• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
50
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 3 Ngày soạn: 15/9/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2017 TIẾT 1: CHÀO CỜ

*************************************

TIẾT 2: TẬP ĐỌC Tiết 5: LÒNG DÂN I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Hiểu nội dung ý nghĩa phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu sống cán bộ cách mạng.

- Khâm phục dì Năm mưu trí gan dạ, dũng cảm.

2. Kĩ năng

- Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:

+ Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật .Đọc đúng ngữ điệu của câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài.

+ Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch.Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.

3.Thái độ

- Yêu thích môn học, thích đọc sách.

*QTE: chúng ta có quyền tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - Kiểm tra bài cũ 5’

- Gọi hs lên bảng đọc bài Sắc màu em yêu và trả lời các câu hỏi

? Hãy nêu nội dung chính cảu bài.

- GV nhận xét đánh giá.

2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu(1’) Trực tiếp 2.2, Luyện đọc và tìm hiểu a, Luyện đọc (10’)

- Gọi hs đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian.

- 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

- HS nhận xét

- 1 Hs đọc.

(2)

- Gọi HS đọc bài.

- GV chia đoạn: 3 đoạn

Đ1: Từ đầu ... thằng nầy là con.

Đ2: Tiếp ... rục rịch tao bắn.

Đ3: Còn lại

- Gọi Hs đọc nối tiếp theo đoạn.

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc - GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó trong bài.

? Rục rịch có nghĩa là gì?

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp – GV nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài (10’)

- Yêu cầu học sinh đọc phần nhân vật cảnh trí và đoạn 1 trả lời câu hỏi

? Câu chuyện xảy ra ở đâu vào thời gian nào?

? Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?

? Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?

? Qua hành động đó bạn thấy dì Năm là người như thế nào?

? Nêu nội dung đoạn 1?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2

? Khi bị định trói và dỗ ngọt dì Năm có thái độ như thế nào?

? Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?

- 1 Hs đọc.

- Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm - 1 hs đọc chú giải

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó.

- Rục rịch: sắp sủa làm.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- HS lắng nghe tìm cách đọc đúng - HS đọc thầm

+ Câu chuyện xảy ra ở một gia đình nông thôn ở Nam Bộ trong thời kì kháng chiến.

+ Chú bị địch rượt bắt, chú chạy vô nhà của dì Năm.

+ Dì vội đưa cho chú 1 cái áo khoác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng ăn cơm, vờ làm như chú là chồng gì để bọn địch không nhận ra.

+ Dì Năm rất nhanh trí, dũng cảm lừa địch.

+ Dì Năm nhanh trí lừa địch - HS đọc thầm

- Bình tĩnh và dũng cảm

HS nối tiếp nhau phát biểu.VD : + Dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng, khi tên cai xẵng giọng hỏi lại: Chồng chị à?,dì vẫn khẳng định:

Chồng tôi .

+ Thấy bọn giặc doạ bắn, dì làm chúng tưởng dì sợ nên sẽ khai, hóa ra dì chấp nhận cái chết, chỉ xin được trối trăng, căn dặn con mấy

(3)

? Nêu nội dung chính đoạn 2?

? Nêu nội dung chính của đoạn kịch?

- GV chốt lại nội dung và ghi bảng: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

c, Đọc diễn cảm (10’)

- Gọi hs đọc đoạn kịch theo vai. Nêu giọng đọc phù hợp với tính cách từng nhân vật.

- Tổ chức cho hs luyện đọc trong nhóm phân vai

- Tổ chức cho hs thi đọc và bình chọn.

- GV nhận xét, tuyên dương 3, Củng cố dặn dò (4’)

? Nêu nội dung của đoạn kịch?

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương hs.

- Dặn dò HS

lời, khiến chúng tẽn tò . - Sự dũng cảm của Dì Năm - 2 hs nêu - hs nhận xét bổ sung:

- 5 hs đọc theo vai - nêu giọng đọc.

- 5 hs tạo thành 1 nhóm cùng luyện đọc theo vai (dì Năm, An, cán bộ, lính, cai)

- 2 nhóm thi đọc

- Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

*******************************

TIẾT 3: TOÁN Tiết 11: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số.

2. Kĩ năng.

- Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số (bằng cách chuyển về thực hiện các phép tính với các phân số, so sánh các phân số).

3. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, lòng say mê học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm

- Phiếu bài tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - Kiểm tra bài cũ (5’) - 3 hs lên bảng mỗi hs chữa 1 phần

(4)

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời

? Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?

- Gv nhận xét đánh giá 2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: (1’) Trực tiếp

2.2, Hướng dẫn hs bài tập SGK (14) (30’)

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs làm bài và chữa bài.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, củng cố cho hs cách chuyển hỗn số thành phân số.

? Muốn chuyển hỗn số thành phân số ta làm thế nào?

* Bài tập 2: Làm bài theo cặp

? Yêu cầu của bài tập 2 là gì?

- Yêu cầu hs trao đổi theo cặp và làm bài - GV phát bảng nhóm cho 1 cặp hs.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng nhóm.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

- GV nhấn mạnh cách so sánh hỗn số: So sánh phần nguyên. nếu phần nguyên bằng nhau ta so sánh sang phần phân số.

* Bài tập 3: Làm bài cá nhân

? Bài tập 3 yêu cầu gì?

của bài tập 3 (SGK)

- 2 hs trả lời - HS nhận xét

+ Tử số: bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

+ Mẫu số bằng mẫu số của phân số.

- 1 hs đọc: Chuyển các hỗn số sau thành phân số.

- Cả lớp làm bài vào vở ô li - 1 hs lên bảng làm bài.

- 1hs nhận xét.

253 2x553135 ; 594 5x994 499 9

10 127 10

7 10 12 10 12 7 8 ; 75 8

3 8 9 8

3 x x

- Muốn chuyển hỗn số thành phân số ta làm như sau

+ Tử số: bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

+ Mẫu số bằng mẫu số của phân số.

- So sánh các hỗn số

- 2 hs ngồi cạnh nhau trao đổi và làm bài vào vở ô li - 1 cặp hs làm bài vào bảng nhóm dán lên bảng.

- 1 hs nhận xét đúng/sai.

a, 3109 > 2109 b, 3104 < 3109 c, 5

10 1 > 2

10

9 d, 3

10 4 = 3

5 2

- 1hs: Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính.

- Cả lớp làm bài vào vở ô li - 1 hs lên bảng làm bài.

(5)

- Yêu cầu hs làm bài và chữa bài.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, củng cố cho hs cách thực hiện các phép tính với hỗn số:

Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện.

3, Củng cố dặn dò (4’)

? Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?

? Nêu cách so sánh hỗn số?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò hs

- 1hs nhận xét.

a, 12113123346968176

b, 2 21

23 21

33 56 7 11 3 8 7 14 3

2

c, 232x51438x214 83xx214 16812 14

d, 3 9

14 9 2

4 7 4 :9 2 7 4 21 2:

1

x x

- 2 hs nêu

+ Tử số: bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

+ Mẫu số bằng mẫu số của phân số.

+ So sánh phần nguyên; nếu phần nguyên bằng nhau ta so sánh sang phần phân số.

*********************************

TIẾT 4: KHOA HỌC

Tiết 5: CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHOẺ?

I. MỤC TIÊU

Không yêu cầu tất cả HS học bài này. Giáo viên hướng dẫn HS cách tự học bài này phù hợp với điều kiện gia đình mình.

1. Kiến thức : Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữa mang thai

2. Kỹ năng : Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập; biết tìm thông tin để giải đáp; biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,

…Biết phân tích, so sánh rút ra nội dung bài học.

(6)

3. Thái độ : Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống.

Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng.

Yêu con người, thiên nhiên, đất nước.

* Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài :

- Đảm bảo trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé.(HĐ2) - Cảm thông chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai (HĐ3) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình minh hoạ trang 12, 13.

- Phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng trả lời câu hỏi:

?Cơ thể của mỗi con người được hình thành như thế nào?

? Hãy mô tả khái quát quá trình thụ thai?

- GV nhận xét đánh giá.

2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: (1’) Trực tiếp

2.2, Hướng dẫn học sinh hoạt động (30’)

* Hoạt động 1 : Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?

a, Mục tiêu

- Kể được những việc nên làm và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ, thai nhi khoẻ.

b, Cách tiến hành

- GV chia hs thành nhóm nhỏ. Yêu cầu hs thảo luận theo hướng dẫn:

- Các em hãy cùng quan sát hình minh hoạ trong SGK/12 và dựa vào các hiểu biết thực tế để nêu những việc phụ nữ có thai không nên làm và nên làm.

- Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Gọi hs đọc lại phiếu đã hoàn chỉnh.

- GV kết luận: Sức khoẻ của thai, sự phát

- 2 hs lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.

- HS nhận xét

- 2 bàn hs tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi thảo luận và viết vào phiếu ý kiến của nhóm mình.

- Đại diện các nhóm dán phiếu lên bảng và trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- 1 hs đọc, cả lớp hoàn thành vào vở theo phiếu đã hoàn chỉnh.

(7)

triển của thai phụ thuộc rất nhiều vào sức khoẻ của người mẹ. Do đó trong thời kì mang thai người mẹ cần bồi dưỡng đủ chất và đủ lượng để đảm bảo thai nhi phát triển tốt. Tất cả mọi hoạt động, thói quen sinh hoạt của người mẹ đều ảnh hưởng đến thai nhi.

* Hoạt động 2: Trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình với phụ nữ có thai.

a, Mục tiêu

- Xác định được những việc mà người chồng và những người trong gia đình phải làm để chăm sóc giúp đỡ phụ nữ có thai.

- KNS: Đảm bảo trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé.

b, Cách tiến hành

- Yêu cầu hs làm việc theo cặp, cùng thảo luận để trả lời câu hỏi:

? Mọi người trong gia đình cần làm gì để quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai?

- Gọi hs trình bày, hs khác bổ sung. GV ghi nhanh ý kiến của hs lên bảng.

- Gọi hs nhắc lại những việc mà người thân trong gia đình nên làm để giúp đỡ phụ nữ có thai.

- GV kết luận: Chăm sóc sức khoẻ của người mẹ khi có thai là giúp cho thai nhi khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời mẹ khoẻ mạnh cũng giảm được nguy hiểm có thể xảy ra khi sinh con.

- GV giáo dục kĩ năng sống: - Đảm bảo trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé.

Hìn h

Nội dung Nên Khôn g nên

1 Các nhóm

thức ăn có lợi x 2 một số thức

ăn gây hại

x 3 Phụ nữ có thai

khám định kì x 4 phụ nữ có thai

gánh nặng và tiếp xúc chất gây hại

x

- 2 hs ngồi cạnh nhau trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.

+ Người chồng: Giúp vợ làm việc nặng, Gắp thức ăn cho vợ, ...

+ Con: giúp mẹ những việc phù hợp với khả năng lứa tuổi của mình.

+ Những việc làm đó ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và thai nhi.

- HS trình bày, hs khác bổ sung.

- HS lắng nghe

(8)

* Hoạt động 3: Trò chơi đóng vai a, Mục tiêu

- Luôn có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.

- KNS: Cảm thông chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai

b, Cách tiến hành

- Chia lớp thành các nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 tình huống và yêu cầu thảo luận tìm cách giải quyết, chọn vai diễn và diễn trong nhóm.

+ TH 1: Em đang đến trường rất vội vì hom nay em dạy muộn thì gặp cô Lan hàng xóm di cùng đường. Cô Lan đang mang bầu phải xách rất nhiều đồ. Em sẽ làm gì khi đó?

+ TH2: Em và cấc bạn đi xe về nhà. Ai cũng mệt mỏi . xe chật , bỗng một phụ nữ mang thai lên xe . chị đưa mắt nhìn chỗ ngồi nhưng không còn. Em sẽ làm gì?

- GV gợi ý cho hs đóng vai theo chủ đề: Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.

- Gọi các nhóm lên trình diễn trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm diễn tốt, có việc làm thiết thực và cách ứng xử chu đáo.

- GV kết luận: Mọi người đều có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ chăm sóc phụ nữ có thai.

- GV gáo dục kĩ năng sống: - Cảm thông chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai 3, Củng cố dặn dò (4’)

- GV yêu cầu hs trả lời nhanh các câu hỏi:

? Phụ nữ có thai cần làm những việc gì để cho thai nhi phát triển khoẻ mạnh?

? Tại sao nói rằng chăm sóc sức khoẻ của người mẹ và thai nhi là trách nhiệm của mọi người?

- Gọi HS nhắc lại các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

- Hoạt động trong nhóm, đọc tình huống, tìm cách giải quyết, chọn bạn đóng vai, diễn thử, nhận xét, sửa chữa cho nhau.

+ TH 1: Em đang đến trường rất vội vì hom nay em dạy muộn thì gặp cô Lan hàng xóm di cùng đường. Cô Lan đang mang bầu phải xách rất nhiều đồ. Em sẽ mang đồ giúp cô.

+ TH2: Em và cấc bạn đi xe về nhà.

Ai cũng mệt mỏi . xe chật , bỗng một phụ nữ mang thai lên xe . chị đưa mắt nhìn chỗ ngồi nhưng không còn. Em sẽ nhường chỗ cho chị.

- Các nhóm cử diễn viên lên trình diễn.

- Hs lắng nghe

- 2 hs tiếp nối nhau trả lời

- Làm những công việc nhẹ nhàng - Sức khoẻ của thai, sự phát triển của thai phụ thuộc rất nhiều vào sức khoẻ của người mẹ. Do đó trong thời kì mang thai người mẹ cần bồi dưỡng đủ chất và đủ lượng để đảm bảo thai nhi phát triển tốt. Tất cả mọi hoạt động, thói quen sinh hoạt của người mẹ đều ảnh hưởng đến

(9)

- GV nhận xét tiết học - Dăn dò HS

thai nhi.

**********************************************

Ngày soạn: 16/9/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2017 TIẾT 1: TIẾNG ANH

GV BỘ MÔN DẠY

**********************************

TIẾT 2: CHÍNH TẢ ( Nhớ - viết) Tiết 3: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Luyện tập về cấu tạo của vần ; bước đầu làm quen với vần có âm cuối u . Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.

2. Kĩ năng

- Nhớ viết đúng chính tả những câu đã được chỉ định HTL trong bài Thư gửi các học sinh.

3. Thái độ

- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo của phần vần.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV đọc câu thơ sau yêu cầu hs chép vần của các tiếng có trong câu thơ vào mô hình cấu tạo vần:

Trăm nghìn cảnh đẹp Dành cho em ngoan - Gọi hs nhận xét bài trên bảng phụ.

- GV nhận xét đánh giá 2 - Bài mới

1, Giới thiệu: (1’) Trực tiếp 2, Hướng dẫn hs nhớ - viết (20’)

- 1 hs làm trên bảng phụ - cả lớp viết vào vở.

- HS nêu ý kiến bạn làm đúng/ sai.

(10)

a, Tìm hiểu nội dung bài viết - Gọi hs đọc thuộc lòng đoạn văn.

? Câu nói đó của Bác thể hiện điều gì?

b, Hướng dẫn viết từ khó

- GV yêu cầu hs viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: 80 năm giời, nô lệ, yếu hèn, kiến thiết, vinh quang, ...

- GV nhận xét, sửa sai cho hs.

c, Viết chính tả

- GV yêu cầu hs tự nhớ lại và viết bài.

- GV yêu cầu HS soát lỗi d, Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu 1 số hs nộp bài

- Yêu cầu hs đổi vở soát lỗi cho nhau

- Gọi hs nêu những lỗi sai trong bài của bạn, cách sửa.

- GV nhận xét chữa lỗi sai trong bài của hs.

3, Hướng dẫn làm bài tập SGK. (10’)

* Bài tập 1: SGK/26

- Gọi hs đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.

- Yêu cầu hs tự làm bài

- Gọi hs nhận xét bài làm trên bảng.

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.

* Bài tập 2: SGK/26

- 3 5 hs đọc thuộc lòng đoạn văn trước lớp.

+ Câu nói đó của Bác thể hiện niềm tin của Người đối với các cháu thiếu nhi - chủ nhân của đất nước.

- 1 hs lên bảng viết - cả lớp viết vào nháp các từ do gv đọc.

- HS tự viết bài theo trí nhớ.

- HS soát lỗi chính tả.

- Những hs có tên đem bài lên nộp - 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở soát lỗi cho nhau.

- Vài hs nêu lỗi sai, cách sửa.

- Hs sửa lỗi sai ra lề vở.

- 1 hs đọc: Chép vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây.

- 1 hs làm bài trên bảng lớp, hs dưới lớp làm vào VBT.

- 1 hs nhận xét

Tiếng Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm Cuối

Em e m

Yêu Yê u

Màu a u

tím i m

Hoa O a

Cà a

Hoa O a

sim i m

(11)

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.

- GV yêu cầu: Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết 1 tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu?

- GV kết luận: Dấu thanh luôn được đặt ở âm chính: Dấu nặng đặt bên dưới âm chính, còn các âm khác đặt ở phía trên âm chính.

4, Củng cố dặn dò (4’)

- GV hệ thống lại nội dung bài

? Khi viết 1 tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS

- 1 hs đọc: Dựa vào mô hình cấu tạo vần , em hãy cho biết khi viết một tiếng dấu thanh cần đặt ở dâu?

- Gọi hs trả lời nối tiếp - hs nhận xét bổ sung (Dấu thanh đặt ở âm chính) - HS lắng nghe và ghi nhớ, sau đó học sinh nhắc lại.

- Dấu thanh đặt ở âm chính

****************************************

TIẾT 3: TOÁN Tiết 12: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS củng cố về :

+ Cách chuyển một số phân số thành phân số thập phân.

+ Cách chuyển một hỗn số thành phân số.

+ Chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có 1 tên đơn vị đo (Tức là số đo viết dưới dạng hỗn số kèm theo một tên đơn vị đo).

2. Kĩ năng

Rèn kĩ năng thực hiện chuyển đổi chính xác và vận dụng giải toán có lời văn.

3.Thái độ

Thích tính toán, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm

- Phiếu bài tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - Kiểm tra bài cũ (5’) - 2 hs lên bảng mỗi hs chữa 1 phần

(12)

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- Gv nhận xét đánh giá B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: (1’) Trực tiếp

2, Hướng dẫn hs bài tập SGK (15) (30’)

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs làm bài và chữa bài.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, củng cố cho hs cách chuyển phân số thành phân số thập phân.

* Bài tập 2: Làm bài theo cặp

? Yêu cầu của bài tập 2 là gì?

- Yêu cầu hs trao đổi theo cặp và làm bài - GV phát bảng nhóm cho 1 cặp hs.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng nhóm.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

- GV nhấn mạnh cách chuyển hỗn số thành phân số.

? Muốn chuyển hỗn số thành phân số ta làm như thế nào?

* Bài tập 3: Làm bài cá nhân

? Bài tập 3 yêu cầu gì?

- GV hướng dẫn 10dm = .... m

? Em có nhận xét gì về 2 đơn vị đo?

? Vậy chúng ta sẽ điền phân số nào vào chỗ chấm? 10 dm =101 m

của bài tập 1 (VBT/ 13)

- 1 hs lên bảng chữa bài tập 2(VBT/13)

- HS nhận xét

- 1 hs đọc: Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân.

- Cả lớp làm bài vào vở ô li - 1 hs lên bảng làm bài.

- 1hs nhận xét.

10; 2 7 : 70

7 : 14 70

14 11251125xx44 10044

100 25 3 : 300

3 : 75 300

75 ;

1000 46 2 500

2 23 500

23

x x

- Chuyển các hỗn số sau thành phân số

- 2 hs ngồi cạnh nhau trao đổi và làm bài vào vở ô li - 1 cặp hs làm bài vào bảng nhóm dán lên bảng.

- 1 hs nhận xét đúng/sai.

8 5

42 5

2 ; 5

4 23 4

3 ; 4

7 31 7

3 ; 2

10 21 10

1

+ Tử số: bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

+ Mẫu số bằng mẫu số của phân số.

- 1hs: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm.

- Đổi từ đơn vị đo nhỏ ra đơn vị đo lớn hơn.

- HS: Điền phân số 101

(13)

- GV chia nhóm và nêu nhiệm vụ cho các nhóm

- Gọi hs báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét chữa bài, củng cố cho hs cách đổi số đo từ bé lên đơn vị lớn hơn.

* Bài tập 4: Làm bài theo cặp.

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- GV hướng dẫn mẫu.

- Yêu cầu hs trao đổi làm bài theo cặp.

- Gọi hs báo cáo kết quả

- GV nhận xét chốt lại: Cách chuyển số đo có 2 tên đơn vị thành số đo có 1 tên đơn vị.

? Muốn đổi số đo có hai tên đơn vị do thành số đo có một tên đơn vị đo ta phải làm như thế nào?

* Bài tập 5: Làm bài cá nhân.

- Gọi hs đọc bài

- Yêu cầu hs tự làm bài và chữa bài.

- Gọi hs đọc kết quả và nêu cách làm.

- GV nhận xét, kết luận kết quả đúng

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi và làm bài vào bảng nhóm.

- Các nhóm dán bài lên bảng và trình bày.

a, 1 dm = 101 m b, 1 g = 10001 kg 3 dm = m

10

3 8 g = kg

1000 8

9 dm = 109 m 25 g = 100025 kg C, 1 phút=

60

1 giờ 6 phút=

10 1 giờ 12 phút=

5 1 giờ

- 1 hs đọc: Viết các số đo độ dài theo mẫu

- Hs chú ý quan sát

- 2 hs ngồi cạnh nhau cùng trao đổi làm bài.

- Đại diện các cặp báo cáo, hs nhận xét

2m 3dm = 2m + 103 m2103 m 4m 37 cm = 4m10037 m410037 m 1m53cm=1m+

100 53 m=1

100 53 m

- Viết số đo dưới dạng hỗn số, với phần nguyên là số có đơn vị đo lớn, phần phân số là số có đơn vị đo nhỏ

- 1 hs đọc

- Cả lớp làm bài vào vở

- 1 hs làm bài trên bảng nhóm.

- HS tiếp nối nhau nêu kết quả và giải thích.

2m 27 cm = 327 cm 3m 27 cm = 30 dm

10 27

(14)

3, Củng cố dặn dò (4’)

? Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?

? Nêu cách chuyển số đo từ đơn vị bé thành đơn vị lớn hơn?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò hs

3m 27 cm = 310027 m - 2 hs nêu

+ Tử số: bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

+ Mẫu số bằng mẫu số của phân số.

- Viết số đo dưới dạng hỗn số, với phần nguyên là số có đơn vị đo lớn, phần phân số là số có đơn vị đo nhỏ

**********************************************

TIẾT 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 5: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu nghĩa một số từ ngữ về Nhân dân.

-Tích cực hóa vốn từ của học sinh: tìm từ, sử dụng từ.

- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về nhân dân, biết 1 số thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam.

2. Kĩ năng

- Sử dụng từ đặt câu hay và đúng.

3. Thái độ

- Yêu thương đồng bào, tôn trọng người dân lao động.

* ĐCNDDH: Không làm bài tập 2.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Từ điển Tiếng việt Tiểu học.

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt đôngh của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs đọc đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng một số từ đồng nghĩa. Yêu cầu hs dưới lớp ghi lại các từ đồng nghĩa bạn sử dụng.

- Gọi hs nhận xét đoạn văn của bạn, đọc các từ đồng nghĩa bạn đã sử dụng.

- 3 hs tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình.

- HS nhận xét, đọc các từ ngữ.

(15)

- GV nhận xét, đánh giá B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: (1’) trực tiếp

2, Hướng dẫn học sinh bài tập SGK(30’)

* Bài tập 1:

- Gọi hs đọc nội dung yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gv viết sẵn trên bảng lớp các nhóm từ:

a) Công nhân:

b) Nông dân:

c) Doanh nhân:

d) Quân nhân:

e) Trí thức:

g) Học sinh

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng - GV nhận xét kết luận lời giải đúng.

- GV hỏi hs về nghĩa của một số từ ngữ.

Nếu hs chưa rõ, gv có thể giải thích lại.

* Bài tập 2: Giảm tải

* Bài tập 3

- Gọi hs đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.

- Tổ chức cho hs trao đổi cặp và trả lời câu hỏi: Vì sao người VN ta gọi nhau là "đồng bào"?

? Theo em từ "đồng bào" có nghĩa là gì?

- GV nêu: Từ "đồng" có nghĩa là "cùng".

Các em cùng tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng có nghĩa là cùng.

- Tổ chức cho hs hoạt động trong nhóm.

+ Phát giấy khổ to, bút dạ cho các nhóm.

+ Yêu cầu hs dùng từ điển để tìm từ ghi vào bảng nhóm.

- Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp:

Xếp các từu ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp nêu dưới đây:.

a) Công nhân: b) Nông dân:

c) Doanh nhân: d) Quân nhân:

e) Trí thức: g) Học sinh

- 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.

a) Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí.

b) Nông dân: thợ cấy, thợ cày.

c) Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm.

d) Quân nhân: đại uý, trung sĩ.

e) Trí thức: GV, bác sĩ, kĩ sư.

g) Học sinh: HSTH, HS trung học.

- HS nêu ý kiến bạn làm bài đúng sai.

- HS sử dụng từ điển để giải thích hoặc giải thích theo ý hiểu của mình.

- 2 hs tiếp nối nhau đọc thành tiếng: Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi

- 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi: Người VN ta gọi nhau là đồng bào vì cùng sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.

+ Những người có cùng 1 giống nòi, 1 dân tộc, 1 tổ quốc có quan hệ như ruột thịt

- 5 hs tạo thành 1 nhóm cùng tìm hiểu từ có tiếng đồng có nghĩa là cùng.

(16)

- GV nhận xét, kết luận các từ đúng.

- GV có thể hỏi hs về nghĩa của một số từ hoặc đặt câu với 1 trong các từ đó.

3, Củng cố dặn dò (4’)

- GV hệ thống lại nội dung bài

? Theo em từ "đồng bào" có nghĩa là gì?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS:

- 1nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS theo dõi gv nhận xét và viết 10 từ có tiếng đồng có nghĩa là cùng vào vở.

VD: đồng hương, đồng ngữ, đồng ca, đồng cảm, đồng lòng đồng môn, đồng niên, đồng loại, đồng nghiệp...

- 10 hs nối tiép nhau giải thích nghĩ của từ hoặc đặt câu với từ mình giải thích.

VD:

- Đồng hương: là người cùng quê.

Bố em và bác Toàn là đồng hương với nhau.

- Đồng niên : là cùng tuổi.

Bà em di họp đồng niên.

+ Những người có cùng 1 giống nòi, 1 dân tộc, 1 tổ quốc có quan hệ như ruột thịt

*******************************************

BUỔI CHIỀU

TIẾT 1: BỒI DƯỠNG TIẾNG VIỆT Tiết 3: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH.

I. MỤC TIÊU

- Học sinh biết làm bài văn tả cảnh theo dàn ý đã chuẩn bị.

- Biết chuyển dàn ý thành 1 đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.

- Giáo dục HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ (3’)

- Cho HS nhắc lại cấu tạo văn tả cảnh. - HS nêu Một bài văn tả cảnh gồm có

(17)

Giáo viên nhận xét và nhắc lại.

B. Bài mới:

1, Giới thiệu –(1’) Ghi đầu bài.

2, Hướng dẫn luyện tập(30’)

1, Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây( hay tả công viên , trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).

- Cho HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước.

- Giáo viên nhận xét, sửa cho các em.

- Cho HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, trong vườn, làng xóm.

- Giáo viên hướng dẫn và nhắc nhở HS làm bài.Gọi ý cho HS yếu

? Phần mở bài các em nêu được điều gì?

H: Phần thân bài nêu gì?

H: Phần kết bài các em nêu những gì?

Bài làm gợi ý:

Buổi sáng trên khu vuồn nhà em thật đep.

Có tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng hót trong trẻo, ngây thơ ấy làm tôi bừng tỉnh giấc. Lúc này, màn sương đang tan dần. Khoảnh vườn đang tỉnh giấc. Rực rỡ nhất, ngay giữa vườn một nụ hồng còn đẫm sương mai đang hé nở. Một cánh, hai cánh, rồi ba cánh…Một màu đỏ thắm như

3 phần:

a) Mở bài: giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.

b) Thân bài: tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

c) Kết bài: nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.

- 2 HS đọc đế bài

- HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước.

- HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, trong vườn, làng xóm.

+ Mở bài: Giới thiệu cảnh định tả, địa điểm tả cảnh đó, giới thiệu được thời gian địa điểm mình quan sát.

+ Thân bài: Tả những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp, những chi tiết làm cho cảnh đẹp trở nên gần gũi, hấp dẫn người đọc.

- Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo thứ tự từ xa đến gần, từ cao xuống thấp..

+ Kết bài: Nêu cảm xúc của mình về cảnh đẹp quê hương.

(18)

nhung. Điểm tô thêm cho hoa là những giọt sương long lanh như hạt ngọc đọng trên những chiếc lá xanh mướt.Sương tan tạo nên muôn lạch nước nhỏ xíu nâng đỡ những chiếc lá khế vàng như con thuyền trên sóng vừa được cô gió thổi tung lên rồi nhẹ nhàng xoay tròn rơi xuống.

Mỗi buổi sáng được ngắm khu vườn nhà em em nhu được tiếp thêm sinh lực cho một ngày mới.

- GV cho HS trình bày, các bạn khác nhận xét.

- GV tuyên dương bạn viết hay, có sáng tạo.

4. Củng cố, dặn dò : (4’)

? Nêu cấu tạo bài văn tả cảnh?

- Giáo viên hệ thống bài.

- Dặn HS

- HS trình bày, các bạn khác nhận xét.

- Một bài văn tả cảnh gồm có 3 phần:

a) Mở bài: giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.

b) Thân bài: tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

c) Kết bài: nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.

*******************************

TIẾT 2: ÂM NHẠC GV BỘ MÔN DẠY

****************************************

TIẾT 3: ĐỊA LÝ Tiết 3: KHÍ HẬU I - MỤC TIÊU

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

-Trình bày được đặc điểm khí hậu, nhận biết mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu.

2. Kĩ năng.

(19)

- Chỉ vào biểu đồ và nêu được sự khác nhau của khí hậu giữa 2 miền Bắc –Nam.

- Nhận biết được hình ảnh của khí hậu đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.

3. Thái độ.

- Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong công cuộc chống biến đổi khí hậu ở nơi mình sinh sống

* GDBVMT: Một số đặc điểm về khai thác tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến khí hậu

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ địa lí tự nhiên VN.

- Lược đồ địa hình VN; Lược đồ một số khoáng sản VN.

- Các hình minh hoạ trong SGK.

- Bảng nhóm.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của gái viên Hoạt động của học sinh 1- Kiểm tra bài cũ (5’)

Gọi hs lên bảng, yêu cầu hs trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.

? Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta?

? Nêu tên và chỉ một số dãy núi và đồng bằng trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam?

? Kể tên một số laọi khoáng sản ở nước ta và cho biết chúng ở đâu?

- GV nhận xét, đánh giá 2 - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: (1’) Trực tiếp

2, Hướng dẫn học sinh hoạt động

* Hoạt động 1: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. (10’)

-Yêu cầu HS theo nhóm đọc mục 1 SGK, quan sát quả địa cầu, rồi thảo luận nhóm hoàn thành nội dung sau:

+Chỉ vị trí Việt Nam trên quả địa cầu cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào?

+Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta.

+Chỉ và nêu tên hướng gió tháng 1 và tháng 7 ở hình 1.

- GV theo dõi hs làm việc và giúp đỡ nhóm gặp khó khăn.

- 3 hs lần lượt trả lời các câu hỏi - HS nhận xét

- HS chia thành nhóm nhỏ, nhận nhiệm vụ và triển khai thảo luận để hoàn thành phiếu thảo luận.

- HS nêu khó khăn và nhờ Gv giúp đỡ.

(20)

- GV yêu cầu 2 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, mỗi nhóm trình bày theo 1 bài tập - Gv theo dõi, sửa chữa và hoàn thiện câu trả lời cho hs.

- GV tổ chức cho hs dựa vào phiếu học tập, thi trình bày đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của VN.

- GV nhận xét, kết luận: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nói chung là nóng, có nhiều mưa và gió, mưa thay đổi theo mùa.

* Hoạt động 2: Khí hậu các miền có sự khác nhau (10’)

- Gv yêu cầu 2 hs ngồi cạnh nhau cùng đọc SGK, xem lược đồ khí hậu Việt nam để thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền nam nước ta.

+ Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí minh.

+ Miền Bắc có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Bắc?

+ Miền Nam có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Nam?

+ Chỉ trên lược đồ miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu có nắng quanh năm.

- Gv gọi 1 số hs lên bảng trình bày kết quả thảo luận theo yêu cầu: Nước ta có mấy miền khí hậu, nêu đặc điểm chủ yếu của

- 2 nhóm hs lên bảng trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.

- 3 hs lần lượt thi trước lớp, có sử dụng quảt Địa cầu và lược đồ khí hậu VN trong khi trình bày. HS cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến cho bạn.

- HS nhận nhiệm vụ và cùng nhau thực hiện.

+ Chỉ vị trí và nêu: Dãy núi Bạch mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền nam nước ta.

+ Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 của HN thấp hơn nhiều so với của thành phố hồ Chí Minh.

+ Nhiệt độ trung bình vào tháng 7 của Hà nội và TP HCM gần bằng nhau.

+ Vào khoảng tháng 1, ở miền Bắc có gió mùa đông bắc tạo ra khí hậu mùa đông trời lạnh, ít mưa.

+ Vào khoảng tháng 7, ở miền Bắc có gió mùa đông nam tạo ra khí hậu mùa hạ trời nóng, nhiều mưa.

+ Ở miền Nam vào khoảng tháng 1 có gió đông nam, tháng 7 có gió tây nam, khí hậu nóng quanh năm, có một mùa mưa và 1 mùa khô.

+ Dùng que chỉ, chỉ theo đường bao quanh của từng miền khí hậu.

- 3 hs lần lượt lên bảng, vừa chỉ trên

(21)

từng miền khí hậu.

- GV nhận xét hoàn chỉnh câu trả lời của hs.

? Nếu lãnh thổ của nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu có thay dổi theo miền không?

- GV kết luận: Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh và mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

* Hoạt động 3: Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất. (9’)

- GV tổ chức cho hs cả lớp cùng trao đổi trả lời các câu hỏi sau:

+ Khí hậu nóng và mưa nhiều giúp gì cho sự phát triển cây cối của nước ta?

+ Tại sao nói nước ta có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau?

+ Vào mùa mưa, khí hậu nước ta thường xảy ra hiện tượng gì? có hại gì với đời sống, sản xuất của nhân dân?

+ Mùa khô kéo dài gây hại gì cho đời sống và sản xuất.

- GV theo dõi và sửa chữa .

- GV kết luận: Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều giúp cây cối phát triển nhanh, xanh tốt quanh năm.GV kết hợp GD bảo vệ môi trường cho HS

3, Củng cố dặn dò (5’)

- Gv tổng kết các nội dung chính của khí hậu VN theo sơ đồ.

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học - Dặn dò HS

lược đồ, vừa nêu đặc diểm của từng miền khí hậu. HS cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến.

+ Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ bắc vào nam thì khí hậu sẽ không thay đổi theo miền.

- HS xung phong phát biểu ý kiến:

+ Giúp cây cối dễ phát triển.

+ Vì mỗi loại cây có yêu cầu về khí hậu khác nhau nên sự thay đổi của khí hậu theo mùa và theo vùng giúp nhân dân ta có thể trồng được nhiều loại cây.

+ Lượng mưa nhiều gây ra bão, lũ lụt; gây thiệt hại về người và của của nhân dân.

+ Làm hạn hán, thiếu nước cho đời sống và sản xuất.

- Hs chú ý lắng nghe.

******************************

(22)

Ngày soạn: 17/9/2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 20 tháng 9 năm 2017 TIẾT 1: TẬP ĐỌC Tiết 6: LÒNG DÂN (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Hiểu nội dung ý nghĩa của vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu sống cán bộ cách mạng ; tấm lòng son sắc của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.

- Hiểu nghĩa các từ: tía (cha), chỉ (chị ấy), nè (này).

- Đọc đúng các tiếng, từ: hổng, mở trói, miễn cưỡng, … 2. Kĩ năng

-Biết đọc đúng phần tiếp của vở kịch. Cụ thể:

+Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật .Đọc đúng ngữ điệu của câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài.

+ Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch.Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.

3. Thái độ

- Khâm phục và yêu quý mẹ con dì Năm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 6 hs lên bảng đọc phân vai phần 1 vở kịch lòng dân.

- Gọi hs nêu nội dung phần 1 của vở kịch.

- GV nhận xét đánh giá 2 - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: (1’) Trực tiếp 2, Luyện đọc và tìm hiểu bài a, Luyện đọc (10’)

- Gọi hs toàn bộ phần 2 của vở kịch - GV chia đoạn: 3 đoạn

+ Đ1: từ đầu ... (chú toan đi, cai cản lại) + Đ2: Tiếp ... chưa thấy

+ Đ3: Còn lại

- 6 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

- 1 HS nêu nội dung - hs nhận xét

- 1 Hs đọc.

(23)

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – GV cho HS giải nghĩa từ khó.

? Miễn cưỡng nghĩa là gì?

? Em hiểu thế nào là ngọt ngào?

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - gv nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài (10’)

-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1

? An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?

? Nêu ý chính đoạn 1?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2

? Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?

? Nêu ý chính đoạn 2?

? Em có nhận xét gì về từng nhân vật trong đoạn kịch?

? Vì sao vở kịch dược đặt tên là lòng dân?

? Nêu nội dung chính của vở kịch là gì?

- GV chốt lại nội dung và ghi bảng: Trong cuộc đấu trí với giặc để cứu cán bộ, mẹ con dì Năm vừa kiên trung, vừa thông minh, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ

c, Đọc diễn cảm (10’)

- Gọi hs đọc đoạn kịch theo vai. Nêu

- Hs nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn + Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm cho hs.

- 1 hs đọc chú giải

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó - Miễn cưỡng nghĩa gắng gượng.

- Ngọt ngào là: êm ái, dễ nghe.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- HS đọc thầm

+ Khi bọn giặc hỏi: Ông đó có phải là tía mầy không? An trả lời: hổng phải tía làm cho bọn giặc mừng rỡ tưởng An sợ nên đã khai thật.

- Bé An thông minh, hóm hỉnh.

- HS đọc thầm

+ Dì giả vờ hỏi chú cán bộ giấy tờ để ở chỗ nào, khi cầm giấy tờ ra lại nói rõ tên chồng, tên bố chồng để cán bộ biết mà nói theo.

+ Dì vội đưa cho chú 1 cái áo khoác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng ăn cơm, vờ làm như chú là chồng gì để bọn địch không nhận ra.

- Dì năm thông minh mưu trí - Bé An thông minh, hóm hỉnh.

- Dì năm thông minh mưu trí - Cán bộ bình tĩnh.

- Cai lính: hống hách, ngang ngược + Vì nó thể hiện tấm lòng son săc của người dân nam bộ với cách mạng

- HS nối tiếp nhau phát biểu - HS nhắc lại.

(24)

giọng đọc phù hợp với tính cách từng nhân vật.

- Tổ chức cho hs luyện đọc trong nhóm phân vai (dì Năm, An, cán bộ, lính, cai) - Tổ chức cho hs thi đọc và bình chọn nhóm đọc hay nhất.

- GV nhận xét, tuyên dương 3, Củng cố dặn dò (4’)

? Em thích nhất chi tiết nào trong vở kịch? Vì sao?

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương hs học tốt.

- Dặn dò HS

- 5 hs đọc theo vai - nêu giọng đọc.

+ Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược.

+ Giọng dì Năm đoạn đầu tự nhiên, đoạn sau: than vãn, giả vờ, nghẹn ngào, trăng trối.

+ Giọng cán bộ : bình tĩnh, tự tin + Giọng An: Giọng một đứa trẻ đang khóc

- 5 hs tạo thành 1 nhóm cùng luyện đọc theo vai.

- 4 nhóm thi đọc

- HS tiếp nối nhau phát biểu và giải thích.

****************************************

TIẾT 2: KỂ CHUYỆN

Tiết 3: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể được 1 câu chuyện ( đã chứng kiền, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc ) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.

2. Kĩ năng: Biết trao đổi về ý nghiã của câu chuỵện đã kể.

3. Thái độ: yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng lớp ghi sẵn đề bài.

- Bảng phụ viết vắn tắt phần gợi ý.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(25)

1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng kể lại câu chuyện đã được nghe, được đọc về các anh hùng danh nhân của nước ta.

- Gv nhận xét đánh giá 2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: (1’) Trực tiếp 2.2, Hướng dẫn kể chuyện (30’) a, Tìm hiểu đề bài

- Gọi hs đọc đề bài;

? Đề bài yêu cầu gì?

- GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ:

việc làm tôt, Xây dựng quê hương đất nước.

- Đặt câu hỏi giúp hs phân tích đề:

? Yêu cầu của đề bài là kể về việc làm gì?

? Theo em, thế nào là việc làm tốt?

? Nhân vật chính trong câu chuyện em kể là ai?

+ Theo em, những việc làm như thế nào được coi là việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước?

- GV giảng giải: Những câu chuyện, nhân vật, hành động của các nhân vật các em kể là những con người thật, việc làm thật. Việc làm đó có thể em đã chứng kiến hoặc tham gia, hoặc qua sách báo, ti vi, ...

- Gọi hs đọc phần gợi ý 3 trong SGK.

- Gọi hs đọc gợi ý trên bảng phụ.

- GV nêu câu hỏi: Em xây dựng cốt truyện của mình như thế nào theo hướng nào, hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.

b, Kể trong nhóm

- GV chia hs thành nhóm, yêu cầu các em kể câu chuyện trong nhóm.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm.

- 2 hs kể chuyện trước lớp - Hs nhận xét

- 2 hs đọc thành tiếng đề bài.

- Đề bài yêu cầu kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.

- HS tiếp nối nhau nêu ý kiến:

+ Việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.

+ Là việc làm mang lại lợi ích cho nhiều người, cho cộng đồng.

+ Là những người sống xung quanh em, những người có việc làm thiết thực cho quê hương đất nước.

- HS nói về nhân vật chính trong câu chuyện của mình.

- 4 hs tiếp nối nhau phát biểu.

+ Cùng nhau xây đường, làm đường.

+ Cùng nhau trồng cây, gây rừng.

+ Cùng nhau làm vệ sinh đường làng ngõ xóm.

- HS lắng nghe.

- 35 hs đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

- HS tiếp nối nhau giới thiệu về chuyện của mình trước lớp.

(26)

- Gợi ý cho hs các câu hỏi trao đổi về nội dung truyện:

? Việc làm nào của nhân vật khiến bạn khâm phục nhất?

? Bạn có suy nghĩ gì về việc làm đó ?

? Tại sao bạn lại cho rằng việc làm đó góp phần xây dụng que hương đát nước?

? Nếu bạn được tham gia công việi đó bạn sẽ làm gì?

c, Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của chuyện.

- Tổ chức thi kể chuyện trước lớp

- GV ghi nhanh lên bảng: tên hs, nhân vật chính của chuyện, việc làm, hành động của nhân vật, ý nghĩa của hành động đó.

- Sau mỗi hs kể, GV yêu cầu hs dưới lớp hỏi bạn về ý nghĩa hành động, nhân vật chính, xuất xứ câu chuyện, ... để tạo không khí sôi nổi, hào hứng trong lớp học.

- Gọi hs nhận xét bạn kể chuyện.

- GV nhận xét tuyên dương những HS kể tốt.

3, Củng cố, dặn dò (4’)

? Qua mỗi câu chuyện em học tập được điều gì?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS

- Mỗi bàn hs tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Nêu câu hỏi nhờ gv giải đáp khi có khó khăn.

- 7 - 10 HS thi kể, hs khác lắng nghe để hỏi lại bạn. HS thi kể cũng có thể hỏi lại bạn tạo không khí sôi nổi hào hứng.

- HS trao đổi với nhau trước lớp.

- HS nhận xét nội dung chuyện và cách kể chuyện của bạn.

- Cố gắng góp công sức xây dựng quê hương đất phù hợp với khả năng của bản thân.

**********************************

TIẾT 3: TOÁN

Tiết 13: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS củng cố về :

+ Cộng trừ phân số ,tính giá trị của biểu thức với phân số.

(27)

+ Chuyển số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số có 1 tên đơn vị đo( Tức là số đo viết dưới dạng hỗn số kèm theo một tên đơn vị đo)

+ Giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó.

2. Kĩ Năng

- Rèn kĩ năng thực hiện chuyển đổi chính xác và vận dụng giải toán có lời văn.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm

- Phiếu bài tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- Gv nhận xét đánh giá B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: (1’) Trực tiếp

2, Hướng dẫn hs bài tập SGK (15) (30’)

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs làm bài và chữa bài.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, củng cố cho hs cách cộng 2 phân số; cách Tính giá trị biểu thức với phân số chỉ có phép tính cộng ta thực hiện từ phải sang trái.

* Bài tập 2: Làm bài cá nhân

? Yêu cầu của bài tập 2 là gì?

- Yêu cầu hs làm bài và chữa bài.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, củng cố cho hs cách trừ 2 phân số; cách Tính giá trị biểu thức với phân số chỉ có phép tính cộng và phép tình

- 1hs lên bảng mỗi hs chữa bài tập 5 (VBT/ 15)

- 3 hs lên bảng chữa bài tập 4(VBT/

15)

- HS nhận xét

- 1 hs đọc: Tính

- Cả lớp làm bài vào vở ô li - 1 hs lên bảng làm bài.

- 1hs nhận xét.

a, 97109 70908115190 b, 6587 404842 8248 2441 c, 5321103 61053 1014 57 - Tính

- Cả lớp làm bài vào vở ô li - 1 hs lên bảng làm bài.

- 1hs nhận xét, chữa bài.

a, 8552 254016 409

b, 1101 43 101143 444030 1440 207

(28)

trừ ta thực hiện từ phải sang trái.

* Bài tập 3: Làm bài theo cặp

? Bài tập 3 yêu cầu gì?

- GV hướng dẫn mẫu

- Yêu cầu hs trao đổi cặp và làm bài.

- Gọi hs báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét chữa bài, kết quả khoanh đúng là C. 85

* Bài tập 4: Làm bài theo cặp.

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- GV hướng dẫn mẫu.

- Yêu cầu hs trao đổi làm bài theo cặp.

- Gọi hs báo cáo kết quả

- GV nhận xét chốt lại: Cách chuyển số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số với 1 tên đơn vị đo.

* Bài tập 5: Làm bài cá nhân.

- Gọi hs đọc bài - GV kẻ sơ đồ lên bảng

- Yêu cầu hs tự làm bài, chữa bài.

- Gọi hs đọc bài của mình

- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.

c, 322165 4635 62 31

- 1hs: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

- HS chú ý lắng nghe.

- 2 hs ngồi cạnh nhau trao đổi làm bài vào vở ô li - 1 cặp hs trao đổi làm bài vào bảng nhóm dán lên bảng.

- Đại diện 2 cặp hs báo cáo kết quả - HS nhận xét.

- 1 hs đọc thành tiếng: Viết số đo độ dài theo mẫu.

- HS quan sát

- 2 hs ngồi cùng bàn cùng trao đổi làm bài vào vở ô li - 1 cặp hs trao đổi làm bài vào bảng nhóm dán lên bảng.

- Đại diện 2 cặp hs báo cáo kết quả - HS nhận xét.

7m 3dm = 7m103 m7103 m

8dm 9cm = dm dm dm

10 8 9 10

8 9

12cm 5mm = 12cm105 cm12105 cm - 1 hs đọc bài toán

- HS quan sát sơ đồ

- HS tự làm bài vào vở ô li - 1 hs làm bài vào bảng nhóm.

- 3 hs đọc bài của mình - hs nhận xét.

Bài giải

10

1 quãng đường AB dài là:

12 : 3 = 4 (km)

(29)

3, Củng cố dặn dò (4’)

? Nêu cách tính giá trị biểu thức với phân số

? Nêu cách chuyển số đo có 2 tên đơn vị đo thành hỗn số với 1 tên đơn vị đo.

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò hs

Quãng đường AB dài là:

4 x 10 = 40 (km) Đáp số: 40 km - Tính giá trị biểu thức với phân số chỉ có phép tính cộng và phép tình trừ ta thực hiện từ phải sang trái.

- Viết số đo dưới dạng hỗn số, với phần nguyên là số có đơn vị đo lớn, phần phân số là số có đơn vị đo nhỏ).

**************************************

TIẾT 4: TẬP LÀM

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

*Kết luận:Chúng ta đanh ở vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay nói cách khác là ở vào tuổi dậy thì.Vì thế các em cần biết được sự phát triển của cơ thể, mối quan

Trong nghiên cứu, tác giả sẽ giải thích mối quan hệ giữa các biến tính cách cá nhân, mạng lưới mối quan hệ xã hội và cường độ Liên hệ với các mối quan hệ

- Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm như: sống gương mẫu, giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa

[r]

-Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì -KN:Phân biệt được thời kì phát triển của giai đoạn

* Quan sát các ảnh sau, trao đổi nhóm đôi và cho biết em bé trong mỗi hình khoảng mấy tuổi?... Nhận biết tuổi

Trong hình 5 trang 19, một bạn đang khuyên các bạn khác không nên xem loại phim không

- Cần vệ sinh cơ thể đúng cách, đặc biệt phải thay quần áo lót, rửa cơ quan sinh dục bằng nước sạch và xà phòng tắm hàng ngày. - Ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn