• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THCS

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THCS"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THCS.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học sinh học theo phương pháp tích cực là yêu cầu bắt buộc, là công việc thường xuyên của mỗi giáo viên sinh học trong các giờ lên lớp.Qua nhiều năm giảng dạy sinh học ở trường THCS, tôi thấy việc sử dụng trực quan là một việc khó, nhiều khi việc sử dụng còn mang tính hình thức, chưa triệt để, chưa phát huy hết tác dụng của đồ dùng trực quan.

Trong khi sử dụng, đưa đồ dùng vào lúc nào, dùng phương pháp nào cho thích hợp, sử dụng đồ dùng đó nhằm mục đích gì?

Xuất phát từ những suy nghĩ trên và qua thực tế giảng dạy, tôi đã tìm tòi và thực hiện nghiên cứu: "phát huy tác dụng của đồ dùng trực quan trong dạy và học môn sinh học ở trường THCS".

B. NỘI DUNG.

Nội dung của chuyên đề gồm các phần:

Phần 1: Ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng đồ dùng trực quan.

Phần 2: Hiểu rõ tính năng tác dụng của từng loại đồ dùng trực quan dùng trong trường THCS.

Phần 3: Những phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.

Phần 4: Minh họa.

I/ Ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng đồ dùng trực quan.

Đồ dùng trực quan trong các môn học nói chung đặc biệt ở môn sinh học có tầm quan trọng, có tác dụng to lớn trong việc cung cấp tri thức mới, minh hoạ nội dung kiến thức mới hay kiểm tra kiến thức đã học của học sinh. Là giáo viên giảng dạy sinh học, ai cũng phải quán triệt vấn đề này để sử dụng cho tốt.

Tôi xin nêu lại tác dụng cơ bản của đồ dùng trực quan sinh học như sau:

+ Đồ dùng trực quan đóng vai trò là nguồn cung cấp tri thức mới.

Đối tượng nghiên cứu của sinh học ở cấp THCS là động vật, thực vật và con người, vì vậy phương pháp nghiên cứu phải phù hợp với đặc trưng của bộ môn.

Phương pháp dạy học dựa vào tính đặc thù của bộ môn là phương pháp thuộc nhóm trực quan và thực hành.Việc phát huy hai phương pháp kể trên là rất thuận lợi khi phương thức dạy học sinh học dựa trên việc nghiên cứu đối tượng điển hình. Việc quan sát, nghiên cứu, nhận xét trên đối tượng điển hình qua vật sống, mô hình, mẫu mổ hoặc hình vẽ, học sinh sẽ phát hiện ra những thông tin, tri thức mới.

Ví dụ: Khi học về hệ tuần hoàn của thằn lằn(sinh học 7), nếu học sinh quan sát sơ đồ hệ tuần hoàn của thằn lằn thì học sinh sẽ nhận biết được hệ tuần hoàn của thằn lằn gồm những bộ phận nào và kết hợp với kiến thức cũ về sự vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn ếch thì học sinh sẽ mô tả được sự vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn thằn lằn như thế nào?

+ Đồ dùng trực quan có vai trò minh hoạ nội dung kiến thức mới.

+ Đồ dùng trực quan là nguồn dữ liệu chủ yếu giúp học sinh tìm tòi, phát hiện kiến thức.Ví dụ: Hình 8.1 và 8.2 của bài " Sự lớn lên và phân chia của tế bào" - SGK Sinh học 6 trang 27.

(2)

+ Đồ dùng trực quan có vai trò kiểm tra kiến thức đã học. Ví dụ: Hình 19.1 của bài: " Đặc điểm bên ngoài của lá" - SGK sinh học 6 trang 61.

+ Đồ dùng trực quan có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức thu nhận được.

+ Đồ dùng trực quan còn có vai trò phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng tư duy và ngôn ngữ của học sinh.

+ Đồ dùng trực quan có vai trò hình thành và bồi dưỡng cho học sinh những quan điểm, những tình cảm về cảm xúc thẩm mỹ.

Nói tóm lại đồ dùng trực quan là "cầu nối" giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính trong quá trình nhận thức của học sinh (tất nhiên nó phải được thông qua vai trò của người sử dụng - người thầy trong quá trình giảng dạy).

II/ Hiểu rõ tính năng, tác dụng của từng loại đồ dùng trực quan trong trường THCS để dạy học sinh học.

Mỗi loại đồ dùng trực quan có ưu điểm và nhược điểm riêng, vì vậy người giáo viên phải căn vứ vào mục tiêu dạy học, nội dung kiến thức trong sách giáo khoa và điều kiện thời gian cho phép, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường để lựa chọn đồ dùng dạy học cho phù hợp.

+ Tranh vẽ:

Ưu điểm là dễ sử dụng.

Nhược điểm là không mô tả được quá trình sinh học...

+ Mô hình:

Ưu điểm là giúp học sinh dễ hình dung cụ thể các đối tượng nghiên cứu.

Nhược điểm là không thể hiện tính chất sống của sinh vật, đôi khi không phản ánh đúng kích thước các vật thật...

+ Vật thật:

Ưu điểm là cung cấp thông tin chính xác về đối tượng nghiên cứu.

Nhược điểm là đòi hỏi phải chuẩn bị công phu, có khi không để lâu được...

+ Thí nghiệm:

Ưu điểm là giúp học sinh có tư duy của nhà nghiên cứu, củng cố và khắc sâu kiến thức.

Nhược điểm là đòi hỏi phải chuẩn bị công phu, đôi khi mất nhiều thời gian mới có kết quả...

III/ Những phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.

Như trên đã đề cập có nhiều loại đồ dùng trực quan, mỗi loại có phương pháp sử dụng khác nhau. Trong chuyên đề này tôi xin đi sâu vào phương pháp sử dụng tranh vẽ và mô hình.

Các loại tranh vẽ(tranh phân tích, tranh sơ đồ, tranh câm..) và các loại mô hình dùng trong dạy và học sinh học có ý nghĩa hết sức to lớn. Nó không chỉ là nguồn cung cấp tri thức mới mà còn là nguồn phát triển tư duy cho học sinh.

Bản thân tranh, mô hình sẽ không gây ra sự quan sát tích cực của học sinh nếu như nó không được quan sát trong những tình huống có vấn đề, trong những nhu cầu cần thiết phải trả lời một số vấn đề cụ thể. Từ việc quan sát các em sẽ phân tích, giải thích rút ra những kiến thức cụ thể. Việc sử dụng có thể theo một trình tự sau:

(3)

1)Phần chuẩn bị của giáo viên:

GV nghiên cứu, xem kĩ tranh vẽ, mô hình xem đó là hình cần cho nội dung kiến thức nào trong bài. Với từng loại đó thì sử dụng vào lúc nào là đạt kết quả tốt nhất, gây hứng thú nhất và lựa chọn phương pháp sử dụng thích hợp nhất.Ví dụ:

- Tranh vẽ, mô hình đóng vai trò làm nguồn cung cấp tri thức mới: phương pháp trực quan hay phương pháp thực hành.

- Tranh vẽ, mô hình đóng vai trò minh hoạ nội dung kiến thức mới: phương pháp giải thích minh hoạ trong nhóm hay phương pháp dùng lời.

- Tranh vẽ, mô hình đóng vai trò kiểm tra kiến thức đã học: giải thích tranh câm, mô tả, làm thực hành thí nghiệm,...

Để sử dụng có hiệu quả thì giáo viên phải sưu tầm, đọc, thu thập tài liệu ngoài sách giáo khoa mà tài liệu đó có liên quan đến đồ dùng mình sử dụng.

Ví dụ: Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học môn sinh học 6, 7, 8, 9 nhà xuất bản giáo dục 2006,...

2) Phần thực hiện trên lớp.

- Khi dạy đến phần kiến thức có tranh vẽ hay mô hình GV đưa hình đó cho học sinh quan sát( cần chú ý tranh đưa ra phải đảm bảo các nguyên tắc dạy học, phù hợp với nội dung kiến thức, được đưa ra đúng lúc, đúng cách). Nếu là tranh hình to thì treo hoặc đặt ở vị trí thuận lợi cho học sinh quan sát. Nếu nhỏ hay không có thì yêu cầu học sinh quan sát theo bàn hay trong SGK( nếu có phần chữ nhỏ minh hoạ ở trong sách thì yêu cầu học sinh đọc thêm phần kênh chữ đó).

- Cách sử dụng :

Bước 1: GV giới thiệu tên tranh hay mô hình, nêu rõ mục tiêu của việc quan sát tranh, quan sát mô hình hay thao tác với mô hình, nêu yêu cầu đối với HS ( ra câu cho HS làm việc: làm sao để họ biết rõ họ phải làm gì ? Họ phải làm như thế nào ?...).

Ví dụ : + Đây là hình vẽ về ...

+ Đây là sơ đồ của ...

+ Đây là mô hình ...

Bước 2 : Khai thác nội dung tranh hay mô hình. Đầu tiên yêu cầu HS mô tả( nên có định hướng cho HS mô tả hoặc cho trước một số từ hay tập hợp một số từ để HS mô tả theo đúng ý đồ của GV). Sau đó nhấn mạnh vào nội dung nào thì có câu hỏi tập trung chú ý của HS vào đó .

Ví dụ : Các câu hỏi đặt ra : + Hãy cho biết ...

+ Hãy mô tả ....

+ Hãy trình bày ...

+ Hãy so sánh ( hay hãy nêu những đặc điểm giống và khác nhau giữa...

+ Hãy phân tích ...

Bước 3 : Rút ra kết luận từ việc quan sát tranh, quan sát mô hình hay thao tác với mô hình .

IV/Minh họa.

Ví dụ 1 : Bài: Mối liên hệ giữa gen và ARN (Sinh học 9)

(4)

+ Dạy mục 1: Sau khi GV đã giới thiệu mô hình ARN . Tiếp theo GV cho HS quan sát H17.1 Mô hình cấu trúc một đoạn của phân tử ARN, GV đặt câu hỏi:

? ARN có thành phần hoá học như thế nào ? ? Trình bày cấu tạo của ARN ?

Tiếp đó quan sát mô hình ADN và mô hình ARN và yêu cầu HS quan sát và so sánh cấu tạo của chúng bằng cách hoàn thành bảng 17 SGK.

Như vậy qua việc quan sát tranh vẽ, mô hình ARN, HS rút ra kết luận về:

- Cấu tạo của ARN .

- Sự khác nhau về cấu tạo của ARN và ADN .

+ Dạy mục 2: ARN đựơc tổng hợp theo nguyên tắc nào ?

GV dùng mô hình tổng hợp ARN để minh hoạ cho nội dung kiến thức mới để giải thích, minh hoạ cho quá trình tổng hợp ARN.

Tiếp đó GV cho HS quan sát H17.2. Sơ đồ tổng hợp ARN và yêu cầu HS quan sát. Câu hỏi khai thác như sau:

? Một phân tử ARN được tổng hợp dựa vào một hay hai mạch đơn của gen ? ? Các loại nuclêôtit liên kết với nhau để tạo cặp trong quá trình hình thành mạch ARN ?

? Có nhận xét gì về trình tự các loại đơn phân trên mạch ARN so với mỗi mạch đơn của gen ?

? Quá trình tổng hợp ARN theo những nguyên tắc nào ? ? Nêu mối quan hệ giữa gen – ARN ?

HS rút ra kết luận từ việc quan sát tranh về:

. Quá trình tổng hợp ARN . . Nguyên tắc tổng hợp

. Mối quan hệ giữa gen - ARN .

Ví dụ 2 : Bài thoái hoá do tự thụ phấn và giao phối gần (Sinh học 9) Dạy mục 2 : Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống .

GV dùng phương pháp trực quan: Cho HS quan sát sơ đồ H34.3. Sự biến đổi thể đồng hợp và thể dị hợp do tự thụ phấn. Trước tiên, GV giới thiệu qua sơ đồ Màu vàng thể hiện thể dị hợp, màu xanh thể hiện thể đồng hợp: Màu xanh bên trái thể hiện thể đồng hợp trội, màu xanh bên phải thể hiện thể đồng hợp lặn.Vậy hệ thống câu hỏi giúp HS hiểu sâu sắc điều này là:

? Tại sao sự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hoá ?

? Vậy nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá là gì ?

HS rút ra kết luận từ việc quan sát, phân tích sơ đồ về nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn và giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại .

Ví dụ 3 : Dạy mục 1 của bài: phát sinh giao tử và thụ tinh.

Ở phần này, GV dùng đồ dùng trực quan để hướng dẫn HS tự lĩnh hội kiến thức. Cụ thể :

+ Đồ dùng : Tranh H11. Sơ đồ quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh ở động vật .

(5)

+ Câu hỏi : Quan sát và phân tích H11 kết hợp với thông tin SGK, hãy trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và cái ? Nêu rõ những điểm giống và khác nhau cơ bản của hai quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ?

+ Kiến thức HS phải tự lĩnh hội : Những điểm giống và khác nhau cơ bản của hai quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái .

+ GV hướng dẫn HS hoạt động tự lĩnh hội kiến thức:

Trong môn sinh học 6, 7, 8 một mục tiêu quan trọng mà HS phải nắm được là những đặc điểm cấu tạo của các đại diện thích nghi với đời sống của chúng.Tôi xin dẫn ra một ví dụ về cách sử dụng tranh vẽ và mẫu vật để giúp HS tự lĩnh hội kiến thức về cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống:

Ví dụ 4 : Dạy mục 1: cấu tạo ngoài trong bài thỏ ( Sinh học 7 ).

+ Đồ dùng : Tranh H46.2 SGK, thỏ sống hoặc thỏ nhồi.

+ Câu hỏi : Quan sát H46.2, đọc thông tin có liên quan tới hình, tự lĩnh hội kiến thức về đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù, bằng cách điền vào bảng của SGK tr.150. từ đó rút ra đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù . + Kiến thức mà HS phải lĩnh hội: Cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.

+ Sau khi HS đã nắm được câu hỏi và xác định rõ mục tiêu cần phải lĩnh hội, GV tổ chức hoạt động tự lĩnh hội kiến thức theo các bước sau :

Bước 1: Hoạt động cá nhân:

HS đọc phần thông báo kiến thức liên hệ với nội dung phải thực hiện của bảng, liên hệ với hình vẽ, hoặc thỏ sống kết hợp với nhận xét của bản thân, phân tích, so sánh, suy luận, đánh giá đi phần thông tin cung cấp đến nhận định của bản thân mà HS có thể điền vào ô trống của bảng SGK .

Bước 2: Thảo luận: Một HS trong nhóm đọc kết quả điền bảng của mình.Cả nhóm nhận xét, góp ý, bổ sung đi đến bảng kiến thức chuẩn như sau:

Bảng đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù .

Bộ phận cơ thể (Phần thông tin cung cấp )

Đặc điểm cấu tạo ngoài (phần HS điền)

Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù (phần HS điền)

Bộ lông mao Dày, xốp Giữ nhiệt tốt, giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm

Chi có vuốt

Chi trước Ngắn Đào hang và di chuyển

Chi sau Dài, khoẻ Bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi

Giác quan

Mũi Thính Thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường

Lông xúc giác

Cảm giác xúc giác nhanh nhạy

Định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù

Tai Thính

Vành tai Lớn, dài, cử động được theo

(6)

nhiều phía

Dựa vào bảng, HS có thể nêu được: Bộ phận cơ thể có sự thích nghi, đặc điểm cấu tạo của những bộ phận đó và giải thích được sự thích nghi của từng bộ phận cơ thể .Đó những kiến thức mà HS phải lĩnh hội, đáp ứng với câu hỏi mà hoạt động học tập đề ra.

TIẾT DẠY MINH HỌA

BÀI 19: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG

I – MỤC TIÊU.

- Học sinh hiểu mối quan hệ giữa mARN thông qua việc trình bày được sự hình thành chuỗi axit amin.

- Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ:

Gen (1 đoạn ADN)  mARN  Prôtêin  Tính trạng.

- Tiếp tục phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

II- CHUẨN BỊ.

* Giáo viên:

+ Một số tranh vẽ minh hoạ.

+ Mô hình động, băng hình minh hoạ về sự hình thành chuỗi axit amin.

+ Màn chiếu, máy chiếu đa năng...

* Học sinh:

+ Bảng hoạt động nhóm.

+ Ôn kỹ bài ở nhà.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

* Hai học sinh lên bảng trả lời 2 câu hỏi bằng cách viết trên bảng:

Câu 1: Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ:

Gen ( 1 đoạn ADN)  ARN.

Câu 2: Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?

*Cả lớp trả lời ra giấy nháp, sau đó gọi một học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi:

Hãy mô tả khái quát quá trình tổng hợp ARN?

B. VÀO BÀI:

Từ câu hỏi kiểm tra giáo viên dẫn dắt vào bài ( thông qua việc xem một đoạn băng hình).

C. BÀI MỚI:

Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin.

Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của học sinh (HS) - GV cho học sinh quan sát hình vẽ

và yêu cầu trả lời câu hỏi:

? Mối quan hệ giữa gen và prôtêin thông qua cấu trúc trung gian nào?

? Vai trò của dạng trung gian đó?

- GV dẫn dắt và sau đó yêu cầu học sinh quan sát hình 19.1 SGK và kết hợp quan sát mô hình minh hoạ quá

- Học sinh quan sát hình vẽ trả lời các câu hỏi:

- mARN là dạng trung gian.

- mARN có vai trò truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra chất tế bào.

- Học sinh quan sát tranh hình và mô hình.

(7)

trình tổng hợp chuỗi axit amin.

- GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:

? Nêu các thành phần tham gia vào quá trình tổng hợp chuỗi axit amin?

? Nêu vai trò của các loại ARN?

- Giáo viên bổ sung thêm về các thành phần tham gia vào quá trình tổng hợp chuỗi axít amin (nếu HS nêu chưa đủ).

Giáo viên có thể nhấn mạnh về phức hợp : tARN- axít amin.

- GV kiểm tra câu trả lời của các nhóm.

- GV đưa ra đáp án đúng.

- GV: vậy diễn biến của quá trình tổng hợp chuỗi axit amin như thế nào?

- GV cho HS quan sát băng hình minh hoạ quá trình tổng hợp chuỗi axit amin.

- GV hướng dẫn HS thực hành trên mô hình. Giáo viên nhấn mạnh : mỗi tARN chỉ vận chuyển được 1 loại axít amin nhất định ( axít amin tương ứng).

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

? Em thấy ribôxôm chuyển dịch như thế nào trên mARN?

? Mỗi bước tương ứng với bao nhiêu nuclêôtit trên mARN?

? Các nuclêôtit trên tARN và mARN liên kết với nhau theo nguyên tắc nào? (phần thảo luận nhóm).

- Giáo viên trợ giúp HS gắn axít amin tương ứng vào các tARN.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Hãy trình bày tóm tắt quá trình

- Học sinh chỉ trên tranh vẽ hoặc mô hình các thành phần tham gia vào quá trình tổng hợp chuỗi axit amin và trả lời về vai trò của chúng.

- HS xem băng hình.

- HS tiếp tục quan sát tranh hình thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:

? Các loại nuclêôtit nào ở mARN và tARN liên kết với nhau?

? Tương quan về số lượng giữa axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong ribôxôm?

- Gọi HS nhận xét.

- HS quan sát và ghi nhớ kiến thức.

- Qua quan sát HS có thể trả lời:

+ Ribôxôm chuyển dịch từng bước trên mARN.

+ Mỗi bước tương ứng với 3 nuclêôtit trên mARN.

+ Các nuclêôtit trên tARN và mARN liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A - U, G - X.

- Gọi nhóm HS lên trình bày trên mô hình quá trình tổng hợp chuỗi axit amin.

- Một HS trả lời.

(8)

tổng hợp chuỗi axit amin?

- GV nhận xét và đưa ra đáp án về quá trình tổng hợp chuỗi axit amin.

- GV đặt câu hỏi:

? Sự hình thành chuỗi axit amin dựa trên những nguyên tắc nào?

? Vậy giữa ARN và prôtêin có mối quan hệ với nhau như thế nào?

? Trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin được quy định bởi đâu?

- Giáo viên có thể mở rộng thêm:chuỗi axít amin sau khi được tổng hợp tiếp tục hình thành cấu trúc bậc cao hơn để tạo thành prôtêin hoàn chỉnh.

- HS tự ghi nhớ kiến thức.

- HS trả lời được: Sự hình thành chuỗi axit amin dựa trên nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bổ sung.

- Gọi HS trả lời

Kết luận: Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin: mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin.

Do đó trình tự các nuclêôtit trên mARN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin - cấu trúc bậc 1 của prôtêin (theo nguyên tắc cứ 3 nuclêôtit của mARN ứng với 1 axit amin).

Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.

Hoạt động của giáo viên( GV) Hoạt động của học sinh (HS) - GV yêu cầu HS quan sát tranh hình

19.2 và 19.3 SGK.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Hãy giải thích mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1, 2, 3.

Gen (một đoạn ADN) 1 mARN 2 Prôtêin 3 Tính trạng.

- GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- HS quan sát tranh hình và chỉ các thành phần trên tranh.

- HS vận dụng kiến thức đã học kết hợp quan sát tranh để trả lời câu hỏi.

- Gọi 1 HS chỉ trên tranh hình + trình bày.

- Mối liên hệ:

+ Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN diễn ra ở trong nhân tế bào.

+ mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin cấu thành prôtêin.

+ Prôtêin chịu tác động của môi trường trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

- HS dựa vào phần kiểm tra bài cũ

(9)

? Nêu bản chất mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ?

- GV nhận xét, sau đó trình bày trên tranh, yêu cầu HS tự rút ra kết luận về bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng .

- Giáo viên liên hệ thực tế.

- Giáo viên chốt lại nội dung của bài.

và dựa vào phần I nêu được bản chất của mối liên hệ trong sơ đồ.

- Gọi HS trình bày .

- Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng: trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN, qua đó quy định trình tự các axit amin cấu thành prôtêin. Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

Thông qua prôtêin gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau: cụ thể gen qui định tính trạng.

D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.

GV kiểm tra nội dung của bài thông qua phần trò chơi đoán ô chữ.

Ô chữ gồm 8 ô hàng ngang ứng với 1 ô hàng dọc.

Ô chữ hàng dọc: axitamin.

Từ ô chữ hàng dọc GV nhấn mạnh lại trọng tâm của bài.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.

+ Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

+ Ôn lại cấu trúc không gian của ADN để tiết sau thực hành.

Quang Trung, ngày 16 tháng 10 năm 2015 NGƯỜI THỰC HIỆN

Vũ Thị Tuyết

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Xử lý số liệu liên quan đến biểu đồ tranh để vẽ được biểu đồ cột II. Biểu đồ dưới đây cho biết thông tin về số học sinh trung bình trong một lớp học của cả nước

Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, được dạy học ở lớp 4 và lớp 5. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội

- Trong quá trình tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình, giáo viên phụ trách các môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học

Kết quả nghiên cứu, có 5 nhân tố tác động đến kết quả học tập trực tuyến của sinh viên: phương pháp học trong giờ học trực tuyến; phương pháp chuẩn bị

Không những thế, nếu giáo viên biết tổ chức tốt cho học sinh sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học nhóm thì nó sẽ giúp các em phát huy được tính sáng tạo, tối đa khả

Qua phân tích tổng hợp các tài liệu lí luận dạy học, lí luận và phƣơng pháp thể dục thể thao, giáo trình môn bóng rổ… và thông qua dự giờ môn học Bóng rổ của sinh

Quy trình vận dụng mô hình VARK trong dạy học Toán lớp 2 Quá trình tổ chức hoạt động dạy học vận dụng mô hình VARK được thực hiện theo các bước: Bước 1: Nhận diện kiểu học của học

HS sẽ dần quen thuộc với cách học đảo ngược, không còn phụ thuộc vào những kiến thức được giảng dạy trên lớp, rất nhiều thông tin bài học mà các em hoàn toàn có thể tự học trước mỗi