• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Lịch sử 6 Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc | Giải bài tập Lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Lịch sử 6 Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc | Giải bài tập Lịch sử lớp 6 Chân trời sáng tạo"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 17 – ĐẤU TRANH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC THỜI BẮC THUỘC

A. CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Đấu tranh bảo tồn văn hóa dân tộc

Câu hỏi trang 85 SGK Lịch Sử 6: Những biểu hiện nào cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại?

Trả lời:

- Những biểu hiện cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại:

+ Người Việt vẫn nghe – nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.

+ Những tín ngưỡng truyền thống như tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên… tiếp tục được duy trì.

+ Các phong tục, tập quán như: nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giầy vẫn được truyền từ đời này sang đời khác.

Câu hỏi trang 85 SGK Lịch Sử 6: Phong tục ăn trầu theo ghi chép của Lê Quý Đôn (tư liệu hình 17.3) có từ thời kì nào trong lịch sử Việt Nam? Hiện nay phong tục này còn không?

Trả lời:

- Theo ghi chép của Lê Quý Đôn, phong tục ăn trầu của người Việt cổ có từ thời Văn Lang, Âu Lạc, vì: sách Nam phương thảo mộc trạng được viết năm 304, ghi chép về tục ăn trầu cau của người Giao Châu (chỉ nước ta thời thuộc Hán), do đó, phong tục ăn trầu của người Việt có trước khi quyển sách này ra đời.

- Hiện nay phong tục ăn trầu và sử dụng trầu cau trong các dịp lễ, tết, các ngày trọng đại (hiếu, hỉ…) vẫn còn được duy trì.

(2)

2. Phát triển văn hóa dân tộc

Câu hỏi trang 85 SGK Lịch Sử 6: Nhân dân ta đã làm gì để phát triển văn hóa dân tộc trong hơn ngàn năm Bắc thuộc?

Trả lời:

- Trong suốt thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hoá Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc, như:

+ Tiếp thu Phật giáo, Đạo giáo, có sự hoà nhập với tín ngưỡng dân gian.

+ Tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt, dùng âm Việt để đọc chữ Hán, tạo cơ sở hình thành vốn từ Hán – Việt.

+ Học một số phát minh kỹ thuật của người Trung Quốc. Ví dụ: làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh, kĩ thuật bón phân bắc trong trồng trọt...

+ Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với văn hóa của người Việt. Ví dụ: tết Trung Thu của người Trung Quốc mang ý nghĩa đoàn viên; khi du nhập vào Việt Nam, tết Trung Thu là tết thiếu nhi...

+ Tiếp thu một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hán, tư tưởng gia trưởng, phụ quyền, nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ...

B. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 87 SGK Lịch Sử 6: Theo em, tại sao khoảng thời gian từ năm 179 TCN đến năm 938 được gọi là thời Bắc thuộc?

Trả lời:

- Khoảng thời gian từ năm 179 TCN đến năm 938 được gọi là thời Bắc thuộc vì đây là thời kì mà nước ta bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ, thống trị.

Câu 2 trang 87 SGK Lịch Sử 6: Những phong tục, tập quán nào của người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn có mặt trong đời sống văn hóa hằng ngày của chúng ta ngày nay?

Trả lời:

- Những phong tục, tập quán của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay là:

+ Tục ăn trầu và sử dụng trầu cau trong các dịp lễ, tết, ngày trọng đại (hiếu, hỉ…) + Tục làm bánh chưng, bánh giày trong các dịp lễ tết.

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; thờ cúng anh hùng dân tộc.

Câu 3 trang 87 SGK Lịch Sử 6: Quan sát hình 17.5 và 17.6, em hãy cho biết yếu tố văn hóa nào du nhập từ bên ngoài đã được nhân dân tiếp thu có chọn lọc?

(3)

Trả lời:

- Những yếu tố văn hóa nước ngoài được người Việt tiếp thu có chọn lọc (qua tư liệu 17.5 và 15.6) là + Phật giáo.

+ Nghệ thuật tạo hình của Trung Quốc.

Câu 4 trang 87 SGK Lịch Sử 6: Theo em, tiếng nói có vai trò như thế nào trong việc giữ gìn và sự phát triển bản sắc văn hóa dân tộc? Em có suy nghĩ gì về hiện tượng nhiều học sinh “pha” tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giao tiếp?

Trả lời:

- Giữ được tiếng nói – hồn cốt của một dân tộc là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Việt Nam là trường hợp hiếm hoi trong lịch sử thế giới dù mất nước từ rất sớm và kéo dài hơn 10 thế kỉ nhưng chúng ta vẫn giành lại được độc lập.

- Hiện tượng nhiều học sinh “pha” tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giao tiếp lâu dần sẽ khiến cho tiếng Việt mất đi sự trong sáng, mất đi bản sắc dân tộc. Vì vậy, em phản đối hiện tượng này.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trải qua quá trình tiến hóa, khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh vượn người đã thoát li khỏi đời sống leo trèo, có khả năng đứng thẳng trên mặt đất, đi bằng hai

Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên lưu vực các đồng sông lớn như sông Nin, Hoàng Hà, Trường Giang… Điều kiện tự nhiên ở đây thuận lợi để

=> Ý nghĩa của câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” là: khuyên mỗi chúng ta nên học cách ứng xử, tu dưỡng đạo đức trước rồi mới bàn đến vấn đề học hỏi kiến

Câu hỏi trang 55 SGK Lịch Sử 6: Em hãy kể một số thành tựu văn hóa của người Hy Lạp cổ đại vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay.. CÂU HỎI

- Con đường giao thương chính từ Ấn Độ sang Đông Nam Á: chủ yếu được thực hiện bằng đường biển, bắt đầu từ cảng thị Ma-man-la-pu-ram (Ấn Độ) tới các cảng thị khác của

Câu 3 trang 76 SGK Lịch Sử 6: Từ câu truyện bọc trăm trứng trong truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”, em hiểu thế nào về 2 chữ “đồng bào” và truyền thống “tương thần

Tên hoạt động Cuốc đất làm ruộng Gặt lúa Chặt cây, xới đất Câu 3 trang 80 SGK Lịch Sử 6: Những phong tục nào trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời

Câu hỏi trang 81 SGK Lịch Sử 6: Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa với dân tộc Việt Nam..