• Không có kết quả nào được tìm thấy

Sức sống con người thường biểu hiện ở hai phương diện: thể chất và tinh thần

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Sức sống con người thường biểu hiện ở hai phương diện: thể chất và tinh thần"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ 1:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

“Sức sống” là khả năng tồn tại và phát triển một cách mạnh mẽ, là khả năng chịu đựng, sức vươn lên trỗi dậy, phản ứng lại hoàn cảnh đang dập vùi mình để giành quyền sống. Sức sống con người thường biểu hiện ở hai phương diện: thể chất và tinh thần; trong đó kỳ diệu và đẹp đẽ nhất chính là sức sống tinh thần. “Sức sống tiềm tàng” là sức sống ẩn giấu sâu kín trong tâm hồn con người đến mức người ngoài khó nhận ra. Thậm chí, nhìn từ bên ngoài họ có vẻ mệt mỏi, chán nản, cạn kiệt niềm ham sống song từ bên trong vẫn là những mầm sống xanh tươi và những mầm sống ấy sẽ vươn lên mạnh mẽ khi có điều kiện thích hợp.

Câu 1. Xác định câu chủ đề của đoạn văn trên?

Câu 2. Xác định thao tác lập luận chủ yếu?

Câu 3. Theo tác giả “ sức sống” được thể hiện ở những phương diện nào?

Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm “ Sức sống con người thường biểu hiện ở hai phương diện: thể chất và tinh thần; trong đó kỳ diệu và đẹp đẽ nhất chính là sức sống tinh thần”. lí giải (1,0 điểm).

Phần Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói sau:“Sức sống” là khả năng tồn tại và phát triển một cách mạnh mẽ, là khả năng chịu đựng, sức vươn lên trỗi dậy, phản ứng lại hoàn cảnh đang dập vùi mình để giành quyền sống.

Câu 2.

“Trong rừng ít có cây sinh sôi nẩy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời.

Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loáng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…”

(Trích Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành-SGK Ngữ Văn 12, tập 2)

Có ý kiến cho rằng: Nổi bật trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là hình tượng cây xà nu, đây là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên thời chống Mĩ. Dựa vào đoạn trích , anh /chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

---Hết--- ĐỀ 2

Phần I : Đọc hiểu (3.0đ)

TRƯỜNG THPT HOÀNG DIỆU MÔN: VĂN

NGÂN HÀNG ĐỀ ÔN THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 – 2020

--- LỚP 12

(2)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mỗi chúng ta, dù là người lạc quan nhất – cũng hẳn đã từng ít nhất một lần cảm thấy bi quan và nhận ra rằng: Cuộc sống này, thật ra đầy rẫy những bất trắc và không may. Mỗi ngày, chỉ riêng việc mở Ti-Vi lên và xem hàng tá những mẩu tin về thế giới đầy biến động, có lẽ cũng đủ làm cho chúng ta mất đi đôi chút sự lạc quan. Bước chân ra khỏi nhà, chúng ta lại buộc mình lao vào một cuộc chiến khốc liệt, với những xung đột, những vất vả, những đua tranh vô hình với xã hội, những gánh nặng của chính bản thân.

Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống. Bạn sẽ luôn gặp phải chúng trên con đường của mình mà chẳng thể nào bẻ ngoặt lái đi để trốn tránh. Con người trở thành những tờ giấy thấm, dễ dàng hút về mình những tiêu cực và xấu xí của đời sống hiện đại xung quanh, từng chút từng chút, chúng thấm vào và khiến bạn cảm thấy chỉ thở thôi cũng nặng nề, cuộc sống qua đôi mắt thật xám xịt và chẳng có gì hay ho.

Chúng tôi cảm thấy rằng, chính giữa những guồng quay hối hả, khắc nghiệt của đời sống hiện đại, giữa việc chúng ta luôn phải lao về phía trước với một nỗi sợ bị thất bại, sợ bị thụt lùi, sợ gặp những điều bất trắc. Chúng ta kiệt sức, hụt hơi và luôn phải gồng gánh.

Khi nghĩ đến đấy, chúng tôi nhận ra: “Bình tĩnh sống” chính là cái thái độ sống mà chúng ta đang thiếu, một thông điệp cần thiết để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài.

(http://kenh14.vn/wechoice-awards-2017-binh-tinh-song-mot-thai-do-khac-giua-cuoc-song- hien-dai-day-voi-va)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

2. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống.

3. Theo văn bản, chúng ta cần phải làm gì để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài ? 4. Anh/ chị có đồng tình với quan niệm: Con người trở thành những tờ giấy thấm, dễ

dàng hút về mình những tiêu cực và xấu xí của đời sống hiện đại xung quanh hay không. Nêu rõ lí do .

Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa thông điệp “Bình tĩnh sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay .

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

---HẾT---

ĐỀ 3

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) “Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì ?” trên blog của một người bạn.

Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem tivi cùng với gia đình. Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp ly ca cao nóng và bàn chuyện chiến sự thế giới cùng anh em chiến hữu...”.

(2) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao ? Ừ nhỉ ! Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc.

(3) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện

(3)

của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...

(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2: Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”?(1,0 điểm) Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (3).(1,0 điểm) Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên. (0,5 điểm) II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.

Câu 2 (5 điểm)

Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

---Hết--- ĐỀ 4

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu : Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương Mình mở cửa đón họ vào bến cảng

Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ./.

( Đất nước ở trong tim – Chu Ngọc Thanh, theo TTXVN) Câu 1: Xác định thể thơ.

(4)

Câu 2: Theo tác giả, Đảng và Nhà nước ta đã làm được những việc gì trước sự hoành hành của đại dịch covid -19?

Câu 3: Nội dung chính của bài thơ nói lên điều gì ? Qua đó, tác giả bộc lộ tâm trạng như

thế nào?

Câu 4: Bài thơ gửi cho người đọc thông điệp gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ để trình bày suy nghĩ của anh/ chị về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đại dịch covid -19 đang lây lan toàn cầu.

Câu 2 (5,0 điểm):

Hãy phân tích nhân vật lão đàn ông ( Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) và nhân vật hồn Trương Ba ( Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ) để thấy được bi kịch và cách giải quyết bi kịch của hai nhân vật trên.

---Hết--- ĐỀ 5

I. ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã quyết định kéo dài thời nghỉ của học sinh đến hết tháng 3, đầu tháng 4 hoặc chờ đến khi có thông báo mới. Để đảm bảo tiến độ học tập, nhiều trường đã quyết định chuyển sang hình thức học trực tuyến nhờ các ứng dụng có sẵn như Zoom, Microsoft Teams, Shub Classroom...

Tuy vậy, không phải học trò nào cũng hào hứng với việc học online. Tâm lý chây lười sau kì nghỉ Tết đã khiến nhiều người có hành động vô ý thức là thi nhau rate 1 sao và bình luận tục tĩu trên phần đánh giá của các ứng dụng. Lý do học trò đưa ra vô cùng vô lý như "tại app mà nhà trường bắt học online", "học bù thì còn bắt học online làm gì", "app phá tan hạnh phúc gia đình", "tự nhiên đang nghỉ dịch còn phải làm bài tập"...

Việc nhiều học trò đồng loạt rủ nhau làm hành động này vì nghĩ rằng khi có nhiều bình luận xấu và cùng đánh giá 1 sao thì ứng dụng sẽ bị tạm gỡ khỏi cửa hàng, khiến việc học online bị gián đoạn. Chưa biết ứng dụng có bị gỡ hay không nhưng hành động này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình đánh giá ứng dụng, đồng thời làm giảm uy tín và hạ thấp công sức của người tạo ra sản phẩm…

Cô Ngô Bích Ngọc (Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: "Mình thấy văn hóa ứng xử của một bộ phận giới trẻ bây giờ rất thấp, đặc biệt trong môi trường mạng có tính ẩn danh cao. Các em vị thành niên tri thức còn ít, nhân cách chưa định hình nên dễ bị a dua, hùa theo cái xấu. Bên cạnh đó lại sớm tiếp xúc với môi trường mạng phức tạp nên ứng xử thiếu văn minh, dễ dàng buông ra những bình luận vô cùng phản cảm".

(VÂN TRANG, THEO TRÍ THỨC TRẺ, 19/03/2020) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2. Văn bản trên đề cập đến sự việc gì?

Câu 3. Anh/chị có đồng ý với ý kiến cho rằng: chính “Tâm lý chây lười sau kì nghỉ Tết đã khiến nhiều người có hành động vô ý thức là thi nhau rate 1 sao và bình luận tục tĩu trên phần đánh giá của các ứng dụng”? Giải thích.

Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về các hình thức học tập trực tuyến (online)?

II. LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM) Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về nhận định: “Các em vị thành niên tri thức còn ít, nhân cách chưa định hình nên dễ bị a dua, hùa theo cái xấu. Bên cạnh đó lại

(5)

sớm tiếp xúc với môi trường mạng phức tạp nên ứng xử thiếu văn minh, dễ dàng buông ra những bình luận vô cùng phản cảm" được nêu ở phần đọc hiểu.

Câu 2. (5,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Tác phẩm Rừng Xà-nu cho thấy sự phát triển của phong trào cách mạng trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Qua việc phân tích tác phẩm Rừng Xà-nu, Anh/chị hãy làm rõ ý kiến trên.

---Hết--- ĐỀ 6

I. Phần đọc hiểu: (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Nhiều người trong chúng ta từ lâu đã quen đối phó với cuộc sống và hoàn cảnh thay đổi vì tự mình hành động. Chúng ta để thái độ của người khác chi phối cảm nhận của mình về bản thân. Để có thể chọn lựa hành động một cách tỉnh táo thay vì đối phó, chúng ta cần có sự suy nghĩ chín chắn. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về bản thân, cam kết giữ vững lập trường thay vì phụ thuộc vào ý kiến của người khác là điều góp phần thiết lập nên cái nhìn tổng quát về bản chất của mỗi cá nhân. Đối với nhiều người, có lẽ đây là bước tiến vĩ đại.

Khi quyết định chịu trách nhiệm về bản thân và cố gắng kiểm soát mọi hành động, cảm xúc cho phù hợp với từng hoàn cảnh, chúng ta đã tạo tiền đề cho việc hình thành những mối quan hệ tốt đẹp. Nhiều người sẽ tỏ ra không thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn, bởi điều đó đồng nghĩa với việc họ không còn khả năng kiểm soát được hành động của chúng ta nữa. Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác sẽ có lợi cho hai bên. Mỗi lần áp dụng cách cư xử mới này, bạn sẽ cảm nhận được nguồn sức mạnh tiềm ẩn mà bạn chưa từng biết mình đang sở hữu.

Hành động thay vì đối phó không chỉ hữu ích trong những cuộc chạm trán gay go. Và việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi của mình là một yêu cầu vô cùng quan trọng.

(Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay-Karen Casey, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2010 tr 72) Câu 1. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết điều góp phần thiết lập nên cái nhìn tổng quát về bản chất của mỗi cá nhân là gì?

Câu 2. Theo tác giả, tại sao: Nhiều người sẽ tỏ ra không thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác sẽ có lợi cho hai bên?

Câu 4. Bài học có ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra cho bản thân từ việc đọc đoạn trích trên.

II. Phần làm văn: (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết của việc tự chịu trách nhiệm về hành vi đối với bản thân mỗi người trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Xác hàng thịt: (lắc đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác.

Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lý, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u, đui mù...

Xác hàng thịt: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!

Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc !

(6)

Xác hàng thịt: Có thật thế không?

Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt...

Xác hàng thịt: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: khi ông ở bên nhà tôi... khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại...Đêm hôm đó, suýt nữa thì...

Hồn Trương Ba: Im đi! Đấy là mày chứ, chân tay màu, hơi thở của mày...

Xác hàng thịt: Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chính thân thể mình nhỉ! Tôi chỉ trách là sao đêm ấy ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của !...Này, nhưng ta nên thành thật với nhau một chút: chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khẩu đuôi, và đủ các thí thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao? Để thỏa mãn tôi, chẳng lẽ ông không tham dự vào chút đỉnh gì? Nào, hãy thành thật trả lời!

Hồn Trương Ba: Ta... ta... đã bảo mày im đi!

Xác hàng thịt: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được! Hai ta đã hòa với nhau làm một rồi!

Hôn Trương Ba: Không! Ta cần có một đời sống riêng : nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn...

Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhà tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!

(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ)

Cảm nhận bi kịch tha hóa của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích trên.

---Hết--- ĐỀ 7

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và đánh rất nhiều, và ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái mỏ lết. Lúc đến bệnh viện, cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng.

Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó. Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết. Cô bé đã viết:

“Con yêu cha”.

(Theo Qùa tặng cuộc sống)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2. Câu nói: “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?” thể hiện tâm trạng gì của cô bé?

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao Người cha đau đớn trong lặng câm?

Câu 4. Câu văn khép lại câu chuyện mà cô bé đã viết: “Con yêu cha.” gửi gắm bức thông điệp gì?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung phần đọc- hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sự giận dữ của con người.

Câu 2 (5,0 điểm)

(7)

Có ý kiến cho rằng: " Nhân vật Trương Ba trong đoạn trích 'Hồn Trương Ba, da hàng thịt" đã phải chịu đựng rất nhiều bi kịch về nỗi đau của sự vênh lệch giữa thể xác và tâm hồn trong một con người." Bằng việc phân tích chân dung nhân vật Trương Ba, Anh chị hãy bình luận ý kiến trên.

---Hết--- ĐỀ 8

I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm )

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Nói chung, sách có hai loại, sách nền tảng và sách kỹ năng.Đọc sách kỹ năng ( kỹ năng sống, kỹ năng hành xử, kỹ năng làm việc…) thì cũng rất tốt và cần thiết, nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu đọc sách văn hóa, sách khai minh ( để hình thành bản tính bên trong, phần gốc rễ ) rồi mới đọc sách kỹ năng ( để hoàn thiện hành xử bên ngoài, phần cành lá ). Như cuốn Đắc nhân tâm, hồi trẻ thì tôi rất thích thú cuốn này, nhưng sau này tôi không thích lắm, vì nó khác với tinh thần cốt lõi của giáo dục khai phóng và con người tự do mà tôi theo đuổi.

Tôi nghĩ, thay vì chỉ cố tìm cách học những thủ thuật hay chiêu trò để lấy lòng hay thuyết phục người khác thì con người ta cần nâng tầm vóc văn hóa của mình lên, làm giàu lương tri và phẩm giá của mình, khi đó ta chỉ cần sống đúng với con người của mình( sống thực, sống tự do) không dùng bất cứ chiêu trò hay mẹo vặt nào mà vẫn được người khác tôn trọng, quý mến và tin tưởng. Ngược lại, nếu mình chỉ học toàn những thủ thuật, chiêu trò , mánh khóe, mẹo vặt để lấy lòng người khác mà bản tính bên trong con người mình lại không ra gì thì về lâu dài sẽ rất nguy hiểm cho chính mình và cho xã hội. Bởi lẽ,với những thủ thuật tinh vi học được thì có thể giúp mình thành công nhất thời, nhưng dần dà mình sẽ tự biến mình thành kẻ hai mặt ( bản tính bên trong khác hẳn hành vi bên ngoài), còn xã hội với nhiều con người như vậy sẽ sụp đổ niềm tin và ngày một trở nên dối trá hơn. Do vậy, người đọc khôn ngoan sẽ đi vào những cuốn sách tu thân mang trong mình những giá trị khai minh tiến bộ chứ không chỉ những cuốn sách thiên về chiêu trò, mánh khóe.

( Nhà giáo Giản Tư Trung, Hiệu trưởng trường doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển giáo dục )

1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì ? 2. Điểm khác nhau cơ bản giữa sách nền tảng và sách kỹ năng ?

3.Dựa vào đoạn trích, anh chị hiểu thế nào là người đọc khôn ngoan ? 4.Chia sẻ một kinh nghiệm khác của riêng anh chị về việc đọc sách.

II. LÀM VĂN ( 7.0 điểm ) Câu 1. ( 2.0 điểm)

Đọc sách nền tảng trước, đọc sách kỹ năng sau là một lựa chọn thông minh.

Ý kiến của anh chị như thế nào? Trình bày suy nghĩ của mình trong một đoạn văn khoảng 200 chữ.

Câu 2. ( 5.0 điểm )

Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

---Hết--- ĐỀ 9

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Thế giới hiện đại phát triển quá nhanh khiến cho nhiều người cảm thấy chỉ một khắc chậm chân đã tụt lại phía sau quá xa. Lấy việc đó làm động lực để bước tiếp hay chịu thua

(8)

và bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày là sự lựa chọn của mỗi người; thế nhưng thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn.

Bạn có biết rằng, từ “Sekai” trong tiếng Nhật có nghĩa là “thế giới”; nhưng trong đó bản thân từ “kai” lại vừa có nghĩa là “giải” - “phát triển”; lại có nghĩa là “đáng giá”?

Điều đó có nghĩa là, mỗi cuộc dấn thân, mỗi chuyến phiêu lưu tìm hiểu thế giới này đều là những trải nghiệm cần thiết và quý báu. Thay vì dính chặt lấy cuộc sống thường nhật tẻ nhạt và nhàm chán, nhiều bạn trẻ giờ đây đã chọn cách mạnh mẽ thể hiện bản thân mình, trải nghiệm cuộc sống bằng những chuyến đi xa, những cuộc gặp gỡ, kết giao thú vị. Có thể nói, đó chính là những người trẻ chọn việc không ngừng phấn đấu và tiến về phía trước, và sẽ là những người thu vào trong tầm mắt phần rộng lớn và tươi đẹp nhất của thế giới này.

Và trên hành trình kiếm tìm sự hoàn hảo cho cái tôi của mình, những khoảng nghỉ ngơi của mỗi người sẽ luôn cần một vọng đài, một điểm nghỉ chân để nghiệm thu và chiêm ngưỡng lại thế giới sau lưng mình. Những dãy núi hùng vĩ, thảo nguyên rộng lớn hay mặt biển xanh vô tận; những kỷ niệm ngọt ngào bên những người bạn thân - đó sẽ là thành tựu riêng của chính bản thân mỗi người, là thứ xúc cảm mà bạn chỉ biết mình đã cần nó tới mức nào ngay sau lần trải nghiệm đầu tiên.

Vậy nên hãy luôn khát khao bám đuổi theo cái tôi mới mẻ và bứt phá; mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống để bước chân ra khỏi vùng an toàn của chính mình, bạn nhé! Bởi cuộc đời chỉ thực sự trở nên hoàn hảo khi tầm nhìn của bạn rộng mở hơn.

1. Nêu tác hại của việc con người bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày được nêu trong văn bản?

2. Việc giải thích từ “Sekai” trong tiếng Nhật của văn bản có tác dụng gì?

3. Anh, chị hãy nêu ít nhất hai hình thức trải nghiệm cuộc sống dành cho tuổi trẻ học đường.

4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn được nêu trong văn bản hay không? Vì sao?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được trích ở phần Đọc hiểu.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp “chiếc thuyền lưới vó”ở đầu truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu mà nhân vật Phùng đã phát hiện ra và hình ảnh “những tấm ảnh tôi mang về”ở cuối truyện. Từ đó làm nổi bật thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

---Hết--- ĐỀ 10

I.Đọc hiểu: 3 điểm

Du khách Anh cách ly tại Việt Nam: Kẻ chê bai, người cảm ơn rối rít

Sau vụ hai khách Anh than phiền khu cách ly ở Việt Nam, mạng xã hội lại 'dậy sóng' với bức thư cảm ơn nồng hậu của cặp người Anh khác. Văn hóa ứng xử của hai cặp đôi này nhanh chóng được đặt lên bàn cân.

(9)

Cách ứng xử của hai cặp khách du lịch người Anh trước chuyện bị cách ly được đem ra so sánh: một bên than phiền, phía còn lại bày tỏ lòng biết ơn.

Văn hóa ứng xử trái ngược.

Vừa gây tranh cãi với câu chuyện hai vợ chồng Glenys và Eric Holmes than phiền cơ sở vật chất tại khu cách ly ở Việt Nam nghèo nàn, bẩn thỉu, dân mạng lại được dịp bàn tán với với bức thư cảm ơn của cặp vợ chồng David và Cath Butler sau thời gian được cách ly ở Hà Nội. Hôm 16.3, bức thư tay của hai du khách này được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội và nhận được nhiều phản ứng tích cực. Ông bà Butler mở đầu lá thư gây sốt: “Chúng tôi là hai vợ chồng người Anh đến du lịch Việt Nam vào ngày 1.3 trên chuyến bay VN54. Sau năm ngày thật tuyệt ở Hà Nội, chúng tôi được đưa đến Bệnh viện Đống Đa để kiểm tra xem liệu có nhiễm Covid-19 hay không. Nguyên nhân là bởi trước đó, một cô gái người Việt đi cùng chuyến bay với chúng tôi đã được xác nhận dương tính với căn bệnh này”.

Cặp đôi David và Cath Butler kể rằng họ được thông báo phải cách ly 14 ngày, dẫu vậy, họ thừa nhận bản thân đã bớt lo lắng khi kết quả xét nghiệm âm tính. “Trang thiết bị của bệnh viện ở đây rất khác so với Anh, tuy nhiên, chúng tôi có đủ những gì mình cần. Chúng tôi đã có đôi chút vất vả vì bất đồng ngôn ngữ cho đến khi tìm được một bác sĩ biết tiếng Anh, vị này đã cung cấp đầy đủ thông tin cho hai vợ chồng và giúp đỡ chúng tôi rất nhiều”, lá thư tay của cặp du khách này đề cập. Họ cũng cho biết hướng dẫn viên du lịch đã hỗ trợ hai vợ chồng một số đồ dùng cần thiết mà những khách du lịch thường không mang theo.Khép lại lá thư, ông bà Butler bày tỏ: “Chúng tôi rất hiểu được thực tế này, đây là điều cần làm trong tình hình hiện nay và chúng tôi rất biết ơn bệnh viện cũng như tất cả các nhân viên y tế tại đây vì đã chăm sóc cho chúng tôi rất tốt”.

Trước ông bà David và Cath Butler, cặp đôi Glenys và Eric Holmes từng gây nhiều ý kiến trái chiều khi than phiền khu cách ly tại Việt Nam với cơ sở vật chất nghèo nàn, phòng bệnh không đảm bảo vệ sinh. Chia sẻ với trang tin Sky News, hai du khách này mô tả căn phòng mà họ ở “hoàn toàn kinh tởm”. “Có những con gián trên sàn nhà, giường ngủ thì bẩn và ố màu, phòng vệ sinh và sàn đều dơ dáy. Đó thật sự là một sự thiếu tôn trọng. Chúng tôi đã từ chối ở đó”, ông Holmes nói thêm và khẳng định đây là một điều “không thể chấp nhận được”. Thêm vào đó, chính phủ Anh không cử phiên dịch hỗ trợ cặp đôi trong việc giao tiếp với phía Việt Nam từ đó gây ra nhiều khó khăn.

“Họ vẫn biết ơn, đấy là điều ít ai làm được”

Trước bức thư tay cảm ơn gây xúc động cộng đồng mạng, không ít người liên tưởng đến trường hợp 2 du khách Anh chê khu cách ly Việt Nam bẩn thỉu. Đa phần ý kiến bày tỏ rằng hành động của vợ chồng Cath và David Butler đã góp phần xoa dịu dư luận. Cả hai đã tạo thiện cảm cho người dân nhờ cách ứng xử “thấu tình đạt lý” trước tình hình dịch Covid- 19 tại Việt Nam. Một người dùng so sánh: “Tối thiểu cũng phải có lời như vậy chứ đâu có như mấy con người đã mang bệnh về cho Tổ quốc còn đòi hỏi và thái độ bất hợp tác”. Một khán giả nhận xét: “Đúng là Tây thì cũng có người này người kia. Tôi có mấy người bạn làm về văn hóa và ngoại giao ở Việt Nam, họ rất ý thức, quan tâm và cẩn thận”. “Khách nước ngoài nào cũng được như này có phải tốt không?”, một cư dân mạng ý kiến. Một chủ tài khoản lên tiếng mỉa mai: “Chị gì, anh gì đó nhìn người ta mà học hỏi nè”. Thậm chí, có bình luận cho rằng những du khách Hàn từng cách ly ở Đà Nẵng gây xôn xao cách đây ít lâu cũng nên đọc được bức thư của ông bà Butler để học hỏi lối ứng xử.

Ngoài ra, sự việc cũng thu hút nhiều phản hồi tích cực về hành động của vợ chồng du khách Anh Cath và David Butler. Một khán giả bày tỏ: “Sống ở đời phải luôn trân quý lòng biết ơn…”. Một chủ khoản ghi chú: “Bằng những dòng thư tay giản dị, họ củng cố

(10)

thêm niềm tin vào công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam”. Trước sự việc, một khán giả cũng cho rằng: “Cơ sở vật chất của mình không bằng nước họ, hạn chế giao tiếp vì quá ít người biết giao tiếp bằng tiếng Anh. Nhưng họ vẫn biết ơn, đấy là điều ít người làm được. Những điều tốt lành sẽ đến với những người biết ơn”.

Ngoài ra, hàng loạt tài khoản cũng lên tiếng: “Chúng ta đồng lòng cùng chung tay chống dịch Covid-19 thành công”, “Phải làm tất cả vì một Việt Nam khỏe mạnh”, “Phải công nhận Việt Nam mình ngăn chặn dịch kịp thời và hiệu quả”, “Cứ như này thì Việt Nam lại thân thiện mến khách ngay”, “Họ thực sự là những người tử tế. Thật ấm lòng”…

1/ Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của văn bản? ( 0.5 đ) 2/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản (0.5 đ) 3/ Văn bản đề cập đến vấn đề gì? ( 1.0đ)

4/Từ văn bản trên anh/ chị rút ra được thông điệp gì?(1.0đ) II: Tập làm văn: (7 đ)

Câu 1: Nghị luận xã hội

Từ văn bản ở mục I, anh/ chị hảy trình bày suy nghĩ về lòng biết ơn(2 đ) Câu 2: Nghị luận văn học( 5đ).

Có ý kiến cho rằng: nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, cho chúng ta thấy được hình ảnh của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước. Bằng hiểu biết của mình khi tiếp cận tác phẩm, anh/ chị trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

(11)
TRÍ THỨC TRẺ, phương thức biểu đạtchính Văn hóa ứng xử khu cách ly du lịch Việt Covid-19 người Việt Covid-19 Covid-

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sứ mệnh của những nghệ sĩ lớn là đem tới cho cả thời đại họ "một cách sống của tâm hồn " biết quý trọng hơn những gì mình đang có ,biết sẻ chia trong

+ Mở bài: nêu ấn tượng về hình ảnh người phụ nữ trong tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương.. + Thân bài: Lần lượt trình bày nội dung bài

- Ở phần thân bài, người viết dành sự trân trọng, yêu quý và sự biết ơn vô hạn của mình đối với người bạn yêu quý của mình.. - Người viết đã sử dụng phương thức biểu

- Những điều kiện vật chất như: Không khí, thức ăn, nước uống, quần áo, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại….. - Những điều kiện tinh thần,

Con người cần những gì cho cuộc sống hàng ngày của mình?. QUAN SÁT

Cuộc sống phía trước là của chính nó và do nó quyết định.Giống như một nhà triết học đã nói : “mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có .Chỉ có con người

Chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xung quanh, các phương tiện giao thông và công trình công cộng, tiết kiệm nước, biết yêu thương, giúp

Chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xung quanh, các phương tiện giao thông và công trình công cộng, tiết kiệm nước, biết yêu thương, giúp