• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Lịch sử 6 Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc - Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Lịch sử 6 Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc - Chân trời sáng tạo"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 15 – ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI KÌ VĂN LANG, ÂU LẠC

A. CÂU HỎI GIỮA BÀI 1. Đời sống vật chất

Câu hỏi trang 77 SGK Lịch Sử 6: Quan sát các hình từ 15.1 đến 15.7, kết hợp với thông tin trong bài, em hãy:

+ Miêu tả một số nét về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc thể hiện qua mặt trống đồng Ngọc Luc?

+ Cho biết cư dân Văn Lang, Âu Lạc sử dụng chiếc muôi đồng và thạp đồng để làm gì?

+ Vì sao người Văn Lang, Âu Lạc thường ở nhà sàn?

Trả lời:

* Đời sống vật chất của cư dân Văng Lang, Âu Lạc thể hiện qua mặt trống đồng Ngọc Lũ:

- Thức ăn chính là gạo nếp, gạo tẻ (hình ảnh đôi nam – nữ đang giã gạo).

- Ở nhà sàn (hình ảnh chiếc nhà sàn)

- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, ghe (hình ảnh chiếc thuyền).

* Mục đích sử dụng chiếc muôi đồng và thạp đồng:

+ Chiếc muôi đồng: để múc cơm/ canh/ mắm/ thức ăn…

(2)

+ Thạp đồng: có thể được sử dụng để đựng lúa/ nước…

* Nguyên nhân cư dân Văn Lang, Âu Lạc thường ở nhà sàn:

- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc làm nhà sàn ở những vùng đất cao ven sông, ven biển goặc trên sườn đồi. Họ làm nhà sàn để tránh thú dữ, ngập lụt vào mùa mưa; mặt khác, cũng có thể tận dụng mặt bằng bên dưới để phục vụ chăn nuôi.

2. Đời sống tinh thần

Câu hỏi trang 79 SGK Lịch Sử 6: Dựa vào tư liệu 15.8, 15.9 và thông tin trong bài học, em hãy cho biết những điểm nổi bật trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.

Trả lời:

- Điểm nổi bật trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:

+ Về tín ngưỡng:

▪ Có tục thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên (thờ núi, sông, Mặt Trăng; Mặt Trời…).

▪ Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm theo công cụ lao động hoặc đồ dùng sinh hoạt.

+ Về phong tục – tập quán: người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy.

+ Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm. Trong những ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, nhảy múa, ca hát trong tiếng khèn, tiếng trống đồng náo nức. Các chàng trai đấu vật hoặc đua thuyền trên sông.

B. CÂU HỎI CUỐI BÀI

(3)

Câu 1 trang 80 SGK Lịch Sử 6: Thời Văn Lang, Âu Lạc, người Việt có những phong tục gì nổi bật?

Trả lời:

- Những phong tục nổi bật của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc:

+ Tục thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên (thờ núi, sông, Mặt Trăng; Mặt Trời…).

+ Tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy.

+ Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm.

Câu 2 trang 80 SGK Lịch Sử 6: Dưới đây là những công cụ lao động thuộc thời kì văn hóa Đông Sơn. Theo em, những công cụ lao động đó được dùng để làm gì trong hoạt động sản xuất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc?

Trả lời:

Công cụ lao động Lưỡi cuốc Liềm Rìu

Tên hoạt động Cuốc đất làm ruộng Gặt lúa Chặt cây, xới đất Câu 3 trang 80 SGK Lịch Sử 6: Những phong tục nào trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc?

Trả lời:

- Những phong tục trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc là:

+ Tục nhuộm răng đen (vẫn phổ biến ở các vùng nông thôn thuộc khu vực Bắc Bộ).

+ Tục ăn trầu; làm bánh trưng – bánh giày trong ngày lễ/ tết.

+ Tục thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc…

+ Tổ chức các lễ hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp (lễ xuống đồng; lễ mừng cơm mới…).

(4)

Câu 4 trang 80 SGK Lịch Sử 6: Em hãy kể tên một số truyền thuyết gắn liền với đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc?

Trả lời:

- Một số truyền thuyết, sự tích… gắn liền với đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:

+ Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”

+ Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh”

+ Truyền thuyết “Thánh Gióng”

+ Sự tichd “bánh chưng, bánh giày”

+ Sự tích “trầu cau”

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã phát hiện quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời để tính thời gian làm ra lịch. Mười rằm trăng náu,

- Trải qua quá trình tiến hóa, khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh vượn người đã thoát li khỏi đời sống leo trèo, có khả năng đứng thẳng trên mặt đất, đi bằng hai

=> Ý nghĩa của câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” là: khuyên mỗi chúng ta nên học cách ứng xử, tu dưỡng đạo đức trước rồi mới bàn đến vấn đề học hỏi kiến

- Con đường giao thương chính từ Ấn Độ sang Đông Nam Á: chủ yếu được thực hiện bằng đường biển, bắt đầu từ cảng thị Ma-man-la-pu-ram (Ấn Độ) tới các cảng thị khác của

Câu 3 trang 76 SGK Lịch Sử 6: Từ câu truyện bọc trăm trứng trong truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”, em hiểu thế nào về 2 chữ “đồng bào” và truyền thống “tương thần

Câu hỏi trang 81 SGK Lịch Sử 6: Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa với dân tộc Việt Nam..

Câu 2 trang 87 SGK Lịch Sử 6: Những phong tục, tập quán nào của người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn có mặt trong đời sống văn hóa hằng ngày của chúng

CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HOÁ CỦA VIỆT NAM THỜI BÁC THUỘC Câu 1 trang 28 SBT Lịch Sử 6: Các