• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 6 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 6 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tự nhiên Xã hội tuần 6 tiết 1

Vệ Sinh Cơ Quan Bài Tiết Nước Tiểu

(KNS) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu. Nêu được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.

2. Kĩ năng: Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu. Nêu cách phòng tránh các bệnh kể trên.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* KNS:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.

- Các phương pháp: Quan sát; thảo luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa. Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: gọi 3 học sinh lên trả lời 3 câu hỏi.

- Nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

Hát

Học sinh thực hiện

a. Hoạt động 1 : Động não (12 phút)

* Mục tiêu : Nêu lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.

* Cách tiến hành : Bước 1 :

- GV yêu cầu từng cặp HS thảo luận theo câu hỏi : Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.

- Làm việc theo cặp.

- GV gợi ý : Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ, không hôi hám, không ngứa ngáy, không bị nhiễm trùng,…

Bước 2 :

- GV yêu cầu một số HS lên trình bày kết quả thảo luận.

- Một số HS lên trình bày kết quả thảo luận.

Kết luận : Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng.

(2)

b. Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận (15 ph)

* Mục tiêu : Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.

* Cách tiến hành : Bước 1 :

- GV ø yêu cầu HS quan sát hình 2, 3, 4, 5 trong SGK trang 25 và nói xem các bạn trong hình đang làm gì ? Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu ?

- Làm việc theo cặp.

Bước 2 :

- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung góp ý.

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận các câu hỏi : - Làm việc theo nhóm.

+ Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu ?

+ Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước ? - GV yêu cầu HS liên hệ xem các em có thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo đặc biệt quần áo lót, có uống đủ nước và không nhịn đi tiểu hay không.

- Một số HS trả lời

Kết luận : Chúng ta cần phải uống đủ nước, măïc quần áo sạch sẽ, khô thoáng và giữ vệ sinh cơ thể để đản bảo vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.

3. Hoạt động nối tiếp (5 phút)

- Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK. - 1, 2 HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.

- GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

RÚT KINH NGHIỆM:

Tự nhiên Xã hội tuần 6 tiết 2

Cơ Quan Thần Kinh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được tên các bộ phận của cơ quan thần kinh.

2. Kĩ năng: Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa. Hình cơ quan thần kinh phóng to.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

(3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: gọi 3 học sinh lên trả lời 3 câu hỏi.

- Nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

Hát

Học sinh thực hiện

a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (12 phút)

* Mục tiêu : Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình.

* Cách tiến hành : Bước 1 :

- Nhĩm trưởng điều khiển các bạn cùng quan sát hình 1,2 trang 26, 27 SGK và trả lời câu hỏi trang 45 SGV

- Làm việc theo nhĩm.

Bước 2 :

- GV treo hình cơ quan thần kinh phĩng to lên bảng và yêu cầu một vài HS lên chỉ và nĩi tên các bộ phận cơ quan thần kinh, nĩi rõ đâu là não, tủy sống, các dây thần kinh .

- 1, 2 HS lên chỉ và nĩi tên các bộ phận của cơ quan thần kinh.

Kết luận : Cơ quan thần kinh gồm cĩ bợ não (nằm trong hộp sọ), tủy sống (nằm trong cột sống) và các dây thần kinh.

b. Hoạt động 2 : Thảo luận nhĩm (15 phút)

* Mục tiêu : Nêu vai trị của não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan.

* Cách tiến hành : Bước 1 :

- GV cho cả lớp chơi trị chơi địi hỏi phản ứng nhanh, nhạy của người chơi. Trị chơi “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang”

- HS chơi trị chơi

- Kết thúc trị chơi, GV hỏi HS: Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi?

Bước 2 :

- GV yêu cầu nhĩm trưởng điều khiển các bạn trong nhĩm đọc mục Bạn cần biết ở trang 27 SGK và liên hệ với những quan sát trong thực tế để trả lời các câu hỏi :

- Làm việc theo nhĩm.

+ Não và tủy sống cĩ vai trị gì ?

+ Nêu vai trị của các dây thần kinh và các giác quan.

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tủy sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng ? Bước 3 :

- Gọi đại diện các nhĩm trình bày kết quả thảo luận của nhĩm mình. Mỗi nhĩm chỉ trình bày một câu.

Các nhĩm khác bổ sung gĩp ý.

- Đại diện các nhĩm trình bày kết quả thảo luận của nhĩm mình.

- GV sửa chữa và giúp HS hồn thiện câu trả lời.

(4)

Kết luận : - Não và tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.

- Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tủy sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tủy sống đến các cơ.

3. Hoạt động nối tiếp (5 phút)

- Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK. - 1, 2 HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.

- GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập... TrÎ em cµng

-Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tuỷ

Hoạt động 2 : Chức năng của từng cơ quan kể trên Dựa vào nội dung đã học hãy cho biết chức năng của các cơ quan : hô hấp , tuần hoàn , bài tiết nước tiểu và cơ

Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả công

• Cô quan tieâu hoùa goàm coù: mieäng, thöïc quaûn, daï daøy, ruoät non, ruoät giaø vaø caùc tuyeán tieâu hoùa nhö tuyeán nöôùc boït, gan, tuïy..

Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập... TrÎ em cµng

Vieäc laøm trong tranh coù lôïi hay coù haïi cho cô quan thaàn kinh.. Vì

- Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tủy sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh