• Không có kết quả nào được tìm thấy

16  16.3  48

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "16  16.3  48"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ – LỚP 6

TUẦN 12 (TỪ 22/11/2021 ĐẾN 27/11/2021) 1. MÔN NGỮ VĂN

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

BÀI 4 : NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG ĐỜI TIẾT 2:

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (TT) ( Tô Hoài)

( Học tiếp bài của tuần 11) 2. Bài học đường đời đầu tiên:

- Dế Mèn đối với Dế Choắt:

+ Coi thường vì Dế Choắt yếu ớt, xấu xí.

+ Từ chối giúp đỡ Dế Choắt.

=> Dế Mèn là kẻ trịch thượng, ích kỉ, coi thường và bắt nạt bạn.

- Dế Mèn trêu chị Cốc:

+ Muốn ra oai với Dế Choắt.

+ Muốn chứng tỏ mình đứng đầu thiên hạ.

+ Trêu xong chui tọt vào hang.

+ Khi chị Cốc mổ Choắt: Dế Mèn nằm im thin thít.

+ Chị Cốc đi: Dế Mèn mới mon men bò lên.

=> Dế Mèn là kẻ nghịch ranh, huênh hoang nhưng hèn nhát.

- Hậu quả: Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết thảm thương.

=> Dế Mèn ăn năn, hối lỗi, thức tỉnh lương tâm.

- Bài học:

+ Kiêu căng có thể làm hại người khác, khiến mình phải ân hận suốt đời.

+ Nên sống đoàn kết, thân ái với mọi người.

III. TỔNG KẾT:

1. Nội dung – Ý nghĩa:

- Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.

- Bài học về lối sống thân ái, chan hòa; yêu thương giúp đỡ bạn bè; cách ứng xử lễ độ, khiêm nhường; sự tự chủ; biết ăn năn hối lỗi trước cử chỉ sai lầm.

2. Nghệ thuật:

- Truyện đồng thoại với nội dung hấp dẫn, sinh động.

- Kể chuyện kết hợp với miêu tả.

- Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ, miêu tả loài vật sinh động.

- Sử dụng các phép tu từ.

- Lựa chọn ngôi kể, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

TIẾT 3:

GIỌT SƯƠNG ĐÊM (Trần Đức Tiến) I. TÌM HIỂU CHUNG:

(2)

2

1. Tác giả: (HS gạch dưới những ý chính trong SGK/93)

- Trần Đức Tiến (1953), quê làng Cao Đà, xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

- Viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, trong đó có truyện đồng thoại như: Dế mùa thu, Làm mèo, Xóm Bờ Giậu,…

- Truyện của ông mang nét tinh tế hồn nhiên.

2. Tác phẩm:

- Thể loại: Truyện đồng thoại.

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

- Xuất xứ: in trong “ Xóm Bờ Giậu” năm 2018.

- Ngôi kể: ngôi thứ 3.

- Bố cục:

+ Phần 1: từ đầu đến “ Thằn Lằn gật gù” -> Bọ Dừa khi đến xóm Bờ Giậu.

+ Phần 2: tiếp theo đến “ Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn” -> Bọ Dừa trong đêm ngủ ở xóm Bờ Giậu.

+ Phần 3: còn lại -> Bọ Dừa sáng hôm sau khi tỉnh giấc tại xóm Bờ Giậu.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:

1. Cuộc sống của Bọ Dừa:

- Cuộc sống bận rộn với công việc.

- Buôn bán xa nhà xa quê hương.

- Do mải công việc Bọ Rùa quên mất dành thời gian về thăm nhà, quê hương.

2. Trải nghiệm của Bọ Dừa:

a. Khi đến xóm Bờ Giậu:

- Thời gian: chạng vạng tối.

- Mục đích: tìm chỗ trọ qua đêm.

- Thái độ của Bọ Dừa khi Thằn Lằn ngỏ ý ở nhà của bác: giật mình, run run, lo sợ.

- Bọ Dừa chọn nơi để ngủ: dưới vòm trúc.

b. Trong đêm ngủ ở xóm Bờ Giậu:

- Những âm thanh: lá cây xào xạc, côn trùng rỉ rả, tiếng Tắc Kè gọi cửa, tiếng Ốc Sên đi làm về, tiếng thở dài của gió, tiếng rơi của sương.

-> Nhân hóa.

=> Những âm thanh rất thân quen của làng quê.

- Giọt sương rơi trúng cổ làm Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn.

=> Giọt sương đánh thức nỗi nhớ quê, sự trăn trở trong tâm hồn người xa quê.

c. Sáng hôm sau khi tỉnh giấc tại xóm Bờ Giậu:

- Hành động, trạng thái: ăn mặc chỉnh tề, cảm thấy hài lòng sau một đêm mất ngủ.

- Quyết định trở về thăm quê sau bao năm biền biệt đi xa.

=> Bọ Dừa yêu quê hương của mình.

III. TỔNG KẾT:

1. Nội dung:

- Văn bản kể lại những trải nghiệm của Bọ Dừa sau một đêm mất ngủ. Những âm thanh, hình ảnh quen thuộc tại xóm Bờ Giậu đã gợi nhắc Bọ Dừa về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay bỏ quên. Qua văn bản, tác giả cũng muốn gửi gắm thông điệp đôi khi vì cuộc sống bận rộn khiến chúng ta quên đi những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình. Vì vậy hãy biết trân trọng những giá trị của cuộc sống, yêu quê hương, ghi nhớ nguồn cội.

2. Nghệ thuật:

(3)

3

- Nghệ thuật nhân hóa đặc sắc, cách kể chuyện hấp dẫn và sinh động.

B. LUYỆN TẬP:

1. Sau khi gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn rút ra bài học gì?

2. Viết một đoạn văn ngắn ( 5- 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn.

3. Cuộc sống là sự trải nghiệm của bản thân. Em đã có trải nghiệm nào thú vị của bản thân mình chưa? Hãy thử chia sẻ trải nghiệm ấy với mọi người.

Dặn dò:

- Hoàn thành bài tập của phần Luyện tập.

- Chuẩn bị bài: “ Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ”, “ Thực hành tiếng Việt”./.

(4)

4 2. MÔN TOÁN

2.1 SỐ HỌC

LUYỆN TẬP

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Sửa bài tập về nhà:

Bài 1 trang 43 SGK. Tìm:

a) BC(6, 14) b) BC(6, 20, 30) c) BCNN(1, 6) d) BCNN(10, 1, 12) e) BCNN(5, 14)

Giải:

a) B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; 42; 48; 54; 60; 66; 72; 78; 84; …}

B(14) = {0; 14; 28; 42; 56; 70; 84; …}

=> BC(6, 14) = {0; 42; 84; …}

b) B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; 42; 48; 54; 60; 66; 72; 78; 84; 90; 96; 102; 108;

114; 120; …}

B(20) = {0; 20; 40; 60; 80; 100; 120; …}

B(30) = {0; 30; 60; 90; 120; … }

=> BC(6, 20, 30) = {0; 60; 120; …}

c) BCNN(1, 6) = 6 (Vì: BCNN(a, 1) = a)

d) Ta có: BCNN(10, 1, 12) = BCNN(10, 12) (Vì: BCNN(a, b, 1) = BCNN(a, b)) Ta có: 10 = 2. 5

12 = 22. 3

Thừa số chung và riêng, mũ lớn nhất: 22, 3, 5.

=> BCNN(10, 12) = 22. 3. 5 = 60

=> BCNN(10, 1, 12) = 60.

e) Ta có: 5 = 5 14 = 2. 7

Thừa số chung và riêng, mũ lớn nhất: 2, 5, 7

=> BCNN(5, 14) = 2. 5. 7 = 70.

Bài 2a, 2b(i) trang 43 SGK.

a) Ta có BCNN(12, 16) = 48. Hãy viết tập hợp A các bội của 48. Nhận xét về tập hợp BC(12, 16) và tập hợp A.

b) Để tìm tập hợp bội chung của hai số tự nhiên a và b, ta có thể tìm tập hợp các bội của BCNN(a, b). Hãy vận dụng để tìm tập hợp các bội chung của:

i) 24 và 30.

Giải:

a) BCNN(12, 16) = 48.

Tập hợp A = B(48) = {0; 48; 96; 144; …}

Ta có: B(12) = {0; 12; 24; 36; 48; 60; 72; 84; 96; 108; 120; 132; 144; …}

B(16) = {0; 16; 32; 48; 64; 80; 96; 112; 128; 144; …}

=> BC(12, 16) = {0; 48; 96; 144; …}

Nhận xét: A = B(48) = BC(12, 16) b) Công thức: BC(a, b) = B[BCNN(a, b)]

Áp dụng câu i: Tìm BC(24, 30) bằng công thức trên.

24 = 23. 3 30 = 2. 3. 5

(5)

5 Thừa số chung và riêng, mũ lớn nhất: 23, 3, 5

=> BCNN(24, 30) = 23. 3. 5 = 120.

=> BC(24, 30) = B[BCNN(24, 30)] = B(120) = {0; 120; 240; 360; …}

Bài 3a trang 43 SGK. Quy đồng mẫu số các phân số sau (có sử dụng bội chung nhỏ nhất):

a)

3 16

5 24

Giải:

16 = 24 24 = 23. 3

Thừa số chung và riêng, mũ lớn nhất: 24 và 3

=> BCNN(16, 24) = 24. 3 = 48.

=> MSC = BCNN(16, 24) = 48.

Thừa số phụ thứ 1: 48: 16 = 3 Thừa số phụ thứ 2: 48: 24 = 2 Quy đồng:

3 3.3 9

16  16.3  48

;

5 5.2 10

24  24.2  48

Bài 4a, 4c trang 44 SGK. Thực hiện các phép tính (có sử dụng bội chung nhỏ nhất):

a)

11 9

15  10

; c)

7 2

24  21

Giải:

a)

11 9

15  10

(MSC = BCNN(15, 10) = 30)

=

11.2 9.3 15.2  10.3

=

22 27 30  30

=

22 27 30

=

49 30

c)

7 2

24  21

(MSC = BCNN(24, 21) = 168)

=

7.7 2.8 24.7  21.8

=

49 16

168  168

(6)

6

=

49 16 168

=

33 168

Bài 5 trang 44 SGK. Chị Hòa có một số bông sen. Nếu chị bó thành các bó gồm 3 bông, 5 bông hay 7 bông thì đều vừa hết. Hỏi chị Hòa có bao nhiêu bông sen? Biết rằng chị Hòa có khoảng từ 200 đến 300 bông.

Giải:

Gọi x là số bông sen chị Hòa có (điều kiện: x thuộc N*) Ta có: x 3, x 5, x 7 và 200 ≤ x ≤ 300

=> x

BC(3, 5, 7) và 200 ≤ x ≤ 300 Tìm BCNN(3, 5, 7):

3 = 3 5 = 5 7 = 7

Thừa số chung và riêng, mũ lớn nhất: 3, 5, 7.

=> BCNN(3, 5, 7) = 3. 5. 7 = 105

=> BC(3, 5, 7) = B[BCNN(3, 5, 7)] = B(105) = {0; 105; 210; 315; 420; …}

=> x

{0; 105; 210; 315; 420; …}

mà 200 ≤ x ≤ 300 nên ta chọn: x = 210.

Vậy chị Hòa có 210 bông sen.

B. LUYỆN TẬP:

- Bài tập về nhà: 2b(ii, iii, iv), 3b, 4b, 4d trang 43, 44 SGK./.

(7)

7 2.2 HÌNH HỌC

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ BÀI 1: THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU

A. LÝ THUYẾT:

1. Thu thập dữ liệu (học Hình bóng đèn SGK/96) HĐKP1(SGK/95)

Từ bảng điều tra về các môn thể thao yêu thích của lớp 6A, thu thập được những thông tin sau:

- Các môn thể thao được yêu thích của lớp 6A là: Bóng đá, cầu lông, bóng bàn, đá cầu, bóng rổ.

- Có 18 bạn ưa thích môn bóng đá, 8 bạn ưa thích môn cầu lông, 2 bạn ưa thích môn bóng bàn, 4 bạn ưa thích môn đá cầu và 5 bạn ưa thích môn bóng rổ.

Thực hành 1:

- Mai đang điều tra về vấn đề: các loại kem được khách hàng yêu thích.

- Dữ liệu thu thập gồm:

+ Các loại kem yêu thích của khách hàng gồm: Dâu, nho, sầu riêng, sô cô la, vani.

+ Kem dâu được 11 khách hàng yêu thích, kem nho được 4 khách hàng yêu thích, kem sầu riêng được 8 khách hàng yêu thích, kem sô cô la được 5 khách hàng yêu thích, kem va ni được 2 khách hàng yêu thích.

Luyện tập: trả lời các câu hỏi của Bài tập 1/99 và 2/100 (SGK)

BT1/99

BT2/100

a) Lan điều tra về thức ăn sáng nay của các bạn trong lớp

(8)

8 b) Bạn ấy thu thập 2 dữ liệu sau:

 Tên thức ăn

 Số lượng các bạn ăn cùng 1 món ăn c) Món ăn nhiều nhất là xôi (11 bạn)

2. Phân loại dữ liệu (học Hình bóng đèn SGK/97) HĐKP2:

- Có 2 học sinh không nuôi con vật: Cúc, Hùng.

- Có 4 loại vật được nuôi: chó, cá, mèo, chim.

Ví dụ 2: (SGK/97)

a) Cửa hàng bán tất cả 10 bình ga

b) * Theo tiêu chí kích thước: Có 2 loại bình ga:

+ Bình ga cỡ nhỏ: 8 bình.

+ Bình ga cỡ lớn: 2 bình.

*Theo tiêu chí màu sắc: Có 3 loại bình ga:

+ Bình ga màu hồng: 6 bình.

+ Bình ga màu cam:2 bình.

+ Bình ga màu vàng: 2 bình.

Thực hành 2:

Có nuôi con vật hay không Số bạn

Có nuôi 6

Không nuôi 2

3. Tính hợp lí của dữ liệu (học Hình bóng đèn SGK/98) HĐKP3:

a) Ở STT 4, họ và tên viết bằng chữ số “38448784” → Không hợp lí vì tên người không được thể hiện bằng số → Tên người phải được thể hiện bằng chữ.

b) Ở bảng 3, tuổi của các bé có số tuổi “-3”,”-2” → Không hợp lí vì tuổi chỉ được thể hiện bằng số tự nhiên

Vận dụng 2:

a) Ở bảng 4, Email của bạn Bạch Cúc và bạn Thị Đào → Không hợp lí vì không đúng theo cú pháp của email → Email phải có đuôi @gmail.com.

(9)

9

b) Thân nhiệt của bệnh nhân A thể hiện ở 3 số cuối là 0, 100, -2 (độ C) → Không hợp lí vì nhiệt độ cơ thể con người không thể ở quá cao như 100 độ C hay quá thấp như 0( độ C) hay -2 (độ C).

B.LUYỆN TẬP:

Bài tập 3,5 SGK/100

BT vận dụng : Em hãy quan sát hình vẽ sau và trả lời các câu hỏi

1) Có tất cả bao nhiêu con vật trong hình?

2) Em hãy phân loại các con vật trên theo 1 số tiêu chí mà em lựa chọn?

3) Từ tiêu chí mà em lựa chọn trên ,em hãy lập bảng điều tra về các loại vật có trong hình theo bảng sau:

Con vật Kiểm đếm Số lượng

(10)

10 3. MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

CHỦ ĐỀ 6:TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG Bài 17 : TẾ BÀO

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

2/ Sự lớn lên và sự sinh sản của tế bào :

Tế bào thực hiện trao đổi chất để lớn lên , khi đạt kích thước nhất định một số tế bào thực hiện phân chia tạo ra tế bào con (gọi là sự sinh sản của tế bào)

Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật ; giúp thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật

Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc , vừa là đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống ` B. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

- Tế bào có thể thực hiện chức năng của cơ thể sống như : trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ,sinh trưởng ,phát triển , vận động ,cảm ứng ,sinh sản …

C. LUYỆN TẬP:

1/ Vẽ và chú thích hình các thành phần chính của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực ? 2/ Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

3/ Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi ,đuôi nó có thể đươctái sinh ?

4. Chứng minh được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống?

D. . HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Hoàn thành câu hỏi phần luyện tập . - Ôn tập lại chủ đề 6.

- Xem trước bài 19.

(11)

11 4. MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ

A.LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

CHƯƠNG 3 – XÃ HỘI CỔ ĐẠI Bài 6: AI CẬP CỔ ĐẠI I./ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

(Học sinh tự học)

II./ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC AI CẬP CỔ ĐẠI

- Cư dân Ai Cập cổ đại sống dọc lưu vực sông Nin theo từng công xã-gọi là Nôm.

-Từ thiên niên kỉ IV TCN, các Nôm miền Bắc hợp thành Hạ Ai Cập, các Nôm miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập.

- Khoảng năm 3000 TCN, vua Na-mơ (còn gọi là Mê-nét) đã thống nhất lại thành Nhà nước Ai Cập cổ đại.

- Đứng đầu nhà nước là Pha-ra-ông, có quyền lực tối cao, sở hữu toàn bộ đất đai, có quân đội riêng.

- Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập Nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ.

II./ NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU

*Chữ viết: Họ sáng tạo chữ tượng hình, khắc trên phiến đá, sau đó làm ra giấy Pa-pi-rút để viết chữ.

*Toán học: Sử dụng hệ số đếm đến 10 và rất giỏi về hình học (tính diện tích hình vuông, tam giác, hình tròn)

*Kiến trúc và điêu khắc

- Xây dựng các kim tự tháp kì vĩ

- Tượng nhân sư, tượng nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti, mặt nạ vua Tu-tan-kha-mun bằng vàng...

* Y học

- Có kỹ thuật ướp xác từ rất sớm

- Kiến thức phong phú về các loại thuốc thảo mộc, tinh dầu,...

B.LUYỆN TẬP

Em hãy hoàn thành các câu trắc nghiệm sau:

Câu 1:Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời ở lưu vực của sông nào?

A. Sông Nin B. Sông Ơ-phơ-rát C. Sông Hằng D. Sông Hoàng Hà

Câu 2:Ai Cập thuộc khu vực nào trên thế giới?

A. Châu Á B. Châu Phi C. Châu Âu D. Châu Mĩ

Câu 3:Vị vua nào đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập thành Nhà nước Ai Cập cổ đại?

A. Vua Pha-ra-ông B. Vua Tu-tan-kha-mun C. Vua Na-mơ

(12)

12 D. Vua Ram-sét

Câu 4:Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Năm 4000 TCN B. Năm 3000 TCN C. Năm 2000 TCN D. Năm 1000 TCN

Câu 5:Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập cổ đại là A. Phiến đá Na-mơ

B. Tượng nhân sư C. Đền Pác-tê-nông D. Kim tự tháp

PHẦN ĐỊA LÍ A.LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

CHƯƠNG IV KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BÀI 12:LỚP VỎ KHÍ.KHỐI KHÍ.KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT I. Các tầng khí quyển và thành phần không khí

1. Các tầng khí quyển

- Các tầng khí quyển: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.

- Tầng đối lưu:

+ Nằm sát mặt đất.

+ Không khí chuyển động mạnh theo chiều thẳng đứng.

+ Nhiệt độ giảm theo độ cao.

+ Nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa, mây,…

- Tầng bình lưu:

+ Nằm trên tầng đối lưu.

+ Không khí rất loãng và chủ yếu chuyển động theo chiều nằm ngang.

+ Có lớp ôdôn hấp thụ tia tử ngoại nên nhiệt độ trong tầng này tăng theo độ cao.

2. Thành phần không khí - Thành phần của không khí:

- Vai trò:

+ Khí oxy: cần thiết cho sự cháy và hô hấp của động vật.

+ Khí carbonic: khí carbonic kết hợp với nước, ánh sáng và năng lượng mặt trời để cây xanh quang hợp => chất hữu cơ + oxy.

+ Hơi nước: nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như sương mù, mây, mưa,…

II. Khối khí

- Khối khí nóng: hình thành ở vĩ độ thấp, nhiệt độ tương đối cao.

- Khối khí lạnh: hình thành ở vĩ độ cao, nhiệt độ tương đối thấp.

- Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, tính chất khô.

- Khối khí đại dương: hình thành trên các biển và đại dương, tính chất ẩm.

III. Khí áp và gió trên Trái Đất 1. Khí áp

- Dụng cụ đo khí áp: khí áp kế (mmHg).

- Các đai khí áp trên Trái Đất:

2. Gió trên Trái Đất

- Không khí luôn chuyển động từ áp cao về áp thấp => sinh ra gió.

(13)

13

- Gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới và gió Tín phong là 3 loại gió chính trên Trái Đất.

B.LUYỆN TẬP

Em hãy hoàn thành các câu trắc nghiệm sau:

Câu 1. Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?

A. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.

B. đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.

C. bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.

D. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.

Câu 2. Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, thì nhiệt độ giảm đi A. 0,40C.

B. 0,80C.

C. 1,00C.

D. 0,60C.

Câu 3. Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?

A. Vùng vĩ độ thấp.

B. Vùng vĩ độ cao.

C. Biển và đại dương.

D. Đất liền và núi.

Câu 4. Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có A. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp.

B. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp.

C. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp.

D. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp.

Câu 5. Loại gió nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?

A. Gió Mậu dịch.

B. Gió Đông cực.

C. Gió mùa.

D. Gió Tây ôn đới.

DẶN DÒ:

-Làm 10 câu trắc nghiệm của luyện tập trên trang lớp học kết nối

-Ghi bài đầy đủ,xem trước bài mới (bài 7 phần Lịch sử và bài 13 Phần Địa lí)/.

(14)

14 5. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Bài 5 : TỰ LẬP A . LÝ THUYẾT ( Nội dung cần học)

1/ Định nghĩa : Tự lập là chủ động, tự giác làm các công viêc bằng khả năng, sức lực của mình.

2/Biểu hiện của tự lập là tự suy nghĩ, tự thực hiện, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3/Ý nghĩa : Tự lập giúp chúng ta tự tin, có bản lĩnh cá nhân, để thành công trong cuộc sống, xứng đáng được người khác kính trọng.

4/ Rèn luyện : Để rèn luyện tinh tự lập, chúng ta cần chủ động làm việc, tự tin và

quyết tâm khi thực hiện hành động.

B . LUYỆN TẬP :

Câu 1 : Nêu 2 việc làm thể hiện tự lập của bản thân em ? Câu 2: Trái với tự lập là gì ? Cho ví dụ ?

C . DẶN DÒ:

+ Ghi nội dung bài học vào tập ( 1,2,3,4 ) .

+ Đọc nội dung khám phá SGKtr20 và bảng kế hoạch hoạt động trong hè SGK tr 22./.

(15)

15 6. MÔN TIẾNG ANH

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Unit 3: Friends

Lesson 3.1: New words + Listening

Lesson 3.2: Reading + Speaking + Writing NEW WORDS

No English Part of

speech

Spelling Vietnamese meaning

1 Friendly adj /ˈfrendli/ thân thiện

2 Funny adj /ˈfʌni/ buồn cười, vui nhộn

3 Helpful adj /ˈhelpfəl/ có ích, hay giúp đỡ

4 Kind adj /kaɪnd/ từ tế, tốt bụng

5 Lazy adj /ˈleɪzi/ lười biếng

6 Selfish adj /ˈselfɪʃ/ ích kỷ

LISTENING

Useful language:

1. What’s he like?

He’s very kind but a little lazy.

2. What’s she like?

She’s friendly and funny.

READING

a. Read the article and circle the best headline.

1. Good Sister, Bad Sister 2. Two Mean Sisters 3. How I Met the King Tâm Trần, June 21

One of my favorite stories is from Vietnam. It's about two sisters, Tấm and Cám. The two sisters are very different. Tấm works hard every day helping to cook and clean the house. She always thinks about other people and tries to help her family. Cám is very different to Tấm.

She never does any chores and she doesn't share anything. Cám does lots of bad things to Tấm. It's not a nice story, but in the end, Tấm's life is very good. I like this story because after such a hard life she is happy.

(16)

16

b. Read and find things that show Tám and Cam's personalities. Write an example next to each adjective.

Tấm

1. helpful: helping to cook and clean the house 2. kind:________________________________

Cám

3. lazy:________________________________

4. selfish:_______________________________

SPEAKING

Describing character Sample speaking:

Tom: I like Harry Potter.

Lisa: What’s he like Tom: He’s very friendly.

Lisa: What does he look like?

Tom: He’s tall and has glasses.

Lisa: What does he do?

Tom: He helps his friends.

WRITING

Email about your best friend.

Sample writing Dear Peter,

Thanks for your email. Your best friend seems really nice.

Let me tell you about my best friend.

My best friend is Quynh. She's 12 years old. She's a student. She's my classmate at school. She's friendly and funny.

She likes making new friends and telling jokes. She's tall and thin. She has brown eyes and short hair.

Write back soon, Mary

B. LUYỆN TẬP

I. Choose the best answer for each blank

MY NEW FRIEND

Kim is a new girl in my class. We're friends now. Kim is tall with (1)__________ blond hair and blue eyes. We (2)__________ badminton together after school. At school, she always

(17)

17

wears a uniform but today is Saturday so she is (3)__________ a yellow T-shirt and pink sneakers. I think Kim is very funny and kind, and she thinks (4)__________ other people.

We are going shopping at the mall this afternoon because she's (5)__________ a party tonight. After that, we are making pizza for the party and watching TV. Tomorrow we are (6)__________ swimming at the beach.

1. A. tall B. slim C. fat D. long 2. A. play B. to play C. playing D. plays 3. A. wear B. wears C. wearing D. to wear 4. A. about B. to C. for D. in 5. A. working B. making C. doing D. having 6. A. playing B. going C. doing D. joining II. Reorder the words to make complete sentences.

1. has/ hair/ long/ red/ She/ .

_____________________________

2. Is/ Hung/ white/ wearing/ a/ shirt/ ? _____________________________

3. Does/ wear/ glasses/ he/ black/ ? _____________________________

4. new/ Phuong/ friend/ my/ is/ . _____________________________

5. Peter/ has/ is/ and/ slim/ hair/ blond/ short/ ./

_____________________________

III. Read and answer the questions.

One of my favorite stories is from Vietnam. It's about two sisters, Tấm and Cám. The two sisters are very different. Tấm works hard every day helping to cook and clean the house. She always thinks about other people and tries to help her family. Cám is very different to Tấm.

She never does any chores and she doesn't share anything. Cám does lots of bad things to Tấm. It's not a nice story, but in the end, Tấm's life is very good. I like this story because after such a hard life she is happy.

1. What is Tam like?

_____________________________

2. What is Cam like?

(18)

18 _____________________________

3. Is Tam the same as Cam?

_____________________________

4. Does Cam do everything?

_____________________________

5. Does Tam have a good life in the end?

_____________________________

(19)

19 7. ÂM NHẠC

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Tiết 10:

- Ôn tập bài hát: Niềm tin thắp sáng tim em - Lí thuyết: Nhịp 4/4

1. Ôn tập bài hát: Lí cây đa:

- Yêu cầu tập hát và học thuộc lời bài hát Niềm tin thắp sáng tim em - Tập trình bày bài hát có tình cảm

2. Tìm hiểu bài lí thuyết: Nhịp 4/4

Khái niệm: Nhịp 4/4 ( kí hiệu là nhịp C), mỗi nhịp có 4 phách, mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ 2 là phách nhẹ, phách thứ 3 là phách mạnh vừa, phách thứ 4 là phách nhẹ.

- Nốt tròn (o) có trường độ bằng 4 nốt đen

- Nhịp 4/4 thường dùng trong các bài hát trang nghiêm, nhạc hành khúc hoặc trữ tình - Cách đánh nhịp 4/4

B. LUYỆN TẬP:

- Tập hát kết hợp với động tác.

- Hát và kết hợp với đánh nhịp 4/4.

(20)

20 8. MÔN MỸ THUẬT

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

CHỦ ĐỀ: BIỂU CẢM CỦA SẮC MÀU.

TIẾT 11, 12: THIỆP CHÚC MỪNG.

-Thiệp chúc mừng là hình thức trao đổi, truyền tải thông điệp mang ý nghĩa vui tươi, tích cực.

-Cấu tạo 1 tấm thiệp: 2 phần:

. Phần chữ: kiểu chữ đẹp, trang trí đẹp, rõ ràng…

. Phần hình: hình vẽ, hình trang trí phù hợp nội dug chúc mừng…

-Cách bố cục thiệp: 2 cách:

. Phần chữ tách rời phần hình.

. Phần chữ lồng ghép vào phần hình.

Các bước trang trí thiệp chúc mừng:

1. Chọn giấy màu cứng cỡ A4, gấp đôi.

2. Chọn bố cục dọc hoặc ngang, sắp xếp phần hình và phần chữ hợp lý.

3. Chọn hình vẽ và kiểu chữ, vẽ chi tiết.

4. Tô màu.

(21)

21 B. LUYỆN TẬP:

-Sử dụng bài chấm màu đã thực hiện để trang trí 1 tấm thiệp chúc mừng nội dung tùy chọn.

-Kích thước giấy A4 gấp đôi.

-Chất liệu: màu nước, bút lông, sáp dầu…

MINH HỌA BÀI VẼ CỦA HỌC SINH

(22)

22 9. MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Chủ đề: Ném bóng

- Động tác bổ trợ: Ném bóng 2 tay qua đầu ra trước, sau - Trò chơi.

1. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt:

- Thực hiện được các động tác bổ trợ Ném bóng 2 tay qua đầu ra trước , sau - Làm quen với trò chơi "Chạy và chuyền bóng nhanh".

- Học sinh tự giác, tích cực trong tập luyện.

2. Học mới một số động tác bổ trợ:

Phân tích kĩ thuật Hình ảnh minh họa

a. Ném bóng hai tay qua đầu ra trước:

- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, hai tay cầm bóng đưa lên cao ra sau đầu, phần trên hơi ngả ra sau.

- Thực hiện: Thân trên gập nhanh ra trước, kết hợp hai tay đưa bóng nhanh qua đầu ra trước. Chân sau có thể bước lên một bước để giữ thăng bằng.

b. Ném bóng hai tay qua đầu ra sau:

- Tư thế chuẩn bị: Lưng quay về hướng ném, hai tay cầm bóng, hai chân đứng rộng bằng vai, khuỵu gối, thân trên ngã ra trước.

- Thực hiện: Hai chân duỗi thẳng, thân trên ngả ra sau, kết hợp hai tay đưa bóng nhanh từ trước mặt ra sau đầu và ném.

3. Trò chơi "Chạy và chuyền bóng nhanh":

a. Mục đích: Rèn luyện khả năng ném và bắt, khả năng phán đoán, khéo léo, tinh thần đồng đội.

b. Dụng cụ: Quả bóng lớn, phấn viết để vẽ vạch quy định khu vực giới hạnh 10m x 10m.

c. Cách thực hiện: Người chơi chia thành các nhóm. Các nhóm điểm số từ 1 đến hết, mỗi nhóm có một quả bóng. Khi bắt đầu, bạn số 1 ném bóng cho bạn số 2 bắt, sau đó bạn số 2

(23)

23

ném cho bạn số 3,... Các bạn thực hiện ném và bắt bóng trong khu vực quy định. Mỗi bạn thực hiện từ 2-3 lần ném và bắt bóng. Nhóm nào không làm rơi bóng trong suốt lượt chơi là chiến thắng.

B. TẬP LUYỆN:

1.Khởi động,:

(24)

24

Xoay các khớp: Cổ, cổ tay, cổ chân, khớp khuỷu, khớp vai; vặn mình, xoay hông, lườn, bụng;

ép dọc, ép ngang. (Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp) 2. Tập luyện:

a. Các động tác bổ trợ: Học sinh thực hiện tương đối đúng kĩ thuật. Lượng vận động: Mỗi kĩ thuât thực hiện 3-5 tổ, mỗi tổ 15 giây, nghỉ giữa 2 tổ từ 1-2 phút.

b. Học mới:

Động tác bổ trợ: Ném bóng 2 tay qua đầu ra trước, sau và trò chơi: Học sinh kết hợp xem kĩ hướng dẫn trong sách giáo khoa và phân tích, thị phạm của giáo viên để tập luyện.

* Lượng vận động: Mỗi bài tập thực hiện từ 3 - 5 lần, nghỉ giữa 2 lần tập từ 1-2 phút.

(Học sinh tự tập luyện. Chú ý: Cần chọn nơi tập luyện bằng phẳng, đủ rộng để thực hiện).

3. Hồi tĩnh, thả lỏng:

Sau buổi tập học sinh cần thực hiện các động tác thả lỏng, hồi tĩnh: Hít thở sâu, tại chỗ thả lỏng các nhóm cơ tay, chân; các động tác căng giãn cơ.

(25)

25 10. MÔN TIN HỌC

CHỦ ĐỀ C: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

WORLD WIDE WEB, THƯ ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG CỤ TÌM KIẾM THÔNG TIN

Bài 2: TRUY CẬP THÔNG TIN TRÊN INTERNET A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1./ Word Wide Web:

Word Wide Web (WWW): Là mạng lưới các website trên Internet và được liên kết với nhau

Không chỉ có liên kết giữa các trang web mà còn có liên kết giữa các website tạo ra mạng lưới các wesite gọi là WWW

WWW kết nối và chia sẻ các nguồn thông tin trên Internet 2./ Trình duyệt Web:

Trình duyệt web thường gọi tắt là trình duyệt

Trình duyệt là một phần mềm ứng dụng để truy cập và xem nội dung của website B. LUYỆN TẬP:

1./ Word Wide Web:

Word Wide Web (WWW): Là mạng lưới các website trên Internet và được liên kết với nhau

Không chỉ có liên kết giữa các trang web mà còn có liên kết giữa các website tạo ra mạng lưới các wesite gọi là WWW

WWW kết nối và chia sẻ các nguồn thông tin trên Internet 2./ Trình duyệt Web:

Trình duyệt web thường gọi tắt là trình duyệt

Trình duyệt là một phần mềm ứng dụng để truy cập và xem nội dung của website/.

(26)

26 11. MÔN CÔNG NGHỆ

TIẾT 12:

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

TÊN BÀI DẠY:

BÀI 5: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRONG GIA ĐÌNH Thời gian thực hiện: 3 tiết

(TIẾT 1 CỦA BÀI)

I. BẢO QUẢN THỰC PHẨM.

1. Vai trò và ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm.

- Ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật gây hại.

- Làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm.

- Tránh cho thực phẩm không bị hao hụt chất dinh dưỡng.

2. Phương pháp bảo quản thực phẩm.

Gồm các phương pháp sau:

Phơi khô, sấy khô, ướp lạnh, cấp đông, ngâm giấm, ngâm đường, ướp muối, muối chua, hút chân không…

II. CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

1. Vai trò, ý nghĩa của việc chế biến thực phẩm

- Việc chế biến giúp thực phẩm trở nên dễ tiêu hoá, an toàn và thơm ngon hơn.

- Các phương pháp chế biến thực phẩm làm phong phú bữa ăn cho con người.

B. LUYỆN TẬP:

Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trên trang lophoc.

Câu 1: Điền từ/ cụm từ thích hợp dưới đây vào chỗ trống.

chất dinh dưỡng, vi sinh vật gây hại, thích hợp, mất mùi, trạng thái, hư hỏng, ngộ độc, sức khỏe.

Trong thực phẩm có chứa nhiều (1)... là môi trường thích hợp cho các loại (2)... phát triển. Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm (3)..., vi sinh vật sẽ phát triển và phá huỷ thực phẩm nhanh chóng. Thực phẩm để lâu thường bị mất màu, (4)..., ôi thiu, biến đổi (5)... giảm lượng vitamin. Thực phẩm bị (6)... không chỉ giảm giá trị dinh dưỡng mà còn gây ... làm ảnh hưởng đến (8)... và tính mạng của con người.

Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm?

A. Làm thực phẩm trở nên dễ tiêu hóa.

B. Ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật gây hại.

C. Làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm.

D. Tránh cho thực phẩm bị hao hụt chất dinh dưỡng.

Câu 3: Tại sao phải chế biến thực phẩm?

A. Để tạo nên những món ăn thơm ngon, hợp khẩu vị.

B. Để cất giữ thức ăn được lâu hơn và thay đổi trạng thái của thực phẩm.

C. Để thức ăn trở nên dễ tiêu hoá, Đề tiêu diệt vi khuẩn và nấm có hại.

D. Tất cả các ý trên.

C. DẶN DÒ.

(27)

27

- Xem nội dung của bài vừa học và vào trang lophoc hoàn tất các câu hỏi phần luyện tâp (có điểm danh).

- Xem tiếp nội dung phần còn lại của bài 5./.

(28)

28 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

Họ và tên HS:... Lớp: 6/...

Học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, nội dung cần hướng dẫn thêm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập và gửi lại cho nhà trường (thông qua bộ phận điều phối tài liệu/ giáo viên chủ nhiệm).

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

1 Ngữ

văn

2 Toán

3 KHTN

4 LS và ĐL

5 GDCD

6 Tiếng Anh

7 Âm

nhac

8 Mỹ

thuật

9 Thể

dục

10 Tin học

11 Công nghệ

(29)

29

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Khi chơi thể thao, nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên để cung cấp cho sự hoạt động liên tục của cơ bắp. Để đảm bảo nhu cầu năng lượng tăng lên đó, quá trình chuyển

- Tế bào là đơn vị chức năng: Tế bào có thể thực hiện đầy đủ các chức năng của cơ thể như trao đổi chất, lớn lên, sinh sản, trả lời các kích thích.. + Các tế bào cơ

Trả lời câu hỏi 3 mục “Dừng lại và suy ngẫm” cuối trang 69 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Để đưa một loại thuốc vào trong một tế bào nhất định của cơ

Trả lời câu hỏi 4 mục “Luyện tập và vận dụng” trang 103 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nếu tế bào đang phân chia được xử lí bởi hóa chất colchicine

- Vì: Các cấp độ tổ chức này có cấu trúc ổn định, có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất, chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát

Như vậy, các bệnh nhân nghiên cứu có kháng thể kháng synthetase có bệnh tiến triển nặng hơn rất rõ rệt và bị tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt

+ Hàm lượng nước giảm thì chất NS từ trạng thái sol chuyển thành gel và hoạt động sống của nó sẽ giảm mạnh.. + Hòa tan, vận chuyển dinh

Kháng thể chống kháng nguyên của cơ thể được sản xuất và phản ứng kháng nguyên kháng thể tạo thành phức hợp miễn dịch, có thể kết hợp bổ thể, lắng đọng tại mô thành