• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN4

Ngày soạn: 27/9/2018

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 1 tháng 10 năm 2018

BUỔI SÁNG

Tập đọc

TIẾT 7:MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm hết lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành- vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.Bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

*KNS:

- Xác định giá trị: nhận thức được giá trị cúa sự chính trực, thanh liêm

- Tự nhận thức về bản thân: Nhận thức được ưu, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng.

- Tư duy phê phán: Biết phê phán hành động tiêu cực, thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.

3. Thái độ:

- GDHS học tập và làm theo tấm gương của Bác.

* QBPTE: học tập sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước..ý thức học tập của bản thân hs

* ĐĐHCM: học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV: Bảng phụ , tranh SGK 2.HS:sgk

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc bài: “ Người ăn xin ” và trả lời câu hỏi 2, 3. Sgk

- Gv nhận xét.

B. Bài mới 1. Gtb(1’)

2. Luyện đọc(10’)

- Gv chia bài thành 3 đoạn.

- Gv kết hợp sửa sai cho hs.

Gv đọc cả bài thơ.

3. Tìm hiểu bài(12’)

- 2 hs đọc bài, trả lời câu hỏi 1 hs đọc toàn bài và nêu nội dung - Nhận xét, bổ sung.

- Học sinh đọc nối tiếp lần 1 - Hs đọc nối tiếp lần 2

- Hs đọc chú giải

- Học sinh đọc theo cặp - 1 hs đọc cả bài

(2)

- Đọc thầm từ đầu đến ... đó là vua Lý Cao Tông, trả lời câu hỏi:

- Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện ntn ?

- Đoạn này kể chuyện gì ?

- Đọc đoạn 2 để trả lời: Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông ?

- Đọc đ. 3 trả lời: Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?

- Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành cử Trần Trung Tá ?

- Sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện ntn ?

Gv chuyển ý.

- Vì sao nhân dân ta ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành ?

Qua câu chuyện con hiểu được điều gì?

Ghi ý chính *QBPTE:

- Qua bài em học được gì từ ông Tô Hiến Thành?

4. Đọc diễn cảm(8’)

- Yêu cầu các em đọc nối tiếp đoạn.

- Gv đưa bảng phụ:

“ Một hôm ... xin cử Trần Trung Tá ”.

- Gv đọc mẫu.

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

C. Củng cố, dặn dò:(4’)

- Em đã đuợc biết những tấm gương sáng nào như Tô Hiến Thành ?

* ĐĐHCM:

- GV liên hệ gd hs học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác....

- Về nhà đọc kĩ bài, chuẩn bị bài Tre Việt Nam.

- Không nhận vàng đút lót để làm sai di chiếu.

Tấm lòng ngay thẳng của Tô Hiến Thành

- Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông.

- Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.

- Vì Vũ Tán Đường chăm sóc ông tận tình còn T TT bận việc không tới....

- Cử người tài giúp nước, biết nhìn nhận nhân tài.

Tô Hiến Thành chỉ nghĩ đến nước, đến dân.

- Bởi đó là những người luôn đặt vận mệnh của đất nước lên hàng đầu ...

Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của THT.

- Học tập sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước..ý thức học tập của bản thân hs

- 3 hs nối tiếp đọc bài.

- Nêu giọng đọc bài - Hs đọc theo cặp

- Hs thi đọc- Nhận xét bình chọn bạn đọc hay

--- Đạo đức

VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP(TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

(3)

1. Kiến thức: - Biết xác định khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục, quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với người có hoàn cảnh khó khăn.

2. Kĩ năng: - Quý trọng những tấm gương biết vượt khó trong học tập

*KNS:

- Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập.

- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập.-

3.Thái độ: - HS có ý thức vượt khó trong học tập.

*QBPTE: Trẻ em có bổn phận phải chăm chỉ, vượt khó trong học tập

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.GV:Bảng phụ, SGK,VBT 2.HS:SGK, VBT

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Khi gặp một bài toán khó, em sẽ xử lí như thế nào ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới a. Gtb: (1’) b. Luyện tập

Hoạt động 1(8’): Bài tập 2

- Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

- Gv theo dõi hs làm bài, nhận xét, kết luận, khen ngợi những hs biết vượt khó trong học tập.

Hoạt động 2(9’): Bài tập 3.

- Gv giải thích yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs tự liên hệ và trao đổi về việc em đã vượt khó trong họp tập.

* GDQTE:-Trẻ em có bổn phận phải làm gì?

Hoạt động 3: (12’) Bài tập 4.

- Gv lưu ý học sinh: Nêu những khó khăn mà em có thể gặp phải và biện pháp khắc phục.

- Gv kết hợp ghi vắn tắt lên bảng.

- Gv kết luận: Khuyến khích hs thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt.

- GV liên hệ thực tế giáo dục HS - Gv nhận xét tiết học.

- 2 hs trả lời

- Nhận xét, bổ sung.

Thảo luận nhóm

- Các nhóm trao đổi, thảo luận.

- Hs trình bày ý kiến.

- Lớp cùng trao đổi, nhận xét.

+ Cố gắng sắp xếp công việc để đến lớp.

+ Nếu nghỉ học phải chép bài đầy đủ, không hiểu thì hỏi bạn, nhờ bạn giảng bài giúp mình.

- Thảo luận theo cặp.

- Hs trình bày trước lớp.

- Trẻ em có bổn phận phải chăm chỉ, vượt khó trong học tập

- Hs nêu yêu cầu của bài.

- Hs tự làm bài.

- 1 số hs trình bày trước lớp.

- Lớp trao đổi.

(4)

- Chuẩn bị bài sau.

- Hs chia sẻ

--- Toán

TIẾT 16: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về: Cách so sánh hai số tự nhiên.

2. Kĩ năng: - Xếp thứ tự của các số tự nhiên.

3. Thái độ: - Rèn HS ý thức mạnh dạn, tự tin, chính xác trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV:Bảng phụ, bảng nhóm, SGK 2.HS: VBT- SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A. Kiểm tra bài cũ(5’) - Chữa bài tập 3 VBT - Gv nhận xét.

B Bài mới 1. Gtb:(1’)

2. Nhận biết cách so sánh 2 số tự nhiên(14’)

- Gv yêu cầu hs so sánh và rút ra nhận xét:

100 và 99; 123 và 456; 7 891 và 7 578;

- Nhận xét các cặp số đó ? - Nêu cách so sánh ?

* Kl: Nếu 2 số có số các chữ số bằng nhau ta so sánh đến từng cặp số ở cùng 1 hàng theo thứ tự từ trái sang phải.

- Vẽ tia số biểu diễn số tự nhiên ?

- So sánh 4 và 10, số nào gần số 0, số nào xa số 0 ?

Xếp thứ tự các số tự nhiên:

Vd: Cho các số sau:

7 698; 7 968; 7 896; 7 869;

- Xếp theo thứ tự từ lớn - bé ? - Xếp theo thứ tự từ bé - lớn ?

- Tại sao ta có thể xếp được như vậy ? 3. Thực hành

Bài tập 1(6’)

- Gv yêu cầu hs tự làm bài.

- Gv củng cố bài.

- 1 học sinh lên bảng làm bài.

- Nhận xét, bổ sung.

100> 99; 123< 456; 7891 > 7578 - Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.

- Hs tự nêu.

- 1 hs lên vẽ.

4< 10; số 4 gần số 0; số 10 xa số 0 hơn

7986; 7896; 7869; 7689;

7689; 7869; 7896; 7986;

- Luôn so sánh được các số tự nhiên với nhau.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm và chữa.

- Nhận xét, bổ sung.

(5)

Bài tập 2(5’)

- Muốn xếp thứ tự các số tự nhiên ta phải làm gì ?

- Gv củng cố bài

Bài tập 3(5’)

- Yêu cầu hs tự làm, đổi chéo bài để kiểm tra.

C.Củng cố, dặn dò(5’)

- Nêu cách so sánh các số có nhiều chữ số - Gv nhận xét giờ học.

- Về chuẩn bị bài sau.

1234 > 999 ; 35 784 < 35790 8754 < 87 540; 92 501 > 92 410 39 680 = 39000 + 680

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 1 hs trả lời

- Hs tự làm và đọc bài làm của mình.

a. 8136; 8316; 8361 b. 5724; 5740; 5742 c.63 841; 64 813; 64 831 - Hs tự làm và chữa.

a. 1984; 1978; 1952; 1942 b. 1969; 1954; 1945; 1890

---

BUỔI CHIỀU Khoa học

TIẾT 7:TẠI SAO PHẢI ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh

- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng

- Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên phải thay đổi món

2. Kĩ năng: Chỉ vào tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủnhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường,nhóm chứa nhiều vi-ta-min và khoáng chất; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo, ăn ít đường và hạn chế ăn muối.

*KNS:

- Kĩ năng tự nhận thức về sự cần thiết phối hợp các loại thức ăn.

- Bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ khi lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp cho bản thân và có lợi cho sức khoẻ

3. Thái độ: HS có ý thức ăn uống đủ chất để bảo vệ sức khoẻ

*QTE:Trẻ em có quyền được chăm sóc sức khoẻ

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1. GV: Tranh vẽ tháp dinh dưỡng cân đối, SGK 2. HS: SGK-VBT

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Nêu vai trò của thức ăn chứa Vitamin và chất xơ ?

- 2 hs trả lời.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

(6)

Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Nội dung

Hoạt động 1(12’) Thảo luận sự cần thiết ăn phối hợp nhiều loại thức ăn.

*Mục tiêu: Giải thích được lí do tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên đổi món ?

* Cách tiến hành:

Bước 1: Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm.

- Tại sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và đổi món thường xuyên ?

Bước 2: Bạn cần biết.

Hoạt động 2(10’):Tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối.

* Mục tiêu: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và hạn chế.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Gv lưu ý hs đây là tháp dinh dưỡngdành cho người lớn.

Bước 2: Yêu cầu làm việc theo cặp, hs nói cho nhau biết cái gì cần ăn ít, ăn hạn chế, ăn đủ ...

Bước 3: Gv tổ chức cho các nhóm báo cáo, gv kết luận.

Hoạt động 3(9’): Trò chơi đi chợ

* Mục tiêu: Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.

* Tiến hành:

- Tổ chức cho hs đóng vai người bán hàng, mua hàng.

* Kl: Gv nhận xét, tuyên dương những hs biết lựa chọn thức ăn phù hợp.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Tại sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?

*QBPTE: Qua nội dung bài học các con thấy trẻ em có quyền gì?

- Nhận xét giờ học.

- Vn học bài, chuẩn bị bài sau.

- Hs thảo luận

- Các nhóm làm việc

- Hs báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- 2 Hs đọc lại

- Hs làm việc cá nhân

- Hs nghiên cứu tháp dinh dưỡng cân đối cho 1 người trong 1 tháng.

- Hs trao đổi cặp

+ Thi đặt câu hỏi và trả lời: thức ăn nào cần ăn đủ ?

- 1, 2 cặp báo cáo trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- Hs lựa chọn mua thức ăn . - Nhận xét, đánh giá.

- Trẻ em có quyền được chăm sóc sức khoẻ

(7)

--- Phòng học Đa năng

Bài 1: ONG MẬT – TÁC NHÂN GÂY THỤ PHẤN( Tiết 2) I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

* Kiến thức thực tế

- HS nắm được cấu tạo của hoa

- Hiểu được kiến thức cơ bản về quá trình thụ phấn - Các tác nhân giúp hoa thụ phấn

* Lập trình:

-hiểu các khối lập trình

- Cách lập trình cho mô hình robot - Thực hành lắp ghép rô bốt

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng lập trình rô bốt 3. Thái độ , tình cảm:

- Yêu thích môn học, từ đó biết bảo về những loài côn trùng có ích II. ĐỒ DÙNG

1.GV: Giáo án, Bộ lắp ghép Wedo 2.HS: Vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

.Cấu tạo của hoa và quá trình thụ phấn

1.hoa:

- Hoa có những bộ phận nào?

2. Quá trình thụ phấn:

- Để cây cho nhiều quả cần phải trải qua quá trình gì?

- Thụ phấn được xem là quá trình sinh sản ở thực vật.Và khoảng

90% quá trình thụ phấn trên hành tinh này đều có liên quan đến sinh vật.

Đây được gọi là quá trình thụ phấn sinh vật.

- Động vật thụ phấn tìm đến hoa để hút mật và vô tình mang theo phấn hoa phát tán từ hoa này sang hoa khác. Phần lớn các loại thực vật hạt kín dựa vào động vật để thụ phấn và cũng như phát tán hạt giống

-Hoa bao gồm bao phấn, nhị hoa,đầu nhụy, vòi nhụy, phấn hoa, mật

hoa.

- Cần trải qua quá trình thụ phấn

(8)

I. Kết nối:

1. Thụ phấn là gì?

Thụ phấn là hiện tượng tiếp xúc giữa hạt phấn và đầu nhụy giúp cây sinh sản tạo ra quả, v.v.

2. Các tác nhân giúp hoa gây thụ phấn là gì?

Hoa dựa vào các yếu tố bên trong (tự thụ phấn) hoặc bên ngoài, chẳng hạn như gió, mưa, bão, v.v. hoặc động vật để sinh sản.

Đối với thực vật thụ phấn nhờ động vật thì hoa được cấu tạo để thu hút các loài động vật bằng màu sắc, kích thước, mùi hương, và mật hoa

- Những loài côn trùng nào có thể giúp hoa trong quá trình thụ phấn?

* Ví dụ:

- Bướm và ong có lưỡi hút dài vì thế chúng thích những loại hoa có

hình ống và những loài hoa có màu đỏ sáng thu hút.

- Chim ruồi có mỏ nhọn, nên dễ dàng hút lấy mật sâu bên trong

những loại hoa hình ống.

- Dơi cũng đóng vai trò trong quá trình thụ phấn bằng cách sử dụng những chiếc lưỡi rất dài để lấy mật từ hoa, chủ yếu vào ban đêm

- Ong, bướm

- HS nêu

- HS nêu

- Bướm, ong, , Dơi

II. Lắp ráp và lập trình:

1. Lắp ráp mô hình Chú ong mật để hiểu rõ hơn về quá trình thụ phấn(Thời gian lắp ráp 30 phút).

2. Lập trình:

a) Tìm hiểu các khối lập trình. (Xem Clip)

* Khối xanh lá - Khối động cơ.

- Khối lệnh mức độ động cơ:

+ Dùng để điều chỉnh tốc độ của động cơ, mức động cơ từ 0 đến 10, có thể

(9)

nhập hơn 10 nhưng tốc độ lớn nhất vẫn là 10.

- Khối lệnh thời gian động cơ :

+ Dùng để điều chỉnh thời gian hoạt động của động cơ, có thể nhập bao nhiêu tuỳ thích, đơn vị đo lường tương đối với giây chứ không bằng.

- Khối lệnh xoay chiều động cơ:

+ Dùng để thay đổi chiều quay của động cơ quay sang phải.

* Khối đỏ - Khối hiển thị.

- Khối lệnh phát nhạc:

+ Dùng để điều chỉnh tốc độ của động cơ, mức động cơ từ 0 đến 10, có thể nhập hơn 10 nhưng tốc độ lớn nhất vẫn là 10.

* Khối vàng - Khối điều kiện.

- Khối lệnh chờ có điều kiện:

+ Dùng để chờ đến khi phát hiện vật thể, phát hiện độ nghiêng, phát hiện tiếng động hoặc chờ trong bao nhiêu giây, v.v. để thực hiện hoạt động tiếp theo của dòng lệnh.

* Khối cam - Khối cảm biến.

- Khối cảm biến chuyển động :

+ Dùng để đo khoảng cách vật thể di chuyển ra xa hoặc lại gần trong khoảng cách 15cm.

b) Cách lập trình cho mô hình robot:

Xem cách lập trình giáo viên hướng dẫn trên phần mềm C) Học sinh thực hành

IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ

1. Theo các em, thụ phấn là gì?

2. Theo các em, những tác nhân nào giúp cho cây/hoa thụ phấn? Nêu một số ví dụ về các tác nhân đó?

--- BUỔI SÁNG Ngày soạn: 28/9/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2018 Toán

TIẾT 17: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

(10)

1. Kiến thức: Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên.

2. Kĩ năng: Bước đầu làm quen với dạng bài tập x < 5; 2 < x < 5 với x là số tự nhiên.

3. Thái độ: Phát triển tư duy, rèn tính cẩn thận cho HS

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.GV:Bảng phụ, bảng nhóm, SGK 2.HS:VBT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A. Kiểm tra bài cũ:(5’) - Chữa bài tập 2. VBT - Gv nhận xét.

B. Bài mới 1. Gtb:(1’) 2. Luyện tập Bài tập 1(6’)

- Gv yêu cầu hs tự làm bài.

- Gv củng cố bài.

Bài tập 2.(7’)

- Từ 0 đến 9 có bao nhiêu số?

- Từ 10 đến 19 có bao nhiêu số?

- Từ 20 đến 29 có bao nhiêu số?

....

- Từ 90 đến 99 có bao nhiêu số?

- Có tất cả mấy lần 10 số như thế?

- Vậy từ 0 đến 99 có 100 số,trong đó có 10 số có một chữ số,như vậy còn bao nhiêu số có hai chũ số?

- Gv củng cố bài.

Bài tập 3(6’)

- Gv hướng dẫn hs so sánh các cặp số ở cùng 1 hàng, hàng trống cần điền ta dựa vào dữ liệu đã cho.

- Gv nhận xét, củng cố bài.

Bài tập 4 (5’)

a.Tìm số tự nhiên x < 5.

b.Tìm số tự nhiên: 2 < x < 5 - Nhận xét, củng cố bài.

Bài tập 5 (5’)

- 1 học sinh lên bảng làm bài:

a. 7638; 7683; 7836; 7863 b. 7863; 7836; 7683; 7638 - HS nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài và báo cáo Kết quả :

a.0;10;100 b.9;99;999

Vậy : - Có 10 số có một chữ số : 0 ;1 ;2 ;3 ;4 ;5 ;6 ;7 ;8 ;9

- Có 10 số - Có 10 số - Có 10 số

Cố tất cả 10 lần 10 số như thế,tức là có 100 số.

- 90 số

- 1 hs nêu yêu cầu bài - Hs tự làm bài tập.

- Đọc kết quả trước lớp, nhận xét, bổ sung.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs thảo luận cặp.

a.x là :0;1;2;3;4 b.x là : 3;4

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

(11)

Tìm số tròn chục x biết 68<x < 92 - Nhận xét, củng cố bài.

C. Củng cố, dặn dò(4’)

- Nêu cách so sánh các số có nhiều chữ số - Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài.- Chuẩn bị bài sau.

- Hs thảo luận cặp.

x là :70;80;90 1Hs phát biểu Lớp nhận xét.

Tập đọc

TIẾT 8: TRE VIỆT NAM

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Hiểu nội dung bài thơ: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực( TL được CH 1,2 thuộc 8 dòng thơ)

2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.

3. Thái độ: - Giáo dục hs lòng yêu quê hương, đất nước, yêu con người Việt Nam

*QBPTE:.quyền được thừa nhận bản sắc..

*BVMT: liên hệ thực tế gd ý thức BVMT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.GV:Bảng phụ, tranh SGK 2. SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc bài: Một người chính trực và trả lời câu hỏi: Vì sao nhân dân ta luôn ca ngợi những người chính trực ?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới 1. Gtb(1’)

2. Luyện đọc(10’)

- Gv chia bài thành 4 đoạn - yc hs đọc nối tiếp đoạn

- Gv kết hợp sửa sai cho hs.

- Gv đọc mẫu.

3. Tìm hiểu bài(12’)

- Đọc thầm “Từ đầu đến ... bờ tre xanh”

và trả lời câu hỏi:

- Những câu thơ nào cho thấy sự gắn bó

- 2 hs đọc đoạn, trả lời câu hỏi -1 hs đọc toàn bài và nêu nội dung - Nx bạn đọc

- Học sinh đọc nối tiếp lần 1 - Hs đọc nối tiếp lần 2

- Hs đọc chú giải

- Học sinh đọc theo cặp - Đại diện đọc

- xanh tự bao giờ ... chuyện ngày xưa

(12)

lâu đời của tre với người VN ? Gv chốt, chuyển ý.

- Những hình ảnh nào gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của con người VN ta ?

- Em thích những hình ảnh nào của cây tre và búp măng non ? Vì sao ?

Gv chốt, chuyển ý.

- Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì ?

- Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ Tl ghi ý chính

Liên hệ GDQBP: quyền được thừa nhận bản sắc....

4. Đọc diễn cảm(8’)

- Yêu cầu các em đọc nối tiếp đoạn.

- Gv đưa bảng phụ:“Nòi tre ...

... tre xanh”.

- Gv đọc mẫu.

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

C. Củng cố, dặn dò(4’)

- Qua hình tượng cây tre, tác giả muốn nói lên điều gì ?

*BVMT:GV liên hệ thực tế gd ý thức BVMT.

- Vn: học bài, chuẩn bị bài Những hạt thóc giống.

đã có bờ tre xanh ...

Sự gắn bó lâu đời của cây tre với con nguời VN

- Cho dù đất sỏi ... mỡ màu ít chất dồn lâu ..., rễ siêng không ngại đất nghèo ...

+ Bão bùng thân bọc lấy thân ... tay ôm tay níu ... đâu chịu mọc cong,...

- Hs phát biểu

Phẩm chất tốt đẹp của cây tre - Sức sống lâu bền của cây tre.

Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực

- 4 hs nối tiếp đọc bài.

- Hs đọc theo cặp

- Hs thi đọc diễn cảm 1 đoạn Nhẩm HTL 6 dòng thơ Thi đọc HTL

-Tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam

--- Kể chuyện

TIẾT 4: MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.

2. Kĩ năng: Dựa vào lời kể của gv và tranh minh hoạ hs kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý SGK; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

* GDQTE: Khí phách cao đẹp thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(13)

1.GV: Tranh minh họa.

2.HS:SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng nhân hậu ?

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Gv kể chuyện(10’) - Gv kể lần 1.

- Gv kể lần 2 + chỉ tranh.

- Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi:

+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng đã làm gì ?

+ Nhà vua đã làm gì khi biết ?

+ Trước sự đe doạ của nhà vua, dân chúng có thái độ ntn ?

+ Vì sao cuối cùng nhà vua thay đổi thái độ?

3. Hướng dẫn kể chuyện(19’)

- Gv yêu cầu hs dựa vào câu hỏi và tranh minh hoạ kể trong nhóm

- Kể chuyện trước lớp.

- Nx, tuyên dương HS kể hay.

- Câu chuyện này có ý nghĩa gì ?

*QBPTE:

- Qua câu chuyện con thấy được khí phách gì của nhà thơ?

C. Củng cố, dặn dò.(5’)

- Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì ? - Gv nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh kể chuyện tốt.

- Về kể lại chuyện cho người thân nghe.

- 2 hs kể

- Nhận xét, bổ sung.

- Hs chú ý lắng nghe

- Hs quan sát tranh minh hoạ.

+ Hát bài hát lên án nhà vua.

+ Bắt kẻ sáng tác bài thơ đó.

+ lần lượt khuất phục

+ thán phục, kính trọng lòng trung thực.

- Hs kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

Nhón nx, giúp đỡ bạn

- Nhiều hs kể từng đoạn câu chuyện trước lớp.

- 2 nhóm hs kể nối tiếp câu chuyện - HS thi kể cả câu chuyện

- Lớp nhận xét bình chọn bạn kể chuyện hay.

- Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn thiêu chứ không ...

- Khí phách cao đẹp thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền

--- Luyện từ và câu

TIẾT 7: TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I. MỤC TIÊU

(14)

1. Kiến thức: Nắm được 2 cách chính cấu tạo từ phức của Tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); Phối hợp những tiếng có âm hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần ) giống nhau ( từ láy ).

2. Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép và từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản, đặt câu.

3. Thái độ: HS có ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV:Bảng phụ, từ điển 2.HS: SGK-VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

A . Kiểm tra bài cũ(5’)

- Em hãy đọc những câu thành ngữ, tục ngữ nói về lòng nhân hậu, đoàn kết ?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới 1. Gtb: (1’) 2. Nhận xét(12’)

- Tìm những từ phức trong câu ? - Gv nhận xét:

+ Truyện cổ, ông cha do những tiếng có nghĩa tạo thành (truyện + cổ, ông + cha).

+ Thầm thì do tiếng có âm đầu (th) lặp lại tạo thành.

- Gv kết luận:

+ lặng im do 2 tiếng có nghĩa tạo thành.

+ chầm chậm, cheo leo, se sẽ do những tiếng có vần và cả thanh lặp lại nhau tạo thành.

* Kl: Những từ do những tiếng có nghĩa tạo thành thì được gọi là từ ghép ...

3. Ghi nhớ(3’)

- Thế nào là từ ghép, thế nào là từ láy, cho ví dụ ?

4. Luyện tập Bài tập 1(8’)

- Gv phát phiếu cho học sinh làm.

- Quan sát

- 2 hs trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 hs đọc yêu cầu và gợi ý.

- 1 hs đọc câu thơ thứ nhất.

+ truyện cổ, ông cha, thầm thì.

- 1 hs đọc khổ tiếp theo - Hs suy nghĩ, nêu nhận xét.

-3 hs đọc ghi nhớ - hs nối tiếp cho ví dụ

- 1 hs đọc yêu cầu bài - Hs làm việc theo nhóm.

- Hs trình bày bài trên bảng.

- Nhận xét, chữa bài.

Câu Từ ghép Từ láy

a

ghi nhớ, bờ bãi, đền thờ,

tương nhớ.

nô nức

(15)

- Gv chốt lời giải đúng.

Bài tập 2(6’)

- Yêu cầu hs làm bài cá nhân vào Vbt.

- Gv đánh giá, nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò:(5’)

- Thế nào là từ ghép, thế nào là từ láy, cho ví dụ ?

- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau.

b

thanh cao, dẻo dai, vững chắc

nhũn nhặn, mộc mạc, - 1 hs đọc yêu cầu bài

- Hs tự làm vào Vbt

- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét, bổ sung.

BUỔI CHIỀU Tập làm văn

TIẾT 7: CỐT TRUYỆN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là cốt truyện và 3 phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc.

2. Kĩ năng: Bước đầu biết sắp xếp lại những sự việc chính cho trước thành cốt truyện cây khế và luyện tập kể lại truyện đó.

3. Thái độ: Ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: SGK, VBT, Bảng phụ 2. HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A. Kiểm tra bài cũ:(4’)

- Một bức thư cấu tạo gồm mấy phần ? Nhiệm vụ chính của từng phần là gì ? - Gv nhận xét, đánh giá

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Nhận xét(14’)

Bài 1 : Ghi lại sự việc chính

- Gv yêu cầu hs làm việc theo nhóm:

Ghi lại ngắn gọn những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

- 2 hs phát biểu ý kiến.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs trao đổi theo nhóm.

- Đại diện hs báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

+ Sv 1: Dế Mèn gặp chị Nhà Trò đang khóc.

+ Sv 2: Nhà Trò kể hoàn cảnh khốn khổ của mình.

(16)

- Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện, vậy theo em cốt truyện là gì ?

* Gv KL

- Cốt truyện gồm mấy phần, là những phần nào ?

3. Ghi nhớ:SGK 4. Luyện tập

Bài tập 1(8’): Sắp xếp SV chính thành cốt truyện

- Gv nhận xét, đánh giá.

Bài tập 2(9’):

- Dựa vào cốt truyện, hãy kể lại truyện Cây khế ?

- Gv nhận xét, đánh giá.

C. Củng cố, dặn dò:(4’)

- Thế nào được gọi là cốt truyện?

- Cốt truyện gồm mấy phần?

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

+ Sv 3: Dế Mèn phẫn nộ dẫn Nhà Trò đến chỗ mai phục của bọn Nhện.

Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của câu chuyện.

- Cốt truyện gồm 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.

- 2 hs đọc

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs trao đổi cặp, làm vào Vbt Đáp án:

1b - 2d - 3a - 4c - 5e - 6g Hs đọc yêu cầu

- Hs kể chuyện trong nhóm, nhận xét, bổ sung.

Đại diện kể trước lớp Nx bình chọn bạn kể hay.

- Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của câu chuyện.

- Một chuỗi... 3 phần

--- Địa lí

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở HLS + Trồng trọt: trồng lúa , ngô , chè , trồng rau và cây ăn quả ….trên nương rẩy, ruộng bậc thang .

+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc … + Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa ….

2. Kĩ năng:

- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân : làm ruộng bậc thang , nghề thủ công truyền thống , khai thác khoáng sản .

- Nhận biết những khó khăn của giao thông miền núi : đường nhiều dốc cao , quanh co , thường bị sụt , lở vào mùa mưa .

- Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người: do địa hình dốc, người dân phải sẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang; miền núi có nhiều khóang sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản.

(17)

3. Thái độ: HS có ý thức học tốt

*BVMT:

- Mối quan hệ giữa việc nâng cao chất lượng cuộc sống với việc khai thác môi trường.

- Bảo vệ rừng, trồng rừng.

- Khai thác rừng và khoáng sản hợp lí

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

2. HS: Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn .

III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Nêu các đặc điểm về dân cư , sinh hoạt của các dân tộc ở HLS ?

- GV nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Bài mới

Hoạt động 1 : (8’)Làm viêc cả lớp

- Hãy cho biết người dân ở HLS thường trồng cây gì ? ở đâu ?

+ Quan sát hình 1 trả lời :

- Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?

- Tại sao phải làm ruộng bậc thang ?

- Người dân ở HLS trồng cây gì trên ruộng bậc thang ?

Hoạt động 2(9’)Thảo luận nhóm Nghề thủ công truyền thống

Bước 1:

+ Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở HLS?

+ Em có nhận xét gì về màu sắc hàng thổ cẩm ?

+ Hàng thổ cẩm dùng để làm gì ? Bước 2 :

GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

Hoạt động 3 : (12’) Khai thác khoáng sản Bước 1 : Quan sát hình 3 và mục 3 SGK - Kể tên một số khoáng sản ở HLS ?

- Ở HLS hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ?

- Mô tả quy trình sản xuất phân lân ?

- 2 - 3 HS trả lời - Nhận xét, bổ sung.

- HS nhắc lại

- Trồng lúa ,ngô , chè …. ở nương rẫy ruộng bậc thang .

- Ở các sườn núi .

- Giúp cho việc giữ nước chống xói mòn .

- Trồng lúa, ngô, chè ….. và cây ăn quả

- Nhóm thảo luận trả lời :

- Dệt , may , thêu , đan lát , rèn đúc

….

- Có hoa văn độc đáo màu sắc sặc sỡ bền đẹp

- Khăn , mũ ,túi , thãm

- Đại diện các nhóm trả lời câu hòi - Các nhóm khác bổ sung

- Apatít, đồng, chì, kẽm …

- Là apatít, đây là nguyên liệu để sản xuất phân lân .

- 2 –3 em nêu .

(18)

- Tại sao phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí ?

- Ngoài khai thác khoáng sản người dân còn khai thác gì?

Bước 2 :

- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời - GV chốt nội dung bài như SGK 3.Củng cố, dặn dò(5’)

- Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì ? nghề nào là chính ?

*BVMT:

- Mối quan hệ giữa việc nâng cao chất lượng cuộc sống với việc khai thác môi trường.

- Để bảo vệ môi trường em cần làm gì?

- Về học bài chuẩn bị bài giờ sau.

- Vì khoáng sản dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp . - Khai thác gỗ , mây, tre , nứa

….mấm ,mộc nhĩ .

- Một số HS trả lời các câu hỏi trên . - Vài HS đọc lại

- Bảo vệ rừng, trồng rừng.

- Khai thác rừng và khoáng sản hợp lí

--- HĐNGLL

THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG ---

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 29/9/2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 3 tháng 10 năm 2018 Toán

TIẾT 18: YẾN, TẠ, TẤN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn, mối quan hệ giữa tấn, tạ, yến và kilôgam.

2. Kĩ năng: Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng (chủ yếu từ đơn vị lớn hơn ra đơn vị bé hơn).

- Biết thực hiện phép tính với các số đo yến, tạ, tấn.

3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, chính xác cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV:Bảng phụ, bảng nhóm 2. HS:VBT,SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A. Kiểm tra bài cũ(5’) - Chữa bài tập1(vbt)

(19)

- Gv nhận xét.

A. Bài mới 1. Gtb:(1’)

2. Giới thiệu tấn, tạ, yến(10’)

- Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào ?

Gv: Để đo vật nặng đến hàng chục kilôgam người ta dùng đơn vị đo là yến.

10 kg = 1 yến 1 yến = 10 kg

- Để mua 10 kg gạo tức là mua bn yến ? Để đo các vật nặng hàng chục yến người ta dùng đơn vị đo là tạ .

10 yến = 10 tạ 1 tạ = 10 yến

- Biết 10 yến = 1tạ mà 1 yến = 10 kg, vậy 1 tạ = .. kg ?- Bao nhiêu kilôgam thì được 1 tạ ?

Gv: Để đo các vật nặng hàng chục tạ, người ta dùng các đơn vị đo là tấn.

10 tạ = 1 tấn

1 tấn = 10 tạ = 1000 kg 3. Thực hành

Bài tập 1.(5’)

- Hình dung con vật nào nhỏ nhất, con vật nào lớn nhất ?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài tập 2.(5’) Viết số thích hợp vào chỗ chấm( làm 5 trong 10 ý)

- Quan sát. giúp đỡ Nhận xét, kết luận.

- Làm thế nào để đổi 5 yến 3 kg ra đơn vị là kg ?

Bài tập 3(4’)

- Yêu cầu hs tự làm bài.

Lưu ý học sinh viết tên đơn vị trong kết quả phép tính.

- Gv nhận xét, củng cố bài.

Bài tập 4(7’)

- Gv hdẫn hs giải bài.

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- gam, kilôgam.

- Hs nhắc lại

- 1 yến - Hs nhắc lại

- 1 tạ = 10 kg 10 = 100 kg - 100 kg = 1 tạ

- 2 hs nhắc lại

- 1 hs đọc yêu cầu bài - Hs suy nghĩ làm bài - Hs đọc bài làm của mình a. Con bò cân nặng 2 tạ b.Con gà cân nặng 2kg c.Con voi cân nặng 2 tấn - 1 hs đọc yêu cầu bài

- Hs suy nghĩ làm bài- 2hs lên bảng Nhận xét chữa bài

5 yến = 50 kg vậy 5 yến 3kg = 50 kg + 3 kg = 53 kg

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 2 hs lên bảng giải bài.

- Lớp làm vào vở, nhận xét, bổ sung.

- 1 Hs đọc bài toán - 1 Hs tóm tắt bài toán.

(20)

C. Củng cố, dặn dò(3’)

Nêu mối quan hệ giữa tấn, tạ, yến và kg ? - Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài Bảng đơn vị đo khối lượng.

- 1 hs lên bảng làm, lớp làm vở, nhận xét, chữa bài.

Bài giải Đổi 3 tấn = 30 tạ Chuyến sau xe đó chở được số muối là : 30 + 3 = 33(tạ)

Số muối cả hai chuyến xe đó chở được là:

30 + 33 = 63(tạ)

Đáp số : 63 tạ muối

Tập làm văn

TIẾT 8: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề, xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi.

2. Kĩ năng : Kể lại vắn tắt câu chuyện đó.

3. Thái độ: Phát huy trí tưởng tượng, yêu cái đẹp.

*QBPTE: Tình mẹ con, tình anh em

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV :Bảng phụ, SGK 2. HS : SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Thế nào là cốt truyện ? Cốt truyện thường có những phần nào ?

Gv nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:(1’)

2. Hướng dẫn làm bài tập(30’) - Gv yc hs đọc đề bài, gạch chân từ ngữ.

- Muốn xây dựng cốt truyện cần lưu ý gì ? - Gv nhận xét: chỉ cần ghi lại các sự việc chính, mỗi sự việc ghi bằng 1 câu.

- Gv yêu cầu hs chọn đề tài.

- 3 hs trả lời

- Nhận xét, bổ sung.

- 2 hs đọc đề bài.

- Lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến kết thúc câu chuyện.

- Hs tự do phát biểu về chủ đề

(21)

+ Người mẹ ốm như thế nào ? + Người con chăm sóc mẹ ntn ?

+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì ?

+ Người con đã quyết tâm như thế nào ? + Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào ? + Bà tiên làm cách nào để thử thách lòng trung thực của người con ?

+ Cậu bé đã làm gì ?

Lưu ý hs yếu tố tưởng tượng

* Hướng dẫn hs dựa vào cốt truyện để k.c

* Hs kể chuyện trong nhóm.

* Kể chuyện trước lớp

- Gv nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

*QBPTE:

- Trong cuộc sống trẻ em ngoài điều kiện về vật chất thì trẻ em còn cần những gì về tinh thần?

C. Củng cố, dặn dò:(4’)

- Cốt truyện là gì ? Gồm những phần nào ? - Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.- Chuẩn bị bài sau.

mình chọn.

- Hs đọc gợi ý.

Dựa vào phần trả lời câu hỏi- ghi lại thành cốt truyện

- Hs kể chuyện theo cặp - 5 hs thi kể trước lớp

- Lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.

-Tình mẹ con, tình anh em

--- Lịch sử

TIẾT 4: NƯỚC ÂU LẠC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc

- Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang sâm lược Âu Lạc. Thời kì đẩu do đoàn kết, có vũ khới lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.

2. Kĩ năng:- Nêu được những điểm giống nhau của người Lạc Việt và người Âu Việt.

- So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc

- Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc (tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa) 3. Thái độ: HS yêu thích môn lịch sử.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: - Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

- Hình trong SGK phóng to.

- Phiếu học tập của HS.

2.HS:SGK, VBT 1. KTBC (5’)

(22)

- Nước Văn Lang ra đời trong thời gian nào ? Ở khu vực nào ?

- Em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a.Giới thiệu bài (1’) b.Tìm hiểu bài

*Hoạt động cá nhân (8’) - GV phát PBTcho HS

- GV yêu cầu HS đọc SGK và làm bài tập sau: em hãy điền dấu x vào ô những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt.

Sống cùng trên một địa bàn . Đều biết chế tạo đồ đồng . Đều biết rèn sắt .

Đều trống lúa và chăn nuôi .

Tục lệ có nhiều điểm giống nhau . - GV nhận xét, kết luận : Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có những điểm tương đồng và họ sống hòa hợp với nhau .

*Hoạt động cả lớp (9’) - GV treo lược đồ lên bảng

- Cho HS xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc .

- GV hỏi : “So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc”.

- Người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống? (Về xây dựng, sản xuất, làm vũ khí? )

- GV nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa (qua sơ đồ): nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. Thành Cổ Loa là thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc .

* Hoạt động nhóm(12’)

- GV yêu cầu HS đọc SGK , đoạn : “Từ năm 207 TCN … phương Bắc”. Sau đó , HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.

- GV đặt câu hỏi cho cả lớp để HS thảo

- 3 HS trả lời

- HS khác nhận xét, bổ sung

-HS có nhiệm vụ điền dấu x vào ô  trong PBT để chỉ những điểm giống nhau giữa cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt .

- Cho 2 HS lên điền vào bảng phụ . - HS khác nhận xét .

- HS xác định .

-Nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu là vùng rừng núi, nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng.

-Xây thành Cổ Loa, sử dụng rộng rãi lưỡi cày bằng đồng, biết rèn sắt, chế tạo nỏ thần.

- Cả lớp thảo luận và báo cáo kết quả so sánh .

- HS đọc.

-Các nhóm thảo luận và đại điện báo

(23)

luận :

+ Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại bị thất bại ?

+ Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của PK phương Bắc ? - GV nhận xét và kết luận .

3.Củng cố,dặn dò(5’) - GV cho HS đọc ghi nhớ

Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?

Thành tưụ lớn nhất của người Âu Lạc ? - GV tổng kết bài nhận xét tiết học - Về chuẩn bị bài sau.

cáo kết quả .

- Vì người Âu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm lại có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt , thành luỹ kiên cố.

- Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binh và cho con trai là Trọng Thuỷ sang ….

- Nhóm khác nhận xét ,bổ sung - 3 HS dọc .

- Vài HS trả lời .

- HS khác nhận xét và bổ sung .

--- Ngày soạn: 30/9/2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 4 tháng 10 năm 2018 BUỔI SÁNG Toán

TIẾT 19: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam, quan hệ của đề-ca- gam, héc- tô-gam và gam.

2. Kĩ năng: Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng. Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.

3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, tự tin, chính xác trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Bảng phụ, bảng nhóm.

2. HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A. Kiểm tra bài cũ(4’) - Chữa bài tập 2, 4 - Gv nhận xét.

B. Bài mới 1. Gtb: (1’)

2. Giới thiệu đề-ca-gam và héc-tô-gam(10’) - Để đo vật nặng hàng chục gam dùng đơn vị đo đề - ca gam (dag).

1 dag = 10 g; 10 g = 1 dag - Để đo vật nặng hàng trăm gam ta dùng đơn vị đo là hec - tô -gam (hg).

- 2 học sinh lên bảng làm bài.

- Chữa bài, nhận xét.

- Hs chú ý lắng nghe - Hs nhắc lại

(24)

1 hg = 100 g = 10 dag Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng.

- Hãy nêu các đơn vị đo khối lượng đã học - Những đơn vị nào lớn hơn kilôgam ? - Những đơn vị nào nhỏ hơn kilôgam ? ... g = 1 dag ?

... dag = 1 hg ? ...

- Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp mấy lần đơn vị nhỏ hơn và liền nó ?

- Mỗi đơn vị đo kém mấy lần đơn vị lớn hơn liền nó ? Ví dụ ?

3. Thực hành

Bài tập 1(7’). viết số thích hợp vào chỗ chấm

Gv hướng dẫn hs đổi các đơn vị đo từ lớn đến nhỏ và ngược lại.

- Yêu cầu Hs tự làm bài.

- Nhận xét, bổ sung.

Củng cố về cách đổi đơn vị đo khối lượng.

Bài tập 2.(5’) Tính:

- Yêu cầu Hs thực hiện các phép tính với các đơn vị đo khối lượng vừa học.

Lưu ý : Viết tên đơn vị trong kết quả tính.

- Gv nhận xét, củng cố bài.

Bài tập 3(4’) Tính:

- Yêu cầu Hs làm bài.

Lưu ý : Đổi về cùng 1 đơn vị rồi so sánh.

- Gv nhận xét, củng cố bài.

Bài tập 4(5’)

- Yêu cầu Hs suy nghĩ và làm bài.

Kết quả cuối cùng phải đổi ra đơn vị gì?

- kg, hg, dag, tạ, tấn, yến, g.

- 2 hs nêu

- ... gấp 10 lần đơn vị nhỏ hơn - ... kém 10 lần đơn vị lớn hơn

- 1 hs đọc yêu cầu bài - Hs làm bài- 3 hs lên bảng - Hs đọc bài làm của mình a.1dag = 10 g

10 g = 1 dag 1 hg = 10 dag 10dag =1 hg b. 4dag = 40 g 8hg = 80 dg 3kg = 30hg 7kg = 7000g 2kg 300g =2300 g 2kg 30g = 2030g

Trao đổi bài kiểm tra kết quả.

- 1 hs đọc yêu cầu bài

- Hs suy nghĩ làm bài- 2 hs làm bảng

380g + 195g = 575g

928dag - 274 dag = 654dag 452 dag 4 = 1808 dag 768 hg : 6 = 128 hg - 1 Hs đọc yêu cầu bài

- Hs suy nghĩ làm bài- 2 hs làm bảng

Kết quả : 5dag = 50g 8 tấn < 8100kg

4 tạ 30 kg > 4 tạ 3 kg - Đổi ra kg

- 1 Hs lên bảng làm

(25)

- Nhận xét, củng cố bài.

C. Củng cố, dặn dò(4’)

- Hãy nêu bảng đơn vị đo khối lượng ? - Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

Bài giải

4 gói bánh cân nặng là:

150 x 4 = 600(g) 2 gói kẹo cân nặng là:

200 x 2 = 400(g)

Số ki-lô-gam bánh và kẹo có tất cả là : 600 + 400 = 1000(g)

1000g = 1 kg Đáp số : 1 kg

Chính tả(Nhớ-viết)

TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Nhớ viết đúng 10 dòng đầu của bài thơ: Truyện cổ nước mình.Biết trình bày bài chính tả sạch sẽ, trình bày đúng các dòng thơ lục bát.

2. Kĩ năng: - Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng (phát âm đúng) các từ có âm đầu d /gi /r hoặc có vần ân /âng.

3. Thái độ: - Rèn chữ viết ý thức giữ vở sạch.

*QBPTE: ; Ca ngợi bản sắc nhân hậu, thông minh, chứa đựng kinh nghiệm quý báu của nd ta.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV: Bảng phụ 2.HS:Vở CT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Tổ chức cho hs thi viết nhanh tên con vật bắt đầu bằng ch/ tr.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới a. Gtb: (1’)

b. Hướng dẫn nhớ viết:(23’)

- Bài thơ được viết theo thể loại nào ? - Để viết đúng đẹp ta cần trình bày như thế nào ?

- Ta cần chú ý viết hoa những tiếng nào ? - Gv yêu cầu hs viết một số từ; nghiêng soi, sâu xa, rặng dừa.

- Yêu cầu hs viết bài.

- 2 hs lên bảng viết.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1, 2 hs đọc thuộc đoạn cần viết.

- Lục bát

- Dòng 6 tiếng viết lùi 2 ô so với lề, dòng 8 tiếng viết ra 1 ô.

- Tiếng đầu dòng thơ.

- 2, 3 hs lên viết bảng - lớp viết nháp Nhận xét-sửa sai.

- Đọc lại bài viết 1lần

(26)

- Gv quan sát.

- Gv thu 5 - 7 bài để nhận xét.

- Gv nhận xét chung.

c. Hướng dẫn làm bài tập

Bài tập 2a(7’)Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu là r,d hoặc gi

- Gv hướng dẫn hs: Từ cần điền phải hợp nghĩa với câu, viết đúng chính tả.

- Gv nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố - dặn dò(4’)

- Đọc thuộc lòng lại đoạn vừa viết * QBPTE;

- Các con cần ;làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc của dân tộc ta?

GVKL: Ca ngợi bản sắc nhân hậu, thông minh, chứa đựng kinh nghiệm quý báu của nd ta.

- Nhận xét giờ học, chữ viết của HS.

- Về viết lại bài cho đẹp hơn, chuẩn bị bài sau.

- Hs gấp sách, viết bài.

- Lớp chữa lỗi chung.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài tập vào vở của mình.

1 hs làm bảng phụ - Nhận xét bài.

+ ... gió thổi... Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.

- HS trả lời

--- Ngày soạn: 1/10/2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2018 BUỔI SÁNG Toán

TIẾT 20: GIÂY , THẾ KỈ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ.

2. Kĩ năng: Nắm được mối quan hệ giữa giây và phút, giữa năm và thế kỉ.

3. Thái độ: ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV:Bảng phụ, đồng hồ 2. HS:VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A. Kiểm tra bài cũ(5’) - Chữa bài tập 2.

- Gv nhận xét.

.B Bài mới

- 1 học sinh lên bảng làm bài.

- Nhận xét, bổ sung.

(27)

1. Gtb: (1’)

2. Giới thiệu đơn vị giây, thế kỉ(12’) - Gv cho hs quan sát đồng hồ thật:

+ Chỉ kim giờ và kim phút ?

+ Khoảng thời gian kim giờ đi từ một số nào đó liền sau đó là bao nhiêu giờ ? + Khi kim phút đi được từ vạch này sang vạch kế tiếp thì kim giây chạy từ đâu đến ?

1 phút = 60 giây

- Để tính những khoảng thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo là thế kỉ.

1 thế kỉ = 100 năm

- Giáo viên giới thiệu trục thời gian ...

- Vậy năm 1879 là ở thế kỉ nào ? - Năm 1945 là ở thế kỉ nào ?

- Em sinh vào năm nào, năm đó thuộc thế kỉ nào ?

3. Thực hành

Bài tập 1(7’)Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Yêu cầu hs tự làm bài vào Vở.

- Gv nhận xét, củng cố bài.

Bài tập 2(6’). Viết tiếp vào chỗ chấm

- Yêu cầu hs tự làm và đổi chéo bài kiểm tra.

- Hs quan sát và chỉ theo yêu cầu.

- 1 giờ

- Kim giây được chạy đúng 1 vòng.

- Hs nhắc lại

- TK XIX - TK XX - Hs trả lời

- 1 hs đọc yêu cầu bài - Hs tự làm và chữa - Nhận xét, bổ sung.

a)1 phút = 60 giây 60 giây = 1 phút 2 phút = 120 giây 1/3 phút = 20 giây.

1 phút 8 giây = 68 giây b)1 thế kỉ = 100 năm 100 năm = 1 thế kỉ 5 thế kỉ = 500 năm

½ thế kỉ = 50 năm

- 1 hs đọc yêu cầu bài tập - Hs tự làm bài tập

- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét, bổ sung.

a) Bác Hồ sinh năm 1890.Bác Hồ

(28)

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

- Nêu cách xác định thế kỉ?

Bài tập 3(5’)

- Gv hướng dẫn đọc:

- Nhận xét, củng cố bài.

C. Củng cố, dặn dò:(4’) 1thế kỉ = ... năm ?

4

1giờ = ... phút ? - Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

sinh vào thế kỉ XIX

- Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911.Năm đó thuộc thế kỉ XX

b) Cách mạng tháng Tám thành công vào năm 1945.Năm đó thuộc thế kỉ XX.

c) Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248.Năm đó thuộc thế kỉ III.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài vào vở và báo cáo a) Lý Thái tổ dời đô về Thăng Long năm 1010. Năm đó thuộc thế kỉ XI.Tính đến nay đã được 2014 – 1010 = 1004 (năm)

b) Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Năm đó thuộc thế kỉ IX.Tính đến nay đã được:

2014 – 938 =1076(năm)

1 HS trả lời ---

Luyện từ và câu

TIẾT 8: LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Qua luyện tập, bước đầu nắm được 2 loại từ ghép( có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại)

2. Kĩ năng : Nắm được 3 nhóm từ láy( giống nhau ở âm dầu, vần, cả âm đầu và vần) và vận dụng làm bài tập.

3. Thái độ: Rèn cho HS tính cách cẩn thận, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.GV : Bảng phụ, từ điển 2.HS : SGK, VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A . Kiểm tra bài cũ(5’)

(29)

- Thế nào là từ ghép, ví dụ ? - Thế nào là từ láy, ví dụ ? - Gv nhận xét.

B. Bài mới 1. Gtb: (1’)

2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1(7’)

- So sánh 2 từ ghép: bánh trái, bánh rán.

Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp, từ ghép nào có nghĩa phân loại ?

* Gv: Từ ghép có 2 loại: ghép tổng hợp và ghép phân loại.

Bài tập 2(10’):Viết các từ ghép được in đậm trong những câu dưới đây vào ô ...

- Yêu cầu hs điền vào bảng sao cho phù hợp.

- Tìm 3 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 3 từ ghép có nghĩa phân loại.

- Gv đánh giá, nhận xét.

Bài tập 3(12’): Tìm từ láy

- Gv hướng dẫn hs cần xác định từ láy lặp lại bộ phận nào ?

- Gv theo dõi, giúp đỡ hs nếu các em lúng túng.

- Gv nhận xét, củng cố bài; có mấy nhóm từ láy?

C. Củng cố, dặn dò(5’)

- Từ ghép có mấy loại, đó là những loại nào, cho ví dụ ?có mấy nhóm từ láy?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà: học bài và chuẩn bị bài giờ sau.

- 2 hs trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm việc cá nhân, sử dụng từ điển để tra nghĩa

- Hs phát biểu ý kiến.

- bánh trái có nghĩa tổng hợp.

- bánh rán có nghĩa phân loại.

Hs nhắc lại

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

Hs làm bài nhóm - dán kq - Nhận xét, bổ sung

a, Từ ghép phân loại:

xe đạp, xe điện, tàu hoả.

b, Từ ghép tổng hợp: ruộng đồng, làng xóm, núi non.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài.

- Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát.

- Từ láy giống nhau ở vần: lao xao.

- Từ láy giống nhau ở âm đầu và vần 3 nhóm.

--- Sinh hoạt –Kĩ năng sống

A. SINH HOẠT

TIẾT 4: NHẬN XÉT TUẦN 4 I. MỤC TIÊU

(30)

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC1. GV:Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1.Ổn định tổ chức

2.Nhận xét chung trong tuần.

a. Lớp trưởng nhận xét-ý kiến của các thành viên trong lớp.

b.Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp.

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

- Đồng phục:...

*Học tập:

...

...

...

*Các hoạt động khác:

- Lao động: ...

- Thực hiện ATGT: ...

...

3. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Tập trung vào ôn bài có hiệu quả ngay từ đầu năm học.

- Thực hiện tốt an toàn giao thông, an toàn trong trường học. Không ăn quà vặt.

- Lao động theo sự phân công.

--- B. KĨ NĂNG SỐNG

BÀI 2: THỰC HIỆN NỘI QUY LỚP HỌC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được lợi ích của việc thực hiện tốt nội quy lớp học.

2. Kĩ năng: Tạo dựng được thói quen chấp hành tốt nội quy lớp học.

3.Thái độ: Vận dung kiến thức đã học vào cuộc sống

II. ĐỒ DÙNG

1.GV: Bảng nội quy lớp học, tranh ảnh.

2. HS: Sách Thực hành kĩ năng sống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Khám phá (2’)

- Phân biệt tiết kiệm với kẹt sỉ ? Vì sao cần tiết kiệm ?- HS trả lời

- Hs trả lời

(31)

- Gv nhận xét.

Giới thiệu bài: Thực hiện nội quy lớp học.

2. Kết nối

- GV nêu mục tiêu của tiết học:

- Hiểu và tạo dựng được thói quen thực hiện và chấp hành tốt nội quy lớp học.

* Hoạt động 1: Biết giữ kỉ luật chung.(14’) -Yêu cầu HS đọc truyện: Bạn lớp phó kỉ luật BT 1: - Vì sao cô giáo lại cử Huy làm lớp phó phụ trách kỉ luật ?

- Nêu ý nghĩa của việc chấp hành nội quy lớp học?

- Gọi HS trả lời - GV nhận xét.

BT2: Đánh dấu X vào ý em chọn

- Những việc làm nào là thực hiện đúng nội quy lớp học ?

BT 3: Thảo luận nhóm về những lợi ích của việc thực hiện đúng nội quy lớp học ?

BT 4: Viết ra những quy tắc mà em tự đặt ra cho mình khi học tập ở lớp.

- Những việc em cần làm để đi học đúng giờ?

C. Thực hành: HS nối BT 1/10

BT2: HS nêu việc làm vi phạm nội quy lớp học.

- GV chốt về các việc cần làm để thực hiện đúng nội quy lớp học.

- thực hiện tốt nội quy lớp học đem lại kết quả như thế nào cho chúng ta?

* Hoạt động 2: Em tự đánh giá(2’)

- HS đọc bảng tự đánh giá và hoàn thiện bảng đánh giá.

- Qua bảng đánh giá em thấy mình là người đã biết thực hiện tốt nội quy lớp học chưa?

3. Củng cố, dặn dò:(2’)

- Vì sao phải đặt ra nội quy lớp học ?

- Thực hiện tốt nội quy lớp học mang lại ích lợi gì? Em đã làm gì để thực hiện tốt nội quy lớp học?

- GV nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau.

- HS xác định rõ mục tiêu của bài.

- 1 HS, lớp đọc thầm.

- HS thảo luân theo nhóm đôi và làm bài tập .

- Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS nêu

- HS đọc phần bài học.

- HS tự làm việc cá nhân.

-2 HS đọc bài đã hoàn thành

- HS nêu các việc em cần làm để đi học đúng giờ..

- Giúp chúng ta có một môi trương học tập nghiêm túc, học tập có hiệu quả.

- HS tự nêu cách làm của mình.

- HS nêu.

- HS nêu.

BUỔI CHIỀU

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo: Giọt mồ hôi sa / Những trưa tháng sáu / Nước.. như ai nấu / Chết cả cá cờ / Cua ngoi lên

Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới Nhiệm vụ: Đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.. Các điều kiện: + Phát triển tinh thần yêu nước

[r]

Mçi em ® îc viÕt mét tõ trong hä néi, hay hä ngo¹i theo hiÖu lÖnh cña c« råi chuyÒn nhanh cho

-Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tủy sống.. Một số dây thần kinh khác lại dẫn

QUÝ THẦY CÔ VỀ

Hộp quả cân với những quả cân có khối lượng khác nhau.

Tư thế