• Không có kết quả nào được tìm thấy

Sử dụng bản đồ và tranh ảnh trong địa lí 7

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Sử dụng bản đồ và tranh ảnh trong địa lí 7"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Những năm qua, việc triển khai đổi mới và phương pháp dạy học ở trường THCS đang được thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đối với môn Địa lý nói chung, môn Địa lý 7 nói riêng. Để phát huy tính tích cực học tập và nâng cao khả năng quan sát, phân tích, so sánh của học sinh, việc sử dụng và khai thác các thiết bị, đồ dùng dạy học là yêu cầu của việc giảng dạy, học tập môn Địa lý đạt kết quả cao, trong đó phương pháp trực quan là một trong những phương pháp không thể thiếu đối với môn Địa lý thông qua bản đồ, tranh ảnh, giúp cho học sinh hiểu biết hơn về đất nước, thiên nhiên, thêm yêu Tổ quốc quê hương. Nâng cao trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên.

Từ thực tế dạy học ở bộ môn Địa lý nhiều năm qua và kinh nghiệm của các đồng nghiệp, tổ Sử Địa chúng tôi đưa ra một số phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trong việc giảng dạy bộ môn Địa lý 7.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng

- Chương trình Địa lý 7 là chương trình về thiên nhiên, con người ở các châu lục trên thế giới.

Vì thế việc sử dụng đồ dùng dạy học cho bộ môn này là không thể thiếu như bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh…Do các đối tượng (sự vật, hiện tượng, môi trường địa lý…) được phân bố trong một không gian rộng lớn, học sinh không phải lúc nào cũng có thể tiếp xúc với chúng một cách dễ dàng mà đồ dùng trực quan, đặc biệt là bản đồ là phương tiện giúp học sinh có được tri thức về các đối tượng học tập, những tri thức địa lý được cụ thể hóa, hệ thống hóa, bồi dưỡng trí tưởng tượng và phát triển năng lực tư duy cho học sinh.

- Ở trường THCS, lớp 6 các em mới làm quen dần với khái niệm “bản đồ” sang lớp 7 các em tiếp xúc với bản đồ nhiều hơn nên việc hình thành kĩ năng để các em biết khai thác được những tri thức địa lý trên bản đồ qua nội dung các bài học, Giáo viên cần phải làm cho học sinh hiểu bản đồ, đọc bản đồ, “thuộc” bản đồ, làm việc với bản đồ và biết ứng dụng vào thực

(2)

- Để hình thành kĩ năng đọc bản đồ cho học sinh là kĩ năng tương đối khó và phức tạp đối với học sinh, tùy theo yêu cầu của bài học, từng bước Giáo viên hướng dẫn rèn luyện dần.

Đọc bản đồ không phải là đọc những chỗ, những kí hiệu trên bản đồ một cách máy móc . Ví dụ như: Đây là ngọn núi gì? Con sông nào? Thành phố gì? Mà đọc bản đồ là thông qua các kí hiệu trên bản đồ. Học sinh phải biết vận dụng kết hợp cả những kiến thức về bản đồ cũng như những kiến thức về địa lý.

- Đối với Giáo viên cần phải chuẩn bị trước, lựa chọn bản đồ, đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài học. Muốn có được hiệu quả cao trong việc sử dụng bản đồ đòi hỏi người Giáo viên phải có kỹ thuật dùng bản đồ, trước hết phải nghiên cứu bản đồ dùng trong tiết học, phải nhớ kỹ vị trí những chỗ sẽ giảng đến, phối hợp việc giảng dạy với bản đồ như thế nào, nghiên cứu kỹ nội dung bài, xác định mục tiêu, yêu cầu của đồ dùng dạy học, sử dụng đúng lúc thì mới đạt hiệu quả cao.

2/ Phương pháp tiến hành

- Nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh, Giáo viên cần thông qua tổ chức hoạt động cho học sinh như sau:

- Tổ chức cho học sinh thu thập, xử lý trình bày các thông tin khác nhau ở các loại đồ dùng dạy học như bản đồ hay tranh ảnh. Muốn cho học sinh chủ đông tích cực trong việc tìm kiếm thông tin kiến thức để nhận xét, phân tích, trình bày từ các phương tiện dạy học thì Giáo viên cũng cần chú ý: Đồ dùng dạy học trong môn Địa lý có nhiều loại, mỗi loại sẽ có cách sử dụng riêng, Giáo viên sẽ là người giúp học sinh biết cách sử dụng như đọc bản đồ, tranh ảnh, lược đồ…để tìm ra kiến thức chứa đựng trong đồ dùng dạy học đó thông qua hệ thống câu hỏi do Giáo viên đặt ra.

- Để tiến hành các hoạt động có hiệu quả cần phối hợp chặt chẽ giữa Giáo viên và học sinh, sách giáo khoa Địa lý 7 đã cung cấp cho học sinh nhiều bản đồ, tranh ảnh

Để từ đó học sinh có th6ẻ rút ra bài học kinh nghiệm cho mình trong quá trình tiếp thu kiến thức.

- Kế hoạch tổ chức các hoạt động của thầy và trò công phu chặt chẽ bao nhiêu thì kết quả thu được càng vững chắc bấy nhiêu.

3/ Biện pháp cụ thể

Chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp sử dụng bản đồ, tranh ảnh…cơ bản như sau:

a/ Phương pháp sử dụng bản đồ:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chỉ bản đồ, một địa danh, một khu vực, một con sông..

GV hướng dẫn chậm để các em theo kịp.

- Muốn hiểu và đọc được bản đồ học sinh cần phải xem bảng chú giải để biết được các kí hiệu thể hiện trên bản đồ.

Ví dụ 1: Dạy bài Thiên nhiên Bắc Mĩ phần 1 “Các khu vực địa hình Bắc Mĩ”

(3)

- Các em cần phải xác định rõ các khu vực địa hình, cấu trúc của từng khu vực dựa trên các kí hiệu bản đồ, thang màu để thấy rõ đặc điểm của từng khu vực địa hình, phân biệt sự khác biệt giữa các khu vực thông qua câu hỏi hướng dẫn của Giáo viên.

- Trong khi sử dụng bản đồ, đòi hỏi học sinh không chỉ đọc được các kí hiệu trên bản đồ mà học sinh phải biết kết hợp những kiến thức bản đồ, kiến thức sâu hơn để so sánh, phân tích tìm ra được mối liên hệ giữa các đối tượng trên bản đồ và rút ra được kết luận địa lý trên bản đồ.

Ví dụ 2: Dạy phần Dân cư và các đô thị ở Trung và Nam Mĩ

(4)

Như vậy dựa vào các kiến thức địa lý thông qua bản đồ học sinh có thể phân tích, giải thích được các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý rồi rút ra kết luận.

* Một loại bản đồ khác được sử dụng trong học tập địa lý cũng góp phần rèn luyện kĩ năng và củng cố kiến thức cho học sinh, nhấn mạnh thêm những hiện tượng, sự vật địa lý được Giáo viên sử dụng thêm đó là bản đồ trống. Loại này được sử dụng trong những tiết ôn tập, thực hành…

- Trong quá trình học tập môn Địa lý việc sử dụng bản đồ để rèn các kĩ năng cho học sinh thì Giáo viên phải cần có kế hoạch từng bước, liên tục bồi dưỡng cho học sinh những tri thức về bản đồ, học tập kết hợp bản đồ dần dần hình thành thói quen nhớ lâu hiểu sâu, khi không trực tiếp sử dụng bản đồ thì các em vẫn hình dung được.

Giáo viên cũng cần chú ý kết hợp đối tượng trên bản đồ với thực tế địa phương (nếu có).

b/ Phương pháp sử dụng tranh ảnh:

- Tranh ảnh là một phần của đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học, không chỉ là nguồn kiến thức cung cấp cho học sinh mà còn phát triển tư duy cho học sinh, có sức thu hút học sinh bởi vì Địa lý 7 đa số các tranh ảnh chỉ được nêu ra trong lý thuyết mà thực tế các em chưa được thấy thực tế.

Ví dụ 1: Khi học về các môi trường địa lý, các cảnh quan tự nhiên như rừng rậm nhiệt đới, rừng Amadôn hay một ngọn núi, cảnh quan hoang mạc. Khi quan sát tranh ảnh minh họa các em sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơn, nhớ lâu hơn, rèn kĩ năng phân tích giải thích mối quan hệ giữa cácđối tượng địa lý.

Ngoài tranh ảnh minh họa về các cảnh quan tự nhiên thực vật còn có tranh ảnh đông vật.

(5)
(6)
(7)

Ví dụ 2: Khi học về Châu Đại Dương Giáo viên sử dụng tranh ảnh động vật tiêu biểu nhất ở nơi này có mà những châu lục khác không có như thú có túi, cáo mỏ vịt, khi quan sát tranh ảnh kết hợp với câu hỏi gợi ý của Giáo viên học sinh sẽ phát huy được khả năng tư duy của mình để so sánh, giải thích được sự tồn tại của các loại động vật quý hiếm này.

(8)

Ví dụ 3: Đối với bài Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa

Khi quan sát 2 hình ở sách giáo khoa gợi cho em những suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm không khí ở đới này?

Qua câu hỏi trên học sinh sẽ được luyện tập kĩ năng phân tích ảnh địa lý đồng thời Giáo viên kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.

(9)

* Như vậy việc sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trong giờ dạy bộ môn Địa lý 7 đặc biệt là thông qua bản đồ, tranh ảnh…nhằm phát huy tính tích cực của học sinh là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học bộ môn Địa lý nói chung và môn Địa lý 7 nói riêng. Giáo viên phải biết kết hợp chặt chẽ giữa việc sử dụng đồ dùng dạy học với nhiều phương pháp dạy học khác. Các phương tiện sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu, nhớ lâu, tiếp thu nhanh nội dung bài học, nhưng khi sử dụng phải chú ý phát triển tư duy, rèn luyện các kĩ năng cho học sinh một cách thành thạo bằng cách đặt câu hỏi nêu vấn đề, quan sát….Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các hiện tượng địa lý được phản ảnh trên bản đồ từ đó rút ra những kết luận về kiến thức theo mục tiêu bài học đã đặt ra.

4/ Ý kiến đề xuất

Để nâng cao hiệu quả khi sử dụng bản đồ và tranh ảnh trong dạy học Địa lý, Giáo viên cần chú ý:

- Sử dụng bản đồ và tranh ảnh thường xuyên trong mỗi tiết học. Ngay từ những bài đầu tiên chúng ta rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ theo từng bước, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

- Sử dụng bản đồ tranh ảnh trong các kiểu bài lên lớp như bài mới, bài ôn tập, thực hành.

- Phải khéo léo khi sử dụng, chọn những đồ dùng thích hợp nhất, không nên sử dụng quá nhiều đồ dùng trong một tiết dạy.

- Cách đặt câu hỏi phải phù hợp với mỗi đồ dùng mà học sinh được xem.

- Bài giảng phải chuẩn bị thật chu đáo và thống nhất với các loại đồ dùng dạy học. Việc chuẩn bị bài giảng không chỉ là soạn nội dung bài học mà phải soạn giảng cả nội dung của cả bản đồ, tranh ảnh…đó là một công việc mà người Giáo viên Địa lý không thể bỏ qua.

- Những nội dung nào mà bản đồ thể hiện nhưng học sinh chưa đủ kiến thức để nhận biết phân tích đánh giá thì Giáo viên sẽ là người hướng dẫn gợi mở thông qua lời giảng để làm sáng tỏ vấn đề.

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ

- Việc sử dụng phương tiện dạy học vừa phải dựa trên chức năng, tác dụng của mỗi loại, đồng thời phải sử dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh lớp 7. Đây là việc đòi hỏi người Giáo viên phải phát huy cao độ vai trò của mình trong giảng dạy, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của các em trong quá trình học tập. Vì vậy, trong

phương pháp sử dụng có hiệu quả các loại đồ dùng dạy học là việc làm khó đòi hỏi sự nỗ lực rất nhiều từ cả hai phía: Thầy và trò đề đem lại kết quả tốt nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Địa lý.

- Chuyên đề chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến từ Ban giám hiệu nhà trường, chuyên môn nhà trường và quý thầy cô đồng nghiệp để chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một tốt hơn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kết quả phân tích yêu cầu của Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông (dự thảo, 7/2015) *1+ cho thấy GV THPT cần có các năng lực:Phát triển

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tố nội tại của doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các

- Từ tháng 7/1954, nhận thức rõ đế quốc Mĩ là kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương, TW Đảng đã chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp trước đó sang

Kết quả này cho thấy việc bổ sung chủng nấm mốc có hoạt tính phân huỷ lignin cao đã giúp cải thiện hoạt động phân hủy Cartap bởi các nhóm vi sinh vật trong hỗn hợp sinh

Nay thông báo đến quý Công ty kinh doanh thiết bị y tế quan tâm gửi Báo giá các thiết bị y tế với các nội dung yêu cầu sau:.. Hãng sản xuất, nước

- How do learners at Cam Pha high school perceive the usefulness of Mobile-Assisted Language Learning, particularly mobile vocabulary activities, in assisting their

The study was conducted through a quasi-experimental approach with two classes at Pham Ngu Lao high school (12A1 functioned as the control group and 12A2 as the

Hiện nay, các thiết bị điều khiển vận hành xa, các thiết bị cảnh báo sự cố ngày càng được áp dụng rộng rãi trong hệ thống phân phối điện nhằm nâng cao độ tin cậy