• Không có kết quả nào được tìm thấy

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ BÀI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ BÀI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TÓM TẮT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ BÀI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Mã số: SV2018-01-01

Chủ nhiệm đề tài: SV NGUYỄN THỊ KIM YẾN

Huế, 18 tháng 01 năm 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TÓM TẮT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ BÀI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Mãsố: SV2018-01-01

Giáo viên hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài

( ký, họtên) (ký, họtên)

TS. Phạm Xuán Hùng Nguyễn Thị Kim Yến

Huế, 18 tháng 01 năm 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Danh sách các thành viên tham gia đề tài:

1. Nguyễn Thị Kim Yến 2. Trần Thị Hạnh 3. Lê Thị Mỹ Trinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấpthiết của đề tài:

Trong 6 khu công nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế thì khu công nghiệp Phú Bài là khu công nghiệp có bước phát triển vượt bậc, mạnh mẽ và có đóng góp tích cực hơn cả, đã có nhà máy xử lí nước thải tập trung với công suất giai đoạn 1 là 4000m3/ngày đêm.

Tuy nhiên, sự phát triển và thu hút vốn đầu tư vào KCN Phú Bài vẫn chưa hiệu quả. Trong khi nhu cầu đầu tư phát triển kết cấuhạ tầng và dịch vụ là rất lớn nhưng vốn huy động được lại quáít, các dự án đầu tư còn triển khai khá chậm, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu.

Chính vì vậy,chúng em chọn đề tài “Tình hình đầu tư vào khu công nghiệp Phú Bài tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu các vấn đề thuộc về lí luận về KCN, phân tích và đánh giá các kết quả của việc thu hút vốn đầu tư của KCN Phú Bài cũng như những vấn đề còn tồn tại để đưa ra các giải pháp khắc phục.

2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu tổng quát:

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường đàu tưvào khu công nghiệp Phú Bài, tỉnhThừa Thiên Huế.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp;

- Đánh giá tình hìnhđầu tư vào khu công nghiệp Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh đầu tư vào khu công nghiệp Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Thực trạng đầu tư vào khu công nghiệp Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về thời gian: giai đoạn 2013-2017 lấy số liệu thứ cấp.

- Về không gian: phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Về nội dung: tập trung nghiên cứu tình hìnhđầu tư vào khu công nghiệp Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế.

4. Phương pháp nghiêncứu:

4.1. Phương pháp thu thập số liệu:

- Số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp được thu thập thông qua Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, báo cáo hằng năm của phòng Kế hoạch- Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế, các báo cáo chuyên đề; bài báo trên các tạp chí; sách, tài liệu internet…

4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu:

- Tổng hợp và xử lý số liệu: số liệu thứ cấp được tổng hợp và xử lý bằng MS. Excel 2013.

4.3. Phương pháp phân tích số liệu:

- Phân tích số liệu: phương pháp thống kê mô tả, so sánh;

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp:

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm khu công nghiệp: 1.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp:

Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuấthàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.

1.1.1.2. Đặc điểm khu công nghiệp:

Về không gian: Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và thường không có dân cư sinh sống.

Về chức năng: Khu công nghiệp là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.

Về thành lập: Khu công nghiệp không phải là khu vực được thành lập tự phát mà được thành lập theo quy định của Chính phủ, trên cơ sở quy hoạch đãđược phê duyệt.

Về đầu tư cho sản xuất: Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong khu công nghiệp có khu vực hay doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu ( được gọi là khu chế xuất, doanhnghiệp chế xuất).

Về tính chất hoạt động: Khu công nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mà không có dân cư (gọi chung là doanh nghiệp khu công nghiệp).

Về cơ sở hạ tầng kĩ thuật: Các khu công nghiệp đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường xá, hệ thống điện nước, điện thoại.

Về tổ chức quản lý: Trên thực tế các khu công nghiệp đều thành lập hệ thống Ban quản lý khu công nghiệpcấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương để trực tiếp thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp.

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại vốn đầu tư: 1.1.2.1. Khái niệm vốn đầu tư:

Vốn đầu tư là tiền tích lũy củaxã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác nhau đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội, nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,sinh hoạt của cả cộng đồng.

1.1.2.2. Đặc điểm vốn đầu tư:

Thứ nhất, đầu tư được coi là yếu tố khởi đầu cơ bản cho sự phát triển và sinh lời.

Thứ hai, đầu tư đòi hỏi một khối lượng vốn lớn, khối lượng vốn đầu tư lớn thường là tất yếu khách quan nhằm tạo ra điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Thứ ba, quá trìnhđầu tư xây dựng cơ bản phải trải qua một quá trình laođộng rất dài mới có thể đưa vào sử dụng được, thời gian hoàn vốn vì sản phẩm xây dựng mang tính đặc biệt và tổng hợp.

Thứ tư, đầu tư là một lĩnh cực có rủi ro lớn.

Thứ năm, vốn phải được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản.

Thứ sáu, trong nền kinh tế thị trường vốn là một loại hàng hóa đặc biệt.

Thứ bảy,đồng vốn có giá trị về mặt thời gian.

1.1.2.3. Các nguồn hình thành vốn:

Nguồn vốn trong nước: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân, thị trường vốn, khu công nghiệp, nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian, nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế và các tầng lớp khu dân cư.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Viện trợ phát triển chính thức (ODA), Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO).

1.1.3. Thu hút vốn đầu tư:

1.1.3.1. Khái niệm thu hútvốn đầu tư:

Thu hút vốn đầu tư là các hoạt động hay chính sách của các chủ thể ở các địa phương hay lãnh thổ (như các cơ quan chính phủ hay chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp hay dân cư địa phương hay vùng lãnh thổ) nhằm xúc tiến, kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư bỏ vốn thức hiện các dự án đầu tư(thực hiện hoạt động đầu tư vốn)hình thành vốn sản xuất trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội trên các địa bàn của mình.

1.1.3.2. Nội dung về thu hút vốn đầu tư:

1.1.3.2.1. Quy hoạch phát triển:

Quy hoạch phát triểnlà một hoạt động nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ nhằm xác định một cơ cấu ngành không gian của quá trình tái sản xuất xã hội thông qua việc xác đinh các cơ sở sản xuất phục vụ sản xuất, phục vụ đời sốngnhằm không ngừng nâng cao mức sống dân cư, hợp lý hóa lãnh thổ và phát triển kinh tế xã hội.

1.1.3.2.2. Lập danh mục đầu tư để thu hút đầu tư:

Lập danh mục thu hút vốn đầu tư ở đây có thể được hiểu là thứ tự ưu tiên lĩnh vực, ngành đầu tư đối với địa bàn.

1.1.3.2.3. Xúc tiến đầu tư:

Xúc tiến đầu tư có thể hiểu là tổng thể các biện pháp, các hoạt động nhằm định hướng nhà đầu tư nước ngoài đến với các cơ hội đầu tư tại một quốc gia hay thu hút sự quan tâm của một nhà đầu tư vào một nước.

1.1.3.2.4. Chính sách ưu đãiđầu tư:

Chính sách ưu đãi đầu tư ở đây là những chính sách ưu đãi của nhà nước để thu hút đâu tư như:

Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế ưu đãi, miễn thuế, giảm thuế.

Ưu đãi về xuất nhập khẩu: Miễn giảm thuế.

Ưu đãi về dất đai: Miễn tiền sử dụng đất, giảm tiền sử dụng đất, ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước,giảm tiền thuê đất.

1.1.3.2.5. Chính sách hỗ trợ đầu tư:

Là các chính sách hỗ trợ đầu tư của Chính phủ nhằm thu hút vốn đầu tư như:

 Hỗ trợ chuyển giao công nghệ.

 Hỗ trợ đào tạo.

 Hỗ trợ đầu tư phát triển và dịch vụ đầu tư.

 Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

 Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng trong hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất.

 Phương thúc đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất...

1.1.3.3. Các chính sách thu hút vốn đầu tư:

Thứ nhất, chính sách hoàn thiện môi trường kinh doanh.

Thứ hai, chính sách khuyến khích đầu tư.

Thứ ba, chính sách xúc tiến đầu tư.

Thứ tư,chính sách phát triển nguồn nhân lực.

1.1.4. Sự cần thiết của thu hút vốn đầu tư vào phát triển khu công nghiệp:

1.1.4.1. Vốn đầu tư góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

Thu hút vốn đầu tư vào KCN sẽ tạo thêm năng lực sản xuất mới trong nhiều ngành kinh tế then chốt đối với sự nghiệp CNH- HĐH, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong từng ngành kinh tế,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

nhờ có vốn đầu tư mà đã có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả và gắn sản xuất với thị trường. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề đòi hỏi cao về kĩ thuật hay cần nhiều vốn.

1.1.4.2. Vốn đầu tư thúc đẩy đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và hiện đại hóa doanh nghiệp:

Nhờ có vốn đầu tưmà doanh nghiệp có thể nghiên cứu sản xuất ra hoặc mua được máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại ở nước ngoài và trên thế giới. Mặc khác, nhờ có máy thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại mà doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là các chi phí gián tiếp và hạ thành sản phẩm.

1.1.4.3. Vốn đầu tư góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm mới và nâng cao thu nhập cho người lao động:

. “ Không có đầu tư nào mang lại lợi nhuận lớn hơn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục”(Gary Becker). Trìnhđộ năng lực và kỹ năng của người lao động có đóp góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng của một quốc gia. Thu hút vốn đầu tư vào các KCN đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.1.5. Quy trình xét duyt các dự án đầu tư vào KCN Phú Bài:

Quy trình, Thủ tục lập dự án đầu tư tại Việt Nambao gồm những nội dungcụ thể như sau:

1- Chủ đầu tư dự án chuẩn bị lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư theo các nội dung sau:

a) Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.

b) Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước và ngoài nước để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồncungứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.

c) Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng;

d) Lập dự án đầu tư.

e) Gửi hồ sơ dự án và văn bản trìnhđến người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư.

2- Hoàn tất dự án theo các nội dung chính như sau:

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

a) Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn.

b) Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư.

c) Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiện nhu cầu diện tích sử dụng đất trên cơ sở giảm tới mức tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng về môi trường, xã hội và tái định cư (có phân tích, đánh giá cụ thể).

d) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có) và các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng.

e) Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng.

f) Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ, thu lãi.

g) Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế- xã hội của dự án.

h) Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác của cácdự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có).

i) Đối với các dự án mua sắm thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chỉ thực hiện theo các khoản 1, 2, 4, 6, 7 và 8 Điều này.

Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi:

a) Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.

b) Lựa chọn hình thức đầu tư.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

c) Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án có sản xuất).

d) Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm, tuyến công trình) phù hợp với quy hoạch xây dựng (bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm, trong đó có đề xuất giải pháp hạn chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng đối với môi trường và xã hội).

e) Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có).

f) Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có).

g) Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường.

h) Xác định rõ nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư).

i) Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động.

j) Phân tích hiệu quả đầu tư.

k) Các mốc thời gian chính thựchiện đầu tư. Dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu. Dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư (tuỳ điều kiện cụ thể của dự án). Thời gian khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng(chậm nhất).

l) Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án.

m) Xác định chủ đầu tư.

n) Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án.

Đối với các dự án mua sắm thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chỉthực hiện theo các khoản 1, 2, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14.

Thời gian lập dự án đầu tư nhóm C không quá 3 tháng Thời gian lập dự án đầu tư nhóm B không quá 9 tháng 3- Hồ sơ xin trình duyệt dự án đầu tư:

3.1 -Đối với các dự án đầu tư sửa chữa nhưng không làm thay đổi quy mô, tính chất công trình hoặc dự án đầu tư để mua thiết bị:

- Tờ trình xin xét duyệt dự án do chủ đầu tư trình cơ quan cấp quyết định đầu tư.

- Dự án đầu tư với nội dung nêu trên.

3.2 -Đối với các dự án có đầu tư xây dựng mới:

- Tờ trình xin xét duyệt dự án do chủ đầu tư trình cơ quan cấp quyết định đầu tư.

- Dự án đầu tư với nội dung nêu trên

- Ý kiến bằng văn bản của Kiến trúc sư trưởng Thành phố về quy hoạch và kiến trúc . 3.3-Đối với các dự án đầu tư trình duyệt lại do điều chỉnh dự ánh đầu tư đãđược duyệt:

- Tờ trình xin xét duyệt lại dự án do chủ đầu tư trình cấp quyết định đầu tư.

- Bản thuyết minh giải trình lý do phải xin điều chỉnh.

4- Số lượng hồ sơ:

- Các dự án nhóm C: 03 bộ - Các dự án nhóm B : 05 bộ - Các dự án nhóm A : 07bộ 5- Kiểm tra hồ sơ:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin xét duyệt dự án đầu tư, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm có văn bản thông báo với chủ đầu tư bằng văn bản những vấn đề cần bổ sung và chỉ được thông báo một lần.

 Đối với côngty có vốn đầu tư nước ngoài:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

Quy trình xin cấp giấy chứng nhận đầu tư:

Bước 1: Nhà đầu tư liên hệ bộ phận một cửa của Sở kế hoạch đầu tư/ BQL các khu công nghiệp (Sau đây gọi tắt là Cơ quan QLĐT) để nộp hồ sơ. Danh mục hồ sơ đãđược quy định rất rõ trong nghị định 118/2015/NĐ-CP với các biểu mẫu sử dụng ban hành tại thông tư 16/2015/TT-BKHĐT.

Bước 2: Xin ý kiến chấp thuận của các cơ quan liên quan nếu có.

Bước 3: Sau khi nhận được ý kiến chấp thuận của các cơ quan liên quan cơ quan QLĐT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp.

1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư vào khu công nghiệp:

Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí:là một yếu tố vô cùng quan trọng. Một tỉnh có vị trí địa lí thuận lợi, bằng phẳng, dễ lưu động vận chuyển hàng hóa chắc sẽ thu hút được rất nhiều nhà đầu tư.

Môi trường chính trị- kinh tế- xã hội:Một nền chính trị ổn định là cơ sở để có thể khuyến khích thu hút vốn đầu tư.

Luật pháp và cơ chế chính sách:những chính sách ưu đãi về thuế, về tiền thuê đất, về phương thức trả tiền thuê đất, về tín dụng… chính sách hỗ trợ ở KCN càng nhiều thìở đó khả năng mời chào các nhà đầu tư càng lớn.

Thủ tục hành chính: Là công việc đầu tiên mà nhà đầu tư cần phải xử líkhi quyết định đầu tư.

Cơ sở hạ tầng:Cơ sở hạ tầng trong KCN bao gồm cơ sở hạ tầng bên trong và cơ sở hạ tầng bên ngoài hàng rào.

Nguồn lao động:Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, do đó chất lượng lao động và giá cả lao động cũng sẽ quyết định hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.

1.1.7. Mt schỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư:

- Số vốn đầu tư của những dựán được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong từng năm.

- Tỷ trọng vốn đầu tư của từng lĩnh vực so với tổng vốn đầu tư (%)

= ố đầ ư ủ ừ ĩ ự ổ ố đầ ư ∗ 100

- Tỷ trọng dự án đầu tư của từng lĩnh vực so với tổng vốn đầu tư (%)

= ố ự á đầ ư ủ ừ ĩ ự ổ ố ự á đầ ư ∗ 100

1.2. Cở sở thực tiễn về vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp: 1.2.1. Tình hìnhđầu tư vào khu công nghiệpViệt Nam:

Về thu hút vốn đầu tư, các KCN đã thu hútđược 732 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và điều chỉnh tăng vốn cho 602 dự án với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 11,2 tỷ USD. Lũy kế đến hết tháng 11 năm 2016, các KCN đã thu hútđược 6.947 dự án đầu tư nước ngoài với tổng mức đầu tư đãđăng ký đạt 110,2 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 66,8 tỷ USD ( bằng 60,7% tổng mức đầu tư đăng ký).

Tính đến hết tháng 6 năm 2018, cả nước có 325 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 95 nghìn ha,trong đó 231 KCN đãđi vào hoạt động và 94 KCN đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng. Tỷ lệ lắp đầy các KCN đạt 53%, riêng các KCN đi vào hoạt động tỷ lệ lắp đầy đạt 73%.

1.2.2. Tình hìnhđầu tư vào khu công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế:

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 6 KCN với tổng diện tích 2393,47 habao gồm: KCN Phú Bài 743,47 ha, KCN Phong Điền 700 ha, KCN Tứ Hạ 250 ha, KCN Quảng Vinh 150 ha, KCN Phú Đa 250 ha, KCN La Sơn 300 ha.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Ban Quản lý Khu kinh tế, khu côngnghiệp tỉnh đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 03 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.239,7 tỷ đồng nâng tổng số dự án đãđược cấp phép đầu tư trên địa bàn các KKT, KCN là 140 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 64.300 tỷ đồng, trong đó có 36 dự án FDI với vốn đăng ký 1.740 triệu USD.

1.2.3. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Phú Bài:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

KCN Phú Bài là KCN đầu tiên của Thừa Thiên Huế từ một KCN với quy mô nhỏ chỉ khoảng 53,2 ha đến nay theo phê duyệt của các giai đoạn thì KCN Phú Bàiđã mở rộng diện tích lên tới hơn 800 ha.

KCN Phú Bài sau giai đoạn I và II đã thu hútđược 58 dự án đầu tư thứ cấp, vốn đăng kí đạt 6.629,3 tỷ đồng; diện tích đất công nghiệp đã cho thuêđạt 127,7 ha, tỷ lệ lấp đầy KCN 94%. Giai đoạn IV đợt 1 đã thu hútđược thêm 2 dự án đầu tư thứ cấp với vốn đăng kí đạt 151 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 9,53%.

Từ tình hình thu hút trên có thể rút ra được một số kinh nghệm như sau:

Thứ nhất, cần nhạy bén về kinh tế, chính trị để nắm bắt thời cơ, thấy rõ thuận lợi, khó khăn, thách thức từ bên trong cũng như bên ngoài để ra chủ trương đường lối phù hợp nhằm thu được hiệu quả cao.

Thứ hai, các chủ trương, đường lối về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được nhanh chóng xóa thể chế hóa thành pháp luật. Cơ chế, chính sách một các đồng bộ, đủ sức hấp dẫn và tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện. Cơ chế chính sách phải đồng bộ thể hiện tính khuyến khích và tính cạnh tranh cao nhưng phải ưu tiên định hướng CNH, HĐH.

Khi cơ chế, chínhsách không còn phù hợp phải kịp thời bổ sung, sửa đổi nhưng tôn trọng quy luật của thị trường, khuyến khích cạnh tranh và xu hướng tự do hóa trong kinh doanh, phù hợp với tiến trình hội nhập, đồng thời tạo điều kiện cho sự chủ động,sang tạo của cơ sở cũng như người thực hiện.

Chủ trương, đường lối khi đãđề ra phải được quán triệt thong suốt, đầy đủ, thấu đáo từ Trung ương đến cơ sở, trong và ngoài Đảng, tạo sự thống nhất về nhận thức và quyết tâm cao trong việc tổ chức thực hiện, đảm bảo thành công.

Thứba, công tác chỉ đạo phải kịp thời, điều hành phải thong suốt, thống nhất tổ chức thực hiện phải linh hoạt và quyết tâm cao.

Phải luôn luôn hướng về nhà đầu tư và doanh nghiệp để nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư.

Thứ tư, cần chú trọng xây dựng thực hiện kế hoạch đào tạo, đội ngũ công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ năm, cần rút kinh nghiệm một số nước về vấn đề nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng thôngqua hình thức chuyển giao công nghệ. Cần đào tạo được một đội ngũ có chuyên môn trong lĩnh vực này để kiểm soát các máy móc, thiết bị để tránh trở thành “bãi thải công nghệ” của các quốc gia.

Thứ sáu, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng cần quan tâm vìđây làvấn đề đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế nói riêng và một quốc gia nói chung.

Thứ bảy, đối với chính sách bảo hộ, nếu lựa chọn đúng đối tượng để bảo hộ với mức độ và thời gian thích hợp thì không chỉ bảo vệ tốt sản xuất trong nước mà còn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư, ngược lại nếu bảo hộ không đúng đối tượng, thời gian sẽ xảy ra suy thoái sản xuất, gia tăng nạn buôn lậu và các nhà đầu tư nước ngoài sẽ quan tâm đến sản xuất hướng vào thị trường nội địa để thay thế hanghóa nhập khẩu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ BÀI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về khu công nghiệp Phú Bài tại phường Phú Bài, thị xãHương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế:

2.1.1. Điều kiện tự nhiên:

2.1.1.1. Vị trí địa lý:

Khu công nghiệp Phú Bài nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15 km; cạnh sân bay quốc tế Phú Bài; nằm dọc theo tuyến quốc lộ 1A và đường sắt Bắc –Nam; cách cảng biển Chân Mây 40 km về phía Nam, cảng biển Thuận An 15 km về phía Bắc.

2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết:

Nằm trongvùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông gió rét.

2.1.1.3. Đặc điểm địa hình:

Đồi núi là quang cảnh nổi bật trong địa hình và thiên nhiên Hương Thủy, chiếm đến 76,33% diện tích. Đồng bằng hẹp, chạy thành một dải phía Đông và Đông Bắc dọc Lợi Nông và Đại Giang.

2.1.1.4. Hệ thống sông ngòi:

Trên địa phận Hương Thủy, sông Hương chảy qua các xãở trung lưu như Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu (nhánh Lợi Nông)... Sông Hương vùng đầu nguồn và trung lưu chảy qua vùng địa hình dốc đá cứng, tạo nên nhiều ghềnh thác ( Tả Trạch có 55 thác, Hữu Trạch có 14 thác).

2.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản:

+ Nhóm khoáng sản kinh loại: Vàng sa khoáng, sắt.

+ Nhóm khoáng sản phi kim loại có sét ( điểm sét hồ Châu Sơn, điểm sét Phú Bài).

+ Nhóm khoáng sản nước ngầm.

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội:

Thị xã Hương Thủy có dân số 100.313 người với mật độ dân số 220 người/km2( theo niên giám thống kê năm 2016), có điều kiện giao thông khá thuận lợi. Là địa bàn có nhiều ditích lịch sử, văn hóa được xếp hạn cấp quốc gia, cấp tỉnh; có các làng nghề tiểu thủ công mỹ nghệ truyền thống nổi tiếng.

2.2. Thực trạng đầu tư vào khu công nghiệp (KCN) Phú Bài:

2.2.1. Thống kê tình hìnhđầu tư vào KCN Phú Bài:

603.8 2741.5

375 333.9 1320.3

914.3

443.1 355 2168

237.6 332.5 0

500 1000 1500 2000 2500 3000

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Tỷ đồng

Tổng mức đầu tư

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

(Nguồn: Ban quản lý KCN tỉnhThừa Thiên Huế)

Biểu đồ 2.1: Số lượng vốn đầu tư đăng ký vào KCN Phú Bài từ năm 2007-2017

Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017 tổng mức vốn đầu tư vào KCN Phú Bài cónhiều biến động. Đỉnh điểm năm 2008 có lẽ là năm thành công nhất khi thu hút được tổngmức đầu tư là 2741,5 tỷ đồng. Tuynhiên,năm sau đó do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên tổng mức đầu tư giảm rõ rệt qua năm 2009 chỉ còn 375 tỷ đồng. Đến năm 2011 KCN hoạt động hiệu quả hơn thể hiện ở vốn đầu tư đạt 1320,3 tỷ đồng. Năm 2012 tiếptục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn định của nền kinh tế ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường hàng hóa tiêu thụ bị thu hẹp, sức mua giảm làm cho tổng vốn đầu tư của năm 2012 so với năm 2011 giảm chỉ còn 914.3 tỷ đồng. Năm 2014 đích thực là năm mà có số vốn đầu tư thấp so với các năm trước đó, số vốn đầu tư chỉ đạt 355 tỷ đồng. Năm 2015, rút kinh nghiệm từ năm 2014, khu công nghiệp tiếp tục cải tạo hạ tầng và tạo ra sự đồng bộ trong tiến hành các thủ tục hành chính về quy hoạch đất đai tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư vào KCN Phú Bài. Chính vì thế mà năm 2015 đã thu hútđược 2168 tỷ đồng chỉ thấp hơn năm 2008 với 5 dự án. Sau năm 2015 thu hút vốn thành công thì năm 2016 lại có số vốn đầu tư vào khu công nghiệp thấp nhất so với các giai đoạn trước chỉ có 237.6 tỷ đồng. Năm 2017 cũng không khá hơn so với năm 2016 khi cũng chỉ có 2 dự án với tổng số vốn là 332.5 tỷ đồng.

2.2.2. Tình hìnhđầu tư vào xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN Phú Bài:

Bảng 2.3: Tình hình đầu tư vào xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN Phú Bài giai đoạn 2007-2007

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Đăng kí

Số dự án Số vốn

Đầu tư trong nước 7 261.8

Đầu tư nước ngoài 1 96

Tổng 8 357.8

(Nguồn: Ban quản lý KCN Thừa Thiên Huế) Bảy dự án đầu tư trong nước gồm:

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phú Bài giai đoạn 1 và 2 với diện tích 185 ha do Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật. Tổng vốn đăng kí là 261.8 tỷ đồng ( giai đoạn1 là 77.3 tỷ đồng và giai đoạn 2 là 184.5 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách TW hỗ trợ 70 tỷ đồng).

Một dự án đầu tư nước ngoài đó là dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn 3 của công ty TNHH ACE VINA Constructions ( Hàn Quốc) với diện tíchlà 45 ha và tổng vốn đầu tư là 96 tỷ đồng.

2.2.3. Tình hìnhđầu tư vào sản xuất kinh doanh của các dự án trong KCN Phú Bài:

Bảng 2.4: Thống kê số dự án đầu tư vào KCN Phú Bài giai đoạn 2007- 2017 (Đơn vị tính: dự án)

Số dự án

Dự án phát triển CSHT 8

Dự án SX- KD 36

Tổng 44

(Nguồn: Ban quan lý KCN tỉnh Thừa Thiên Huế)

Bảng 2.5: Tình hình đầu tư vào khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn 2007-2017 (Đơn vị: Tỷ đồng)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Vốn đăng kí

Dự án phát triển CSHT 1795.5

Dự án SX- KD 8029.5

Tổng 9825

(Nguồn: Ban quản lýKCN Thừa Thiên Huế)

KCN được xem là đầu mối quan trọng để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Vốn đầu tư của KCN bao gồm vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong tổng 44 dự án có 8 dự án đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng chiếm 18.18%; 36 dự án đầu tư vào sản xuất kinh doanh chiếm 81.82% (bảng 5) . Như vậy chủ yếu là các dự án đầu tư vào sản xuất kinh doanh với tổng số vốn của 36 dự án là 8033.5 tỷ đồng chiếm 80.75% và 8 dự án còn lại với tổng số vốn là 1891.5 tỷ đồng chiếm 19.25% (bảng 2.6).

2.2.4. Tình hìnhđầu tư vào KCN Phú Bài phân theo hình thức đầu tư:

Bảng 2.6: Tình hình đầu tư vào KCN Phú Bài phân theo hình thức đầu tư giai đoạn 2007 - 2017

Hình thức đầu tư

Số dự án

Tỷ trọng

(%) Vốn đầu tư Tỷ trọng (%)

100% vốn nước ngoài 13 29.55 5146.7 52.38

Công ty cổ phần 23 52.27 3563 36.26

Công ty vốn nhà nước 1 2.27 297.1 3.02

Công ty tư nhân 7 15.91 818.2 8.34

Tổng 44 100.00 9825 100.00

(Nguồn: Ban quản lý KCN Thừa Thiên Huế) Từ bảng, chúng ta có thể thấy chủ yếulà các dự án đầu tư của công ty cổ phần với 23 dự án chiếm 52.55% trong tổng số dự án với số vốn đầu tư là 3563 tỷ đồng chiếm 36.26% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là các dự án của công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài với 13 dự án chiếm 29.55% trong tổng sốdự; mặc dù chỉ có 13 dự án nhưng tổng số vốn là 5146.7 tỷ đồng chiếm 52.38%

lớn hơn so với vốn đàu tư của các công ty cổ phần đầu tư. Công ty tư nhân chỉ có 7 dự án đầu tư chiếm 15.91% với tổng số vốnlà 818.2 tỷ đồng chiếm 8.34%. Công ty vốn nhà nước đầu tư chỉ có 1 với số vốn là 297.1 tỷ đồng. Như vậy, dự án mà công ty có vốn nước ngoài đầu tư vào còn hạn chế về cả mặc dự án và số lượng. Không có có hình thức liên doanh.

2.2.5. Tình hìnhđầu tư vào KCN Phú Bài phân theo ngành kinh tế:

Bảng 2.7: Vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế trong KCN Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007- 2017 (Đơn vị tính: tỷ đồng)

(Nguồn: Ban quản lý KCN Thứa Thiên Huế) Từ năm 2012 đến năm 2017, KCN Phú Bài thu hút được 44 dự án với lượng vốn đăng kí là 9825 tỷ đồng. Trong đó có tới 43 dự án về ngành CN-XD với tổng số vốn là 9785 tỷ đồng và 1 dự án về dịch vụ với số vốn đăng kí là 40 tỷ đồng. Như vậy, các dự án đầu tư vào KCN Phú Bài chủ yếu là vào lĩnh vực CN-XD.

Stt Ngành

Dự án

đăng ký Vốn đăng kí

1 Nông- lâm-ngư 0 0

2 CN-XD 43 9785

3 Dịch vụ 1 40

Tổng 44 9825

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Bảng 2.8: Tỷ trọng vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế trong khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn 2007- 2017 (Đơn vị tính :%)

Stt Ngành Dự án đăng ký Vốn đăng kí

1 Nông- lâm-ngư 0 0

2 CN-XD 97.72 95.59

3 Dịch vụ 2.28 0.41

Tổng 100 100

(Nguồn: Ban quản lý KCN Thừa Thiên Huế) Qua bảng, chúng ta thấy rằng tỷ trọng số dự án đăng kí đầu tư vào lĩnh vực CN- XD chiếm tới 97.72% so với tổng dự án đăng kí và số vốn đăng kí chiếm 95.59 % so với tổng số vốn đầu tư.

2.2.6. Tình hình vốn đầu tư vào KCN Phú Bài phân theo đối tác đầu tư:

Bảng 2.9: Tình hình đầu tư vào KCN Phú Bài phân theo đối tác đầu tư giai đoạn 2007- 2017 (Đơn vị tính: tỷ đồng)

Tên nước Số dự án

Tỷ trọng (%)

Vốn đăng kí

Tỷ trọng

(%)

Mỹ 2 4.55 430.7 4.38

ĐanMạch 1 2.27 1978.5 20.14

Bungary 1 2.27 258.5 2.63

Nhật Bản 2 4.55 457 4.65

Hàn Quốc 2 4.55 318.6 3.24

Trung Quốc 4 9.09 1688.4 17.18

Phần Lan 1 2.27 15 0.15

Việt Nam 31 70.45 4678.3 47.62

Tổng 44 100.00 9825 100.00

(Nguồn: Ban quản lý KCN tỉnhThừa Thiên Huế) Qua bảng, ta nhận thấy các dự án đầu tư vào KCN Phú Bài chủyếu là Việt Nam với 31 dựán trên tổng số44 dự án đầu tư trong giai đoạn 2007-2017 chiếm 70.45%, tổng sốvốn đăng kí là 4678.3 tỷ đồng chiếm 47.62%; tiếp theo là của Đan Mạch với dựán sản xuất kinh doanh, xuất khẩu bia và đồuống không cồn khác với tổng sốvốn lên đến 1978.5 tỷ đồng chiếm 20.14%. Bên cạnh đó Trung Quốc với 4 dựán với tổng sốvốn là 1688.4 tỷ đồng chiếm 17.18%; Nhật Bản với 2 dựán với tổng sốvốn là 457 tỷ đồng chiếm 4.65%; Mỹvới 2 dựa án đầu tư vào nhà máy may mặc; Bungary với dựán nhà máy dệt kim Huế- Việt Nam; Hàn Quốc một dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạtầng khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn 3 và một dựán Nhà máy may mặc Hanex Huế; Phần Lan với dựán Nhà máy sản xuất, gia công thiết bị, chi tiết cơ khí.

2.3. Các chính sách hiện nay của tỉnh đối với thu hút vốn đầu tư vào KCN Phú Bài:

2.3.1. Ưu đãi về thuế và đất đai:

Ưu đãi về thuế

Cơ sở sản xuất thành lập trong KCN được hưởng mức thuế suất 15% trong thời gian 12 nămkể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt đọng kinh doanh; được miễn thuế 03 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo.

Dự án đầu tư kinh doanh và phát triển hạ tầng KCN; dự án doanh nghiệp chế xuất được hưởng thuế suất 10% trong thời gian 15

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh; được miễn thuế 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Ưu đãi về đất đai

Dự án đầu tư vào KCN được thuê đất với mức giá ưu đãi như sau: Giá thuê đất có hạ tầng tại KCN Phú Bài: 0,35 USD/m2/năm.

2.3.2. Hỗ trợ các công trình giao thông,điện nước ngoài hàng rào dự án:

Về giao thông: Đảm bảo đầu tư công trình giao thông phù hợp với quy hoạch được duyệt, quy mô đầu tư đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ dự án của nhà đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về điện phục vụ thi công: Đảm bảo đầu tư công trìnhđiện đến chân hàng rào dự án.

Về nước: Đảm bảo đầu tư hạ tầng công trình nước đến chân hàng rào dự án. UBND tỉnh xem xét cụ thể quyết định đầu tư hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định của pháp luật hoặc đề nghị công ty TNHH nhà nước một thành viên xây dựng và cấp nước Thùa Thiên Huế đầu tư tùy theo dự án cụ thể.

2.3.3. Hỗ trợ giải phóng mặt bằng, rà soát bom mìn:

Tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng chí phí không quá 5 tỷ đồng/dự án; riêng đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, hỗ trợ tối đa không quá 10 tỷ đồng/dự án.

2.3.4. Hỗ trợ về đào tạo nghề:

Các dự án trong thời gian thi công và 3 năm đầukể từ ngày dự án đi vào hoạt động, thường xuyên sử dụng từ 200 lao động trở lên (có hợp đồng lao dộng từ 01 năm trở lên và tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định) khi tuyển dụng lao dộng là người dân trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ đào tạo 1 triệu đồng/người/khóa. Mỗi lao động được hỗ trợ đào tạo một lần trong suốt thời gian làm việc tại doanh nghiệp.

2.3.5. Hỗ trợ xúc tiến đầu tư:

Các dự án đầu tư và xây dựng kinh doanh hạ tầng KCN được hỗ trợ chi phí đi lại để tham gia xúc tiến đầu tư ở nước ngoài theo kế hoạch xúc tiến đầu tư hằng năm của tỉnh với mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/lượt/doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp không qua 4 lần trong suốt quá trình hoạt động tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.3.6. Hoàn trả kinh phí ứng trước của nhà đầu tư:

Nhà đầu tư hoàn thành 20% giá trị khối lượng dự án đầu tư (đối với dự án không phân chia làm nhiều giai đoạn).

Nhà đầu tư hoàn thành 20% giá trị khối lượng giai đoạn 1 của dự án đầu tư (đối với dự án được phân chia làm nhiều giai đoạn được cấp có thẩm quyền chấpthuận).

2.4. Đánh giá chung tình hìnhđầu tư vào đầu tư của KCN Phú Bài:

2.4.1. Những đóng góp khi thu hút được vốn đầu tư vào KCN Phú Bài:

2.4.1.1. Các dự án đầu tư về công nghiệp xây dựng, dịch vụ phù hợp với định hướng phát triển tỉnh:

Các án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn 3 được cấp phép vào ngày 22/06/2007 với số vốn đầu tư là 96.0 tỷ đồng của công ty TNHH ACE VINA Cosntructions (Hàn Quốc) hay dự án của công ty CP xây lắp Thừa Thiên Huế vào đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phú Bài giai đoạn 1 và 2 với vốn đầu tư 261.8 tỷ đồng. Các dự án này được khuyến khích khi đầu tư, bởi cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng để thu hút vốn từ các nhà đầu tư.

2.4.1.2. Phát triển nguồn nhân lực, góp phần tạo việc làm nâng cao thu nhập:

Khu công nghiệp Phú Bài là nơi nguồn thu hút lao động. Bằng chứng là số lao động năm 2015 tăng thêm 7581 người, năm 2017 tăng thêm 105 lao động và hiện tại thì KCN có tất cả là 14.673 lao động.

2.4.2. Tồn tại và một số nguyên nhân trong vấn đề đầu tư vào khucông nghiệp Phú Bài:

2.4.2.1. Những vấn đề tồn tại:

2.4.2.1.1. Công tác quy hoạch triển khai xây dựng Phú Bài giai đoạn III còn chậm:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Công tác quy hoạch xây dựng KCN Phú Bài từ trước đến nay có thể phân thành 4 giai đoạn chính trong đó giai đoạn I và II đã cơ bản hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy hoạch,đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đăng ký và phù hợp với phân kỳ đầu tư được công bố theo quy hoạch xây dựng được duyệt.

2.4.2.1.2. Sự bất cập, chồng chéo trong việc thực hiện các văn bản quy phạm dưới luật:

Các vướng mắc trong quá trình áp dụng ưu đãiđầu tư:

Chính sách về Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định KCN là địa bàn ưu đãiđầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP thì hiệu lực trên đã không còn hiệu lực.

Chính sách về Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu:

Danh mục các lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu được ban hành theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, Quyết định số 49/2010/QĐ-TTG dẫn đến việc áp dụng chính sách về Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu đối với danh mục ban hành theo Quyết định số 49/2010/TTG không được đảm bảo thực hiện theo quy định tại điều 17 của Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý KCN được quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP đã gặp một số khó khăn do sự bấp cập, chồng chớ giữa các văn bản quy phạm dưới luật: Nghị định số 29/2008NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy địnhBan Quản lý KCN được cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, trong khi đó Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 vẫn giao trách nhiệm trên cho sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

2.4.2.1.3. Hàm lượng khoa học, công nghệ trong các dự án đầu tư còn thấp:

Đa sốcác dự án đầu tư đi vào hoạt động tại KCN Phú Bài chủ yếu là sản xuất gia công, sử dụng nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp (dệt may, da giày, lắp ráp điện tử, cơ khí, vật liệu xây dựng…) mà chưa thực sự chú trọng thu hút, lựa chọn các dự án đầu tư các ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, cơ điện tử, ông nghệ sinh học…nên số lượng dự án có hàm lượng công nghệ cao rất ít.

2.4.2.1.4. Công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập:

Theo báo cáo của KCN công tác bảo vệ môi trườngKCN trong thời gian qua đãđược cải thiện, KCN Phú Bài từ khi đi vào vận hành đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất giai đoạn I 4000m3/ngày đêm. Tuy nhiên thực tế cho thấy do KCN phát triển sản xuất đa ngành, đa lĩnh vực nên thải nhiều loại nước thải khác nhau, dẫn đến việc thu gom và xử lí chúng rất khó khăn.

2.4.2.1.5. Việc đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài KCN còn chậm, thiếu đồng bộ:

Đã 18 năm ra đời và phát triển, song đến nay KCN vẫn chưa hình thành các khu nhàở dành chocông nhân lao động và kết cấu hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học, trạm y tế,…).Do vậy, phần lớn người lao động trong các KCN phải tự tìm kiếm chỗ ở, sống tạm bơ ở các nhà trọ trong các khu dân cư với giá cao, chật chội, ẩm thấp.

2.4.2.2. Những nguyên nhân:

2.4.2.2.1. Nguyên nhân khách quan:

Do thời tiết tại Thừa Thiên Huế không thuận lợi, thời tiết mưa kéo dài rải rác. Chế độ chính sách của nhà nước về đầu tư còn thiếu bất cập, thay đổi,một số văn bản ban hành chậm, thiếu hoặc không đồng bộ. Ngoài ra còn doảnh hưởng củasuy thoái thế giới, lạm phát, lãi suất ngân hàng thay đổi giữa các năm.

2.4.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan:

Một là, Thừa Thiên Huế hiện nay vẫn chưa là tỉnh thật sự phát triển, chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, trìnhđộ sản xuất còn thấp, khoa học công nghệ còn lạc hậu.

Hai là, việc quy hoạch vào các KCN chưa hợp lý, chủ trương phát triển nhiều KCN trong khi tỉnh chưa có đủ tiềm lực kinh tế để đầu tư xây dựng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Ba là, việc ban hành các chính sách ưu đãiđầu tư còn thiếu những yếu tố mà đầu tư cần.

Bốn là, công tác vận động xúc tiến đầu tư chưa chuyên nghiệp, các hoạt động còn mang tính hình thức, chưa có tính đặc sắc, việc tiếp xúc trao đổi với nhà đầu tư trong và ngoài nước còn quá ít.

Năm là,thủ tục hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế đãđược thực hiện một cách tích cực nhưng chưa thực sự có hiệu quả.

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hìnhđầu tư vào KCN Phú Bài: 2.5.1. Điều kiện tự nhiên:

Chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như: lũ lụt, hạn hán..ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án, đặc biệt là các công trình xây dựng.

2.5.2. Môi trường chính trị:

Doảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát, lãi suất ngân hàng thay đổi giữa các năm đãảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của một số dự án trên địa bàn.

2.5.3. Môi trường pháp luật:

Một số văn bản hướng dẫn ban hành chậm, thiếu, hoặc không đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế do đó khi triển khai thực hiện còn gặp khó khăn.

2.5.4. Chính sách ưu đãi:

Chưa có nhiều chính sách về ưu đãi và hỗ trợ vay vốn đầu tư cho các nhà đầu tư. Các thủ tục hành chính phức tạp làm mất nhiều thờigian của chủ đầu tư.

2.5.5. Môi trường kinh tế:

Mức độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn chậm, chưa xuất hiện những nhân tố có tính chất đột phá; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao, chưa hình thành các chuỗi cung ứng sản phẩm; nguồn thu ngân sách chưa ổn định, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư.

2.5.6. Môi trường văn hóa:

Với gần 1000 di tích bao gồm di tích lịch sử cách mạng, di tích tôn giáo, di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, Quần thể Di tích Cố đô Huế đãđược UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới (năm 1993).

2.5.7. Cơ sở hạ tầng:

Cùng với các dự án phát triển hạ tầng giao thông của Quốc gia làm động lực thúc đẩy phát triển nhanh mọi mặt kinh tế- xã hội của tỉnh thì nhiều dự án đầu tư bằng nhiều nguồn vốn huy động đãđược thực hiện, hoàn thành trongnăm 2017.

2.5.8. Nguồn lực con người:

Nguồn nhân lực của tỉnh Thừa Thiên Huế chưa đáp ứng yêu cầu, phần đông dân cư sống bằng nghề nông với trìnhđộ sản xuất còn lạc hậu, lao động phổ thông, giản đơn là chủ yếu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ BÀI

3.1. Định hướng đẩy mạnh đầu tư vào khu công nghiệp Phú Bài:

Quán triệt thực hiện đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnhtheo Quyết định số 2853/QĐ-UBND ngày 31/12/2014.

Với mục tiêu về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp: giai đoạn đến năm 2020 tăng trưởng 14,0 – 14,5% và giai đoạn năm 2021 – 2030 tăng trưởng 14,5 –15%.

Lựa chọn các ngành công nghiệp chủ lực ưu tiên phát triển:

- Giai đoạn đến năm 2020:

Ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy hải sản, thực phẩm và đồ uống.

Ngành công nghiệp diệt may và công nghiệp hỗ trợ diệt may.

Ngành công nghiệp điện, điện tử, công nghệ thông tin.

Ngành khai thác và chế biếnkhoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng (nguồn nguyên liệu tại chỗ phát triển theo hướng tăng cường hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và bảo vệ môi trường.

Ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch và tiêu dùng.

- Giai đoạn năm 2021 đến năm 2030:

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ sạch, công nghệ cao và thân thiện với môi trường: công nghệ tin học, phần mềm, điện – điện tử công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản, thực phẩm, đồ uống công nghiệp dược, thiết bị y tế công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, quà tặng công nghiệp hỗ trợ cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

3.2. Giải pháp đẩy mạnh đầu tư vào khu công nghiệp Phú Bài:

3.2.1. Quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng:

Thứ nhất, về quy hoạch KCN trên địa bàn tỉnh: Nâng cao chất lượng quy hoạchnhằm tăng cường tính bền vững trong phát triển KCN Phú Bài.

Thứ hai,phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN.

3.2.2. Giải pháp về vốn và hợp tác phát triển kinh tế vùng:

Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, phát huy các nguồn nộilực đồng thời tạo mọi điều kiện để tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài. Tăng cường hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hướng tới kí kết các thỏa ước, xây dựng quy chế phối hợp, các chương trình hợp tác về phát triển công nghiệp để sử dụng hiệu quả nguồn lực và thế mạnh của từng địa phương trong khu vực.

3.2.3. Đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư:

Các hoạt động xây dựng nhận thức và hìnhảnh là nền tảng của công tác xúc tiến đầu tư, khi nhà đầu tư thiếu hiểu biết hoặc có cảm nhận tiêu cực về một địa phương thì mọi cố gắng, nỗ lực để xúc tiến đầu tư sẽ không có hiệu quả. Xây dựng và củng cố hình ảnh làm sao để nhà đầu tư luôn nghỉ rằng Thừa Thiên Huế nói chung và KCN Phú Bài là một địa điểm hấp dẫn đầu tư.

3.2.4. Nâng cao hàm lượng khoa học, công nghệ trong các dự án đầu tư:

Phát triển KCN chuyên sâu đẩy mạnh chuyển dịch từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có cùng địa phương, sản phẩm đầu ra từ các doanh nghiệp tại KCN trong tỉnh và Vùng Duyên hải miền Trung.

3.2.5. Đổi mới bộ máy tổ chức quản lý KCN (cụ thể là Ban quản lý các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế):

Biện pháp để thu hút các dự án đầu tư vào KCN Phú Bài ở Thừa Thiên Huế là đẩy mạnh công tác cải cách hành chính để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, cũng như tăng cường các dịch vụ tư vấn hỗ trợ cho các nhà đầu tư, đặc biệt là công tác đào tạo cungcấp nguồn nhân lực cho các dự án và các doanh nghiệp trong KCN.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

3.2.6. Phát triển KCN Phú Bài kết hợp với hoàn thiện các chính sách phòng chống ô nhiễm môi trường:

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với KCN, có biện pháp thưởng phạt thích đáng những doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với các doanh nghiệp và địa phương về bảo vệ môi trường.

3.2.7. Phát triển nguồn lao động đào tạo nghề, nâng cao trìnhđộ tay nghề của người lao động gắn với nhu cầu phát triển của KCN Phú Bài:

Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục: Thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư và huy động nguồn nhân lực của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế- xã hội và cá nhân để phát triển giáo dục và đào tạo. Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạynghề công lập. Trong đó chú ý nội dung đào tạo, nâng cao trìnhđộ của giáo viên và cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường dạy nghề.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Sau khi tiến hành nghiên cứu về tình hìnhđầu tư vào khu công nghiệp Phú Bài chúng ta cũng có thể thấy được những những thuận lợi mà khu công nghiệp mang lại về con người, cơ sở vật chất và những chính sách ưu đãi dành cho khu công nghiệp Phú Bài. Hy vọng trong giai đoạn sắp tới, khu công nghiệp Phú Bài với những thế mạnh và tiềm năng đang nắm giữ sẽ nhanh chóng xây dựng một khu công nghiệp Phú Bài hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, thiết lập được hệ thống quản lí thống nhất và đặc biệt là hệ thống các chính sách ưu đãi trên nhiều phương diện để thu hút vốn đầu tư trong nước cũng như ngoài nước; giúp KCN Phú Bài trở thành mô hình kinh tế năng động, bền vững, xứng đáng với kỳ vọng mà tỉnh đề ra.

2. Kiến nghị:

Thứ nhất, khu công nghiệp Phú Bài còn gặp khó khăn trong công tác quy hoạch xây dựng vì vậy cần phải có nhiều chính sách để hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng ở khu công nghiệp làm nền tảng quan trọng cho việc thu hút vốn đầu tư.

Thứ hai, nhân tố con người là nhân tố quan trọng do đó cần phải có các chính sách đào tạo nguồn nhân lực về cả số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường

Thứ ba, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lí khu công nghiệp được quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP gặp một vài khó khăn do sự bất cập, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Do đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định trên để phù hợp với tình hình xây dựng, phát triển của khu công nghiệp.

Thứ tư, đề nghị bỏ chế độ ủy quyền thành giao quyền và phân cấp rõ hơn cho Ban quản lý nhằm tạo điều kiện cho Ban quản lý thực hiện tốt chức năng của mình.

Thứ năm, cần có sự tương tác và phối hợp giữa khu công nghiệp và chính quyền địa phương để tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho nhau. Chính quyền tạo điều kiện cho khu công nghiệp thông qua các chính sách ưu đãi còn khu công nghiệp phát triển mang lạibộ mặt mới cho tỉnh. Đồng thời, tăng cường công tác đối thoại để kịp thời giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp trong công tác sản xuất kinh doanh.

 Danh mục sản phẩm đề tài: Báo cáo phân tích tình hìnhđầu tư vào khu công nghiệp Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

This paper presents the impacts of industry 4.0 on world tourism as well as tourism in Vietnam and proposed solutions for developing eco-tourism in Hai Tien, Hoang Hoa district,

yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực của bộ máy kiểm soát chi; Qua công tác nhằm tổ chức đánh giá việc chấp hành chế độ, chính sách pháp luật về quản lý

Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá ở phần 2 và những định hướng cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả

Bên cạnh những kết quả đạt được với vai trò quản lý nguồn thu trên địa bàn toàn huyện vẫn còn một số khó khăn hạn chế nhất định về trình độ,năng lực, kỹ

- Việc ủy quyền các ban quản lý của từng khu công nghiệp đã góp phần trong việc giải quyết các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế “một cửa” đã tiết kiệm được chi

Với mục đích mong muốn được tìm hiểu rõ hơn về các ý kiến, nhận định của chính các cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực tín dụng khách hàng cá nhân đối với các nguyên

Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác tuyển dụng nhân sự ở các doanh nghiệp nói chung, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Chu

Nửa đầu thế kỷ XIX, với chính sách khuyến khích và hỗ trợ nhân lực, vật lực trong khai hoang của nhà nước đã góp phần thúc đẩy tốc độ và quy mô sở hữu ruộng đất công ở