• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 30 / 10 / 2020 Tiết 9

BÀI 8: KHOAN DUNG

I .Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu thế nào là khoan dung

- Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung.

- Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung.

- Biết phê pháp sự định kiến hẹp hòi cố chấp trong quan hệ giữa người với người.

2. Kĩ năng:

*Kĩ năng dạy học:

- Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh

* Kĩ năng sống:

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ.

- Kĩ năng tư duy phê phán.

- Kĩ năng giao tiếp ứng xử.

- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.

3.Thái độ:TÔN TRỌNG,YÊU THƯƠNG,TRUNG THỰC,TRÁCH NHIỆM,HỢP TÁC

- Giáo dục đạo đức: Tôn trọng, yêu thương, công bằng vô tư, khoan dung

- Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tấm gương khoan dung của Bác : Bác thông cảm và tha thứ cho người có lỗi lầm, biết hối cải.

4. Những năng lực cơ bản cần có ở học sinh.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực tư duy phê phán, đánh giá.

II. Tài liệu và phương tiện 1. Giáo viên:

- Tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2. Học sinh:

- SGK,giấy A0, bút dạ, băng keo, các phiếu xanh đỏ trắng ( Mỗi học sinh có một bộ ba giấy)

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học 1.Phương pháp dạy học :

- Giảng giải, đối thoại, nêu vấn đề,dẫn chứng thự tế.

2 . Kĩ thuật dạy học:

(2)

- Động não, thảo luận nhóm, đóng vai, xử lí tình huống, trình bày một phút, trình bày theo hình thưc khăn trải bàn.

IV. Tiến trình bài dạy:

1.Ổn định tổ chức:( 1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số(Vắng)

7A 4 / 10 / 2020

7B 6 / 10 / 2020

7C 6 / 10 / 2020

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

*Câu hỏi :

* Câu hỏi : Máy chiếu

? ? Thế nào là đoàn kết tương trợ

? ? Theo em đoàn kết tương trợ có ý nghĩa gì trong cuộc sống?

* Trả lời:

. Khái niệm: Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

. Ý nghĩa: Đoàn kết tương trợ giúp chúng ta dẽ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn và được mọi người yêu quí

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(2phút.)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não

-Trước khi vào bài mới cô mời cả lớp cùng quan sat bức tranh sau.

? Bức tranh này gợi cho các em nhớ đến câu tục ngữ, thành ngữ nào mà chúng ta đó được học hoặc đó được nghe.

? Em hiểu thế nào về câu thành ngữ trên ?

Các em ạ ! những người lầm lạc họ đó biết hối cải, tự giác sửa đổi sai lầm ta nên rộng lòng tha thứ cho họ đó là khoan dung độ lượng. Vậy khoan dung là gì để hiểu hơn về khoan dung cô cùng các em đi tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

* Hoạt động 2: Lắng nghe, đàm thoại tìm hiểu phần truyện đọc. (10’)

- Mục tiêu: H nhận biết được khoan dung và biểu hiện của tính khoan dung qua truyện đọc

- Hình thức: phân hóa, nhóm

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm,tự liên hệ,

- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Cách tiến hành:

(3)

- Yêu cầu học sinh đọc truyện và thảo luận nhóm đôi:

? Thái độ của Khôi lúc đầu đối với cô giáo như thế nào?

- Khôi đứng dậy nói to: Thưa cô chữ cô viết khó đọc quá.

? Em có nhận xét gì về thái độ đó?

+ Nói to, tỏ thái độ khó chịu với cô giáo  Thiếu tôn trọng cô giáo.

? Sau khi chứng kiến cô tập viết Khôi đó làm gì? Vì sao bạn Khôi lại có sự

thay đổi đó?

- Chứng kiến cảnh cụ tập viết. Biết được nguyên nhân vì sao cụ viết khó khăn. Khôi cúi đầu rơm rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn.

- Khôi hối hận và xin cô tha thứ

? Cô giáo Vân có việc làm như thế nào trước thái độ của Khôi?

- Cô đứng lặng người, mắt chớp chớp, mặt đỏ rồi tái dần, cô đánh rơi phấn, cụ xin lỗi học sinh.

? Cô giáo đó làm gì để có nét chữ đẹp hơn.

- Cô tập viết hàng ngày.

? Tại sao cô Vân lại viết xấu như vậy.

- Vì cô Vân bị thương khi còn phục vụ ở chiến trường, nay trong tay cô Vân còn mảnh đạn cuả kẻ thù.

? Khi Khôi xin lỗi cụ Vân có giận Khôi không.

- Cô không giận mà sẵn sàng tha thứ cho khụi: Quàng tay lên vai học sinh,

1. Đọc truyện:

“Hãy tha lỗi cho em”

*. Nhận xét:

- Khôi :

+ Nói to, tỏ thái độ khó chịu với cô giáo  Thiếu tôn trọng cô giáo

+ Nhận ra lỗi lầm hối hận và xin cụ tha thứ

(4)

tha lỗi cho HS

? Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của cô giáo Vân?

- Không định kiến, biết lắng nghe, chấp nhận

- Cô là người kiên trì, có tấm lòng khoan dung và độ lượng.

? Qua câu chuyện vừa phân tích?

Theo em, đặc điểm của lòng khoan dung là gì?

(Biết lắng nghe để hiểu người khác;

Biết rộng lũng tha thứ cho người khác;

Không chấp nhặt, Không định kiến, không hẹp hòi; Luôn tôn trọng và thông cảm với người khác)

? Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác, biết rộng lòng tha thứ cho người khác?

Vì: Có như vậy mới không hiểu lầm, không gây sự bất hoà, không đối xử nghiệt ngó với nhau. Tin tưởng và thông cảm với nhau, sống chân thành và cởi mở hơn. Đây là bước đầu hướng tới lũng khoan dung.

Vậy khoan dung là gì, chúng ta cùng chuyển sang nội dung bài học.

Yêu thương, công bằng ,vô tư, khoan dung

 Không định kiến, biết lắng nghe, chấp nhận và tha thứ cho người khác Là người kiên trì có tấm lòng khoan dung và độ lượng

* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. (12’)

- Mục tiêu: H nắm được thế nào là khoan dung, biểu hiện, ý nghĩa, rèn luyện lòng khoan dung ntn

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, nêu vấn đề

(5)

- Kĩ thuật : động não, đặt câu hỏi - Cách tiến hành:

Tôn trọng, công bằng ,vô tư, khoan dung

? Em hiểu thế nào là khoan dung?

? Tôn trọng người khác em phải tôn trọng những gì ?

(Máy chiếu)

- Để làm rõ hơn khái niệm cả lớp quan sát tình huống sau.( Thảo luận nhóm đôi)

Tình huống : Bình và Hiếu là đôi bạn thân, Bình là lớp trưởng, luôn bỏ qua lỗi cho bạn ngay cả khi Hiếu thường xuyên không làm bài tập, hơn thế Bình còn để cho Hiếu chép bài của Bình trong giờ kiểm tra.

? Em có nhận xét gì về việc làm của hai bạn? Đó có phải là khoan dung không ?

Cả 2 bạn đều chưa đúng – việc làm của Bình không phải là khoan dung

Khoan dung không có nghĩa là bỏ qua những việc sai trái. Khi bạn có những việc làm sai trái ta nên chân thành, cởi mở, gần gũi, giải thích, thuyết phục, gúp ý cho bạn để giúp bạn tiến bộ.

? Nếu trong trường hợp mà chính bản thân em mắc lỗi thì em sẽ làm ntn ?

2. Nội dung bài học:

a. Thế nào là khoan dung.

- Khoan dung là rộng lòng tha thứ, tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

- Tôn trọng người khác là tôn trong cá tính sở thích, thói quen mọi sự khác biệt của họ. Luôn công bằng, vô tư, không định kiến hẹp hũi, không đối xử nghiệt ngã, gay gắt.

- Khoan dung không có nghĩa là bỏ qua những việc sai trái và những người cố tình làm những điều sai trái, cũng không phải là sự nhẫn nhục.

(6)

Nghiêm khắc với bản thân, dũng cảm nhận và sửa lỗi, không tìm cách đổ lỗi cho người khác

? Em hãy lấy một ví dụ thể hiện lòng khoan dung của đảng nhà nước ta.

Trao giấy chứng nhận đặc xá tha tù và tặng phẩm cho các phạm nhân cải tạo tốt.

( Máy chiếu hình ảnh)

? Hãy nêu một số biểu hiện của lòng khoan dung và những biểu hiện thiếu sự khoan dung?

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” để tìm những biểu hiện của của lòng khoan dung

Chuẩn bị 2 bảng phụ chia 2 cột, một cột ghi biểu hiện của lòng khoan dung và một cột ghi biểu hiện thiếu lòng khoan dung

Chia lớp thành 2 đội chơi

Cỏc đội tham gia trò chơi theo hình thức tiếp sức với nhiệm vụ viết các biểu hiện theo 2 cột trong thời gian 3 phút. Đội nào ghi được nhiều và chính xác sẽ thắng cuộc.

Giáo viên tổng kết trò chơi và khái quát những biểu hiện của lòng khoan dung .

- Khoan dung : Ôn tồn thuyết phục, giúp ý giúp bạn sửa lỗi, tha thứ khi người khác đó biết lỗi và sửa lỗi, nhường nhịn bạn bè em nhỏ, công bằng vô tư khi nhận xét người khác.

- Thiếu sự khoan dung:

+ Định kiến hẹp hòi, cố chấp, thiếu thông cảm.

+ Coi thường, đánh giá thấp những người trước kia đó mắc khuyết điểm,

+ Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý.

+ Tìm cách che dấu khuyết điểm cho bạn.

+ Chê bai người khác.

+ Đỗ lỗi cho người khác Máy chiếu tình huống

b. Biểu hiện lòng khoan dung - Ôn tồn thuyết phục, gúp ý giúp bạn sửa lỗi.

- Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người

- Tha thứ khi người khác khi đó biết lỗi và sửa lỗi

- Nhường nhịn bạn bè em nhỏ - Công bằng vô tư khi nhận xét người khác.

- Không định kiến, hẹp hòi.

(7)

Tình huống 1 : Sau khi chiến thắng

quân Minh, Lê Lợi đó ra lệnh tha cho 10 vạn quân địch được an toàn trở về với quê hương xứ sở, lại còn cung cấp cho thuyền, ngựa, lương thực và sửa sang đường sá để cho chúng rút về nước. Quân Minh hết sức cảm động, kéo đến dinh Bồ Đề để lạy tạ những người lãnh đạo của nghĩa quân Lam Sơn.

? Theo em, việc làm của Lê Lợi có ý nghĩa gì ? Tình huống2: Nam là 1 cậu bé đó từng phạm tội gây rối trật tự cụng cộng và trở về từ trường giáo dưỡng sau 6 tháng học tập ở đó. Cậu tỏ vẻ hối lỗi và ít nghịch ngợm hơn trước. Nhưng nhiều người trong khu phố vẫn cấm con em mình chơi với Nam vì họ cho rằng Nam là thằng hư hỏng.

? Trong tình huống này ai là người bị đối xử thiếu khoan dung? Người đó sẽ cảm thấy thế nào? Nguyên nhân của sự thiếu khoan dung trong trường hợp trên là gì?

TH1 : Việc làm của Lê lợi là thể hiện lũng khoan dung đối với kẻ thù. Việc làm này đó khiến cho quân địch phải cảm động và nể phục.

- Đây là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta TH2 : Nam là người bị đối xử thiếu khoan dung.

Nam sẽ thấy buồn và có cảm giác mình bị xa lánh, hắt hủi. Nguyên nhân của sự thiếu khoan dung này là do sự thiếu hiểu biết của mọi người.

G. Định kiến hẹp hòi cố chấp trong quan hệ giữa con người với con người trong trường hợp này chúng ta cần phê phán

? Lòng khoan dung có ý nghĩa ntn đối với cá nhân và đối với xã hội ?

G. Lòng khoan dung có ý nghĩa vô cùng quan trọng vậy chúng ta cần rèn luyện đức tính này ntn cô và các em cùng chuyển sang phần thứ 4.Cô có một số câu hỏi sau các em lắng nghe và suy nghĩ

c. Ý nghĩa:

- Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.

- Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.

- Nhờ có lòng khoan dung cuộc

(8)

trả lời

? Làm thế nào để có thể hợp tác hơn với các bạn ở lớp, ở trường ?

(Tin vào bạn, chân thành, cởi mở với bạn, lắng nghe ý kiến, chấp nhận ý kiến đúng, góp ý chân thành, không ghen ghét, định kiến, đoàn kết, thân ái với bạn.)

? Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm hoặc xung đột ?

( Khi có sự bất đồng… phải bình tĩnh, tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, tạo điều kiện, giảng hoà)

? Khi biết bạn có khuyết điểm, ta nên xử sự như thế nào ?

( Tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, thuyết phục, góp ý với bạn; Tha thứ và thông cảm với bạn;

Không định kiến)

?Vậy chúng ta phải rèn luyện lòng khoan dung như thế nào ?

- Sống cởi mở, gần gũi với mọi người - Cư xử một cách chân thành, rộng lượng.

- Tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.

? Đọc nội dung bài học ? - HS đọc.

Tôn trọng, yêu thương, công bằng vô tư, khoan dung

sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

d. Cách rèn luyện lòng khoan dung

- Sống cởi mở, gần gũi với mọi người

- Cư xử một cách chân thành, rộng lượng.

- Tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.

* Hoạt động 4: Thực hành, luyện tập (10’)

- Mục tiêu: H phân biệt được hành vi, việc làm khoan dung và thiếu khoan dung, có những hành vi, việc làm rèn luyện tính khoan dung. HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huống

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, - Kĩ thuật: động não

- Cách tiến hành

(9)

Đọc và nêu yêu cầu bài tập

- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.

Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 1, 2 SGK.

HS cả lớp suy nghĩ và làm bài.

Học sinh đọc yêu cầu của đề bài và suy nghĩ tìm đáp án trả lời.

- GV yêu cầu học sinh giải thích việc lựa chọn đáp án trả lời của mình.

Yêu cầu học sinh sắm vai đã chuẩn bị.

Các nhóm đánh giá, nhận xét nhau.

GV tuyên dương, rút kinh nghiệm.

GV lần lượt cho hs làm các bài tập trong SGK

b. Những hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung? Vì sao?

1. Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn.

2. Tìm cách che dấu khuyết điểm cho bạn.

3. Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ.

4. Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý.

5. Ôn tồn thuyết phục, giúp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm.

6. Hay chê bai người khác.

7. Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người.

8. Hay trả đũa người khác.

9. Đỗ lỗi cho người khác.

c. chơi sắm vai:

Mục tiêu: HS biết cách ứng xử, giao tiếp thể hiện sự cảm thụng chia sẻ, kiểm soát cảm

xúc.

Tình huống 1: Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong một lớp. Một lần Hằng vụ ý làm dây mực ra vở của Lan. Lan nổi cáu,

3. Bài tập:

a. Bài tập a

b. Bài tập b

c. Bài tập c

(10)

mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng.

Em hãy nhận xét về thái độ và hành vi của Lan ?

Tình huống 1: Lâm ngồi trước bàn dung đùi và tựa lưng vào bàn của Sơn. Sơn bực mình lấy mực bụi vào mặt bàn, áo trắng của Lâm vấy mực...

Tôn trọng, vô tư, khoan dung 4. Củng cố:( 3’)

Tại sao nói khoan dung là một đức tính quí báu của con người?

- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

- Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu

5. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Học bài, làm bài tập d - Chuẩn bị bài 9.

V. Rút kinh nghiệm :

...

...

...

Tổ trưởng duyệt

Ngày 30 tháng 10 năm 2020

Vũ Thị Nhung

(11)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 14: Ý kiến nào sau đây đúng về tôn trọng và học hỏi các dân tộc khácC. Chỉ những nước kinh tế phát triển mới đáng

a) Bố đi công tác về, Thắng liền lục túi để xem bố mua quà gì cho mình... b) Mỗi lần sang nhà hàng xóm xem tivi, Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ

mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem tivi... c) Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần, mấy bạn lấy thư xem Hải viết gì.. c) Hành vi của

c) Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần, mấy bạn viết thư xem Hải viết gì.. Thư từ, tài sản của người khác là sở hữu riêng của họ.. Tình huống 1 :

b) Đánh dấu + vào ô trống trước những việc nên làm, đánh dấu – vào ô trống trước những việc không nên làm trong những hành động, việc làm dưới dây... Tự ý sử dụng thư

Cuộc sống phía trước là của chính nó và do nó quyết định.Giống như một nhà triết học đã nói : “mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có .Chỉ có con người

Hình 4 Người phụ nữ có thai đang gánh lúa và tiếp xúc với các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…..

2.Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng:. -Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích công