• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ THI KSCL LẦN 4 MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 NĂM HỌC 2016-2017

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ THI KSCL LẦN 4 MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 NĂM HỌC 2016-2017"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT LÊ XOAY

ĐỀ THI KSCL LẦN IV

Môn: Lịch sử 11 Thời gian làm bài: 50 phút;

(40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:...SBD: ...

Câu 1: Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam là:

A. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam

B. để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh cho cách mạng Việt Nam C. vạch ra kẻ thù chính cho cách mạng Việt Nam

D. nước Nga có điều kiện giúp đỡ Việt Nam về vật chất lẫn tinh thần.

Câu 2: Một trong những chính sách của chính quyền thực dân Anh để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình ở Ấn Độ là

A. mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ B. kì thị các tôn giáo truyền thống

C. đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân D. vơ vét, bóc lột triệt để

Câu 3: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới là gì?

A. Sự ra đời và phát triển manh của giai cấp tư sản

B. Sự lớn mạnh của giai cấp của giai cấp tư sản dân tộc và giai cấp vô sản trẻ tuổi cũng bắt đầu trưởng thành

C. Giai cấp vô sản ra đời, tham gia lãnh đạo cách mạng D. Đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế

Câu 4: Từ cuối tháng 8/1858 đến đầu tháng 2/1859, liên quân Pháp-Tây Ban Nha bị cầm chân trên bán đảo Sơn Trà, vì:

A. Do Nước Pháp bị suy yếu đang sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và I-ta-li-a nên không viện binh được cho quân ở Đà Nẵng

B. Do quân pháp ít, thời tiết không thuận lợi “ Nước xa không cứu được lửa gần”

C. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước đã đứng lên kiên cường chống giặc D. Quân dân ta đã anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng Câu 5: Một trong những hậu quả cơ bản mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 để lại là:

A. Nạn thất nghiệp gia tăng

B. Nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói túng quẫn C. Tình trạng bất ổn định trong xã hội

D. Nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 6: Trận Trân Châu cảng (7 – 11 – 1941) tác động như thế nào đối với Mĩ?

A. Mĩ phải kết thúc “chính sách biệt lập” và tham gia chiến tranh thế giới thứ hai B. Ru-dơ-ven phải từ chức tổng thống Mĩ

C. Mĩ từ bỏ quyền lợi của mình ở châu Á – Thái Bình Dương

D. lực lượng quân sự của Mĩ tại châu Á – Thái Bình Dương không thể nào hồi phục được

Câu 7: Hoạt động chống Pháp của Việt Nam Quang phục hội trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. đấu tranh giành được vai trò nhất định trong kinh tế và địa vị chính trị

B. Vận động tập hợp các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh trên lĩnh vực chính trị giành được một số thắng lợi

C. Đã vận động được nhiều tầng lớp tham gia một số cuộc bạo động nhưng các hoạt động đó đều lần lượt thất bại

D. đấu tranh ôn hoà, thoả hiệp với thực dân Pháp Câu 8: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là gì?

A. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến B. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt D. Chủ nghĩa đế quốc độc quyền

Câu 9: Ngày 10-12-1861 ở miền Đông Nam kỳ đã diễn ra sự kiện gì làm nức lòng quân ta?

A. Cao trào kháng chiến chống Pháp nổ ra khiến quân giặc bối rối

Trang 1/4 - Mã đề thi 132

(2)

B. Thành Vĩnh Long được trả lại cho triều đình Huế

C. Triều Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất với thực dân Pháp

D. Đội quân của Nguyễn Trung Trực đánh chìm con tàu Hi Vọng của Pháp Câu 10: Cho các sự kiện sau đây:

1. Chính sách láng giềng thân thiện của Mĩ 2. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi

3. Chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết 4. Lênin qua đời.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian

A. (2),(3),(4),(1) B. (1),(2),(3),(4) C. (4),(1),(2),(3) D. (3),(2),(4),(1) Câu 11: Ý nghĩa của Chiến thắng Cầu Giấy (21/12/1873) của nhân dân Hà Nội là:

A. đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược miền Bắc của Pháp

B. làm cho tinh thần quân Pháp hoang mang, run sợ, nhân dân miền Nam phấn khởi C. buộc quân Pháp phải rút khỏi miền Bắc và kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874

D. giúp triều đình Huế thay đổi thái độ và chiến lược đối phó với thực dân Pháp tích cực hơn Câu 12: Trận tấn công vào đồn Trường Lưu (5-1890) là trong khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy B. Khởi nghĩa Yên Thế

C. khởi nghĩa Hương Khê D. Khởi nghã Ba Đình

Câu 13: Giới cầm quyền ở Nhật Bản đã đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng con đường nào dưới đây?

A. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài B. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội

C. Chạy đua vũ trang biến Nhật Bản thành một lò lửa chiến tranh ở Châu Á và trên thế giới để giành giật thuộc địa

D. Vạch kế hoạch chiến tranh toàn cầu dưới hình thức một bản “Tấu thỉnh” đệ trình lên Thiên Hoàng Câu 14: giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản đang ở trong tình trạng như thế nào?

A. Đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ B. Đang chuyển sang giai đoạn tư bản chủ C. Đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu

D. Đang thống trị ở Nhật Bản và có những cuộc cải cách tiến bộ

Câu 15: Sự kiện nào dưới đây được lấy làm mốc mở đầu của thời kì lịch sử thế giới hiện đại?

A. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. D. Nước Đức kí Hiệp ước đầu hàng

Câu 16: Trong phong trào kháng chiến chống Pháp ở Bắc kì ngày 21-12-1873 diễn ra sự kiện gì?

A. Thắng lợi trận Cầu Giấy lần thứ hai. B. Thắng lợi trận Cầu Giấy lần thứ nhất C. Gácnie kéo quân ra Bắc Kì D. Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội Câu 17: Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874 với Pháp để lại hậu quả gì?

A. Làm giảm sút nghiêm trọng tinh thần kháng chiến của nhân dân.

B. Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp

C. Phe chủ chiến trong triều đình bị phe chủ hòa lấn lướt D. Làm mất một phần chủ quyền độc lập của nước ta

Câu 18: Đâu không phải là nội dung trong cuộc vận đông Duy Tân của Phan Châu Trinh A. Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh

B. Vận động cải cách trang phục và lối sống,

C. Mở trường dạy học theo lối mới, dạy chữ quốc ngữ thay thế cho Tứ thư, Ngũ kinh D. Thức tỉnh đồng bào, bí mật trừ khử những tên thực dân đầu sỏ

Câu 19: Nguyễn Tri Phương đã sử dụng biện pháp gì để chống địch ở Gia Định A. Xây dựng phòng tuyến Chí Hòa trong tư thế chủ động tấn công chống giặc B. Xây dựng đại đồn Chí Hòa nhưng không chủ động tấn công đánh địch C. Tấn công tiêu diệt Pháp liên tục khiến Pháp không kịp trở tay

D. Xây dựng phòng tuyến Chí Hòa vừa phòng ngự vừa tấn công địch

Câu 20: Trong những nội dung dưới đây, nội dung nào không phải là nguyên nhân khiến Pháp đánh chiếm Gia Định nước ta?

Trang 2/4 - Mã đề thi 132

(3)

A. Gia Định có đất đai rộng lớn, dễ làm đồn điền B. Gia Định là vựa lúa lớn, có vị trí quan trọng

C. Chiếm được Gia Định sẽ làm chủ lưu vực sông Mê Công

D. Chiếm được Gia Định sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình

Câu 21: Sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873), nhà Nguyễn đã có hành động gì ? A. Chủ động tấn công đánh đuổi Pháp khỏi Bắc Kì

B. Họp bàn kế sách đánh Pháp.

C. Kí hiệp ước Giáp Tuất cắt lục tỉnh Nam kì cho Pháp

D. Cử Nguyễn Tri Phương ngay lập tức đem quân ra Bắc để chống Pháp Câu 22: Thực dân Pháp đã lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?

A. Vu cáo cho triều Huế vi phạm Hiệp ước 1862 B. Mượn quân ra Bắc Kì để đánh sang Trung Quốc C. Vu cáo cho triều Huế vi phạm Hiệp ước 1874 D. Giải quyết vụ Đuy puy

Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phải là hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911?

A. Không động chạm đến các nước đế quốc.

B. Chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến C. Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến D. Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

Câu 24: Trong Chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô Viết năm 1921 đã thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng:

A. Thuế lương thực nộp bằng tiền B. Thuế lương thực nộp bằng công lao động C. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật D. Thuế lương thực nộp hàng tháng

Câu 25: Chế độ độc tài phát xít là chế độ của A. Những thế lực phân biệt chủng tộc nhất

B. Những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất C. Những thế lực xâm lược thuộc địa nhiều nhất D. Những thế lực giàu có nhất

Câu 26: Đường lối của nước Nga là : “chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa” được đề ra trong:

A. Thời kì nước Nga khủng hoảng B. Luận cương tháng Tư của Lê – nin C. Thời kì cách mạng dân chủ tư sản tháng hai D. Thời kì bảo vệ chính quyền Xô viết

Câu 27: Ở mặt trận Xô – Đức trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, chiến thắng nào tạo nên bước ngoặt của tiến trình chiến tranh?

A. Chiến thắng Mat-xcơ-va B. Chiến thắng Lê-nin-gơ-rát C. Chiến thắng Cuốc-xcơ D. Chiến thắng Xta-lin-gơ-rat.

Câu 28: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới ở nước Nga Xô viết?

A. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương

B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp nhỏ

C. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lý sản xuất công nghiệp

D. Nhà nước thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp Câu 29: Khi thực dân Pháp đánh Hà Nội lần thứ 2, tổng đốc Hoàng Diệu đã có hành động như thế nào?

A. Chỉ huy quân sĩ kiên quyết chống cự B. Rút lui ra ngoài thành bảo toàn lực lượng

C. Thực hiện chính sách vừa đánh vừa đàm phán với Pháp D. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”

Câu 30: Tôn chỉ “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam” là của:

A. Đông Kinh nghĩa thục B. Phong trào Đồng du

C. Hội Duy tân D. Việt Nam quang phục hội

Câu 31: Thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức gắn liền với sự kiện nào sau đây?

A. 1919, Đảng Quốc xã thành lập B. 1933, Hít-le làm thủ tướng nước Đức

Trang 3/4 - Mã đề thi 132

(4)

C. 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% D. 1933, Hin-đen-bua làm tổng thống nước Đức Câu 32: Nhà Nguyễn không kiên quyết chống Pháp mà luôn thỏa hiệp bằng việc kí kết các điều ước vì:

A. Lực lượng của Pháp quá mạnh. B. Sợ mất quyền lợi giai cấp C. hoang mang, dao động D. Sợ mất quyền lợi dân tộc Câu 33: Đâu không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

A. Kỉ nguyên mới đã mở ra trong lịch sử nước Nga, giai cấp công nhân, nông dân lao động và các dân tộc được giải phóng

B. Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga

C. Làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ mạnh mẽ để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới

D. Nhân dân Xô viết được sự ủng hộ của nhân dân thế giới, đã kiên cường chiến đấu, xây dựng và bảo vệ thành công những thành quả của cách mạng tháng Mười Nga

Câu 34: Hậu quả của việc kí Hiệp ước Hác măng giữa Pháp với chính quyền nhà Nguyễn là:

A. Việt Nam nằm dưới sự bảo hộ của Pháp, lãnh thổ Việt Nam bị chia làm ba kì.

B. Quân Pháp có điều kiện trở lại xâm lược toàn bộ Bắc Kì.

C. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta không phát triển D. Làm mất một phần lãnh thổ của đất nước

Câu 35: Cho các sự kiện sau :

1. Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất 2. Pháp đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà

3. Hiệp ước Hác măng 4. Hiệp ước Giáp Tuất

Hãy sắp xếp theo tiến trình thời gian

A. (3),(2),(1), (4) B. (2),(1),(4), (3) C. (1),(2),(3),(4) D. (2),(1),(3), (4)

Câu 36: Điểm khác biệt trong phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất so với các nước khác ở châu Á là:

A. Đấu tranh chính trị B. Đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản C. Bất hợp tác, bất bạo động D. Đấu tranh vũ trang

Câu 37: Nguyên nhân nào khiến cho Liên Xô kí với Đức Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau trong chiến tranh thế giới thứ 2?

A. muốn gây chia rẽ giữa các nước tư bản dân chủ với phát xít Đức B. không muốn bị lôi kéo vào chiến tranh đế quốc

C. không muốn rơi vào tình trạng cùng một lúc phải đối phó với hai thế lực đế quốc và phát xít D. muốn tranh thủ thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng đối phó với phát xít Đức sau này Câu 38: Âm mưu cơ bản của Pháp khi tấn công Đà Nẵng là gì ?

A. Đà Nẵng có đội quân nội gián lớn

B. Đà Nẵng có vị trí thuận lợi, chiếm được Đà Nẵng cắt đứt đường tiếp viện từ Huế vào Nam kì C. Làm căn cứ tấn công Huế, nhanh chóng buộc triều Nguyễn đầu hàng

D. Đà Nẵng là cảng biển nước sâu nên tàu Pháp dễ dàng hoạt động

Câu 39: Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đã dẫn tới mâu thuẫn tất yếu nào dưới đây?

A. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản với các nước thuộc địa

B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” với đế quốc “trẻ” về chính trị C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” với đế quốc “trẻ” về kinh tế.

D. Mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc “già” với đế quốc “trẻ”

Câu 40: Việc Liên Xô tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ 2 đã làm A. Thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến B. Thay đổi tính chất chiến tranh

C. Tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh D. Làm thay đổi tương quan lực lượng

---

--- Thí sinh không được sử dụng tài liệu ---

Trang 4/4 - Mã đề thi 132

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trả lời câu hỏi 1 trang 60 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Vì sao Lý Thường Kiệt quyết định xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở sông Như Nguyệt.. Việc xây dựng phòng tuyến

Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng.. Nguyễn

☐ Bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu (Trung Quốc) rồi rút về. ☐ Hòa hoãn với giặc. Trả lời:.. a) Nhà Tống ráo

Bài 1 trang 36 SGK Lịch sử 4: Dựa vào lược đồ, em hãy kể lại cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt của quân ta... - Tại các phòng tuyến

Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, vua Trần mời các bô lão cả nước về kinh đô Thăng Long, ở điện Diên Hồng, để hỏi kế đánh giặc.. Trả lời câu hỏi của vua: “Nên đánh

- Nhà Tống xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.. Để chiếm được Đại Việt nhà Tống đã có hành

- Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đến các nước trên thế giới.. -

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế - chính trị của chủ nghĩa tƣ bản.. Sự kiện thái tử Áo – Hung bị ngƣời Xéc bi