• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
48
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1 Ngày soạn: Ngày 5 tháng 9 năm 2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020 BUỔI SÁNG

TOÁN

Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

-Biết đếm đọc viết các số trong phạm vi 100.

-Nhận biết các số có 1 chữ số, các số có 2 chữ số;số lớn nhất có một chữ số, số lớn nhất có hai chữ số,số liền trước, số liền sau.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán 3. Tháiđộ: Ham thích học toán II. Đồ dùng dạy học.

- Bảng phụ

III. Phương pháp dạy học:

- Hỏi – đáp, thảo luận

IV. Các hoạt động dạy và học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1.Bài cũ(5p)

-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh

-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra.

2.Bài mới (30p) 2.1 Giới thiệu bài

2.2Ôn tập các số trong phạm vi 100.

Bài 1

- Lớp trưởng báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng của các tổ viên.

- Nhắc nhở HS tự lấy đồ dùng học tập

(2)

- Hãy nêu các số từ 0 đến 10?

- Hãy nêu các số từ 10 về 0?

-Gọi 1 em lên bảng viết các số từ 0 đến 10.

-Yêu cầu lớp thực hiện vào vở.

- Có bao nhiêu số có 1 chữ số? Kể tên các số đó?

- Số bé nhất là số nào?

- Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào?

- Số 10 có mấy chữ số?

Bài 2: Ôn tập các số có 2 chữ số - Cho lớp chơi trò chơi lập bảng số

- Cách chơi: Gắn 5 băng giấy lên bảng.

+ Yêu cầu lớp chia thành 5 đội chơi điền các số thích hợp vào ô trống.

- Nhận xét và bình chọn nhóm chiến thắng

- Cho học sinh đếm các số của đội mình theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn

- Số bé nhất có hai chữ số là số nào?

- Số lớn nhất có 2 chữ số là số nào?

- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở

- Vài em nối tiếp nhau nêu mỗi em 1 số.

-3 em lần lượt đếm ngược từ 10 về 0.

- Một em lên bảng làm bài.

-Lớp làm vào vở

- Có 10 chữ số có 1 chữ số đó là: 0, 1, 2, 3 , 4, 5 ,6 ,7, 8 , 9.

- Số bé nhất là số 0

- Số lớn nhất có 1 chữ số là số 9.

- Số 10 có 2 chữ số là 1 và 0.

- Lớp chia thành 5 đội có số người như nhau. Thi đua điền nhanh, đúng các số vào ô trống - Khi các nhóm điền xong 5 băng giấy sẽ có bảng số thứ tự từ 0 đến 99.

- Lớp theo dõi và bình chọn nhóm thắng cuộc.

- Các nhóm đếm số.

- Là số 10 (3 em trả lời)

- Là số 99 (3 em trả lời)

-HS lắng nghe

- Quan sát và nhận xét các bạn chơi.

(3)

Bài 3: Ôn tập về số liền trước, số liền sau

- Vẽ lên bảng các ô:

54

- Số liền sau số 54 là số nào? Em làm thế nào để tìm số 55?

- Số liền trước số 90 là số nào?

- Em làm thế nào để tìm số 9?

- Số liền trước và liền sau của một số hơnkém nhau bao nhiêu đơn vị?

- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở.

3. Củng cố - Dặn dò (5p) - Hôm nay học bài gì?

- Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập.

- Số 55 (3em trả lời )

- Lấy số 54cộng thêm 1 được 55

- Số 89

- Vì 10- 1 = 9 - 1 đơn vị

- Lớp làm bài vào vở

- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài

- Về nhà học làm các bài tập trong SGK trang 3.

-HS lắng nghe

--- TẬP ĐỌC

Tiết 1, 2: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

-Hiểu được lời khuyên từ câu chuyện: làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

- Học sinh khá giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ: Cócông mài sắt, có ngày nên kim

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài.

- Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ 3. Thái độ: Học tập được tính kiên trì, nhẫn lại.

- QTE: HS có quyền bày tỏ thái độ của mình với các nhân vật trong câu chuyện.

(4)

II. Các kĩ năng sồng cơ bản trong bài:

- Tự nhận thức về bản thân - Lắng nghe tích cực

- Kiên định trong mọi công việc.

- Đặt mục tiêu phấn đấu.

III. Phương pháp dạy học - Thảo luận – chia sẻ

- Trình bày

IV. Đồ dùng dạy học.

- Chuẩn bị máy tính, máy chiếu.

V.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS khuyết tật TIẾT 1

1. Giới thiệu môn học: (5p)

- Slied 1: Giới thiệu qua các chủ điểm của SGK Tiếng việt lớp 2.

2. Dạy học bài mới (30p) 2.1. Giới thiệu bài

- Bài"Có công mài sắt, có ngày nên kim" nằm trong chủ điểm đầu tiên của Tiếng việt 2.

- Slied 2: GV cho HS quan sát bức tranh và hỏi: Bức tranh có những ai? Họ đang làm gì?

- Muốn biết bà cụ nói gì với câu bé chúng ta vào bài học ngày hôm nay.

2.2. Luyện đọc đọan 1, 2 a. Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.

- Đọc giọng kể cảm động nhẹ

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi?

-Nhắc lại tên bài tập đọc

-HS lắng nghe

(5)

nhàng nhấn giọng những từ ngữ thể hiện được từng vai trong chuyện b. Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Yêu cầu luyện đọc từng câu - Viết lên bảng các từ tiếng vần khó hướng dẫn học sinh rèn đọc.

- Yêu cầu nối tiếp đọc từng câu trong đoạn

- Kết hợp uốn nắn các em đọc đúng từ có vần khó

c. Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp.

- GV hướng dẫn HS ngắt giọng.

- Hướng dẫn hiểu nghĩa các từ mới trong bài.

- Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài.

d. Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.

- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc.

- Mời các nhóm thi đua đọc.

e. Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân

- Lớp lắng nghe đọc mẫu.

- Lần lượt từng em nối tiếp đọc từng câu trong đoạn.

- Rèn đọc các từ như: quyển, nguệch ngoạc,..

-Lần lượt đọc nối tiếp đoạn.

- Mỗi khi cầm quyển sách,/cậu chỉ đọc được vài dòng / đã ngáp ngắn ngáp dài,/rồi bỏ dở./

- Thỏi sắt to như thế,/ làm sao bà mài thành kim được?//

- Từng em đọc từng đoạn trước lớp.

- Lắng nghe giáo viên để hiểu nghĩa các từ mới trong bài.

- 3 em đọc từng đoạn trong bài.

-Đọc từng đoạn trong nhóm.Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc.

- Các nhóm thi đua đọc bài (đọc đồng thanh và cá nhân đọc).

- Lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc.

- Lớp đọc đồng thanh.

HS đọc câu 1.

(6)

- Lắng nghe nhận xét và bình chọn nhóm đọc tốt.

- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

2.3. Tìm hiểu nội dung đoạn 1, 2 - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và 2 trả lời câu hỏi

- Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?

- Gọi một em đọc câu hỏi 2.

-Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?

- Giáo viên hỏi thêm:

- Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?

- Cậu bé có tin là từ thỏi sắt lớn mài thành cái kim nhỏ không?

- Những câu nào cho thấy là cậu bé không tin?

TIẾT 2

2.4. Luyện đọc đoạn 3, 4 (20p) a. Yêu cầu luyện đọc từng câu

- Viết lên bảng các từ tiếng vần khó hướng dẫn học sinh rèn đọc.

- Yêu cầu nối tiếp đọc từng câu trong đoạn

- Kết hợp uốn nắn các em đọc đúng từ có vần khó

-Lớp đọc thầm đoạn 1,2 trả lời câu hỏi.

- Mỗi khi cầm sách cậu chỉ đọc được vài dòng là chán và bỏ đi chơi, viết chỉ nắn nón vài chữ đầu rồi sau đó viết nguệch ngoạc cho xong chuyện.

-Bà cụ đang cầm một thỏi sắt mải mê mài vào một tảng đá.

- Để làm thành một cái kim khâu.

-Cậu bé đã không tin điều đó.

- Cậu ngạc nhiên hỏi: Thỏi sắt to như thế làm thế nào mà mài thành cái kim được?

- Lần lượt từng em nối tiếp đọc từng câu trong đoạn 3 và 4.

-Rèn đọc các từ như: hiểu, quay,..

-Lần lượt nối tiếp đọc từng câu trong đoạn.

-HS theo dõi, lắng nghe

(7)

b. Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp - Hướng dẫn HS nghắt giọng

- Hướng dẫn hiểu nghĩa các từ mới trong bài.

- Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài.

c. Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.

- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc

- Gọi các nhóm thi đọc.

d. Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân

- Lắng nghe nhận xét và bình chọn nhóm đọc tốt.

- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4.

2.5. Tìm hiểu nội dung đoạn 3, 4 (12p)

- Gọi học sinh đọc thành tiếng đoạn 3 và 4

- Gọi một em đọc câu hỏi

- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 3 và 4 trả lời câu hỏi

- Từng em đọc từng đoạn trước lớp.

-Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một ít, /sẽ có ngày/nó thành kim.//Giống như cháu đi học,/

mỗi ngày cháu học một ít,/sẽ có ngày/cháu thành tài.//

- Lắng nghe để hiểu nghĩa các từ mới trong bài.

- Ba em đọc từng đoạn trong bài.

-Đọc từng đoạn trong nhóm.

-Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc.

- Các nhóm thi đua đọc bài (đọc đồng thanh và cá nhân đọc.

- Lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3 và 4 trong bài.

- Hai em đọc thành tiếng đoạn 3 và 4

-Một em đọc câu hỏi tìm hiểu đoạn 3.

-Lớp đọc thầm đoạn 3, 4 trả lời câu hỏi.

- Mỗi ngày mài một chút có ngày sẽ thành cái kim cũng

- Theo dõi

- HS theo dõi, lắng nghe.

(8)

- Bà cụ giảng giải như thế nào?

- Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không. Chi tiết nào chúng tỏ điều đó?

- Mời một em đọc câu hỏi 4.

- Câu chuyện này khuyên em điều gì?

2.6. Luyện đọc lại truyện:

- Yêu cầu từng em luyện đọc lại.

- Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi cho học sinh.

3. Củng cố dặn dò (5p)

* KNS:Cậu bé đã lắng nghe bà cụ như thê nào? Và cậu đã nhận ra điều gì trong câu trả lời của bà cụ?

+ QTE:Qua câu chuyện em thích nhất nhân vật nào?

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

- về nhà học bài xem trước bài mới.

như chấu đi học mỗi ngày học

…sẽ thành tài.

-Cậu bé đã tin điều đó,cậu hiểu ra và chạy về nhà học bài.

- Trao đổi theo nhóm và nêu:

-Câu chuyện khuyên chúng ta có tính kiên trì, nhẫn nại, thì sẽ thành công …

- Chọn để đọc một đoạn yêu thích.

- HS lắng nghe

-Thích bà cụ vì bà đã dạy cho cậu bé

-Thích cậu bé vì cậu hiểu ra điều hay và biết làm theo.

- HS lắng nghe

- Theo dõi

- Theo dõi, lắng nghe

*****************************************

Ngày soạn: Ngày 5 tháng 9 năm 2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020 BUỔI SÁNG

TOÁN

Tiết 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (Tiếp) I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

(9)

- Biết viết các số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thứ tự của các số.

- Biết so sánh các số trong phạm vi 100.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm tính nhanh, đúng.

3. Tháiđộ: Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ

III. Phương pháp dạy học - Hỏi – đáp,giải quyết vấn đề VI. Các hoạt động dạy và học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS khuyết tật 1. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Yêu cầu viết vào bảng con:

- Số TN nhỏ nhất, số lớn nhất có 1 chữ số, 2 chữ số

- Viết 3 số TN liên tiếp? Nêu số ở giữa, liền trước và số liền sau của 3 số này?

- Nhận xét, đánh giá phần kiểm tra.

2. Bài mới (30p) 2.1 Giới thiệu bài

- Hôm nay chúng ta tiếp tục củng cố về các số trong phạm vi 100.

2.2 Đọc – Viết – Cấu tạo số có 2 chữ số

Bài 1: GV đưa bảng phụ yêu cầu đọc tên các cột trong bảng

-Hãy nêu cách viết số 78?

- Hãy nêu cách viết số có 2 chữ số?

- Lớp thực hành viết vào bảng con theo yêu cầu - 0, 9, 10, 99.

- Viết 3 số tự nhiên tùy ý.

- Lớp theo dõi giới thiệu -Vài em nhắc lại tên bài.

- Chục, đơn vị, đọc số, viết số.

- 7 chục, 8 đơn vị. Viết 78 Đọc: Bảy mươi tám

- Viết 7 trước sau đó viết 8

- Theo dõi

- Theo dõi

- GV HD cách làm.

(10)

- Nêu cách đọc số 78?

- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.

- HS chữa bài

Bài 2: So sánh số có 2 chữ số - Viết lên bảng: 52 56 yêu cầu nêu dấu cần điền.

- Vì sao?

- Nêu lại cách so sánh số có 2 chữ số.

- Yêu cầu lớp làm vào vở.

- Yêu cầu lớp nhận xét và chữa bài.

- Tại sao 30 + 5 < 53?

- Muốn so sánh 30 + 5 và 53 ta làm sao?

* Kết luận: Khi so sánh một tổng với 1số ta thực hiện phép cộng trước rồi mới so sánh.

bên phải

- Viết chữ số hàng chục trước sau đó viết chữ số hàng đơn vị.

- Đọc chữ số hàng chục rồi đọc từ “mươi" rồi đến đọc chữ số hàng đơn vị

- Tương tự: 95 = 90 +5 61 = 60 +1 24 = 20 +4 - Lớp làm vào vở - 3 em chữa bài miệng.

- Một em nêu yêu cầu đề bài

- Điền dấu <

- Vì 5 = 5 và 2 < 6 nên ta có 52 < 56

- So sánh chữ số hàng chục trước số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì lớn hơn.

Nếu hàng chục bằng nhau ta so sánh chữ số hàng đơn vị, số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn

- Vì 30 + 5= 35 mà 35 < 53 - Thực hiện phép cộng 30 + 5 = 35

- Tương tự:

81 > 80 69 < 96 88 = 88 + 830 + 5 = 53 - Đọc đề rồi thực hiện vào vở: Kết quả là:

a. 38, 42, 59, 70

- GV HD cách làm.

(11)

Bài 3: Thứ tự các số có 2 chữ số - Yêu cầu đọc đề bài rồi thực hiện vào vở

- Yêu cầu học sinh chữa bài miệng.

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu và hướng dẫn học sinh giải bài tập Bài 4:

GV yêu cầu học sinh tự làm bài tập này

Bài 5:Đố vui:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- Nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố - Dặn dò (5p) - Hôm nay toán học bài gì?

- Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập.

b. 70, 59, 42, 38

- Học sinh tự làm bài tập 4 - Ô trống phần a là số: 10, phần b là số: 80 và 90

- Kết quả: 69

- HS tham gia trò chơi - Nhận xét

- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài

- Về nhà học và làm bài tập còn lại.

- Xem trước bài mới.

- HS làm bài.

- HS lắng nghe ---

Tập đọc

Tiết 3: TỰ THUẬT I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nắm được những thông tin chính về bạn học sinh trong câu chuyện; bước đầu có khái niệm về tự thuật (lý lịch). Trả lời được những câu hỏi trong SGK.

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng và rõ ràng tòan bài; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng.

3. Thái độ: yêu thích môn học II. Đồ dùng học tập:

- Bảng phụ

(12)

III. Các họat động dạy và học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1. Kiểm tra bài cũ: (5p)

- Gọi 2 em lên bảng.

- Nhận xét, đánh giá từng em.

- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.

2. Bài mới (30p) 2.1 Giới thiệu bài:

2.2 Luyện đọc:

a. Đọc mẫu: chú ý đọc to rõ ràng, rành mạch

b. Hướng dẫn phát âm từ khó:

- Giới thiệu các từ khó phát âm yêu cầu học sinh đọc.

- Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu.

c. Hướng dẫn ngắt giọng:

- Treo bảng phụ hướng dẫn ngắt giọng theo dấu phân cách, hướng dẫn cách đọc ngày, tháng, năm.

- Yêu cầu đọc theo nhóm nhóm.

- Yêu cầu lớp thi đọc cả bài.

- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh.

- Hai em lên mỗi em đọc 2 đoạn bài: “Có công mài sắt có ngày nên kim"

- Nêu lên bài học rút ra từ câu chuyện

- Lắng nghe đọc mẫu và đọc thầm theo.

- Một em khá đọc mẫu lần 2.

- 3- 5 em đọc bài cá nhân sau đó cả lớp đọc đồng thanh các từ khó và từ dễ nhầm lẫn.

- Mỗi em đọc một câu cho đến hết bài.

- Nối tiếp nhau đọc từng câu

- Lần lượt đọc theo nhóm trước lớp.

- Thi đọc cá nhân.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- Cả lớp đọc thầm cả bài

- Nhắc lại tên bài tập đọc

- HS lắng nghe

- HS đọc theo.

- HS đọc theo.

(13)

2.3 Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Yêu cầu lớp đọc thầm cả bài.

- Em biết gì về bạn Thanh Hà? Tên bạn là gì?

- Bạn sinh ngày, tháng, năm nào?

- Nhờ đâu mà em biết các thông tin về bạn Thanh Hà?

- Yêu cầu lưu ý đến các thông tin về mối quan hệ các đơn vị hành chính trong bài.

- Dùng sơ đồ vẽ sẵn các mối quan hệ để giải thích

- Hãy nêu địa chỉ nhà em ở?

- Yêu cầu lớp chia ra các nhóm để tự thuật về bản thân

- Đặt câu hỏi chia nhỏ bài tự thuật theo từng mục để gợi ý cho học sinh.

3. Củng cố - Dặn dò: (5p) - Nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn dò về nhà.

- Lần lượt từng em nói từng chi tiết về bạn Thanh Hà, sau đó 2 em nói tổng hợp các thông tin về bạn Thanh Hà

- Nhờ vào bản tự thuật.

- Nêu địa chỉ về nhà ở của mình.

- Lớp chia nhóm tự thuật trong nhóm.

- Mỗi nhóm cử cử ra 2 bạn, 1 bạn thi tự thuật về mình, 1 bạn thi thuật lại về 1 bạn trong nhóm của mình.

- Ba học sinh nhắc lại nội dung bài

- Về nhà học thuộc bài, xem trước bài mới: “ Ngày hôm ua đâu rồi?"

- HS theo dõi, lắng nghe

- Theo dõi

- HS theo dõi, lắng nghe.

- Theo dõi

- Theo dõi, lắng nghe

--- Chính tả

Tiết 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Chép lại chính xác bài chính tả (SGK); trình bày đúng 2 câu văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.

(14)

2. Kĩ năng:

- Làm được bài tập 2, 3, 4

* HS khuyết tật: Viết được bài 3. Thái độ: Ham thích môn học II. Chuẩn bị

- Bảng phụ, bảng con

III. Các họat động dạy và học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS KT 1. Mở đầu (5p)

- GV nêu một số yêu cầu của bài chính tả; viết đúng, viết đẹp, chăm chỉ luyện tập.

2. Bài mới: (30p) 2.1. Giới thiệu bài

- Nêu yêu cầu của bài chính tả về viết đúng, viết đẹp, làm đúng các bài tập chính tả…

2.2. Hướng dẫn tập chép:

a. Ghi nhớ nội dung đoạn chép:

- Đọc mẫu đoạn văn cần chép.

- Yêu cầu HS đọc lại bài cả lớp đọc thầm theo.

- Đoạn văn trên chép từ bài tập đọc nào?

- Đoạn chép là lời của ai nói với ai? Bà cụ nói gì với cậu bé?

b. Hướng dẫn cách trình bày:

- Đoạn văn có mấy câu?

- Cuối mỗi câu có dấu gì?

- Chữ đầu đoạn, đầu câu viết như

- HS lắng nghe

- Lớp lắng nghe giáo viên nói

- HS đọc lại bài

- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài

- Bài Có công mài sắt có ngày nên kim.

- Bà cụ giảng giải cho cậu bé thấy nhẫn nại kiên trì thì việc gì cũng thành công.

- Đoạn văn có 2 câu

- Cuối mỗi câu có dấu chấm.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- HS đọc

(15)

thế nào?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

- Đọc cho học sinh viết các từ khó vào bảng con

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

d. Chép bài:

- Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.

e. Soát lỗi:

- Đọc lại để học sinh dò bài, tự bắt lỗi

g. Chữa bài:

- Thu 9 đến 10 bài nhận xét trước lớp.

2.3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: Gọi một em nêu bài tập 2.

- Yêu cầu lớp làm vào vở.

- Khi nào ta viết là K?

- Khi nào ta viết là c?

- Nhận xét bài học sinh và chốt lại lời giải đúng.

Bài 3: Nêu yêu cầu của bài tập.

- Hướng dẫn đọc tên chữ cái ở cột 3 và điền vào chỗ trống ở cột 2 những chữ cái tương ứng.

- Mời một em làm mẫu

- Yêu cầu lớp làm vào bảng con.

- Gọi 3 em đọc lại, viết lại đúng thứ tự 9 chữ cái.

- Xóa dần bảng cho học thuộc

- Viết hoa chữ cái đầu tiên.

- Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con: mài, ngày, cháu, sắt.

- Nhìn bảng chép bài.

- Lớp nhìn bảng và viết bài vào vở

- Nghe và tự gạch lỗi bằng bút chì

- HS lắng nghe.

- Nêu yêu cầu bài tập - Học sinh làm vào vở

- Kim khâu, cậu bé, kiên trì, bà cụ - Viết k khi đứng sau nó là nguyên âm e, ê, i

- Các nguyên âm còn lại.

- Một em nêu bài tập 3 sách giáo khoa.

- Học sinh làm vào bảng con

- Đọc á viết ă

- Ba em lên bảng thi đua làm bài.

- Viết tên bài vào vở ô ly

- Theo dõi

(16)

từng phần bảng chữ cái.

3. Củng cố - Dặn dò: (5p)

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

- Nhắc nhớ trình bày sách vở sạch đẹp.

- Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới

- Đọc : a, á, ớ, bê, xê, dê, đê, e, ê - Viết: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê.

- Em khác nhận xét bài làm của bạn.

- HS lắng nghe

- Về nhà học bài và làm bài tập trong sách giáo khoa.

- Theo dõi, lắng nghe

--- BUỔI CHIỀU

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG

BÀI 1: BÁC KIỂM TRA NỘI VỤ I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu và cảm nhận được sự quan tâm sâu sát của Bác tới mọi người xung quanh, nhất là lối sống gọn gàng, ngăn nắp.

2. Kĩ năng.

- Vận dụng bài học về sự gọn gàng, ngăn nắp từ câu chuyện vào cuộc sống của bản thân các em.

3. Thái độ

- Yêu thích gọn gàng, ngăn nắp.

- Yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2– Tranh III. Các hoạt động

Bài mới: - Giới thiệu bài: Bác kiểm tra nội vụ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT

(17)

1. Hoạt động 1: Đọc hiểu (5p)

- GV đọc đoạn văn “Bác kiểm tra nội vụ” ( Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2/ tr.4) + Trong câu chuyện này, vì sao khi báo động hoặc buổi sáng thức dậy, mọi người thường hay bị lẫn giày, dép?

+ Buổi sáng thức dậy, mọi người ngạc nhiên vì điều gì?

+ Buổi tối hôm trước, ai là người đã sắp xếp lại những đôi dép?

+ Từ sau khi được Bác chỉnh sửa cách để giày dép, anh em nội vụ đã làm được điều gì?

2. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm (10p)

+ Câu nào trong câu chuyện nhận xét chung về Bác Hồ?

+ Em hiểu từ “anh em” trong câu văn “ Bác quan tậm từ cái lớn, sâu sát từ cái nhỏ đời thường của anh em” như thế nào? Có phải anh em trong cùng 1 gia đình do bố mẹ sinh ra hay không?

+ Câu chuyện khuyên chúng ta bài học gì?

- HS lắng nghe.

- HS trả lời cá nhân.

- Vì buổi tối đi ngủ mọi người để giày dép lộn xộn.

- Mọi người ngạc nhiên vì: dép đã được sắp xếp gọn gàng.

- Bác là người sắp xếp lại.

- Từ sau khi được Bác chỉnh sửa cách để giày dép, anh em nội vụ đều sắp xếp ngăn nắp từ đôi dép đến đồ dùng cá nhân.

- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm.

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.

+ Bác quan tâm từ cái lớn, sâu sát từ cái nhỏ đời thường của anh em.

+ “Anh em” có nghĩa là: Bác coi các đồng chí trong nội vụ như những người anh em ruột thịt thân thiết.

+ Câu chuyện khuyên chúng ta:

Luôn luôn phải có lối sống gọn gàng, ngăn nắp.

- HS trả lời cá nhân.

- Lắng nghe

- Theo dõi, lắng nghe

(18)

3. Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng (10p) + Em có thường sắp xếp lại góc học tập của mình?

+ Em đã giúp bố mẹ gấp quần áo cho vào tủ bao giờ chưa? Vì sao phải gấp quần áo gọn gàng?

+ Ở nhà, em có tham gia cùng bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, hoặc tự sắp xếp phòng ngủ của mình không? Kể một lần em tham gia cùng bố mẹ dọn nhà

4. Hoạt động 4: GV cho HS thảo luận nhóm 2 (8p)

+ Gọn gàng, ngăn nắp giúp gì cho ta khi sử dụng đồ đạc?

+ Gọn gàng, ngăn nắp có làm cho căn nhà , căn phòng đẹp hơn không?

5. Củng cố, dặn dò: (5p) + Sống gọn gàng, ngăn nắp có những ích lợi gì?

- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.

- Lớp nhận xét, bổ sung - HS thảo luận câu hỏi - Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.

+ Gọn gàng, ngăn nắp giúp đò đạc bền và đẹp lâu hơn./ Giúp tìm đồ dễ dàng hơn./...

- Lắng nghe.

- HS trả lời.

- Lắng nghe

- Theo dõi, lắng nghe - Lắng nghe

*****************************************

Ngày soạn: Ngày 5 tháng 9 năm 2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020 TOÁN

Tiết 3: SỐ HẠNG - TỔNG I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

(19)

- Biết số hạng, tổng.

- Biết thực hiện phép cộng các số có 2 chữ số trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán 3. Thái độ: Yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ

III. Các họat động dạy và học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1. Kiểm tra bài cũ: (5p)

- Yêu cầu 2 em lên bảng - Hỏi thêm:

- 39 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- Số 84 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra.

2. Bài mới: (30p) 2.1 Giới thiệu bài:

- Hôm nay chúng ta tìm hiểu các thành phần trong phép tính cộng “Số hạng - Tổng "

2.2 Nội dung:

a. Giới thiệu: Số hạng- Tổng - Ghi bảng: 35 + 24 = 59 yêu cầu đọc phép tính trên.

- Trong phép tính 35 + 24 = 59 thì 35 gọi là số hạng, 24 là số

- HS1: Viết các số 42, 39, 71, 84 theo thứ tự từ bé đến lớn.

- HS2: Viết các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé

- Gồm 3 chục và 9 đơn vị - Gồm 8 chục và 4 đơn vị

- Lớp theo dõi giới thiệu -Vài em nhắc lại tên bài.

- 35 cộng 24 bằng 59

- Theo dõi

- Lắng nghe

(20)

hạng và 59 gọi là tổng.

- 35 gọi là gì trong phép cộng 35 + 24 = 59?

- 24 gọi là gì trong phép cộng 35 + 24 = 59?

- 59 gọi là gì trong phép cộng 35 + 24 = 59?

- Vậy tổng là gì?

- Giới thiệu tương tự với phần tính dọc

- 35 + 24 bằng bao nhiêu?

- 59 gọi là tổng, 35 + 24 = 59 nên 35 + 24 cũng được gọi là tổng.

- Yêu cầu nêu tổng của phép cộng

35 + 24 = 59

b. Luyện tập – Thực hành Bài 1:GV đưa bảng phụ

- Yêu cầu đọc tên các số hạng của phép cộng: 14+ 2 = 16 - Tổng của phép cộng là số nào?

- Muốn tính tổng ta làm như thế nào?

- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra

Bài 2:

- Yêu cầu nêu đầu bài đọc phép tính mẫu nhận xét về cách trình bày của phép tính mẫu.

- Quan sát và lắng nghe giới thiệu.

- 35 gọi là số hạng

- 24 gọi là số hạng

- 59 gọi là Tổng

- Tổng là kết quả của phép cộng

- Bằng 59.

- Tổng là 59, tổng là 35 + 24

- Đọc 14 cộng 2 bằng 16 - Đó là 14 và 2

- Là số 16

- Lấy các số hạng cộng với nhau - Lớp làm vào vở

- 1 em lên làm bài trên bảng.

SH 14 31 44 68

SH 2 7 25 0

- Theo dõi - GV HD làm bài.

- GV HD làm bài.

(21)

- Hãy nêu cách viết và thực hiện phép tính theo cột dọc?

- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.

- Mời 2 em lên bảng làm bài.

- Gọi học sinh nêu cách viết , cách thực hiện phép tính 72 + 11 và 5 + 71

Bài 3:

- Yêu cầu đọc đề bài - Đề bài cho biết gì?

- Bài toán yêu cầu tìm gì?

- Muốn biết trong vườn có bao nhiêu cây cam và quýt ta làm phép tính gì?

- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.

Bài 4: Số?

- GV gửi bài cho HS.

- Nhận xét, tuyên dương

3. Củng cố - Dặn dò: (5p) - Hôm nay toán học bài gì?

- Nhận xét đánh giá tiết học

Tổng 16 38 69 68

- Một em nêu yêu cầu đề bài - Đọc: 25 cộng 43 bằng 68

- Phép tính được trình bày theo cột dọc

- Viết số hạng thứ nhất rồi viét số hạng kia xuống dưới sao cho các hàng đều thẳng cột với nhau rồi viết dấu + kẻ vạch ngang và tính từ phải sang trái

- Thực hành làm vào vở và chữa bài.

- Hai em làm trên bảng.

- Viết 72 rồi viết 11 sao cho 2 thẳng cột với 1 và 7 thẳng cột với 1 viết dấu + kẻ vạch ngang và tính

- Đọc đề bài .

- Cho biết trong một khu vườn có 20 cây cam và 35 cây quýt - Trong vườn có bao nhiêu cây cam và quýt.

- Ta làm phép tính cộng

- Làm bài vào vở.Tóm tắt và trình bày bài giải

Bài giải

Số cây cam và quýt trong vườn là:

20 + 35 = 55 (cây )

Đáp số: 55 cây cam, quýt.

- HS ghi kết quả của mình trên máy tính

- HS lắng nghe.

- GV HD trình bày.

(22)

- Dặn về nhà học và làm bài tập.

- Nhận xét, bổ sung

-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài

-Về nhà học và làm bài tập còn lại.

- Xem trước bài mới.

- HS lắng nghe

--- BUỔI CHIỀU

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT LUYỆN VIẾT

Tiết 1: CHỮ HOA : A I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Viết đúng chữ hoa A (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng;

Anh ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Anh em hòa thuận (3 lần).

2. Kĩ năng:

- Chữ viết rõ ràng, tương đối rõ nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. Ở tất cả các bài , HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng trên trang vở luyện viết lớp 2.

3. Thái độ: HS có ý thức rèn chữ viết II. Đồ dùng dạy học:

- Mẫu chữ hoa A đặt trong khung chữ. Vở luyện viết III. Các họat động dạy và học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1. Mở đầu: (5p)

- Giáo viên nêu yêu cầu và kiểm tra các đồ dùng cần cho môn tập viết ở lớp 2.

2. Bài mới: (30p) 2.1 Giới thiệu bài:

- Hôm nay chúng ta sẽ tập viết

- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ của mình

- Lớp theo dõi giới thiệu - Vài em nhắc lại tên bài.

- Thực hiện

- Lắng nghe.

(23)

chữ hoa A và một số từ ứng dụng có chữ hoa A.

2.2 Hướng dẫn viết chữ hoa:

a. Quan sát số nét quy trình viết chữ A:

- Yêu cầu quan sát mẫu và trả lời:

- Chữ hoa A cao mấy đơn vị, rộng mấy đơn vị chữ?

- Chữ hoa A gồm mấy nét? Đó là những nét nào?

- Chỉ theo khung hình mẫu và giảng quy trình viết cho học sinh như sách giáo khoa.

- Viết lại qui trình viết lần 2.

b. Học sinh viết bảng con

- Yêu cầu viết chữ hoa A vào không trung và sau đó cho các em viết vào bảng con.

2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:

a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng - Yêu cầu một em đọc cụm từ.

- Anh em thuận hòa có nghĩa là gì?

b. Quan sát, nhận xét:

- Cụm từ gồm mấy tiếng ? Là những tiếng nào?

- So sánh chiều cao của chữ A và n

- Những chữ nào có chiều cao bằng chữ A?

- Nêu độ cao các con chữ còn lại.

- Khi viết Anh ta viết nét nối giữa

- Học sinh quan sát.

- Cao 5 ô li, rộng hơn 5 ô li một chút

- Chữ A gồm 3 nét đó là nét lượn từ trái sang phải, nét móc dưới và một nét lượn ngang

- Quan sát theo giáo viên hướng dẫn

- Lớp theo dõi và cùng thực hiện viết vào không trung

- Viết bảng con.

- Đọc: Anh em thuận hòa.

- Là anh em trong một nhà phải biết thương yêu nhường nhịn nhau

- Gồm 4 tiếng: Anh, em, thuận, hòa

- Chữ A cao 2,5 li các chữ n cao 1 ô li

- Chữ h

Chữ t cao 1,5 ô li các chữ còn lại cao 1 ô li

- Từ điểm cuối của chữ A rê

- HS quan sát, lắng nghe.

-Viết bảng con.

- HS quan sát, lắng nghe.

(24)

A và n như thế nào?

- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?

c. Viết bảng:

- Yêu cầu viết chữ Anh vào bảng 2.4 Hướng dẫn viết vào vở:

- Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.

- Chữa từ 5- 7 bài học sinh.

- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.

3. Củng cố - Dặn dò:

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về nhà hoàn thành nốt bài viết trong vở, viết lại nhiều lần và xem trước bài mới: “ Ôn chữ hoa Ă, ”

bút lên điểm đầu của chữ n và viết chữ n

- Khoảng cách đủ để viết một chữ o

- Thực hành viết vào bảng.

- Viết vào vở tập viết:

- 1 dòng chữ A hoa cỡ vừa.

- 1 dòng chữ A hoa cỡ nhỏ.

- 1 dòng chữ Anh cỡ vừa.

- 1 dòng chữ Anh cỡ nhỏ.

- 2 dòng câu ứng dụng: Anh em thuận hòa.

- Nộp vở từ 5- 7 em để chữa bài.

- Viết bảng con.

- Viết vào vở luyện viết.

*************************************

Ngày soạn: Ngày 5 tháng 9 năm 2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 1: TỪ VÀ CÂU I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Làm quen với khái niệm Từ và Câu thông qua các BT thực hành.

2. Kĩ năng:

- Biết tìm các từ liên quan đến họat động học tập (BT1, BT2); viết được một câu nói về nội dung mỗi tranh (BT3).

(25)

3. Thái độ: Ham thích môn học II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa BT1, 3

III. Các họat động dạy và học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1. Mở đầu: (5p)

- Nêu sơ lược về nội dung của tiết dạy luyện từ và câu.

2.Bài mới:(30p) 2.1 Giới thiệu bài:

- Hôm nay chúng ta sẽ học môn:

Luyện từ và câu

2.2Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: Yêu cầu một em đọc bài tập 1.

-Có bao nhiêu hình vẽ?

- Tám hình vẽ này ứng với 8 tên gọi trong phần ngoặc đơn, hãy đọc 8 tên gọi này

-Chọn 1 từ thích hợp trong 8 từ để gọi tên bức tranh1

-Yêu cầu lớp thực hiện làm tiếp bài tập 1

Bài 2:Mời một em đọc nội dung bài tập 2 lớp đọc thầm theo.

- Yêu cầu lấy ví dụ về từng loại.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- Mở VBT trang 3

-Một em đọc yêu cầu bài tập1 trong sách.

- Có 8 hình vẽ.

- Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật được vẽ dưới đây.

- Đọc: học sinh, nhà, xe đạp, múa, trường, chạy, hoa hồng, cô giáo.

- Trường

- Làm tiếp bài tập1. Lớp trưởng điều khiển

- Một học sinh đọc bài tập 2.

Lớp theo dõi và đọc thầm theo.

- Lớp làm việc cá nhân.

-Ba em nêu mỗi em một từ về mỗi loại trong các từ trên. (Bút chì – đọc sách – chăm chỉ)

- Lắng nghe

- Viết 1, 2 từ trong bài

- GV HD làm bài.

(26)

- Tổ chức thi tìm nhanh.

- Kiểm tra kết quả tìm từ của các nhóm

- G V lần lượt đọc to từ của từng nhóm.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

Bài 3

-Mời một em đọc nội dung bài tập 3 lớp đọc thầm theo.

-Yêu cầu một em đọc câu mẫu

- Câu mẫu vừa đọc hỏi về ai? Cái gì?

- Tranh 1 còn cho ta thấy điều gì?

Vườn hoa được vẽ như thế nào?

- Tranh 2 cho ta thấy Huệ định làm gì?

- Theo em cậu bé trong tranh 2 sẽ làm gì?

- Yêu cầu viết câu của em vào vở.

3. Củng cố - Dặn dò: (5p)

-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

-Dặn dò về nhà

- Chia thành 4 nhóm, mỗi em trong nhóm ghi một từ vào tờ giấy nhỏ sau đó dán lên bảng -Đếm số từ các nhóm tìm được theo lời đọc của giáo viên.

- Bình chọn nhóm thắng cuộc.

- Một học sinh đọc bài tập 3.

-Lớp theo dõi và đọc thầm theo.

- Huệ cùng các bạn vào vườn hoa.

- Nói về Huệ và vườn hoa trong tranh 1

-Vườn hoa thật đẹp / Các bông hoa rực rỡ /…

- Nói về cô bé Huệ muốn ngắt một bông hoa

- Ngăn Huệ lại / khuyên Huệ không nên ngắt hoa / …

- Học sinh nêu lại nội dung và viết vào vở

-Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại.

- HS lắng nghe

- Theo dõi, lắng nghe

--- TOÁN

Tiết 4: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết cộng nhẩm số tròn chục có 2 chữ số.

(27)

- Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.

- Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài tóan có một phép cộng.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tính toán

3. Thái độ: Ham thích học toán II. Đồ dùng dạy học.

- Bảng phụ viết sẵn bài tập 5. Nội dung kiểm tra bài cũ.

III. Các họat động dạy và học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1.Kiểm tra bài cũ: (5p)

-Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà

-Yêu cầu nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép cộng.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

2.Bài mới: (30p) 2.1 Giới thiệu bài:

- Hôm nay chúng ta luyện tập về phép cộng không nhớ có 2 chữ số.

2.2 Luyện tập:

Bài 1: Yêu cầu 2 em lên bảng tính kết quả.

- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.

-Gọi em khác nhận xét bài bạn -Yêu cầu nêu cách viết cách thực hiện phép tính

-Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2:

- Gọi một em nêu yêu cầu đề bài.

- Học sinh lên bảng làm bài.

18 + 21 ; 32 + 47 71 + 12 ; 30 + 8

- Học sinh khác nhận xét.

-Lớp theo dõi giới thiệu bài -Vài em nhắc lại tên bài.

- 2 em lên bảng làm.

- Em khác nhận xét bài bạn.

- 2 em lần lượt nêu cách để tính 3 phép tính

- Lắng nghe

- Theo dõi

- Nhận biết được số hạng, tổng

(28)

- Mời một em làm bài mẫu 60 + 20 + 10

-Yêu cầu lớp làm bài vào vở.

-Yêu cầu 1 em nêu miệng cách tính và kết quả.

-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn

-Khi biết 60 + 20 +10 = 90 có cần tính 60 + 30 không? Vì sao?

-Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài 3

- Mời một học sinh đọc đề bài.

-Muốn tính tổng khi đã biết các số hạng ta làm như thế nào?

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Gọi em khác nhận xét bài bạn.

-Nhận xét đánh giá bài làm học sinh.

Bài 4:

- Yêu cầu 1em đọc đề.

- Bài toán yêu cầu ta tìm gì?

- Bài toán cho biết gì về số gà và vịt?

- Muốn biết tất cả có bao nhiêu con gà và vịt ta phải làm phép

-Một em đọc đề bài sách giáo khoa.

- Nhẩm:60 cộng 20 bằng 80, 80 cộng 10 bằng 90

- Lớp làm vào vở.

- Một em nêu cách tính và tính ra kết quả.

- Em khác nhận xét bài bạn.

- Không cần tính mà có thể ghi ngay kết quả là 90 vì 20 + 10 = 30

60 + 20 + 10 = 90 40 + 10 + 20 = 70

60 + 30 = 90 40 + 30 = 70

30 + 20 + 20 = 70 30 + 40 = 70

- Một em đọc đề bài.

- Ta lấy các số hạng cộng với nhau

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

-Học sinh khác nhận xét bài bạn

- Một em đọc đề

- Tìm tất cả số gà và vịt mẹ nuôi

- Có 22 con gà và 10 con vịt

- Làm phép cộng.

- GV HD làm bài.

- HS làm bài.

- Lắng nghe

(29)

tính nào?

- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.

-Gọi em khác nhận xét bài bạn -Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài 5: (HSK,G) - GV hướng dẫn HS - GV yêu cầu HS tự giải - GV nhận xét cho điểm

3. Củng cố - Dặn dò: (5p) -Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập.

- Làm vào vở.

-Một em lên bảng làm bài - Một em khác nhận xét bài bạn.

Giải

Số gà và vịt mẹ nuôi được là:

22 + 10 = 32 (con) Đáp số: 32 con - HS làm bài

- Một em khác nhận xét bài bạn

-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài

-Về nhà học và làm bài tập còn lại

Làm bài.

- Lắng nghe ---

TẬP LÀM VĂN

Tiêt 1: TỰ GIỚI THIỆU: CÂU VÀ BÀI I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết nghe và trả lời đúng những câu hỏi về bản thân (BT1); nói lại một vài thông tin đã biết về một người bạn (BT2)

2. Kĩ năng:

- Học sinh bước đầu kể lại nội dung của 4 bức tranh (BT3) thành một câu chuyện ngắn.

3. Thái độ: Yêu thích môn học

II. Các kĩ năng sống cơ bản trong bài.

(30)

- Tự nhận thức về bản thân

- Giao tiếp:cởi mở,tự tin trong giao tiếp biết lắng nghe ý kiến người khác III. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa bài tập 3. Phiếu học tập cho từng học sinh.

IV. Các hoạt động dạy học.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1.Giới thiệu (2p)

- Để giúp các em biết cách tổ chức câu văn thành một bài văn,từ lớp 2 các em sẽ được học các tiết học mới của môn Tiếng việt đó là tiết Tập làm văn.

2.Bài mới: (32p) 2.1 Giới thiệu bài:

- Hôm nay các em sẽ luyện tập cách giới thiệu về mình, về bạn.

2.2Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1,2: Gọi 1 học sinh đọc bài tập.

-Yêu cầu so sánh cách làm của của hai bài tập.

- Phát phiếu cho từng em yêu cầu đọc và cho biết phiếu có mấy phần

- Yêu cầu điền các thông tin về mình vào trong phiếu.

- HS lắng nghe

- Hai học sinh nhắc lại tên bài.

- Một em đọc yêu cầu đề bài.

-Phiếu có 2 phần thứ nhất là phần tự giới thiệu phần thứ hai ghi các thông tin về bạn mình khi nghe bạn tự giới thiệu.

- Làm việc cá nhân.

- Lắng nghe

- Viết tên mình, tên lớp, tên trường

- Yêu cầu từng cặp ngồi cạnh nhau hỏi – đáp về các nội dung ghi trong phiếu .

- Gọi hai em lên bảng thực hành trước lớp

- Làm việc theo cặp.

- Hai em lên bảng hỏi đáp trước lớp theo mẫu câu: Tên bạn là gì? Cả lớp ghi vào

(31)

- Yêu cầu các em khác nghe và viết các thông tin nghe được vào phiếu.

- Mời lần lượt từng em nêu kết quả.

- Mời em khác nhận xét bài bạn.

Bài 3

-Mời một em đọc nội dung bài tập 3.

-Bài tập này giống bài tập nào ta đã học?

-Hãy quan sát và kể lại nội dung từng bức tranh bằng 1 hoặc 2 câu rồi ghép các câu văn đoc lại với nhau.

- Gọi học sinh trình bày bài.

- Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.

3. Củng cố - Dặn dò: (5p)

* KNS:Qua bài học em đã nhận biết đựợc gì về bản thân? Hãy tự giới thiệu về bản thân?

-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung

-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

-Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau.

phiếu.

- 3 em nối tiếp trình bày trước lớp.

- 2 em giới thiệu về bạn cùng cặp với mình.

-1 em giới thiệu về bạn vừa thực hành hỏi đáp

- Viết lại nội dung các bức tranh dưới đây bằng 1,2 câu để tạo thành một câu chuyện.

- Giống bài tập trong luyện từ và câu đã học.

- Làm bài cá nhân.

- Trình bày bài theo hai bước:

4 học sinh tiếp nối nói về từng bức tranh.

- Trình bày bài hoàn chỉnh.

- Em khác nhận xét bài bạn.

- HS trả lời

-Hai em nhắc lại nội dung bài học.

-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.

(32)

--- BUỔI CHIỀU

KỂ CHUYỆN

TIẾT 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa, gợi ý dưới mỗi tranh kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện

- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, biết thay đổi giọng kể phù hợp nội dung.

2. Kĩ năng:

- Theo dõi bạn kể, NX đánh giá lời kể của bạn, lể tiếp lời kể của bạn.

3. Thái độ: Học tập được tính kiên trì, cẩn thận.

II. Đồ dùng

- Máy tính, máy chiếu.

III. Các hoạt động dạy học Hoạt động GV 1. Giới thiệu bài (3p)

- GV giới thiệu môn kể chuyện 2. Hướng dẫn kể (30p)

Bài 1. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh

- GV treo tranh của Bài tập 1

* Kể chuyện trong nhóm

* Kể chuyện trước lớp

- Lớp nhận xét – GV nhận xét Bài 2. Kể toàn bộ câu chuyện - GV hướng dẫn kể phân vai

Họat động HS

- HS nêu yêu cầu bài

- HS quan sát tranh và đọc thầm lời gợi ý

- HS nối tiếp kể từng đoạn trong nhóm

- Cá nhân kể chuyện trước lớp

- HS thực hiện theo yêu cầu - HS phân vai dựng lại câu

HSKT

- Lắng nghe - Đọc và nhớ tên câu chuyện

- Kể đoạn 1.

(33)

- Lần 1: GV dẫn chuyện

2 HS đóng vai cậu bé và bà cụ

- Lần 2: 3 HS kể phân vai - Lần 3: 3 HS kể kèm động tác minh họa

- Lớp nhận xét, GV nhận xét 3. Củng cố dặn dò (5p)

- Qua câu chuyện em học được điều gì?

- Dặn dò HS kể cho người thân nghe. GV nhận xét giờ học

chuyện - Nhận xét

- HS trả lời

- Lắng nghe

- Lắng nghe

--- TẬP VIẾT

Tiết 1: CHỮ HOA: A I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Viết đúng chữ hoa A (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng;

Anh (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Anh em hòa thuận (3 lần).

2. Kĩ năng:

- Chữ viết rõ ràng, tương đối rõ nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.Ở tất cả các bài tập viết, HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp 2) trên trang vở tập viết lớp 2.

3. Thái độ: HS có ý thức rèn chữ viết II. Đồ dùng dạy học:

- Mẫu chữ hoa A, Vở tập viết, bảng con III. Các họat động dạy và học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1. Mở đầu: (5p)

- Giáo viên nêu yêu cầu và kiểm tra các đồ dùng cần cho môn tập

- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ của mình

- Theo dõi

(34)

viết ở lớp 2.

2. Bài mới: (30p) 2.1 Giới thiệu bài:

- Hôm nay chúng ta sẽ tập viết chữ hoa A và một số từ ứng dụng có chữ hoa A.

2.2 Hướng dẫn viết chữ hoa:

a. Quan sát số nét quy trình viết chữ A:

- Yêu cầu quan sát mẫu và trả lời:

- Chữ hoa A cao mấy đơn vị, rộng mấy đơn vị chữ?

- Chữ hoa A gồm mấy nét? Đó là những nét nào?

- Chỉ theo khung hình mẫu và giảng quy trình viết cho học sinh như sách giáo khoa.

- Viết lại qui trình viết lần 2.

b. Học sinh viết bảng con

- Yêu cầu viết chữ hoa A vào không trung và sau đó cho các em viết vào bảng con.

2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:

a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng - Yêu cầu một em đọc cụm từ.

- Anh em thuận hòa có nghĩa là gì?

b. Quan sát, nhận xét:

- Cụm từ gồm mấy tiếng? Là những tiếng nào?

- So sánh chiều cao của chữ A và

- Lớp theo dõi giới thiệu -Vài em nhắc lại tên bài.

-Học sinh quan sát.

- Cao 5 ô li, rộng hơn 5 ô li một chút

-Chữ A gồm 3 nét đó là nét lượn từ trái sang phải, nét móc dưới và một nét lượn ngang -Quan sát theo giáo viên hướng dẫn

- Lớp theo dõi và cùng thực hiện viết vào không trung sau đó bảng con.

- Đọc: Anh em thuận hòa.

- Là anh em trong một nhà phải biết thương yêu nhường nhịn nhau

- Gồm 4 tiếng: Anh, em, thuận, hòa

- HS Lắng nghe

- Theo dõi

(35)

n

- Những chữ nào có chiều cao bằng chữ A?

- Nêu độ cao các con chữ còn lại.

- Khi viết Anh ta viết nét nối giữa A và n như thế nào?

- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?

c. Viết bảng:

- Yêu cầu viết chữ Anh vào bảng 2.4 Hướng dẫn viết vào vở:

- Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.

- Thu và nhận xét bài học sinh.

- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.

3. Củng cố - Dặn dò: (5p)

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn dò về nhà và xem trước bài mới: “Chữ hoa Ă, ”

- Chữ A cao 2,5 li các chữ n cao 1 ô li

- Chữ h

- Chữ t cao 1,5 ô li các chữ còn lại cao 1 ô li

- Từ điểm cuối của chữ A rê bút lên điểm đầu của chữ n và viết chữ n

- Khoảng cách đủ để viết một chữ o

- Thực hành viết vào bảng.

- Viết vào vở tập viết:

- 1 dòng chữ A hoa cỡ vừa.

- 1 dòng chữ A hoa cỡ nhỏ.

- 1 dòng chữ Anh cỡ vừa.

- 1 dòng chữ Anh cỡ nhỏ.

- 2 dòng câu ứng dụng: Anh em thuận hòa.

- HS lắng nghe

- Viết bảng con

- Viết vở 1 dòng

- Theo dõi, lắng nghe

--- THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

LUYỆN ĐỌC I/ MỤC TIÊU

1)Kiến thức

-Rèn kỹ năng đọc to, rõ ràng, lưu loát toàn bài.

+ Đọc đúng các từ: nắn nót, quyển, nguệch ngoạc.

+ Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, phẩy và các cụm phân biệt được lời nhân vật (cậu bé, bà cụ).

(36)

- Rút ra được lời khuyên của câu chuyện: Làm việc gì cũng phải liên trì, nhẫn nại mới thành công.

2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm, trôi chảy

- Tự nhận thức về bản thân( hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu, khuyết điểm của mình để tự điều chỉnh).

- Lắng nghe tích cực.

- Kiên định.

- Đặt mục tiêu( biết đề ra mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện).

3)Thái độ: - GiúpHS yêu thích môn học II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên- Tranh minh hoạ SGK - Bảng phụ viết sẵn câu cần đọc.

2. Học sinh: SGK, Vở

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ: 3p

- Kiểm tra và hướng dẫn, g thiệu về sgk 2. Bài mới:

a- Giới thiệu bài(2p):

b- Luyện đọc(20p)

Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- Đọc từng câu:

- Luyện đọc từ khó: nắn nót, quyển, nguệch ngoạc.

- Học sinh đọc nối tiếp câu L1.

- Học sinh đọc nối tiếp câu L2.

- Đọc từng đoạn trước lớp:

- Giáo viên hướng dẫn các em ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc:

+ Câu dài, cần biết nghỉ hơi đúng: Mỗi khi cầm quyển sách,/cậu chỉ đọc vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài, / rồi bỏ dở.//(Nghỉ hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi giữa các cụm từ dù không có dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ được in đậm.

+ Câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm (câu cảm thán), cần thể hiện đúng tình cảm:

+ Giáo viên giúp các em hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong đoạn.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Đọc từng đoạn trong nhóm.

- Giải nghĩa từ: chú thích

- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- Học sinh lắng nghe và thực hiện.

- Bà ơi,/ bà làm gì thế?//. (Lời gọi với giọng lễ phép, phần sau thể hiện sự tò mò)

- Thỏi sắt to như thế,/ làm sao bà mài thành kim đựơc?//

(Giọng ngạc nhiên nhưng lế phép)

- Học sinh các nhóm đọc.

(37)

- Giáo viên cho thời gian cho các nhóm đọc.

- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

- Thi đọc giữa các nhóm.

- Giáo viên gọi 2- 3 nhóm thi đọc.

- Gọi học sinh nhận xét và chấm điểm cho các nhóm thi.

- Giáo viên nhận xét và khen các nhóm.

- Cả lớp đọc đồng thanh Đ1+ Đ2.

3. Tìm hiểu bài đoạn 1 + 2(8p)

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đoạn 1.

Lớp đọc thầm đoạn1.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc câu hỏi 1 trong sách giáo khoa :Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?

+ Gọi 1 học sinh trả lời.

+ Gọi học sinh nhận xét.

+ Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc câu hỏi 2:

Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?

+ Goị 1 học sinh trả lời.

+ Gọi học sinh nhận xét.

+ Giáo viên nhận xét.

- Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?

+ Gọi học sinh trả lời.

+ Gọi học sinh nhận xét. GV nhận xét.

- H: Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài đựơc thành chiếc kim nhỏ không?

+ Gọi học sinh trả lời.

+ Gọi học sinh nhận xét.

+ Giáo viên nhận xét.

- H: Những câu văn nào cho thấy cậu bé không tin?

+ Gọi học sinh trả lời.

+ Gọi học sinh nhận xét.

+ Giáo viên nhận xét, chốt câu đúng

- Các nhóm thi đọc.

- Học sinh nhận xét.

Học sinh đọc.

-Học sinh đọc.

- Mỗi khi cầm quyển sách cậu chỉ đọc vài dòng là chán, bỏ đi chơi. Viết chỉ nắn nót được mấy chữ đầu rồi nguệch ngoạc cho xong chuyện.

- Học sinh đọc.

- Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.

- Học sinh nhận xét.

- Để làm thành 1 cái kim khâu.

- Cậu bé không tin.

- Học sinh nhận xét.

Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?

*************************************

Ngày soạn: Ngày 5 tháng 9 năm 2020

(38)

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2020 CHÍNH TẢ (Nghe viết)

Tiết 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?

I. Mục tiêu 1. Kiến thức:

- Làm được bàt tập 3, 4, BT 2 (a/b), hoặc BTC rồi? ( SGK ) trước khi viết 2. Kĩ năng:

- Nghe viết chính xác khổ thơ cuối bài Ngày hôm qua đâu rồi ? trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.

3. Thái độ: HS có ý thức rèn chữ viết II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ, bảng con - HS: Vở chính tả, bảng con III. Các họat động dạy và học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1. Kiểm tra bài cũ: (5p)

- Kiểm tra bài cũ mời 3 em lên bảng viết, lớp viết bảng con các từ học sinh thường hay viết sai

- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.

2. Bài mới: (30p) 2.1 Giới thiệu bài

- Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết khổ thơ cuối trong bài “ Ngày hôm qua đâu rồi?"

2.2 Hướng dẫn nghe viết:

a. Ghi nhớ nội dung đoạn thơ

- Treo bảng phụ đọc đoạn thơ cần viết.

- Khổ thơ cho ta biết gì về ngày hôm

-Ba em lên bảng viết mỗi em viết các từ: tảng đá, mải miết, tản đi, đơn giản, giảng giải

-Lớp lắng nghe giới thiệu bài -Hai em nhắc lại tên bài.

- Lớp đọc đồng thanh khổ thơ cuối.

- Nếu em học hành chăm chỉ

- Theo dõi

- Lắng nghe

- HS đọc.

(39)

qua?

b. Hướng dẫn cách trình bày:

- Khổ thơ có mấy dòng?

- Chữ cái đầu mỗi dòng viết thế nào?

- Hãy chọn cách viết em cho là đẹp nhất trong các cách sau:

- Viết sát lề phải. Viết khổ thơ vào giữa trang giấy. Viết sát lề trái.

c. Hướng dẫn viết từ khó:

- Đọc các từ khó yêu cầu viết.

- Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.

d. Đọc viết

- Đọc thong thả từng dòng thơ.

- Mỗi dòng đọc 3 lần.

e. Soát lỗi chữa bài:

- Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài

- Thu 7-8 bài nhận xét.

2.3 Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: Nêu yêu cầu của bài tập - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2 - Mời một em lên làm mẫu.

-Yêu cầu lớp làm bài cá nhân.

- Mời một em lên bảng làm tiếp.

-Yêu cầu lớp nhận xét chốt ý chính - Giáo viên nhận xét đánh giá.

thì ngày hôm qua sẽ ở lại trong vở hồng của em.

- Có 4 dòng - Viết hoa.

- Xem mẫu và rút ra đó là:

Viết khổ thở vào giữa trang giấy là đẹp nhất muốn vậy ta phải cách lề khoảng 3 ô rồi mới viết.

- Lớp thực hiện viết vào bảng con các từ khó: là, lại, ngày hồng …

- Lớp nghe đọc chép vào vở.

- HS soát và tự sửa lỗi bằng bút chì.

- Nộp bài lên để giáo viên kiểm tra nhận xét

- Lớp tiến hành luyện tập.

- Hai em đọc lại yêu cầu bài tập 2

- Đọc và viết từ: Quyển lịch.

- Cả lớp thực hiện vào vở và sửa bài.

- Cử một bạn lên bảng làm tiếp bài

- Lớp đọc đồng thanh các từ tìm được sau đó ghi vào vở.

- Hai em nêu cách làm bài tập 3.

- Đọc là: giê viết: g.

- Lắng nghe.

- Viết bảng con.

- Nghe viết bài.

- Theo dõi

(40)

Bài 3: Yêu cầu học sinh nêu cách làm

- Mời một em lên làm mẫu.

-Yêu cầu lớp làm bài cá nhân.

-Mời một em lên bảng làm tiếp bài theo mẫu.

-Yêu cầu một em đọc lại viết lại đúng thứ tự 9 chữ cái trong bài.

- Xóa dần các chữ, các tên chữ trên bảng cho học sinh học thuộc.

3. Củng cố, dặn dò: (5p)

-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

-Nhắc nhở tư thế ngồi viết và trình bày sách vở

-Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài.

-Lớp thực hiện vào bảng con và sửa bài.

-Cử 3 bạn lên bảng làm tiếp bài

- Đọc: giê, hát, I, ca, e- lờ, em – mờ, en – nờ, o, ô, ơ.

- Viết: g, học sinh, I, k, l, m, n, o, ô,ơ

- Học thuộc lòng bảng chữ cái.

- 3 em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.

- Về nhà học bài và làm bài tập trong sách giáo khoa.

- HS làm bài

- Nhẩm đọc.

- Lắng nghe

--- TOÁN

Tiết 5: ĐỀ - XI – MÉT I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết đề-xi-mét là một đơn vị độ dài; tên gọi, kí hiệu của nó; biết quan hệ giữa dm và cm; ghi nhớ 1dm = 10cm

- Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm; so sánh độ dài đọan thẳng trong trường hợp đơn giản; thực hiện phép cộng trừ các số đo độ dài có đơn vị đo đề - xi - mét.

2. Kĩ năng: Giải bài toán liên quan đến đơn vị đề-xi-met.

3. Thái độ: Ham thích học toán

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

“Vieät Nam, Nguyeãn AÙi Quoác, Hoà Chí Minh?”... Troø chôi: Ai nhanh, ai

Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng như thế

Design by: Hương Thảo... Design by:

Trong cụm từ Thẳng như ruột ngựa, chữ nào chứa chữ hoa T ta vừa luyện viết. Tập viết Chữ

CHÀO TẠM

Đặt bút giữa đường kẻ 2 và 3, viết nét cong trái nhỏ nối lền với nét lượn ngang từ trái qua phải tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ sau đó lượn trở lại viết nét cong trái to

Nhận xét độ cao các chữ cái và khoảng cách giữa các chữ.. Hướng dẫn viết bảng con

Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn tỉnh Hải Dương... Luyện viết câu