• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cơ hội và thách thức đối với hàng nông sản xuât khẩu của Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Cơ hội và thách thức đối với hàng nông sản xuât khẩu của Việt Nam "

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Kinhíẹ I> báo

hội thách thức đối với hàng nông sản xuât khẩu của Việt Nam

trong quá trình thực thi CPTPP

NGUYỄN THỊ THANH VÂN*

* ThS., Học viện Chính trị Khuvực III

Hiệp

định

Đốì

tác toàn diện

tiến bộ xuyên

Thái

Bình Dương

(CPTPP)

đã chínhthức

hiệu

lực

với

Việt Nam được 2 năm.

Trong

thời gian đó, nhiều

cam kết

của

CPTPP

được

triển khai

đã

mở

ra

nhiều cơ

hộivà thách

thức mới

đôi

vơi các

mặt

hàng xuất khẩu Việt

Nam nói chung hàng

nông sản

nói riêng.

Theo lộ

trình

thực

hiện CPTTP,

nhiều

cam

kết

lợi

cho

xuât

khẩu nông

sản Việt Nam sẽ

dần bị xóa

bỏ.

Chính vì vậy, làm

sao để

thích

nghi

đẩy

mạnh

xuất

khẩu nông

sảntrong

quá

trìnhtriển

khai các

cam

kết

đanglà

câu

hỏi

cần

được giải đáp.

9 MỘTCơ HỘI VÀTHÁCH THỘC CỦAHÀNG NÔNGSẢN XUÂT KHAU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI CPTPP

Cơ hội

Mởrộng thị trường xuấtkhẩu, tăng tỷ trọnggiátrịxuấtkhẩu trong lĩnh vực nôngnghiệp

Khi CPTPP có hiệu lực, toàn bộ thuế nhập khẩu đối với Việt Nam sẽ được xóa bỏ theo lộ trình, tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật nước sở tại. Các nước thành viên cam kết cắt giảm trên 48% dòng thuế nông nghiệp về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực và đạt mức trên 60% sau 10 năm; riêng tại úc, New Zealand và Singapore thì hầu hết các dòng thuế nông sản về 0% ngay năm đầu tiên. Đây là một trong những thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản (cà phê, hạt tiêu, hạt điều, chè, mật ong, thủy sản...). Một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam có mức thuế suât sang thị trường Mexico và Peru sẽ giảm xuống rất nhiều so với trước (15%- 30%). Những mặt hàng nông sản (hạt điều, nhãn, vải và thanh long...) vào thị trường Peru sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% (hiện nay là 9%). Bên cạnh đó, đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội tiếp cận 10 thị trường các nước thành viên với mức thuế quan tháp hoặc gần bằng 0% [1]

Có thể thấy, CPTPP sẽ là cơ hội cho hàng nông sản Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước thành viên dự kiến chiếm khoảng 13,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Mặt khác, cam kết về giảm thuê quan 0% từ các nước thành viên CPTPP có xu hướng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam tăng lên và sẽ thay vì nhập khẩu trung gian từ Thái Lan, Trung Quốc hay các nước ngoài CPTPP như trước đây. Chính yếu tố này mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản chủ lực (thủy sản, rau quả, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su...) là những mặt hàng có lợi thế trong nước sang các thị trường các nước CPTPP sẽ góp phần làm tăng GDP vào những năm tiếp theo.

Việt Nam sẽ gia tăng nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

Trong giai đoạn từ năm 2021 trở đi, một trong những nhiệm vụ kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định: “Phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, thích ứng với biến đổi khí hậu. Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu. Tiếp tục đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, "nông thôn mới kiểu mẫu". Đê’ đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có các nguồn lực trong đó vein đầu tư cần được xã hội hóa và huy động từ trong và ngoài nước; từ đó, để phát triển các ngành nông nghiệp công nghệ cao, hình thành các chuỗi khép kín với công nghệ tiên tiến, tạo khả năng cho Việt Nam tham gia tốt hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Những quy định mới về đầu tư trong CPTPP, như: sự hài hòa giữa các quy định pháp luật, tính cạnh tranh, vân đề hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa,

Economy and Forecast Review

57

(2)

NGHIÊN cứa - TRAO Đổl

những quy định về đốì xử đầu tư theo tiêu chuẩn đốì xử tối thiểu, mở rộng phạm vi giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư sẽ góp phần hỗ trợ tích cực cho việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Thực tế cho thấy, năm 2019, Việt Nam thu hút xấp xỉ 9,5 tỷ USD vốn đầu tư từ các nước CPTPP, giảm gần 36% so với năm 2018. Năm 2020, tình hình được cải thiện hơn, khi tổng vô'n đầu tư thu hút từ các đối tác CPTPP đạt 11,8 tỷ USD, tăng 24,4% so với 2019 trong bối cảnh tổng vốn đầu tư nước ngoài mà Việt Nam thu hút giảm gần 25% [3],

Tăng tính kết nối giữa các doanh nghiệp thông qua việc tham gia chuỗicung ứngkhuvực toàn cầu Hiện, các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu, với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD, với các thị trường lớn, như: Nhật Bản, Canada, Australia sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Tham gia CPTPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng, tăng năng suất lao động, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn; từ đó, tạo động lực và sức ép cho doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất trong nước theo hướng giảm xuất khẩu nguyên liệu và sơ chế, đầu tư phát triển chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, tăng cường xuất khẩu sản phẩm chế biến có giá trị gia tàng cao... Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền nông nghiệp Việt Nam trong 5-10 năm tới.

Nâng cao chất lượng hàng nông sản, tăng tính cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường trong khôi nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Hàng hóa nông sản của Việt Nam còn phải đôi diện với sức ép cạnh tranh tại “sân nhà ” đến từ việc hàng hóa các nước CPTPP tràn vào thị trường trong nước. Sức ép từ 2 phía sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp Việt Nam cải cách mô hình kinh doanh, đầu tư nhiều hơn vào dây chuyền sản xuất và nguồn lực lao động. Đây chính là yếu tố bắt buộc các doanh nghiệp, người sản xuất cần phải xây dựng chiến lược, nâng cao nhận thức về đa dạng các mặt hàng nông sản không chỉ mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn đảm bảo sô' lượng, chất lượng tiêu dùng trong nước.

Mặt khác, CPTPP tạo cơ hội cho doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam tiếp cận được khoa học, kỹ thuật mới thông qua hoạt động đầu tư xuyên quốc gia, đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến hiện đại, nâng cao trình độ kỹ năng lao động, nên thay đổi được phương thức sản xuất truyền thống sang hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại và nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng của sản phẩm.

Thách thức

Thách thứctừ sứcép đối với thị trường trongnước Việc mỡ cửa thị trường nông nghiệp, theo lộ trình,

việc cắt giảm hầu hết mức thuế nhập khẩu xuống còn 0% sẽ tạo điều kiện cho hàng nhập khẩu từ các nước thành viên CPTPP vào thị trường Việt Nam với mức giá tốt phù hợp với nhu cầu của tiêu dùng trong nước, do lợi thế về quy trình sản xuất công nghiệp. Cùng với đó, những rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT) và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) của Việt Nam quá thấp trong việc bảo vệ thị trường nội địa. Trong khi đó, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, năng suất lao động thấp, chịu mức thuế phí cao, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật còn hạn chế, nên chi phí các yếu tô' đầu vào còn cao. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản chịu áp lực lớn từ thị trường trong nước, cũng như sự cạnh tranh gay gắt từ doanh nghiệp nước ngoài. Chính yếu tô' này sẽ là thách thức làm các doanh nghiệp thu hẹp thị phần của sản phẩm xuất xứ trong nước, gia tăng các mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu điều đó dẫn đến những tác động tiêu cực đô'i với người nông dân trong quá trình hội nhập kinh tê' quốc tế.

Đặc biệt, việc tham gia CPTPP với mức thuê' giảm xuô'ng 0% tạo nên thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi trong nước. Hiện nay, đa sô' các cơ sở chăn nuôi trong nước có quy mô nhỏ lẻ, quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được đảm bảo, sẽ làm tăng các chi phí đầu vào, nên ảnh hưởng đến giá cả và chất lượng sản các sản phẩm chê' biến, như: thịt lợn, thịt bò, thịt gà, trứng... phải chịu cạnh tranh lớn (nhiều sản phẩm gia cầm nước ngoài vào Việt Nam với giá rẻ hơn sản phẩm trong nước) đã khiến ngành chăn nuôi rơi vào tình trạng khó khăn hơn.

Thách thức đối với thị trường xuất khẩu Việc cắt giảm mức thuê' nhập khẩu vào các nước trong CPTPP về 0% dường như không mang lại nhiều tác động tích cực như kỳ vọng đối với xuất khẩu nông, thủy sản Việt Nam. Bởi, bên cạnh thuê' quan, các nước thuộc CPTPP còn áp dụng rất nhiều biện pháp để bảo hộ nền nông nghiệp nội địa. Thực tê' là, có thể một mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam được tiếp cận thị trường với mức thuế suất bằng 0%, nhưng cơ hội gia tăng xuất khẩu với giá cạnh tranh sẽ bị vô hiệu bằng những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay vụ kiện phòng vệ thương mại với quy

58

Kinh tếDự báo

(3)

kinh tế Ihiháo

chế kinh tế phi thị trường... Thậm chí, những rào cản phi thuế này còn tinh vi và gây rủi ro nhiều hơn so với thuế quan.

CPTPP không có nội dung nào hạn chế quyền của các quốc gia nhập khẩu trong việc sử dụng các công cụ này. CPTPP có Chương về SPS, TBT về phòng vệ thương mại, nhưng nội dung của các Chương này rất ngắn và chủ yếu nhấn mạnh yếu tố hợp tác trong việc xử lý nhanh các khiếu nại nếu có. Như vậy, các nước thành viên CPTPP vẫn có quyền đưa ra các điều kiện SPS, TBT...

nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu nông thủy sản Việt Nam vào các thị trường này. Và, thực tế đã chứng minh rằng, xu hướng sử dụng các rào cản phi thương mại ngày càng bị lạm dụng trong thương mại quốc tế hiện nay.

Thách thức từcác quy địnhvề nguồn gốc xuất xứ, môi trường, lao độngsở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng nông sảnxuấtkhẩu của ViệtNam

CPTPP có quy định về yêu cầu xuất xứ “nội khối”, cũng như có quy định các nước phải loại bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, bãi bỏ lao động trẻ em, loại bỏ các hình thức phân biệt đốì xử về lao động và việc làm... Những điều khoản này tác động lớn đến ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và các sản phẩm hàng nông sản xuất khẩu nói riêng, bởi sản xuất nông nghiệp Việt Nam phần lớn là quy mô hộ gia đình, với sự tham gia của trẻ em. Theo thống kê của FAO, tỷ lệ lao động trẻ em trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn ở mức cao trong khoảng từ 11%-17%1.

1 FAO, Statistical Yearbook, Asia andPacific Foodand Agricultue, 2014

Bên cạnh đó, những điều khoản về môi trường và lao động cũng có thể được đưa vào phạm vi điều chỉnh của CPTPP theo hướng nâng cao tiêu chuẩn/yêu cầu của sản phẩm thủy sản, trở thành rào cản phi thuế đôi với hàng hóa nhập khẩu vào các thị trường này. Đối với ngành thủy sản đã có trợ cấp cho nuôi trồng thủy sản, thì một sô' nước sử dụng quy định về bảo tồn khi yêu cầu các nước không tiếp tục duy trì các chương trình có tác động trực tiếp đến việc khai thác quá mức (các loài hải sản quý bị đánh bắt quá mức). Hay quy định triển khai hệ thông cung cấp tư liệu về đánh bắt, trong đó mỗi quốc gia sẽ ban hành và triển khai chương trình nhằm chứng minh rằng cá được đánh bắt

Thúc đẩy kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản cần xác lập tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật bắt buộc

theo đúng quy định và luật lệ chung. Để đáp ứng yêu cầu này, các nước phải có khả năng truy xuất đến các tàu đánh bắt cá, điều này sẽ làm tăng gánh nặng và rất khó thi hành đốì với nước có trình độ phát triển kém hơn như Việt Nam.

Thách thức đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩutheo chuỗi giátrịtoàn cầu

Nguy cơ nông sản bị trả lại, mất quyền xuất khẩu hoặc gia tăng tần suất kiểm tra do chưa đáp ứng các quy định SPS/TBT tại các thị trường khó tính, như:

Nhật Bản và các nước EU khi sản xuất trong nước chưa được quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu trong chăn nuôi, trồng trọt theo chuỗi cung ứng. Các sản phẩm của các hộ gia đình, hợp tác xã gặp nhiều khó đáp ứng quy tắc nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo quyền lợi được hưởng ưu đãi thuế quan đối với một số' sản phẩm do sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu. Đặc biệt, trong nước chưa xây dựng được các chuỗi giá trị ngành hàng bền vững, chưa có thói quen về lưu trữ bằng chứng minh về nguồn gốc xuất xứ trong toàn chuỗi, xây dựng thương hiệu, xây dựng chỉ dẫn địa lý còn hạn chế (hiện tượng vi phạm khai thác, nuôi trồng thủy sản...), nên khó khăn trong xây dựng thương hiệu uy tín trên trường quốc tế.

, GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHAU NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH THựC THI CPTPP

Một là, tiếp tục xúc tiến đầu tư, makerting mở rộngthị trường tiêu dùngsản phẩm hàngnôngsản Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin về CPTPP để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này đốì với những mặt hàng nông sản đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu thời gian tới. Cùng

Economy and ForecastReview

59

(4)

NGHIÊN cứa - TRAO Đổi

với đó, doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bốì cảnh mới, lây sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới, phát triển và xem CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh theo từng giai đoạn trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào các thị trường đốì tác tiềm năng trong CPTPP. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chủ động liên kết, hợp tác với các thị trường đối tác của Hiệp định để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam, nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn. Đây cũng chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Hai là, tăngcườngsự liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản theo chuỗi cung ứng sản phẩm khu vực toàn cầu

Các nước CPTPP có xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ đó cũng chính là nhân tố nâng cao trình độ phát triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng. Vì vậy, các doanh nghiệp, các hộ sản xuât cần phải có sự phôi hợp, liên kết, tham gia vào các công đoạn sản xuâì có giá trị gia tăng cao hơn, từ đầu vào đến đầu ra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, nâng cao năng suất lao động.

Mặt khác, để tận dụng tôi đa lợi ích mà CPTPP đem lại cho lĩnh vực nông nghiệp, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn cần có sự liên kết, hợp tác với nhau, cũng như với các doanh nghiệp lớn ở các nước từ CPTPP về trình độ công nghệ, phương thức quản lý hiện đại, sản xuất đa dạng các mặt hàng, khả năng cạnh tranh theo chuỗi khép kín nhằm sản xuất sản phẩm bảo đảm đạt tiêu chuẩn đã được cam kết trong Hiệp định.

Ba là,nâng cao chất lượng sản phẩm hàng nông sản xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh

- Doanh nghiệp, cũng như người dân cần chủ động tìm hiểu thông tin, tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn, các nội dung cam kết của Việt Nam từ CPTPP về các thị trường đối tác, các ưu đãi thuế quan, về yêu cầu châì lượng và quy tắc xuất xứ hàng hóa nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm (thị trường trong nước và nước ngoài).

- Tiếp tục thực hiện sản xuất, kinh doanh theo chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, có quy mô và tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thể của thị trường xuất khẩu.

- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực, trong đó, có nguồn nhân lực bảo đảm chủ động tham gia quá trình kiện tụng, xử lý tranh châp và bảo đảm tính minh bạch, bênh vực quyền lợi chính đáng cho hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp.

Bôn là, tiếp tục hoàn thiện thể chế cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong quá trình thực thi CPTPP

Trong thời gian tới, Chính phủ cần bổ sung, hoàn thiện một số chính sách nhằm tận dụng được những cơ hội và khắc phục những khó khăn trong quá trình thực thi CPTPP, cụ thể là:

- Tiếp tục bổ sung, điều chỉnh chính sách, cơ chế, thủ tục về đất đai nhằm giúp các hộ, các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng nông sản chủ lực đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi giá trị, theo mô hình sản xuất hàng hóa lớn.

- Tiếp tục hỗ trợ các nguồn lực, phối hợp với hiệp hội các ngành hàng xuât khẩu tuyên truyền, cung cấp thông tin về CPTPP để giúp doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản thấy được lợi ích từ Hiệp định này, chủ động mở rộng thị trường, hội nhập quốc tế.

- Có chính sách hỗ trợ nguồn vô'n cho các doanh nghiệp, người nông dân ứng dụng hệ thống công nghệ hiện đại từ hoạt động sơ chế, chế biến, kênh tiêu thụ sản phẩm, tiêu dùng nông sản Việt Nam nhằm phát triển đa dạng chủng loại sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nhãn mác sản phẩm có truy xuất nguồn gốc xuất xứ.Q

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. VCCI (2021). Báo cáo sau 2 năm thực thi hiệp định CPTTP từ góc nhìn doanh nghiệp

2. CIEM (2020). Tài liệu công bố Hội thảo “Thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP: Yêu cầu hoàn thiện thể chê'và nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam”, Hà Nội, ngày 19/02/2020

3. Hà Anh (2021). Nhĩn lại hai năm thực thi CPTPP từ góc nhìn doanh nghiệp, truy cập từ https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/nhin-lai-hai-nam-thuc-thi-cptpp-tu-goc-nhin-doanh- nghiep-579461.html

ÓO

KinhtếDựbáo

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố về điểm tiếp xúc với doanh nghiếp trong tương tác của khách hàng, tương quan giữa sản phẩm – giá và các cam kết của

Điểm mới trong hoạt động tài trợ của Nafosted chính là việc đưa tiêu chí công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín (các tạp chí do Viện Thông tin Khoa học

Tuy nhiên, có một thách thức ngày càng nổi lên trở thành một vấn nạn làm đau đầu các cơ quan chức năng quản lý thuế đó chính là việc nhà đầu tư nước

Thang đo sử dụng để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua của khách hàng đối với nông sản hữu cơ tại của hàng nông sản hữu cơ Susu Xanh Huế bao gồm 23 biến

Để gia tăng hiệu quả hợp tác giữa công ty với bà con nông dân và tăng cường sự ưa chuộng sản phẩm gạo hữu cơ của người dân trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên

Nghiên cứu của Alghusin (2015) cho thấy rằng đòn bẩy tài chính tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời ROA của các doanh nghiệp công nghiệp, trong khi đó qui mô

Không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất của cây trồng, khí hậu thời tiết còn ảnh hưởng đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học

Trường ĐH KInh tế Huế.. Để có thể kiểm soát việc phát sinh nợ xấu và khống chế tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, ngân hàng đã thực sự nỗ lực trong công tác quản trị rủi ro