• Không có kết quả nào được tìm thấy

Số: 520/GDĐT-PT V/v tăng cường công tác bảo đảm ATTP trong các cơ sở giáo dục

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Số: 520/GDĐT-PT V/v tăng cường công tác bảo đảm ATTP trong các cơ sở giáo dục"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

UBND HUYỆN YÊN LẠC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 520/GDĐT-PT

V/v tăng cường công tác bảo đảm ATTP trong các cơ sở giáo dục

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Yên Lạc, ngày 08 tháng 11 năm 2018

Kính gửi: Hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông trong huyện.

Thực hiện Chỉ thị 4316/CT-BGDĐT ngày 12/10/2018 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong các cơ sở giáo dục; Công văn số 1451/SGDĐT-CTTT ngày 07/11/2018 của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc về việc tăng cường công tác bảo đảm ATTP trong các cơ sở giáo dục, Phòng GD&ĐT yêu cầu các nhà trường chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:

1. Tổ chức quán triệt và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Luật ATTP; chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 46/CT- TTg ngày 21/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới; Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 4316/CT-BGDĐT ngày 12/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác bảo đảm ATTP trong các cơ sở giáo dục; các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đảm bảo ATTP và dinh dưỡng hợp lý trong trường học; các văn bản chỉ đạo, kết luận của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo liên ngành về

ATTP tỉnh Vĩnh Phúc. Thực hiện nghiêm túc “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” từ ngày 14/4 đến ngày 15/5 hàng năm.

2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiến thức về ATTP, phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Không quảng cáo và kinh doanh trong nhà trường các đồ uống có cồn, nước ngọt có ga và các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe học sinh. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn các hoạt động buôn bán, tiếp thị sản phẩm rượu, bia và đồ

uống có cồn tại nhà ăn tập thể và khu vực thuộc khuôn viên trường.

3. Đối với các trường có tổ chức ăn bán trú trong nhà trường cần chủ động phương án phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại nhà trường và thực hiện nghiêm túc các quy định về ATTP đối với nhân viên, người làm việc tại nhà ăn, nhà bếp, kho chứa thực phẩm, trang thiết bị bảo quản chế biến thực phẩm. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh để chế biến thức ăn; không ký hợp đồng sử dụng suất ăn chế biến sẵn không đảm bảo các quy định về ATTP, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; công khai thông tin của tổ chức, cá

nhân cung cấp thực phẩm, nước uống cho nhà trường1.

1 Để tăng cường giám sát của cộng đồng, phát huy ý thức trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn.

1

(2)

4. Đối với các nhà trường triển khai Chương trình sữa học đường cần tổ chức hướng dẫn cho trẻ em, học sinh uống sữa đúng cách, tuân thủ tuyệt đối các quy định về ATTP; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và học sinh uống sữa.

5. Phối hợp với ngành Y tế, các ban, ngành liên quan và các cơ quan truyền thông tại địa phương thực hiện tốt, có hiệu quả công tác đảm bảo ATTP, công tác truyền thông về ATTP trong các cơ sở giáo dục; tăng cường kiểm tra về điều kiện bảo đảm ATTP đối với bếp ăn tập thể, căng tin, hàng quán xung quanh trường học;

kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn.

6. Hiệu trưởng các nhà trường tăng cường các biện pháp quản lý, đảm bảo ATTP, chịu trách nhiệm xử lý và phối hợp xử lý vi phạm về vệ sinh ATTP theo đúng quy định của pháp luật. Nếu các trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường học mà nguyên nhân được chứng minh do trường học gây ra thì Hiệu trưởng nhà trường sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

7. Các nhà trường thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình tổ chức bán trú, nội trú cho học sinh và công tác đảm bảo ATTP qua link được gửi về email của các đơn vị.

8. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, kèm theo nội dung sơ kết học kỳ I, tổng kết năm học, kết thúc “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”. Khi có trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm, Hiệu trưởng nhà trường phải báo cáo ngay với cơ quan chức năng ở xã, thị trấn (đồng thời báo cáo về phòng GD&ĐT) để có biện pháp xử lý kịp thời.

Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lãnh đạo Phòng;

- Lưu: HC.

KT. TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

(Đã kí)

Trần Minh Tuấn

2

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Việc sử dụng các tư liệu viễn thám có thể cung cấp những thông tin quan trọng về vị trí trượt lở đất, mang lại hiệu quả kinh tế cao và phòng tránh được

- Cần tạo điều kiện cho giáo viên trong trường được đi kiến tập, thăm quan, dự các lớp tập huấn về nội dung giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ để giáo viên có cơ

b.Đối với các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, công dân cần làm gì để bảo vệ an toàn

Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và trò chuyện, thảo luận với trưởng phòng, phó phòng và các chuyên viên phòng đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần

Trong một lần về phép năm 1979, Cánh đã sang nhà hàng xóm, mượn bản án ly hôn của vợ chồng anh Nguyễn Ích Ba, sửa thành bản án ly hôn của chính mình và mang bản án

Để Sở GDĐT kịp thời tổng hợp và báo cáo về Bộ GDĐT và Sở Nội vụ, yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Sở GDĐT (qua Phòng Tổ

[r]

HIỆU TRƯỞNG - CHỦ TỊCH HĐTS PHÓ HIỆU TRƯỞNG - PHÓ CHỦ TỊCH HĐTS.