,3% so với kế hoạch cả năm. Thẩm định hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp của 2.371 lao động. Quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp:

7.930 lao động, với tổng số tiền trên 75 tỷ đồng.

Quảng Nam là vùng đất có nguồn lao động đảm bảo chất lượng với dân số gần 1,5 triệu người; ngoài ra, trong vòng bán kính 100 km có tổng dân số trên 8 triệu người, trong đó có trên 50% trong độ tuổi lao động, đảm bảo cung ứng đầy đủ nguồn nhân lực cho các dự án đầu tư. Người lao động Quảng Nam cần cù, ham học hỏi, ý thức kỷ luật lao động tốt và đặc biệt có tay nghề cao trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí, may mặc và dịch vụ du lịch. Đây chính là một trong những tiêu chí mà Tập đoàn Hyundai, Kia (Hàn Quốc), Mazda (Nhật Bản), Coilcraft (Hoa Kỳ), Indochina Capital, Hitech (Thái Lan),... đánh giá cao khi quyết định đầu tư tại Quảng Nam.

Hiện có 2 trường đại học, 10 trường cao đẳng, hơn 40 cơ sở đào tạo nghề với các lĩnh vực đào tạo khác nhau. Ngoài ra, Quảng Nam nằm gần các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn như Đà Nẵng, Huế,... nên rất thuận tiện trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án đầu tư.

Với cơ chế đào tạo lao động phù hợp như hỗ trợ kinh phí đào tạo, hỗ trợ mặt bằng cho doanh nghiệp mở cơ sở đào tạo, kết hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp...đã tạo được nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư về số lượng cũng như chất lượng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

2.2 Tổng quan về các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam 2.2.1 Khái quát các khu công nghiệp.

* Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc

Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc thành lập từ năm 1996 theo quyết định của nghị quyết số 806/TTg của Thủ tướng chính phủ với diện tích 418ha thuộc địa phận xãĐiện Nam và xãĐiện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Nằm ở vị trí rất thuận lợi cách sân bay quốc tê Đà Nẵng 20km, cảng Tiên Sa 29 km, khu lọc dầu Dung Quất, cảng Kỳ Hà 100km. Bên cạnh đó khu công nghiệp có hệ thống giao thông thuận lợi và hơn hết đó hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo chất lượng và đã đưa vào hoạt động.

Ban quản lý khu công nghiệp luôn hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp đầu tư một cách thuận lợi nhất. Như chính sách về ưu đãi về giá thuê đất tại khu công nghiệp là 1USD/năm bao gồm phí sử dụng hạ tầng, được hưởng các ưu đãi đầu tư ề thuế thu nhập doanh nghiệp theo nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp.

Tính đến tháng năm 2017 khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc cũng đã thu hút được 67 dự án đầu, trong đó có 39 dự án đầu tư trong nước và 28 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 4.833 tỷ đồng và 5.657,90 triệu USD, với diện tích sử dụng đất là 277,55 ha, tạo công ăn việc là cho gần 25.000 công nhân và người lao động tại địa phương. Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp chiếm gần 80%.

Hiện khu công nghiệp đã và đangcó nhiều chính sách, cơ chế khuyến khích và thu hút đầu tư các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đến đầu tư đặc biệt hơn ở các lĩnh vực như công nghiệp điện tử, chế biến nông lâm thủy hải sản, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ và thương mại.

* Khu công nghiệp Đông Quế Sơn

Khu công nghiệp Đông Quế Sơn được thành lập năm 2007 do UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 3792/QĐ-UBND với diện tích nằm 211,26ha nằm ở vị trí xã Hương An, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Nằm ở vị trí có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất, cung ứng nguồn nguyên vật liệu, hàng hóa của khu công nghiệp như cách đường sắt Tam kỳ 25km; về phía Nam thông qua tuyến đường bộ quốc lộ 1A; cách khu công nghiệp khoảng 0,9km là tỉnh lộ 611 ( tuyến đối ngoại quan trọng thứ 2 của khu công nghiệp ).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Tại đây lĩnh vực luôn thu hút đầu tư từ nước ngoài như công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí, lắp ráp điện tử, chế biến nông lâm, thực phẩm, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng,.. Bên cạnh đó khu công nghiệp luôn nâng cấp xây dựng hệ thống hạ tầng tại đây như có hệ thống điện liên tục 24/24h;hệ thống cấp thoát nước sạch với công suất 4.000m3/ngày đêm; hệ thộng xử lý nước thải, chất thải được đầu tư hiện đại với nhà máy xử lý có công suất 2.500m3/ngày đêm; hệ thống internet, viễn thống; phòng cháy chữa cháy trang bị một cách đầy đủ nhất.

Khu công nghiệp luôn nhận được các chính sách ưu đã về giá thuê đất (0,5USD/năm không bao gồm phí sử dụng hạ tầng); được hưởng ưu đãi về Thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hay miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị.

Khu công nghiệp Đông Quế Sơn hiện nay có 12 dự án đầu tư trong đó có 5 dự án đầu tư từ nước ngoài và 7 dự án đầu tư trong nước, với tổng số vốn đăng ký 98.51 tỷ đồng và 27.081 triệu USD , giải quyết việc làm cho hơn 3.000 công nhân..

* Khu công nghiệp Thuận Yên

Khu công nghiệp Thuận Yên nằm ở xã Tam Đàn, cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 2km, có diện tích 148,42ha được quy hoạch theo quyết định số 641/QĐ-UB ngày 06/03/2003.

Hệ thống cơ sở hạ tầng rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh như về giao thông nằm sát quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam, cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà 30km về phía tây. Khu công nghiệp có hệ thống cấp nước và thoát nước riêng biệt thuận lợi cho công tác xử lý nước thải và chất thải đảm bảo chất lượng không gây ô nhiễm môi trường từ việc vận chuyển, lưu trữ và xửlý

Hơn hết khu công nghiệp nằm trên địa bàn thành phố Tam Kỳnên luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền như miễn thuế nhập khẩu về máy móc thiệt bị hay giá thuê đất (0,35USD/năm, không bao gồm phí sử dụng hạ tầng),..từ đó tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc kết nối cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp và tạo được môi trường đầu tư hiện đại có sức hút đối với các nhà đầu tư.

Khu công nghiệp Thuận Yên ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường như điện tử, lắp ráp, cơ khí, chế biến gỗ, nông sản, vật liệu xây dưng và nội thất cao cấp, công nghiệp phụ trợ, lắp táp cho ô tô, xe máy, giày da,.

Khu công nghiệp Thuận Yên hiện nay đã tăng về diện tích 230ha, có 19 dự án đầy tư trong đó có 3 dự án đầu tư từ nước ngoài và 16 dự án trong nước với nguồn vốn đầu tư

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

đăng ký hơn 376,57 tỷ đồng và 19 triệu USD, tỷ lệ lấp đầy chiếm tỉ lệ 17,93% tạo công ăn việc làm cho 3.000 công nhân tại đây.

2.2.2 Đánh giá chung về khu công nghiệp

-Cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp đều được đầu tư xây dựng để phục vụ cho quá trình sản xuất.

- Môi trường đầu tư được UBND tỉnh tạo lập một môi trường thuận lợi, rộng rãi tạo điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư rót vốn đầu tư của mình để sản xuất kinh doanh.

- Các khu công nghiệp được xây dựng dàn trải, chưa trọng điểm, chưa được quy hoạch rõ ràng và đồng bộ.

- Tại các khu công nghiệp thì cơ sở hạ tầng xã hội còn kém chất lượng. Điều kiện sinh sống của các công nhân còn gặp nhiều khó khăn như tiền thuê nhà hàng tháng, không có nhà trẻ hay hơn hết đó chính là không có điểm vui chơi giải trí cho các lao động mỗi khi đêm về.

- Vấn đề giải phóng mặt bằng, đền bù còn gặp nhiều khó khăn như giải quyết không kịp thời gian dẫn đến tình trạng trì trệ cho công tác xây dựng.

- Chất lượng nguồn lao động chưa được đảm bảo. Việc địa phương có nguồn lao động dồi dào nhưng tỉ lệ số lao động được đào tạo bài bản chưa cao vì vậy việc thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc là vấn đề đáng được quan tâm không chỉ riêng lãnhđạo các doanh nghiệp mà còn sự quan tâm của UBND tỉnh.

2.3 Thực trạng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2015 - 2017

2.3.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư của các khu công nghiệp

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 9 khu công nghiệp trong đó có 4 khu công nghiệp thuộc sự quản lý của Ban Quản lý khu công nghiệp (nay thuộc Sở Công Thương) đó là khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, khu công nghiệp Đông Quế Sơn, khu công nghiệp Thuận Yên và khu công nghiệp Phú Xuân (đang x

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp – xây dựng của Cà Mau gồm: Quyết định của chính quyền địa phương, Chính sách đầu tư và công tác

- Chỉ đạo các NHTM tập trung hỗ trợ cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có DNNVV; hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản

Thông qua việc nghiên cứu sự tác động của công tác đánh giá thực hiện công việc theo Thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc của đội ngũ nhân viên tại

Hy vọng trong giai đoạn sắp tới, khu công nghiệp Phú Bài với những thế mạnh và tiềm năng đang nắm giữ sẽ nhanh chóng xây dựng một khu công nghiệp Phú Bài hoàn thiện về

nghiên cứu về tác động của nguồn vốn này lên việc làm và thu nhập của người lao động có sự khác nhau giữa các quốc gia trong các giai đoạn khác nhau và hầu

Dựa vào kết quả nghiên cứu, một số gợi ý về mặt chính sách về c sỡ hạ tầng và nguồn nhân lực vì đây là 02 yếu tố được các nhà đầu tư quan tâm khi quyết định đầu tư

TiÕp tôc hoµn thiÖn chÝnh s¸ch tµi chÝnh, tiÒn tÖ, c¶i c¸ch hÖ thèng thuÕ vµ hoµn thiÖn chÝnh s¸ch tÝn dông ng©n hµng.. + VÒ chÝnh s¸ch tµi chÝnh,

Trong luận án tiến sĩ với đề tài “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của NCS Hồ Văn Búp đã tập trung làm rõ