• Không có kết quả nào được tìm thấy

Quản lý học sinh

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Quản lý học sinh"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT

1. Đối với giáo viên chủ nhiệm:

- Xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh theo yêu cầu chuẩn giáo viên trung học ngay từ đầu năm học.

- Duy trì nề nếp, sĩ số của lớp chủ nhiệm, không để tình trạng học sinh vắng học nhiều buổi mà chưa biết lí do.

- Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh, nắm bắt tình hình từng em để có biện pháp uốn nắn, giáo dục có hiệu quả.

- Kết hợp với các đoàn thể, giáo viên bộ môn để phụ đạo thêm cho những học sinh chưa tiến bộ trong học tập và giáo dục học sinh vi phạm nội quy.

- Lập hồ sơ xử lí những học sinh thường xuyên không học bài, vi phạm nội quy học sinh theo quy định của nhà trường.

- Tích cực tham gia các phong trào thi đua thực hiện nề nếp và phong trào thi đua học tập của đoàn trường phát động.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL, hướng nghiệp một cách có hiệu quả.

- Giáo dục kĩ năng sống, truyền thống văn hóa của dân tộc.

- Xây dựng môi trường học tập của lớp lành mạnh, có hiệu quả và cùng với BGH thực hiện phong trào xã hội hóa giáo dục.

2. Giáo viên bộ môn

- Giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm cùng giáo dục học sinh lớp mình tham gia giảng dạy, quản lí giờ học trên lớp, nhắc nhở học sinh vi phạm trong giờ học và giờ ra chơi khi phát hiện học sinh có biểu hiện vi phạm nội quy học sinh.

- Tạo điều kiện giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có học lực yếu kém vươn lêm trong học tập.

- Kết hợp giữa dạy học kiến thức với giáo dục nhân cách, hình thành kĩ năng sống cho học sinh.

- Trong mỗi giờ học phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, làm cho học sinh hăng say học tập bộ môn, ra lớp hiểu bài và làm được bài.

3. Các đoàn thể:

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, xử lí học sinh vi phạm và có biểu hiện vi phạm.

- Hằng ngày theo dõi, ghi danh những học sinh vi phạm nội quy học sinh, báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp xử lí kịp thời.

- Giờ giấc trực tuần phải đảm bảo đúng yêu cầu của BGH, vắng trực phải báo cáo và nhờ người khác trực dùm.

- Hàng tuần kiểm tra đột xuất một số lớp học về thực hiện nề nếp học tập cũng

(2)

như việc chấp hành nội quy học sinh.

- Trong giờ ra chơi, phân công người bao quát các hoạt đông của học sinh

- Theo dõi việc thực hiện giờ giấc của giáo viên, công nhân viên trong trường.

Những trường hợp bỏ tiết, trống tiết, đi trễ, ra sớm phải được ghi vào sổ theo dõi và đề nghị BGH nhắc nhở để làm gương cho học sinh.

4. Bảo vệ

- Thực hiện trực cổng đúng giờ giấc, nhất là đầu giờ và cuối buổi kết thúc môn học.

- Theo dõi việc thực hiện hiệu lệnh ra vào lớp của học sinh trong các buổi học.

- Không để học sinh ra ngoài khi chưa được BGH nhà trường cho phép. Theo dõi, ghi danh những học sinh ra ngoài cổng trường hàng ngày và báo cáo cho BGH phụ trách công tác quản lí học sinh 01 tuần/lần.

- Những người liên hệ công tác phải hỏi rõ lí do mới cho vào. Không cho những người không phải học sinh của trường vào trường.

- Bảo vệ trực phụ trong giờ ra chơi theo dõi học sinh các khối lớp không để học sinh phá phách làm hư hỏng cơ sở vật chất của nhà trường.

5. Đoàn trường

- Xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp tình hình thực tế, hình thành nhân cách, kĩ năng sống cho học sinh.

- Duy trì chấm điểm thi đua học tập và thực hiện nề nếp giữa các khối lớp.

- Trong các buổi sinh hoạt dưới cờ: Tổ chức hoạt động vui chơi vừa có tính chất học tập vừa có tính chất giáo dục như tìm hiểu luật ATGT, phòng chống ma túy, tội phạm, sức khỏe sinh sản, các câu lạc bộ học tập có hiệu quả.

- Tăng cường xây dựng tổ chức đoàn, chú trọng phát triển công tác đoàn viên.

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và tổ giám thị quản lí nề nếp học sinh.

- Tuyên dương những đoàn viên, thanh niên có tinh thần tự học, vượt khó trong học tập.

6. Hội cha mẹ học sinh

- Đăng kí tham gia sổ liên lạc điện tử hoặc sổ liên lạc hàng tháng cho tất cả học sinh trong toàn trường.

- Liên hệ chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh.

- Thông báo cho nhà trường biết những khó khăn của gia đình và học sinh trong năm học để nhà trường phối hợp với GVCN có biện pháp giáo dục phù hợp.

7. Công tác kết phối hợp với chính quyền địa phương

- Xây dựng quy chế kết phối hợp trong việc giáo dục, quản lí học sinh trên địa bàn cư trú.

- Thường xuyên thông báo tình hình học sinh vi phạm nội quy để có biện pháp phối hợp giáo dục có hiệu quả.

8. Ban giám hiệu

- Xếp lớp đảm bảo yêu cầu hoạt động giáo dục trong nhà trường.

(3)

- Xây dựng nội quy học sinh, quy chế khen thưởng kỉ luật học sinh, quy định về thực hiện đồng phục.

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các bộ phận thực hiện theo kế hoạch, ra quyết định xử lí học sinh vi phạm khi giáo viên yêu cầu.

- Phối hợp với các tổ chức xã hội xây dựng quy chế phối hợp giáo dục học sinh.

- Thành lập nhóm tư vấn hỗ trợ học sinh trong công tác giáo dục giới tính.

Trên đây là một số biện pháp quản lý học sinh ở trường THPT, rất mong các đồng chí đồng nghiệp bổ xung và góp ý kiến thêm.

Vĩnh Tường, ngày 11 tháng 9 năm 2017 Người viết

Cao Thị Bích Liên

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mặc dù được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám hiệu và các cấp lãnh đạo nhà trường, các giảng viên trong khoa GDTC cũng tích cực trong việc học hỏi, nâng cao

-Trưng bày các bài vẽ đẹp trong năm nhằm đánh giá kết quả giảng dạy, học tập của giáo viên.. và học sinh, đồng thời thấy được công tác quản lí chỉ

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một trò chơi mà mình tham gia trong giờ ra chơi ở trường - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình trang 50, 51 trong sách

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một trò chơi mà mình tham gia trong giờ ra chơi ở trường - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình trang 50, 51 trong sách

- Giúp giáo viên chuẩn bị đồ dùng trực quan - Bao quát, quản lý trẻ trong giờ học. - Động viên khích lệ trẻ tham gia

- Chuẩn bị đồ dùng dạy học cùng cô chính cho học đông LQVT - Quản lý bao quát trẻ trong giờ học. - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo

- Cất gọn đồ dùng đồ chơi trong lớp học - Quản lý bao quát trẻ trong giờ học - Quản lý bao quát trẻ trong giờ học - Tranh truyện thỏ con không vâng lời - Giáo dục trẻ

dạng với những nội dung như: Sân trường giờ ra chơi, giờ học trên lớp, tặng hoa cô giáo, dọn vệ sinh lớp học, sinh hoạt tập thể.... Yêu cầu học sinh chọn