• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Lịch sử 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973) | Giải VBT Lịch sử 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Lịch sử 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973) | Giải VBT Lịch sử 9"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 29. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 – 1973) Bài tập 1 trang 109 Vở bài tập Lịch sử 9:

Phần a. Hãy điền kiến thức vào bảng để so sánh giữa chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

và “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam.

Giống nhau Khác nhau

Phần b. Hãy điền kiến thức vào bảng về thành tích của ta trong chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ “1965 - 1968”.

Lời giải:

Đấu tranh quân sự Đấu tranh chính trị

Phần c. Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của các chiến thắng quân sự:

- Trận Vạn Tường (8/1965):

- Hai mùa khô (1965 - 1966; 1966 - 1967):

- Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân (1968):

Lời giải:

Phần a.

Giống nhau Khác nhau

- Bản chất: là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.

- Dựa vào lực lượng cố vấn và phương tiện chiến tranh của Mĩ.

- Âm mưu chiến lược:

+ Chia cắt lâu dài Việt Nam, biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

+ Dùng miền Nam Việt Nam là bàn đạp tấn công phe xã hội chủ nghĩa từ Đông

- Âm mưu cơ bản:

+ “Chiến tranh đặc biệt”: dùng người Việt đánh người Việt.

+ “Chiến tranh cục bộ”: giành lại thế chủ động trên chiến trường miền Nam.

- Lực lượng:

+ “Chiến tranh đặc biệt”: quân Sài Gòn.

+ “Chiến tranh cục bộ”: quân Mĩ, quân một đồng minh của Mĩ và quân Sài Gòn.

(2)

Nam Á.

- Kết quả: thất bại.

- Quy mô:

+ “Chiến tranh đặc biệt”: ở miền Nam Việt Nam.

+ “Chiến tranh cục bộ”: chủ yếu ở miền Nam Việt Nam, chống phá miền Bắc.

Phần b.

Đấu tranh quân sự Đấu tranh chính trị

- 1965, chiến thắng ở Núi Thành (Quảng Nam) và Vạn Tường (Quảng Ngãi).

- Thắng lợi trong hai mùa khô:

+ Mùa khô thứ nhất (1965 - 1966) + Mùa khô thứ hai (1966 - 1967)

- 1968, Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân.

- Nông dân ở các vùng nông thôn nổi dậy phá thế kìm kẹp của địch.

- Ở thành thị: đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.

- Uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

Phần c.

- Trận Vạn Tường (8/1965):

+ Mở ra cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”;

+ Mở ra khả năng ta có thể đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.

- Hai mùa khô (1965 - 1966; 1966 - 1967):

+ Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch;

+ Tiếp tục là khẳng định khả năng chiến thắng Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”.

- Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân (1968):

+ Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ;

+ Buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược;

+ Chấm dứt chiến tranh phá hoại Miền Bắc và chấm nhận đàm phán ở Pa-ri để bàn về chấm dứt chiến tranh.

(3)

Quân Giải phóng tấn công sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch Mậu Thân 1968 Bài tập 2 trang 110 Vở bài tập Lịch sử 9:

Phần a. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về âm mưu đánh phá miền Bắc nước ta của Đế quốc Mĩ.

☐ Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc;

☐ Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam;

☐ Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí đấu tranh chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta;

☐ Tất cả các ý trên đều đúng.

Phần b. Nhân dân Miền Bắc đã làm gì để chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mĩ? Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng.

☐ Chuyển hướng hoạt động sang thời chiến;

☐ Thực hiện quân sự hóa toàn dân, đào đắp công sự chiến đấu, hầm hào phòng tránh;

(4)

☐ Triệt để sơ tán, phân tán;

☐ Vừa sản xuất, vừa chiến đấu;

☐ Tất cả các ý trên đều đúng.

Lời giải:

Phần a. ☒Tất cả các ý trên đều đúng.

Phần b. ☒Tất cả các ý trên đều đúng.

Bài tập 3 trang 111 Vở bài tập Lịch sử 9:

Phần a. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về âm mưu và thủ đoạn của Đế quốc Mĩ trong việc tiến hành chiến lược “chiến tranh hóa chiến tranh”

☐ Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy, có sự phối hợp của Mĩ về hỏa lực và không quân;

☐ Mở rộng chiến tranh sang Cam-pu-chia, tăng cường chiến tranh ở Lào;

☐ Thực chất là chiến lược chiến tranh thực dân mới;

☐ “Dùng người Việt đánh người Việt”, “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”;

☐ Tất cả các ý trên đều đúng.

Phần b. hãy điền kiến thức phù hợp vào các cột trống trong bảng sau:

TT Thời gian Sự kiện Ý nghĩa

Phần c. Hãy đánh dấu X vào các cột trống để phân biệt các thắng lợi của nhân dân ta trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 - 1973).

Phần d. Hãy điền kiến thức vào bảng để so sánh giữa chiến lược “chiến tranh cục bộ”

và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ.

Giống nhau Khác nhau

Lời giải:

(5)

Phần a. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy, có sự phối hợp của Mĩ về hỏa lực và không quân.

Phần b.

TT Thời gian Sự kiện Ý nghĩa

1 6/1969 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập.

- Làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.

- Mở ra những triển vọng to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống Mĩ.

2 4/1970 Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương.

3 6/1970 Liên quân Việt Nam - Campuchia đánh tan cuộc hành quân xâm lược của quân đội Sài Gòn.

4 3/1971 Liên quân Việt Nam - Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của quân đội Sài Gòn.

5 1972 Việt Nam mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị rồi phát triển ra toàn Miền Nam.

Phần c.

TT Thắng lợi Quân sự Chính trị Ngoại giao

1 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa

Miền Nam Việt Nam ra đời (6/1969) X

2 Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương

(4/1970) X

3

Đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của quân Mĩ và quân đội Sài Gòn (6/1970)

X

4 Đập tan cuộc hành quân xâm lược “Lam

Sơn 719” chiếm giữ đường 9 Nam Lào. X 5 Đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân

dân ở các đô thị, đặc biệt là phong trào học X

(6)

sinh, sinh viên ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng

6

Phong trào đấu tranh chính trị chống “bình định”, phá “ấp chiến lược” ở nông thôn, đồng bằng, rừng núi.

X

7 Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 X Phần d.

Giống nhau Khác nhau

- Bản chất: là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.

- Dựa vào lực lượng cố vấn và phương tiện chiến tranh của Mĩ.

- Âm mưu chiến lược:

+ Chia cắt lâu dài Việt Nam, biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

+ Dùng miền Nam Việt Nam là bàn đạp tấn công phe xã hội chủ nghĩa từ Đông Nam Á.

- Kết quả: thất bại.

- Âm mưu cơ bản:

+ “Chiến tranh cục bộ”: giành lại thế chủ động trên chiến trường miền Nam.

+ “Việt Nam hóa chiến tranh”: dùng người Việt đánh người Việt.

- Lực lượng:

+ “Chiến tranh cục bộ”: quân Mĩ, quân một đồng minh của Mĩ và quân Sài Gòn.

+ “Việt Nam hóa chiến tranh”: quân Sài Gòn là chủ lực.

- Quy mô:

+ “Chiến tranh cục bộ”: chủ yếu ở miền Nam Việt Nam, chống phá miền Bắc.

+ “Việt Nam hóa chiến tranh”: mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

Bài tập 4 trang 112 Vở bài tập Lịch sử 9:

Phần a. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về lý do Mĩ kí kết hiệp định Pa-ri (27-1-1973)

☐ Sau đòn bất ngờ của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), Giôn-xơn bắt đầu nói đến thương lượng với Việt Nam;

☐ Lập trường các bên trong hội nghị rất xa nhau, mâu thuẫn nhau;

(7)

☐ Lập trường của ta là đòi rút hết quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi miền Nam, đòi họ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản;

☐ Lập trường của Mĩ là đòi quân đội miền Bắc rút khỏi miền Nam…

☐ Mĩ mở cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972;

☐ Quân dân ta đã đập tan cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 của Mĩ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”.

Phần b. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về nội dung cơ bản của hiệp định Pa-ri.

☐ Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng Việt Nam là một quốc gia tự do có chủ quyền;

☐ Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam;

☐ Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, phá hết các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam;

☐ Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lại chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do;

☐ Các bên ngừng bắn, tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực;

☐ Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị;

☐ Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

Phần c. Suy nghĩ của em về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri.

Lời giải:

Phần a. Quân dân ta đã đập tan cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 của Mĩ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”.

Phần b.

(8)

☒Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

☒Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, phá hết các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Miền Nam Việt Nam

☒Các bên để cho nhân dân Miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lại chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do.

☒Các bên công nhận thực tế Miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị.

☒Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

Phần c. Nhận xét:

- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị - quân sự - ngoại giao của nhân dân Việt Nam

- Buộc Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, rút hết quân đội và quân đồng minh về nước.

- Tạo thời cơ cho Việt Nam tiến lên giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.

Bài tập 5 trang 114 Vở bài tập Lịch sử 9:

Phần a. Lập bảng thống kê thắng lợi chung về các mặt của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia (1969 - 1973) theo mẫu sau:

Phần b. Em có suy nghĩ của thắng lợi đó?

Lời giải:

Phần a.

Thời gian Thắng lợi

Quân sự Chính trị

Năm 1970 - Liên quân Việt Nam - Camphuchia đánh bại cuộc hành quân xâm lược Campuchia của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

- Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương

(9)

Năm 1971 - Liên quân Việt Nam - Lào đánh bại cuộc hành quân

“Lam Sơn 791” của quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.

được triệu tập.

Phần b. Nhận xét:

- Thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là đế quốc Mĩ xâm lược

- Làm chiến lược “Đông Dương hóa chính trị” của Mĩ bị phá sản hoàn toàn.

Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

đồng thời, những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly cũng gây sự bất bình trong một bộ phận nhân dân nên nhà Hồ đã không đoàn kết được lòng dân trong cuộc kháng chiến

3.Trình bày những thành tựu mà miền Bắc đã đạt được trong việc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh... + Thực hiện khẩu

* Sau chiến thắng Vạn Tường, quân ta ở miền Nam đã giành được những thắng lợi lớn nào trong thời kì chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.. ☐ Đánh bại 5

☐ Củng cố độc lập, chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và cùng nhau thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát

☐ Quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào;.. ☐ Lập Ủy ban Dân tộc giải phóng

- Đại hội III đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và cách mạng từng miền; đồng thời phân tích, làm rõ vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền

- Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, dũng cảm. - Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, linh hoạt của Đảng. - Hậu phương miền Bắc, có khả năng

- Lực lượng cách mạng ở miền Nam được giữ gìn và phát triển qua thực tiễn đấu tranh chính trị, hòa bình, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, tiến lên dùng bạo lực, kết