• Không có kết quả nào được tìm thấy

Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Nam

Vốn đầu tư đăng ký

2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Nam

2.5.1 Thuận lợi

- Với các chính sách, cơ chế của trung ương cũng như địa phương trong các lĩnh vực kinh doanh hay các thủ tục liên quan đến khu công nghiệp đã và đang ngày càng được hoàn thiện hơn, góp phần không nhỏ trong việc hoạt động và xây dựng được môi trường thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó Ban quản lý các khu công nghiệp hay chính quyền địa phương cũng đãđưa ra các chính sách như miễn thuế, miễn tiền thuê đất, hay xúc tiến đầu tư,.. đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư khi rót vốn vào địa phương.

- Việc di rời, tập trung các doanh nghiệp về thành các khu công nghiệp, khu kinh tế,.. ngày càng được quan tâm, chỉ đạo thực hiện ngày càng tuân thủ theo quy trình chặt chẽvà có tính khoa học, đảm bảo phù hợp với các chương trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tếxã hội, quy hoạch các ngành công nghiệptrên địa bàn. Mỗi khu công nghiệp được quy hoạch tại mỗi địa điểm cụ thểnhằm tận dụng được các nguồn cung tại chỗ hay thuận lợi xây dựng các hệ thống cơ sở tiên tiến kết nối với cơ sở hạ tầng giao thông như nằm gần các cảng, đường quốc lộ, sân bay,... Với vị trí địa lý nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của duyên hải miền Trung, nơi giao lưu kinh tế giữa khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp Đà Nẵng và các tỉnh thành ở Tây Nguyên góp phần tạo ra các điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu giữa các khu công nghiệp, các khu công nghiệp và khu kinh tế hay đi xuất khẩu ra nước ngoài.

- Việcủy quyền các ban quản lý của từng khu công nghiệp đã góp phần trong việc giải quyết các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế “một cửa” đã tiết kiệm được chi phí và thời gian tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong và ngoài nước hơn. Bên cạnh đó các hoạt động như viễn thông, ngân hàng hay hệ thống cấp nước, xử lý rác thải,.. đã tạo ra môi trường thuận lợi, tiện dụng trong quá trình sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp.

- Dân số ở tỉnh Quảng Nam vào năm 2017 gần 1.494 nghìn người trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của địa phương đạt 913,4 nghìn người tăng gần 11,4 nghìn người so với năm 2016. Từ đó có thểcho thấy qua các năm lực lượng lao động tại địa phương ngày càng tăng lên, bổ sung cho nhau giữa các năm. Với đặc điểm nguồn lao động dồi dào, lao động trẻ, năng động, sáng tạo khiến cho các nhà đầu tư có thể tuyển dụng nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp và tận dụng được nguồn cung nhân lực tại chỗgiảm bớt được chi phí vềnhân lực.

- Bên cạnh đó các chương trình chính sách của chính quyền địa phương đã vàđang hỗ trợ, cải thiện môi trường đầu tư, như chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp góp phần giảm gánh nặng về chi phí kinh doanh của doanh nghiệp (theo

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nghị quyết số 177/NQ-CP ngày 09/11/2017 của chính phủ), chương trình gặp gỡ doanh nghiệp Nhật Bản do Sở kếhoạch đầu tư nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu tiềm năng và định hướng phát triển và cơ hội đầu tư vào các ngành nghề tại địa phương đến các nhà đầu tư Nhật Bản hay tổchức các Hội thảo “ Nâng cao hiệu quả chương trình kết nối Ngân hang - doanh nghiệp 2017” nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn nữa qua các chương trình, gói tín dụng của các ngân hàng,...

- Ban hành các nghị quyết, các quy định nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình phát triển các lĩnh vực kinh doanh. Đưa các Nghị quyết nhằm định hướng các chiến lược phát triển khoa học và công nghệ như Nghị quyết số 17/2016/NQ-HĐND hay quyết định số 951/QĐ-UBND vềtriển khai thực hiện cơ chếkhuyến khích đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch tập trung giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn,..

2.5.2 Khó khăn

Bên cạnh các thuận lợi đưa đến thì vẫn còn tồn tại những khó khăn gây ảnh hưởng đến việc thu hút vốn của địa phương nói chung và khu công nghiệp nói riêng. Có thể kể đến sự phát triển của các khu công nghiệp đang đứng trước những khó khăn như:

- Các khu công nghiệp chưa tận dụng được tối đa tiềm năng mà tại mỗi khu công nghiệp có khiến cho việc thu hút đầu tư các dựán công nghệcao, vốn lớn còn ít gây ảnh hưởng đến sự phát triển của khu công nghiệp.

- Mặc dù chính quyền địa phương luôn cố gắng xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại để thu hút các nhà đầu tư tuy nghiên nó chỉ nằm trên lý thuyết còn thực hành thì không thấy đâu tại một số khu công nghiệp cơ sở hạ tầng còn kém, thiếu đồng bộ. Ví như khu công nghiệp Thuận Yên mặc dù có vịtrịnằm trên địa bàn thành phố Tam Kỳ nhưng việc quy hoạch các doanh nghiệp tập trung về một khu công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, chưa di dân ra khỏi địa phận khu công nghiệp, hệthống cấp thoát nước còn kém, hệ thống giao thông vận tải chưa được nâng cao, chất thải tập trung thành đóng ở phía trước khu công nghiệp,...hay nói xa hơn đó chính là khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc được nằm trên thị xã Điện Bàn mặc dù đã thực hiện tốt việc quy hoạch các doanh nghiệp, hệ thống đường điện đảm bảo chất lượng tuy nhiên ở trong khu công nghiệp còn tồn tại nhiều bãiđất trống, tỷlệlấp đầy còn chưa đảm bảo, cỏ mọc um xùm và để người dân chăn thả trong khu gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hóa của mỗi doanh nghiệp.

- Đời sống của người lao động tại các khu công nghiệp còn chưa được chú ý như khu nhà ăn, vui chơi giải trí, nhà ở gây ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển của người lao động.

- Theo niêm giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2017 tỷ lệ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã trải qua đào tạo còn chiếm tỷ lệthấp 19,54%, từ đó có thểcho thấy công tác đào tạo nghề tại địa phương vẫn chưa được đáp ứng nhu cầu

Trường Đại học Kinh tế Huế

của các doanh nghiệp. Chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng được trình độ phát triển của các khu công nghiệp, khiến cho các doanh nghiệp phải thuê lao động từ các địa phương khác vừa ảnh hưởng đến quá trình thu hút vốn đầu tư vừa làm tăng tỷ lệ thất nghiệp càng cao.

- Một số khu công nghiệp chú trọng đến cơ sở hạ tầng nhưng vẫn không có sức hút đối với các nhà đầu tư do tỷlệlấp đầy còn thấp, gây lãng phí ngân sách nhà nước trong quá trìnhđầu tư.

- Mặc dù chính quyền địa phương luôn ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tuy nhiên vẫn tồn tại các nhược điểm như tính nhất quán chưa được cao, chưa đủ sức hút để thu hút nguồn vốn đầu tư và sử dụng một các có hiệu quả được tiềm năng mà địa phương có.

- Vấn đề giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, tại các khu công nghiệp vẫn còn tồn tại nhà dân khiến cho tình trạng này cứ kéo dài gây cản trở việc các nhà đầu tư vào khu công nghiệp. Bên cạnh đó do thiếu ngân sách trong quá trình giải phóng mặt bằng và do chính sách còn chưa thống nhất, thủ tục không được giải quyết một cách nhanh chóng.

- Công tác bảo vệ môi trường ở các KCN vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc, cụthể như việc các trạm xử lý nước thải chưa được xây dựng hoàn thiện dẫn đến tình trạng nước thải không được xử lý theo quy trình đã xả thẳng ra môi trường bên ngoài.

Trong khi đó, công tác quản lý và giám sát, kiểm tra về xử lý môi trường của các ngành chức năng tỉnh còn lỏng lẻo, chưa duy trì thường xuyên nên các doanh nghiệp thường xử lý theo hình thức đối phó. Do đó, ô nhiễm môi trường tại các KCN trở thành một vấn đề đáng quan tâm hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÓM LẠI

Quảng Nam là một trong các tỉnh có nhiều lợi thế về phát triển ngành công nghiệp như nằm trong vùng kinh tế trong điểm, nơi giao lưu giữa các khu công nghiêp, khu kinh tế hay là vùng có nguồn cung ứng nguyên liệu đa dạng, nguồn nhân lực dồi dào, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đa dạng. Tính đến năm 2017 đã quy hoạch được 1.185,72 ha, thu hút được 98 dự án đầu tư trong đó có 38 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 69 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5.308,86 tỷ đồng và 5.703,985 triệu USD, giải quyết việc làm cho 29.000 lao động. Từ đó có thể thấy rằng chính quyền địa phương đã vàđang hỗ trợ một cách tối ưu nhất để xây dựng được một môi trường tiên tiến, thông thoáng cho việc đầu tư như các chương trình xúc tiến đầu tư, thủ tục hành chính,..

Sau khi phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu hút vốn trong và ngoài nước chính quyền địa phương đang cố gắng khắc phục những khó khăn trong quá trình xây dựng môi trường đầu tư như vấn đề quy hoạch, giải phóng mặt bằng, đời sống tinh thần của người lao động,.. để thu hút được nguồn vốn đầu tư góp phần phát triển kinh tế -xã hội của vùng và địa phương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG