• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc | Giải SBT Lịch Sử lớp 6 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Lịch Sử 6 Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc | Giải SBT Lịch Sử lớp 6 Cánh diều"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 16. CUỘC ĐẤU TRANH GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC THỜI BẮC THUỘC

Câu 1 trang 31 SBT Lịch Sử 6: Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta nhằm mục đích gì?

A. Nâng cao đời sống văn hoá cho người Việt.

B. Làm phong phú thêm nền văn hoá cho người Việt.

C. Đồng hoá về văn hoá đối với người Việt.

D. Biến nước ta trở thành một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc.

Đáp án: C

Giải thích: Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta nhằm mục đích đồng hoá về văn hoá đối với người Việt (SGK – trang 82).

Câu 2 trang 31 SBT Lịch Sử 6: Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm

A. nhiều lớp từ Hán và chữ Hán.

B. chữ La-tin.

C. chữ Phạn.

D. chữ Chăm cổ.

Đáp án: A

Giải thích: Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm nhiều lớp từ Hán và chữ Hán (SGK – trang 84).

Câu 3 trang 32 SBT Lịch Sử 6: Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã A. đi học chữ Hán và viết chữ Hán.

B. không chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết ngoại lai.

C. chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình.

D. tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên.

Đáp án: D

Giải thích: Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên (SGK – trang 84).

Câu 4 trang 32 SBT Lịch Sử 6: Dưới thời Bắc thuộc, tư tưởng, tôn giáo nào được tiếp nhận một cách tự nhiên cùng với văn hoá truyền thống của người Việt?

A. Phật giáo và Nho giáo.

(2)

B. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.

C. Nho giáo và Thiên Chúa giáo.

D. Đạo giáo và Thiên Chúa giáo.

Đáp án: A

Giải thích: Dưới thời Bắc thuộc, Phật giáo và Nho giáo được tiếp nhận một cách tự nhiên cùng với văn hoá truyền thống của người Việt (SGK – trang 84).

Câu 5 trang 32 SBT Lịch Sử 6: Trước sự đồng hoá về văn hoá của các triều đại phong kiến phương Bắc, người Việt đã

A. học theo lễ nghi, phong tục, tập quán của nhà Hán.

B. bài trừ, không theo lễ nghi, phong tục, tập quán của nhà Hán.

C. sinh hoạt theo nếp sống riêng, không theo lễ nghi, phong tục, tập quán của nhà Hán.

D. duy trì nếp sống riêng, nhưng có tiếp thu và cải biến một số phong tục, tập quán cho phù hợp.

Đáp án: D

Giải thích: Trước sự đồng hoá về văn hoá của các triều đại phong kiến phương Bắc, người Việt đã duy trì nếp sống riêng, nhưng có tiếp thu và cải biến một số phong tục, tập quán cho phù hợp (SGK – trang 84).

Câu 6 trang 32 SBT Lịch Sử 6: Hãy kể tên một số phong tục, tín ngưỡng, lễ hội của người Việt từ thời Văn Lang, Âu Lạc được gìn giữ và phát triển trong thời Bắc thuộc.

Trả lời:

- Một số phong tục, tín ngưỡng, lễ hội của người Việt từ thời Văn Lang, Âu Lạc được gìn giữ và phát triển trong thời Bắc thuộc:

+ Tục ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình…

+ Tục làm bánh chưng, bánh giày trong các dịp lễ tết.

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; thờ cúng anh hùng dân tộc.

+ Hội làng (hội ngày mùa, đua thuyền, thi tài, đấu vật,...).

Câu 7 trang 32 SBT Lịch Sử 6: Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết người Việt đã tiếp thu những giá trị văn hoá bên ngoài để phát triển văn hoá truyền thống như thế nào.

(3)

Trả lời:

Hình ảnh Những yếu tố văn hóa tiếp thu từ bên ngoài

Những yếu tố văn hóa bản địa của người Việt

Hình 16.1. Ấm gốm men có vòi hình đầu gà

- Kĩ thuật gốm men của người Hán - Vòi ấm trang trí hình đầu gà, con vật gần gũi của người Việt.

Hình 16.2. Trống đồng Tân Long

- Hoa văn trang trí trên trống đồng:

lá đề, chim phượng…

- Kĩ thuật đúc đồng

Hình 16.3. Chuông đồng Thanh Mai

- Phật giáo.

- Thân chuông có khắc chữ Hán.

- Kĩ thuật đúc đồng.

(4)

Hình 16.4. Bia Xá lợi tháp minh

- Phật giáo.

- Chữ Hán.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, người Việt Nam thường tính theo âm lịch vì lịch âm dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất, liên quan tới các con

A. Câu 5 trang 8 SBT Lịch Sử 6: Hãy ghép các nội dung dưới đây tương ứng với các dạng người trên trục thời gian theo đúng quá trình tiến hoá từ vượn người thành người..

Giải thích: Xã hội nguyên thuỷ tan rã là do tư hữu xuất hiện, khiến cho quan hệ “công bằng – bình đẳng” giữa con người với con người bị phá vỡ; dẫn tới sự xuất hiện của

Câu 8 trang 14 SBT Lịch Sử 6: Quan sát các hình ảnh dưới đây, hãy cho biết sự khác nhau giữa chữ viết của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại..

Câu 1 trang 16 SBT Lịch Sử 6: Những con sông nào có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Trung QuốcA. Sông Nin và

Câu 1 trang 18 SBT Lịch Sử 6: Điều kiện tự nhiên nào có tác động lớn nhất đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La MãA. Có

A. Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Bắc Băng Dương với Ấn Độ Dương. Thái Bình Dương với Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.. b) Vị trí địa lí như vậy đã

Câu 3 trang 22 SBT Lịch Sử 6: Tác động của quá trình giao lưu thương mại ở Đông Nam Á trước thế kỉ X đã làm xuất hiện các.. thành phố