• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ khoa học xã hội Nguyễn Thị Thu Hoài Tiết 109,110

TÊN BÀI DẠY : VIẾNG LĂNG BÁC Thời gian thực hiện: (2 tiết)

1. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức

- Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác

- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ 2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Có tinh thần tự học, tìm hiểu nghệ thuật đặc sắc trong văn bản.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.

* Năng lực đặc thù:

- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

- Nhận biết và phân tích được hình ảnh thơ đặc sắc trong bài. Phân tíchđược mối liên hệ giữa nội dung và nghệ thuật trong thơ.

- Đọc, hiểu được bài thơ khác có cùng đề tài/chủ đề.

- Vận dụng những hiểu biết của bản thân để giải quyết tình huống trong đọc hiểu. Từ đó, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên

- Lòng tự hào, kính yêu và biết ơn Bác - vị cha già của dân tộc.

- Cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước.

4.Các nội dung tích hợp

* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Vẻ đẹp tỏa sáng của lãnh tụ Hồ Chí Minh: lí tưởng độc lập dân tộc, sự hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương nhân loại, lẽ sống giản dị, đức khiêm tốn.v.v.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: Tình yêu, lòng biết ơn, thành kính đối với vị lãnh tụ Hồ Chí Minh. Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước. => giáo dục các giá trị TÌNH YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC, GIẢN DỊ, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG...

(2)

* Tích hợp giáo dục QPAN: Tình cảm của nhân dân ta và bè bạn khắp năm châu dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh

* Tích hợp liên môn: Tích hợp với môn Địa lí (về vị trí địa lí Lăng Bác) ; Lịch sử (hoàn cảnh và quá trình xây dựng lăng Bác; Giáo dục công dân ( yêu quý, kính trọng vị Cha già dân tộc); Âm nhạc (HS thưởng thức, hiểu nội dung bài hát “Viếng lăng bác”)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm

* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, các tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b. Nội dung:

Đặc điểm văn thuyết minh c. Sản phẩm:

* Tích hợp giáo dục QPAN: Tình cảm của nhân dân ta và bè bạn khắp năm châu dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh

GV cho hs nghe bài hát: Bài ca Hồ Chí Minh của Ewan

? Em hãy cho biết tên bài hát và tác giả của bài hát? Cảm nhận của em về bài hát?

- Hs trả lời: - Tên bài hát: Bài ca Hồ Chí Minh của tác giả Ewan - Hs chia sẻ cảm nhận về bài hát.

GV: chia sẻ thêm: Năm 1967, tại Đại hội liên hoan quốc tế La Habana (Cuba), Ewan MacColl đã biểu diễn bài The ballad of Ho Chi Minh (Bài ca Hồ Chí Minh) trước toàn thể bạn bè Quốc tế, cùng với người bạn đời của mình là bà Peggy Seeger. Cặp song ca đã nhận được những tràng pháo tay cổ vũ, ủng hộ.

Đại hội kết thúc, vợ chồng nhạc sĩ đã tặng cho đoàn Việt Nam kèm theo câu thơ ý nghĩa:

Trên đời có những vật không thể thay đổi Có những con chim không khuất phục bao giờ

Có những con người sống mãi với thời gian Hồ Chí Minh.

Lời bài hát đã chạm đến trái tim hàng triệu con người trên Thế giới, đó là tình cảm của nhân dân ta và bè bạn khắp năm châu dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng nằm trong mạch suối nguồn ấy, nhà thơ Viễn Phương với bài thơ

“Viếng lăng Bác” lắng đọng cảm xúc, với bao tình cảm chân thành của người con miền Mam lần đầu ra thăm lăng Bác.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của GV- HS Nội dung

Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

a. Mục tiêu: hs hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

b. Nội dung: tác giả - tác phẩm

(3)

c. Sản phẩm:

+ Tác giả: Viễn Phương + Hoàn cảnh ra đời d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv yêu cầu hs trình bày theo phân công nhiệm vụ về nhà của các nhóm.

Nhóm 1: Tìm hiểu về tác giả tiểu sử, phong cách sáng tác và sự nghiệp sáng tác)

Nhóm 2: Hoàn cảnh ra đời bài thơ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hs trao đổi phần chuẩn bị ở nhà, thống nhất kết quả Bước 3: Báo cáo, thảo luận

* Đại diện HS trình bày trước lớp (dự kiến)

Nhóm 1: Tìm hiểu về tác giả (tiểu sử, phong cách sáng tác và sự nghiệp sáng tác)

- Tên thật: Phan Thanh Viễn. Sinh năm 1928, mất 2005 - Quê: Tân Châu, An Giang

- Ông tham gia cách mạng từ năm 1945; sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, ông hoạt động ở nội thành, từng là Tổng thư kí Hội văn nghệ giải phóng Sài Gòn Chợ Lớn - Gia Định.

- Mặc dù viết nhiều thể loại nhưng Viễn Phương được chú ý nhiều hơn qua những bài thơ giàu tình cảm, đậm chất lãng mạn như: “Mắt sáng học trò”; “Đám cưới giữa ngày xuân”...

- Phong cách NT: Thơ ông nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và đậm chất thơ mộng.

Nhóm 2: Hoàn cảnh ra đời bài thơ

- Sáng tác 4/1976 khi đất nước vừa được thống nhất một năm. Với tấm lòng thành kính của những người con từ miền Nam ra thăm lăng Bác, tác giả đã viết bài thơ. Bài thơ là kết quả của những dòng cảm xúc được dồn nén bao năm nay, nó trở thành một nén tâm hương dâng lên Người - Gv:

Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên chốt kiến thức) GV chuyển ý:Nhận xét về bài thơ, giáo sư Trần Đình Sử có viết "Bốn khổ thơ, khổ nào cũng đầy ắp ẩn dụ, những ẩn dụ đẹp và trang nhã, thể hiện sự thăng hoa của tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người. Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một đóng góp quý báu vào kho tàng thi ca viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc". Cô trò chúng ta cùng khám phá nội dung bài thơ để thấy được điều ấy.

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả

- Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ.

- Thơ ông nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và đậm chất thơ mộng.

2. Tác phẩm

- Sáng tác 4/1976 khi đất nước vừa được thống nhất một năm và tác giả từ miền Nam ra thăm lăng Bác.

-Trích tập thơ “Như mây mùa xuân”.

(4)

Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản.

a.Mục tiêu: phân tích, hiểu được giá trị nội dung và nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. Hiểu được tình cảm đặc biệt của tác giả dành cho Bác.

b. Nội dung:

+ Đọc – chú thích + Phân tích nội dung

+ Chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật kết hợp trong bài thơ c. Sản phẩm:

+ Học sinh đọc diễn cảm bài thơ

+ Cảm nhận cảm xúc của tác giả khi viếng lăng Bác + Cảm nhận được ước nguyện của nhà thơ

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Đọc - chú thích

a. Mục tiêu: HS đọc giọng thành kính, xúc động, chậm rãi.

b. Nội dung:

+ Đọc – chú thích c. Sản phẩm:

+ Học sinh đọc diễn cảm bài thơ d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv chuyển giao nhiệm vụ qua hệ thống câu hỏi

? Chúng ta sẽ đọc bài thơ với giọng như thế nào?

? “Bảy mươi chín mùa xuân là gì”?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân dưới sự hướng dẫn đọc mẫu của GV

GV quan sát, hỗ trợ HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Cần đọc với giọng thành kính, xúc động, chậm rãi.

- Nhanh , dồn dập ở đoạn cuối, nhấn mạnh điệp ngữ Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên chốt kiến thức) - GV kết luận

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Đọc, chú thích

Hoạt động 2: Tìm hiểu kết cấu, bố cục

a. Mục tiêu: hs biết xác định các phương thức biểu đạt, xác định được mạch cảm xúc từ đó phân chia bố cụ hợp lí để phân tích.

b. Nội dung:

+ Xác định PTBĐ,thể thơ, mạch cảm xúc, bố cục.

c. Sản phẩm:

PTBĐ,thể thơ, mạch cảm xúc, bố cục.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv chuyển giao nhiệm vụ qua phiếu học tập số 1; thảo luận nhóm bàn

2. Kết cấu, bố cục

(5)

Phiếu học tập số 1:

Xác định:

1) Thể thơ:……….

2) Phương thức BĐ:……….

3) Mạch cảm xúc:……….

4) Bố cục:………..

………..

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm ; thảo luận thống nhất ý kiến, đại diện trả lời.

GV quan sát, hỗ trợ HS Bước 3: Báo cáo, thảo luận

* Dự kiến:

Phiếu học tập số 1:

1) Thể thơ:Tự do

2) Phương thức BĐ: Biểu cảm kết hợp miêu tả 3) Mạch cảm xúc: Mạch cảm xúc của bài thơ trôi chảy theo dòng thời gian, khi đứng trước lăng, vào trong lăng, khi ra ngoài lăng và khi rời xa lăng.

4) Bố cục: gồm 3 phần

- Phần 1: khổ 1 + 2: Cảm xúc trước lăng Bác.

- Phần 2: - khổ 3: Cảm xúc trong lăng Bác.

- Phần 3: khổ 4: Ước nguyện của nhà thơ.

Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên chốt kiến thức) GV nhận xét, chốt và chuyển ý

- PTBĐ : Biểu cảm kết hợp với miêu tả

-Bố cục : 3 phần

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phân tích

a. Mục tiêu: phân tích, hiểu được giá trị nội dung và nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. Hiểu được tình cảm đặc biệt của tác giả dành cho Bác.

b. Nội dung:

+ Phân tích nội dung

+ Chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật kết hợp trong bài thơ

c. Sản phẩm: hs trả lời được câu hỏi theo yêu cầu của gv d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ THẢO LUẬN NHÓM BÀN Phiếu học tập

1) Nhận xét cách xưng hô của tác giả?

2) Tác giả ấn tượng với những hình ảnh nào khi đứng trước lăng Bác? Ý nghĩa của những hình ảnh đó?

3) Nhận xét nghệ thuật dùng từ và các biện pháp tu từ.

4) Cảm xúc của tác giả thể hiện như thế nào?

xưng hô hình ảnh nghệ thuật

3. Phân tích

3.1. Cảm xúc trước lăng Bác

(6)

Cảm xúc

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS nhận nhiệm vụ, hoạt động thảo luận nhóm bàn GV quan sát, hỗ trợ HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Gọi đại diện hai nhóm HS báo cáo, hs nhóm khác nhận xét câu trả lời của nhóm bạn

Dự kiến:

Xưng

Hình ảnh Nghệ thuật

xưng

“con”

- Hàng tre : Vẻ đẹp thanh cao và sức sống bền bỉ, mãnh liệt của cây tre Việt Nam.

- Mặt trời 1 (mặt trời của tự nhiên) là hình ảnh mặt trời rực rỡ, vĩnh hằng ngày ngày đi qua lăng Bác.

- Mặt trời 2. (ẩn dụ) biểu tượng cho bác. Con người Bác với những biểu hiện sáng chói về tư tưởng yêu nước và lòng nhân ái mênh mông có sức toả sáng mãi mãi, cho dù Người dã qua đời.

- Dòng người vào lăng:

Dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác được nhà thơ ví như những tràng hoa dâng nỗi thương nhớ kính yêu lên vị Cha già của dân tộc.

- Từ thăm: tạo sự gần gũi, thân thiết.

- Từ cảm thán

“Ôi!”

- Tính từ “xanh xanh” và thành ngữ “bão táp mưa sa”.

- BPTT :

+ Mặt trời 1:

nhân hoá. + Mặt trời 2: ẩn dụ.

+ Điệp từ:

ngày ngày

Nhận xét:

cách xưng hô thân mật, gần gũi, giọng điệu

Nhận xét:

Quang cảnh trước lăng Bác thanh cao và rực rỡ, gần gũi và trang nghiêm.

Nhận xét:

- Từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm. các biện pháp nghệ thuật sử dụng, kết hợp khéo léo, hiệu quả - Âm điệu tự

- Xưng hô “con - Bác”

-> Tình cảm nhớ thương, thành kính, xúc động.

-Hình ảnh hàng tre xanh bát ngát-> ẩn dụ tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam

- Ẩn dụ : Mặt trời trong lăng , dòng người (tả thực)- kết tràng hoa

- bảy mươi chín mùa xuân (hoán dụ) -> Tình yêu và lòng kính trọng sâu sắc của nhà thơ dành cho Bác.

(7)

cảm xúc (như người con về thăm cha).

hào, thành kính.

Cảm xúc:

- Bộc lộ trực tiếp cảm xúc thương mến, tự hào đối với Bác, với đất nước dân tộc.

- Tình yêu và lòng kính trọng sâu sắc của nhà thơ dành cho Bác.

Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt") GV nhận xét và chốt

GV bình: Cây tre – biểu tượng cho sự bất khuất, kiên cường nhưng giản dị, thanh cao của người dân Việt Nam – đã để lại một dấu ấn đậm nét trong lòng tác giả trước khi bước vào lăng Bác. Hàng tre bát ngát – Hàng tre xanh xanh – Hàng tre Việt Nam: hàng tre bao đời như một dấu hịêu đặc biệt của dân tộc. Hàng tre trùm bóng mát rượi lên bao thế hệ cuộc đời, hàng tre mang bao phẩm chất của con người Tổ quốc ta: dẻo dai, đoàn kết, bất khuất, kiên cường. Ở Bác có tất cả những gì mà những con người Việt Nam từng có, cũng cái dấu hiệu xanh tươi sự sống ấy, cũng cái kiên cường “đứng thẳng hàng” trong “bão táp mưa sa” ấy. Dân tộc ta thật sự có sức sống mãnh liệt, cho dù những thử thách của thiên nhiên, của lịch sử có khắc nghiệt cách mấy thì vẫn kiên cường chống chọi. Hàng tre đứng đó, bên lăng Bác như ru giấc ngủ ngàn thu của Bác, gắn bó mãi mãi với Bác như dân tộc Việt Nam vẫn kính trọng Bác mãi mãi.

GV: Cũng là “mặt trời” nhưng “mặt trời” ở câu thơ thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, ngày ngày tỏ sáng, đem sự sống cho muôn loài, vạn vật, nó cũng có lúc quạnh quẽo, u ám. Còn “mặt trời” của nhận dân VN. “mặt trời” trong lăng thì vẫn luôn chiếu ánh sáng vĩnh hằng, đỏ mãi. Bác chính là vầng mặt trời hồng toả tia sáng soi rọi con đừơng giúp dân tộc ta thoát khỏi kiếp đời nô lệ, là sức mạnh giúp nhân dân ta chèo lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đi đến bờ thắng lợi. Dù rằng đã ra đi mãi mãi nhưng Bác vẫn luôn bất tử, tư tưởng HCM vẫn luôn trường tồn, soi đường dẫn lối cho dân tộc ta.

- Quang cảnh trước lăng Bác thanh cao và rực rỡ, gần gũi và trang nghiêm.

TIẾT 2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3.2 Cảm xúc trong lăng Bác

(8)

THẢO LUẬN NHÓM BÀN

1) Tác giả có hình dung như thế nào khi nhìn thấy Bác ở trong lăng?

2) Nhận xét nghệ thuật của đoạn thơ? Hiệu quả nghệ thuật ấy?

3) Cảm xúc, nỗi niềm của tác giả thể hiện như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS nhận nhiệm vụ, hoạt động thảo luận nhóm bàn GV quan sát, hỗ trợ HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Gọi đại diện 1 nhóm HS báo cáo, hs nhóm khác nhận xét câu trả lời của nhóm bạn

1) Tác giả hình dung Bác đang ngủ giấc ngủ bình yên giữa vầng trăng.

- Giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của một con người đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho cuộc sống bình yên của nhân dân, đất nước.

- Cuộc đời Bác rực sáng như mặt trời nhưng cách sống của Bác, tâm hồn Bác hiền hậu, thanh cao như ánh trăng.

2) - Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh mãi mãi -> Công đức của Bác đối với mọi người là cao đẹp vĩnh hằng.

3) - Tác giả tự cảm nỗi đau mất mát trong đáy sâu tâm hồn mình về sự ra đi của Bác Hồ :“Nghe nhói ở trong tim”.

- Nhà thơ thương mến và xót xa về sự ra đi của Bác.

Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt") Tích hợp liên hệ giáo dục lý tưởng HCM

Hình ảnh Bác được nâng tầm ngang với hình ảnh bất tử - mặt trời – mang tầm vóc vũ trụ. Mặt trời trong lăng là cách hình dung về Bác, theo thủ pháp hoán dụ. Mặt trời đem cho thế gian ánh sáng, sự sống, cũng như Bác đem ánh sáng lý tưởng cộng sản, sắc đỏ tương lai cho toàn dân tộc. Sự nghiệp của Bác tạo dựng nên cũng bất tử trường tồn như ánh thái dương. Tình cảm thành kính biết ơn đã được tác giả đặt trong liên tưởng « dòng người » - « tràng hoa » và từ « dâng ».

Cuộc đời Bác là « bảy mươi chín mùa xuân », mang ý nghĩa biểu tượng của một sức sống vĩnh cửu, một vẻ đẹp hoà vào thiên nhiên đầy sức sống như mùa xuân. Vẻ đẹp ây là lý tưởng của người hết lòng vì nước, vì dân Bác đã từng nói: tôi chỉ có một ước muốn đó là dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành… Vì vậy Bác dành hết sự quan tâm cho hết thảy mọi người: Bác thương các cụ già xuân về gửi biếu lụa, Bác thương đàn em nhỏ trung thu gửi cho quà, Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng…Nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi:

Bác sống như trời đất của ta

- Với các biện pháp NT ẩn dụ, liên tưởng độc đáo ->

thể hiện tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp sáng trong của Bác. Nỗi đau xót tiếc thương tột cùng của nhà thơ khi Bác không còn nữa

(9)

Sữa để em thơ lụa tặng già

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1) Cùng với “nước mắt thương trào” khi rời lăng, người con đã nguyện ước những điều gì? Phân tích ý nghĩa của những nguyện ước đó ?

2) Nhận xét nghệ thuật ?

3) Tình cảm chân thành nào của nhà thơ được bộc lộ ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS nhận nhiệm vụ, hoạt động thảo luận nhóm bàn GV quan sát, hỗ trợ HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Gọi đại diện một nhóm báo cáo, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung

1)

- Muốn làm chim hót: Muốn được là thứ âm thanh của thiên nhiên đẹp đẽ, trong lành nơi Bác yên nghỉ.

- Muốn làm đoá hoa: Làm đoá hoa để toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ

- Muốn làm cây tre: Làm một con người bình dị, trung với nước, hiếu với dân để noi gương cuộc đời Bác.

2) Nghệ thuật: Dùng điệp ngữ “muốn làm”, liệt kê ->Tô đậm nguyện ước của nhà thơ. Không muốn xa Bác, muốn mãi mãi được gần người.

3) Thể hiện lòng biết ơn, kính yêu chân thành, sâu nặng.

Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt")

Giọng thơ trầm lắng xuống, những nguyện vọng rất thiết tha lại nghèn nghẹn không nói nên lời đang cất lên cái tiếng nói vô thanh của nó. Mà cái nguyện vọng kia mới khiêm nhường, nhỏ bé biết nhường nào? Một giọng chim ca, một đóa hoa lặng lẽ tỏa hương nghĩa là giống như lúc HCM sinh thời “ Xem sách chim rừng vào cửa đậu – phê văn hoa núi ghé nghiên soi” (Tặng cụ Bùi Bằng Đoàn).

Sự thành kính đến nghiêm trrang đầy xúc động của nhà thơ một lần nữa nhằm tôn vinh một con người mà linh hồn như còn phảng phất nơi đây trong sương, trong nắng.

Đồng thời nó cũng làm nhiệm vụ hoàn tất bài thơ với niềm tiếc thương và kính yêu vô hạn.

3.3 . Cảm xúc khi về miền Nam

- Biện pháp nghệ thuật điệp ngữ , liệt kê , ẩn dụ  Tâm trạng lưu luyến, muốn hóa thân vào thiên nhiên ở mãi bên Bác

–>Tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa và nguyện ước không muốn xa Bác, muốn mãi được gần Người.

=> Thể hiện lòng biết ơn, kính yêu chân thành, sâu nặng.

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

a. Mục tiêu: Giúp HS khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.

b. Nội dung: ND và NT của tác phẩm.

c. Sản phẩm: HS trình bày miệng d. Tổ chức thực hiện: HĐ cá nhân

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 4. Tổng kết

(10)

1) Nêu nội dung chủ yếu của bài thơ?

2) Nội dung trên đã được thể hiện qua các hình thức nghệ thuật nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS nhận nhiệm vụ, trả lời cá nhân GV quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Gọi hai HS báo cáo kết quả tìm hiểu, HS khác lắng nghe và nhận xét

* Nội dung:

- BT thể hiện tấm lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ, của mọi người đối với BH khi vào lăng viếng Bác

* Nghệ thuật:

- Thể thơ 8 chữ, nhịp thơ chậm rãi.

- Giọng thơ phù hợp: vừa trang trọng, thành kính; vừa tha thiết sâu lắng.

- Hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm - Ngôn ngữ bình dị mà cô đúc

- Kết hợp miêu tả với biểu cảm, biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp.

Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt")

Có thể nói bài thơ là một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn làm thổn thức lòng người mãi mãi.

4.1. Nội dung

- BT thể hiện tấm lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ, của mọi người đối với BH khi vào lăng viếng Bác.

4.2. Nghệ thuật - Giọng điệu trang trọng, tha thiết

- Hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm

- Ngôn ngữ bình dị mà cô đúc

4.3. Ghi nhớ

3.HOẠT ĐỘNG 3,4. LUYỆN TẬP +VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: học sinh vận dụng những kiến thức đã học trong văn bản chọn một hình ảnh để viết lời bình cho hình ảnh em chọn.

b. Nội dung: Hs chọn được hình ảnh yêu thích viết lời bình c. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của HS

d. Cách thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1) Hình ảnh cây tre ở khổ thơ cuối có gì khác với hình ảnh cây tre ở khổ thơ đầu?

2) Bài thơ đã tác động đến tâm hồn và tình cảm của em ntn? Em cần làm gì để xứng đáng với công lao của Bác? Để làm được điều đó em cần rèn luyện cho mình những gì?

3) Hãy chọn hình ảnh trong bài mà em thích nhất, viết lời bình cho hình ảnh đó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS nhận nhiệm vụ, trả lời cá nhân GV quan sát, hỗ trợ HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

1) Hình ảnh cây tre ở khổ thơ cuối có khác với hình

III. Luyện tập Bài tập 1 Bài tập 2

Bài tập 3

Hãy chọn hình ảnh trong bài mà em thích nhất, viết lời bình cho hình ảnh đó?

(11)

ảnh cây tre ở khổ thơ đầu:

- Cây tre ở khổ thơ đầu là một biểu tượng nói về sức sống và tinh thần quật cường của dân tộc.

- Cây tre ở khổ thơ cuối thể hiện ý nguyện của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác.

* Tích hợp đạo đức

2) Bài thơ đã tác động đến tâm hồn và tình cảm của em:

+ Tình yêu, lòng biết ơn, thành kính đối với vị lãnh tụ Hồ Chí Minh.

+ Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước

+ Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao.

3) GV hướng dẫn hs viết đoạn văn:

+ Hình thức: Đoạn văn khoảng 8-10 câu. Đảm bảo không mắc các lỗi chính tả, ngữ pháp, có sự liên kết, mạch lạc…

+Nội dung: viết lời bình cho hình nahr mà em thích trong bìa thơ

GV gọi 1 hs lên bảng viết, dưới lớp viết vào vở

Gv cùng hs chữa bài tập trên bảng, dùng máy chiếu hắt chữa 1-2 bài của hs làm vào vở

GV chiếu :Đoạn văn mẫu:

Đến với lăng Bác trong buổi sớm mai, vẻ đẹp đầu tiên nhà thơ nhận ra là hình ảnh "hàng tre bát ngát”, hình ảnh tượng trưng cho ý chí và sức mạnh quật cường của dân tộc. Niềm xúc động đã cất lên thành lời:

"Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng hẳng hàng"...

"Hàng tre” quanh lăng Bác phải chăng là biểu tượng của cây cỏ mang màu sắc quê hương về đây hội tụ. Tre là một loài cây luôn vươn cao, đứng thẳng, hiên ngang trong "bão táp mưa sa". Vì thế tre mang nhiều đặc điểm giống như đức tính của người Việt Nam ta: cần cù, chịu khó, hiên ngang, luôn hướng về cội nguồn. Hàng tre lăng Bác tượng trưng cho thế đứng vững vàng của toàn dân tộc.

Giọng thơ bồi hồi tha thiết mà rạo rực, tự hào, kiêu hãnh.

* Tích hợp với môn Mĩ thuật: vẽ tranh Bác Hồ kính yêu (hình thức: vẽ trên khổ giấy A4, lề trái 2,5cm, lề trên, lề dưới, lề phải 1,5cm) ( nộp bài vào buổi hôm sau)

* Sưu tầm các bài thơ cùng viết về Bác.

(12)

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ khoa học xã hội Nguyễn Thị Thu Hoài

Tiết 111-115 TÊN BÀI DẠY:

NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) Thời gian thực hiện: (5 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

- Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tự chủ trong việc chiếm lĩnh kiến thức, tìm hiểu nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ.

* Năng lực đặc thù

- Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này.

- Đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học trong chương trình.

3. Phẩm chất:

- Yêu và cảm thụ được văn chương.

4. Các nội dung tích hợp:

- Giáo dục đạo đức: các giá trị trách nhiệm, trung thực, hợp tác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học, bài giảng điện tử.

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK vào vở soạn, bảng phụ, bút dạ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT DỘNG 1 : MỞ DẦU (5 PHÚT)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS. Kích thích các em tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

b. Nội dung: HS theo dõi, quan sát câu hỏi và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

* Bước 1 : GV giao nhiệm vụ - GV chiếu 2 đề bài:

+ Đề 1: Suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường.

+ Đề 2: Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.

(13)

- GV yêu cầu HS:

1. Xác định đối tượng của 2 đề bài.

2. Nét khác nhau của kiểu bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ độc lập, trả lời câu hỏi.

* Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Dự kiến sản phẩm:

1. Đ ối tượng của 2 đề bài : - Đề 1: Hiện tượng xã hội

- Đề 2: Nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật 2.

Nét khác nhau:

- Nghị luận xã hội: nêu các đối tượng, sự việc, hiện tượng, vấn đề trong đời sống xã hội.

- Nghị luận văn học đối tượng là tác phẩm nghệ thuật (văn học là nghệ thuật ngôn từ)

* Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chốt vấn đề, dẫn dắt vào bài: Chúng ta đã tìm hiểu hai tiểu loại nhỏ của văn nghị luận đó là nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Hôm nay, cô trò ta tiếp tục tìm hiểu sang tiểu loại thứ ba đó là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu: HS nắm được những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện. Căn cứ để xác định những luận điểm, luận cứ.

b. Nội dung: HS theo dõi bài nghị luận của Quỳnh Tâm trong SGK để trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS trong phiếu học tập (hoặc bảng nhóm) d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân và nhóm.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bước 1 : GV giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Đọc ngữ liệu SGK và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập (hoặc bảng nhóm)

Nhóm 1+2:

1. Vấn đề nghị luận ở văn bản này là gì?

2. Em có thể đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản? Tìm bố cục văn bản?

Nhóm 3+4:

3. Trong phần mở bài, những câu nào nêu vấn đề nghị luận?

4. Sau phần nêu vấn đề, vấn đề nghị luận được triển khai bằng những luận điểm nào của thân bài?

Nhóm 5+6:

5. Tìm câu chủ đề ở luận điểm 2? Để khẳng định luận điểm người viết lập luận như thế nào?

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

1. Phân tích ngữ liệu/Sgk-61

(14)

6. Luận điểm 3 là gì? Câu nào nói rõ luận điểm đó? Tác giả triển khai luận điểm ấy bằng cách nào?

Nhóm 7+8:

7. Trong phần kết bài người viết đã tổng hợp vấn đề nghị luận như thế nào?

8. Qua phân tích văn bản, em thấy các luận điểm nêu từng tính cách của nhân vật có rõ ràng không? Thường đứng ở vị trí nào trong đoạn văn và tạo nên phép lập luận gì?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi, thảo luận và thống nhất ý kiến (5p)

* Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận theo phiếu học tập

Dự kiến sản phẩm:

Nhóm 1+2:

1. Vấn đề nghị luận trong văn bản trên là vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn thành Long.

2. Nhan đề: Sa Pa không lặng lẽ; Sa Pa làm xao xuyến lòng người; Sức mạnh niềm đam mê của Sa Pa; Người cô đọc nhất thế gian...

- Bố cục văn bản: 3 phần.

Nhóm 3+4:

3. Các câu nêu vấn đề nghị luận: Dù được miêu tả nhiều hay ít… phai mờ

4. Đoạn 1: Trước tiên … của mình (câu chủ đề nêu luận điểm)

+ Phân tích, chứng minh bằng dẫn chứng

+ Đưa ra những nhận xét, đánh giá: “ anh rất yêu công việc của mình, tuy sống… ổn định”

Nhóm 5+6:

5. Đoạn 2: Nhưng anh thanh niên thật… chu đáo (câu chủ đề nêu luận điểm)

+ Phân tích, chứng minh bằng dẫn chứng + Nêu nhận xét, đánh giá

6. Đoạn 3: Công việc… khiêm tốn (câu chủ đề nêu luận điểm)

+ Phân tích, chứng minh bằng dẫn chứng + Nêu nhận xét, đánh giá

Nhóm 7+8:

7. Tổng hợp khái quát về nghệ thuật và chủ đề của truyện qua hình tượng anh thanh niên.

* Vấn đề nghị luận: vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”

của Nguyễn thành Long.

* Bố cục: gồm 3 phần

- Mở bài: Dù được miêu tả nhiều hay ít… phai mờ

- Thân bài:

+ Đoạn 1: Trước tiên … của mình (câu chủ đề nêu luận điểm)

+ Đoạn 2: Nhưng anh thanh niên thật… chu đáo (câu chủ đề nêu luận điểm)

+ Đoạn 3: Công việc… khiêm tốn (câu chủ đề nêu luận điểm) - Kết bài: Tổng hợp khái quát về nghệ thuật và chủ đề của truyện qua hình tượng anh thanh niên

(15)

8. Các luận điểm khái quát về tính cách của nhân vật được nêu rõ ở đầu từng đoạn theo phép lập luận diễn dịch.

+ Bài nghị luận thường sử dụng chủ yếu các dẫn chứng… có kết hợp đánh giá các biểu hiện tính cách đó với các lời giải thích, bình luận nhỏ.

* Bước 4: Đánh giá, nhận xét

- HS các nhóm nhận xét chéo, bổ sung, đánh giá kết quả thực hiện nhóm bạn theo kĩ thuật “321”

- GV kết luận và chốt vấn đề:

+ Mỗi luận điểm đều được tác giả phân tích, chứng minh một cách thuyết phục, có sức hấp dẫn người đọc.

+ Các luận cứ đều được sử dụng xác đáng, sinh động bởi nó là những chi tiết hình ảnh đặc sắc của tác phẩm.

? Từ bài văn mẫu em hiểu thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)? Nêu yêu cầu cần có khi nghị luận về tác phẩm truyện?

- HS: Nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

- GV gọi HS đọc ghi nhớ.

- GV chốt những yêu cầu đối với bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

+ Nội dung: Những nhận xét, đánh giá... về tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, từ tính cách, hành động... của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm

+ Hình thức: Bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, luận điểm, luận cứ rõ ràng.

=> Nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

2. Ghi nhớ: SGK

II. cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (10 phút)

a. Mục tiêu: Biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)qua các bước

b. Nội dung: Gv nêu vấn đề bằng các câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

* Bước 1. Giao nhiệm vụ

Tổ chức hoạt động cá nhân:Thời gian 5p Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK.

1. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

(16)

? Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?

? Các từ “suy nghĩ”, “phân tích” cho ta biết giữa các đề bài có sự giống nhau và khác nhau

như thế nào?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc với sgk, suy nghĩ tìm phương án trả lời câu hỏi.

GV quan sát, hỗ trợ HS

* Bước 3: Học sinh báo cáo sản phẩm

GV gọi đại diện từ 2-3 HS báo cáo, HS khác lắng nghe, nhận xét

Dự kiến:

* Vấn đề nghị luận

- Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong chế độ cũ qua ...

- Đề 2: Nghị luận về diễn biến cốt truyện ...

- Đề 3: Nghị luận về thân phận Thuý Kiều - Đề 4: Nghị luận về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh ...

* Giống nhau: Đều là kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

- Sự khác nhau:

+ Suy nghĩ: Là xuất phát từ sự cảm nhận, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm.

+ Phân tích là xuất phát từ tác phẩm để lập luận và sau đó là nhận xét, đánh giá tác phẩm.

GV nhận xét và chốt lại: Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện -> GV chuyển nội dung ND2: Cách làm bài ….

* Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, chốt kiến thức

- Những vấn đề nghị luận:

+ Nhân vật: Vũ Nương, Thuý Kiều.

+ Cốt truyện: Diễn biến cốt truyện trong truyện

“Làng”

+ Một VĐ của nội dung truyên: Đời sống t/c gia đình...

- Giống: kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

- Khác nhau ở lệnh đề + Suy nghĩ thì xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để đánh giá, nhận xét.

+ Phân tích thì xuất phát từ tác phẩm để lập luận sau mới nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - (15 phút)

a. Mục tiêu: Biết được các bước làm bài, xây dựng dàn ý của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn.

b. Nội dung: Gv nêu vấn đề bằng các câu hỏi, HS làm việc với SGK , thảo luận ,suy nghĩ, trả lời

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, bài viết của học sinh d. Tổ chức thực hiện:

B1. Giao nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG NHÓM (CẶP ĐÔI CHIA SẺ)

2. Các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm

(17)

Thời gian: 5 phút

1. Đọc kĩ đề và gạch chân những từ quan trọng?

Xác định thể loại, đối tượng, nội dung nghị luận của đề?

2. Tìm ý:

? Nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai?

? Tình yêu làng, yêu nước bộc lộ trong những tình huống nào?

? Tình yêu ấy có đặc điểm gì ở hoàn cảnh cụ thể nào?

? Tình yêu làng của ông Hai được tác giả khai thác như thế nào?

B2. Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc với SGK,thảo luận cặp đôi, suy nghĩ tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên

- GV quan sát, hỗ trợ HS B3. Báo cáo kết quả

- Đại diện một nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

* Dự kiến:

1- Thể loại: Nghị luận.

- Đối tượng: Nhân vật ông Hai.

- Nội dung: Truyện ngắn Làng- Kim Lân.

2. Tìm ý:

*Nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai?

- Tình yêu làng hoà quyện với tình yêu nước của ông Hai (nét mới trong đời sống tinh thần của người dân trong kháng chiến chống Pháp).

* Tình huống thể hiện lòng yêu nước + Khi nghe tin đồn làng theo giặc.

+ Khi nghe tin cải chính làng kháng chiến.

- Tình yêu làng yêu nước của ông Hai càng chứng tỏ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là kháng chiến toàn diện. Đó là sự thể hiện niềm tin của toàn dân đối với Đảng, đối với cách mạng.

*Tình yêu làng của ông Hai được tác giả khai thác :

- Qua cử chỉ, hành động, lời nói của ông Hai.

> GV kết luận, chuyển sang phần lập dàn bài B4. Kết luận, nhận định

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung phần chuẩn bị của mình

- GV đánh giá, kết luận, chiếu nội dung hoàn chỉnh.

HS lưu, ghi chép.

truyện (hoặc đoạn trích)

* Cho đề bài sau: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

1.1.Tìm hiểu đề, tìm ý - Thể loại: Nghị luận.

- Đối tượng: Nhân vật ông Hai.

- Nội dung: Truyện ngắn Làng- Kim Lân.

(18)

? Thông thường một bài văn gồm mấy phần?

- Mở bài, thân bài, kết bài.

B1. Giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu thực hiện yêu cầu.

- Thời gian: 5phút.

Yêu cầu: Lập dàn ý chi tiết cho đề bài trên.

B2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh thực hiện nhiệm vụ B3. Báo cáo kết quả

- Học sinh báo cáo kết quả

* Dự kiến:

a. Mở bài: Giới thiệu có tính chất khái quát.

+ Tác phẩm “Làng”

+ Tác giả : Kim Lân + Nhân vật ông Hai

(Một trong những nhân vật thành công nhất trong thời kỳ chống Pháp)

b. Thân bài: triển khai các luận điểm

Luận điểm 1: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai khi đi tản cư

Luận điểm 2: Tình yêu làng yêu nước của ông Hia khi nghe tin làng theo giặc.

Luận điểm 3: Tình yêu làng yêu nước của ông Hai khi nghe tin làng kháng chiến.

Luận điểm 4: nghệ thuật xây dựng nhân vật.

c.Kết bài:

- Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật ông Hai.

- Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai.

B4. Kết luận, nhận định

- GV phát phiếu đánh giá kĩ năng lập dàn ý cho học sinh tự đánh giá phần dàn bài của mình

RUBRICS ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG LẬP DÀN Ý Tiêu

chí

Mức độ Tốt

(2,5 điểm)

Đạt (1,5 điểm)

Chưa đạt (0,5 điểm) Mở

bài

Phần mở bài dẫn dắt, giới thiệu tác phẩm, nhân vật, nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình...

Dẫn dắt,giới thiệu tác giả, tác phẩm

Chưa giới thiệu được tác giả, tác phẩm.

Thân - Đảm bảo Đảm bảo Chưa đảm

2.2. Lập dàn ý

(19)

bài các ý cơ bản, nêu các luận điểm chính về nội dung nghệ thuật - Có luận cứ tiêu biểu xác thực để phân tích chứng minh

được các ý cơ bản, một số ý của phần thân bài chưa chi tiết.

bảo các ý cơ bản.

Kết bài

Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện, nhân vật.

Nêu nhận định,đánh giá về nhân vật

Chưa nêu nhận định, đánh giá về tác phẩm, nhân vật.

Hình thức

- Đảm dàn ý đầy đủ 3 phần.

- Giữa các phần, các đoạn có sự liên kết với nhau hợp lí, tự nhiên - Các ý ngắn gọn, khái quát.

- Trình bày khoa học, sạch sẽ.

- Đảm dàn ý đầy đủ 3 phần.

- Các ý tương đối ngắn gọn, khái quát.

- Trình bày tương đối khoa học, sạch sẽ.

- Chưa đảm bảo đầy đủ ba phần.

- Các ý lan man, dài dòng.

- Trình bày chưa khoa học.

- Học sinh tự đánh giá bài của mình dựa trên các tiêu chí.

- GV đánh giá, kết luận, chiếu một dàn ýhoàn chỉnh.

HS lưu, ghi chép

? Từ dàn bài đã đọc, em hãy khái quát chung dàn bài của bài NL về tác phẩm truyện (đoạn trích) - HS trình bày dàn ý khái quát/SGK.

-> GV chốt kiến thức phần lập dàn ý, chuyển sang nội dung phần viết bài.

* GV yêu cầu HS trình bày các nội dung đã chuẩn bị.

? Có mấy cách MB? đó là những cách nào?

- Có nhiều cách, vd : + Từ khái quát đến cụ thể

a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nhân vật

b. Thân bài:

- Nêu các luận điểm chính về nội dung nghệ thuật - Có luận cứ tiêu biểu xác thực để phân tích chứng minh

c. Kết bài: Nêu nhận định đánh giá

(20)

+ Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết

* GV tổ chức HS viết đoạn mở bài, kết bài cho đề bài trên.

B1. Giao nhiệm vụ

- GV cho HS thực hiện viết đoạn mở bài và thân bài - HS được lựa chọn đoạn mở bài hoặc thân bài để viết

B2. Thực hiện nhiệm vụ

- Hoạt động cá nhân - KT viết sáng tạo.

- GV quan sát, hỗ trợ HS B3. Báo cáo kết quả

- GV yêu cầu học sinh đọc đoạn văn phần mở bài hoặc kết bài của mình.

B4. Kết luận, nhận định

- GV chiếu 1-2 đoạn văn, lớp nhận xét, đánh giá.

- GV chiếu phiếu đánh giá kĩ năng viết đoạn cho học sinh tự đánh giá bài viết của mình, đánh dấu X vào phần xuất hiện, không xuất hiện của mỗi tiêu chí, tổng hợp điểm:

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM VIẾT ĐOẠN VĂN

Tiêu chí Xuất

hiện

Không xuất hiện 1. Đảm bảo đầy đủ các ý

cơ bản. (2,5 điểm)

2. Đảm bảo hình thức của đoạn văn. (2,5 điểm) 3. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, sáng tạo, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.(2,5 điểm)

4. Đảm bảo các quy tắc chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. (2,5 điểm)

- GV đánh giá, hướng dẫn một số đoạn văn tham khảo:

* §o¹n kÕt bµi:

Trong số rất nhiều nhân vật nông dân từ những trang truyện đi vào lòng người đọc và đã chiếm được tình cảm yêu thương , quý mến , trân trọng nơi trái tim sâu kín của mỗi người , có thể nói người đọc khó có thể quên được nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân - một người nông dân

3. Viết bài.

4. Đọc bài, sửa chữa.

(21)

thuần phác, yêu làng ,yêu nước chứa chan, sâu nặng ,một lòng trung thành với kháng chiến, với cụ Hồ - đã trở thành hình tượng nhân vật tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp . Nhà văn Kim Lân đã diễn tả được diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật bằng chất liệu ngôn ngữ bình dị, mộc mạc , tạo được tình huống bất ngờ ,thú vị . Chính vì thế, nhà văn Kim Lân được đánh giá là cây bút hàng đầu về đề tài nông thôn và người nông dân .

-> GV yêu cầu HS tự đọc và sửa lỗi trong bài viết của mình.

? Trong quá trình triển khai các luận điểm,luận cứ, người viết cần chú ý điều gì? Để bài văn chặt chẽ, lô gics thì giữa các phần, các đoạn của bài văn cần chú ý điều gì?

- GV kết luận, chốt các nội dung:

Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.

Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

-> GV chốt các nội dung bài học bằng phần ghi nhớ trong SGK/68

HS đọc ghi nhớ

* Ghi nhớ: SGK/68 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về truyện để xác định luận điểm trong bài nghị luận về lão Hạc.

b. Nội dung: HS theo dõi, quan sát câu hỏi và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân và cặp đôi theo dãy tổ.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bước 1 : GV giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi Cặp đôi trong tổ 1+2:

1. Vấn đề nghị luận của văn bản là gì?

2. Hãy chỉ ra câu văn mang luận điểm?

Cặp đôi trong tổ 3+4:

3. Tác giả tập trung vào việc phân tích nội tâm hay phân tích hành động của nhân vật lão Hạc? Tại sao?

4. Những ý kiến trong đoạn văn giúp em hiểu thêm điều gì về nhân vật lão Hạc?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS chia sẻ cặp đôi (3p), trả lời câu hỏi.

II. Luyện tập Bài 1/63,64

(22)

* Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Dự kiến sản phẩm:

1. Văn bản nghị luận về vấn đề tình thế lựa chọn giữa cái sống và cái chết -> Từ đó bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật lão Hạc.

2. “Từ việc miêu tả hoạt động...ngay từ đầu”.

3. Tác giả tập trung vào việc phân tích những diễn biến trong nội tâm của nhân vật vì đó là một quá trình

“chuẩn bị” cho cái chết dữ dội của nhân vật.

4. Lão có tình phụ tử cao cả, có nhân cách sống vĩ đại

“chọn cái chết cho mình để lấy sự sống cho đứa con trai”

* Bước 4: Đánh giá, nhận xét

- HS các cặp nhận xét, bổ sung đáp án (nếu có).

- GV chốt vấn đề và nhấn mạnh: Cái chết của lão Hạc chỉ là kết quả của một “cuộc chiến đấu giằng xé” trong tâm hồn của nhân vật.

-> Tích hợp g iáo dục đạo đức : Từ nhân vật lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã giúp mỗi chúng ta bồi đắp thêm lòng nhân ái, tình cảm yêu thương, chia sẻ đối với những người có hoàn cảnh sống khó khăn, bất hạnh xung quanh mình. Để rồi các em trân trọng hơn những tình cảm cao quý thiêng liêng của con người trong gia đình cũng như ngoài xã hội và phát huy tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao giống như nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”

mà tác giả Nguyễn Thành Long muốn gửi gắm.

- Vấn đề nghị luận: Tình thế lựa chọn nghiệt ngã giữa sống - chết của nhân vật lão Hạc, từ đó bộc lộ vẻ đẹp của nhân vật này.

- Câu mang luận điểm: "Từ việc miêu tả hành động ….. chuẩn bị ngay từ đầu’’.

- TG tập trung vào việc PT những diễn biến trong nội tâm của nhân vật vì đó là 1 quá trình “chuẩn bị” cho cái chết dữ dội của nhân vật.

- Lão có tình phụ tử cao cả, có nhân cách sống vĩ đại “chọn cái chết cho mình để cấy sự sống cho đứa con trai”.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Gv chiếu đề bài lên bảng.

HS: - Đọc lại đề bài

? Nhắc lại 4 bước làm 1 bài văn?

Gồm 4 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa chữa

- GV hướng dẫn thực hiện 4 bước theo y/c của GV GV nêu yêu cầu luyện tập

B1. Giao nhiệm vụ:

HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN

* Thời gian: 5 phút

1. Đọc kĩ đề và gạch chân những từ quan trọng?

Xác định thể loại, nội dung, phạm vi kiên sthuwcs của đề bài ?

Bài 1/68

Cho đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “ Lão Hạc” của Nam Cao.

Hãy viết phần mở bài và một phần thân bài

(23)

2. Tìm ý:

? Nêu các ý chính để triển khai cho vấn đề nghị luận

? Nhân vật chính thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm?

? Số phận và phẩm chất của Lão Hạc được thể hiện như thế nào?

? Tác phẩm thành công ở nghệ thuật xây dựng nhân vật ra sao?

? Suy nghĩ, đánh giá về nhân vật Lão Hạc và nghệ thuật xây dựng nhân vật?

B2. Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh làm việc với SGK , suy nghĩ tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên

B3. Báo cáo kết quả:

- HS báo cáo kết quả

* Định hướng sản phẩm 1. Tìm hiểu đề:

- Thể loại : Nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích)

- Nội dung : Suy nghĩ về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.

- Phạm vi kiến thức : Tác phẩm Lão Hạc 2.Tìm ý

-Nhận xét, đánh giá, nêu cảm nhận về nhân vật Lão Hạc : nhân cách cao đẹp, đáng kính…

-Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc của tác giả - Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình

- Ngôi kể hợp lí, kết hợp tự sự + biểu cảm + nghị luận

- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc, thành công…

B4. Nhận xét, kết luận:

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung phần chuẩn bị của mình

- GV đánh giá, kết luận, chiếu nội dung hoàn chỉnh.

HS lưu, ghi chép.

* GV tổ chức hướng dẫn cho học sinh lập dàn ý chi tiết cho đề bài trên

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh lập dàn ý chi tiết cho đề bài trên

-Thời gian: 5 phút

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

-HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả

Bước 1 : Tìm hiểu đề và tìm ý

1. Tìm hiểu đề:

- Thể loại : Nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích)

- Nội dung : Suy nghĩ về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.

- Phạm vi kiến thức : Tác phẩm Lão Hạc

2. Tìm ý:

(24)

thảo luận vào bảng nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả

-HS báo cáo kết quả thảo luận (kĩ thuật phòng tranh) - Các nhóm quan sát, ghi chép những nhận xét, đóng góp cho nhóm bạn.

Bước 4:Kết luận, nhận định

-Các nhóm nhận xét, đánh giá chéo -GV đánh giá, chốt yêu cầu cần đạt

*

Dự kiến 1.Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc -> 1 tác phẩm xuất sắc

- Đánh giá chung về tác phẩm : Xây dựng thành công nhân vật Lão Hạc có số phận nghèo khổ, bất hạnh với nhân cách cao đẹp, phẩm chất đáng kính trọng.

2. Thân bài

a. Luận điểm 1 : Nhận xét, đánh giá, nêu cảm nhận về nhân vật Lão Hạc : nhân cách cao đẹp, đáng kính…

b. Luận điểm 2 : Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc của tác giả

- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình

- Ngôi kể hợp lí, kết hợp tự sự + biểu cảm + nghị luận

- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc, thành công

3.Kết bài

- Khái quát giá trị tác phẩm, khẳng định thành công của tác phẩm trong nền văn học hiện thực phê phán - Ý nghĩa của nhân vật

* GV tổ chức cho HS viết đoạn mở bài và một đoạn thân bài cho đề bài trên

Bước 1: Giao nhiệm vụ -GV chia lớp thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1: Viết đoạn mở bài + Nhóm 2: Viết 1 đoạn thân bài

+ 02 học sinh đại diện cho mỗi nhóm viết đoạn văn trên bảng

-Thời gian: 5 phút

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

-Các nhóm thực hiện cá nhân – kĩ thuật viết sáng tạo Bước 3: Báo cáo kết quả

-GV yêu cầu 1 đến 2 HS của mỗi nhóm trình bày đoạn văn

Bước 2 : Lập dàn ý 1.Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc -> 1 tác phẩm xuất sắc - Đánh giá chung về tác phẩm : Xây dựng thành công nhân vật Lão Hạc có số phận nghèo khổ, bất hạnh với nhân cách cao đẹp, phẩm chất đáng kính trọng.

2. Thân bài

a. Luận điểm 1 : Nhận xét, đánh giá, nêu cảm nhận về nhân vật Lão Hạc : nhân cách cao đẹp, đáng kính…

b. Luận điểm 2 : Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc của tác giả

- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình

- Ngôi kể hợp lí, kết hợp tự sự + biểu cảm + nghị luận

- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc, thành công

3.Kết bài

- Khái quát giá trị tác phẩm, khẳng định thành công của tác phẩm trong nền văn học hiện thực phê phán

- Ý nghĩa của nhân vật

(25)

Bước 4: Đánh giá, kết luận -HS nhận xét bài viết trên bảng

-HS dưới lớp đổi chéo bài, nhận xét, cho điểm

-GV đánh giá, hướng dẫn một số cách mở bài và cách trình bày đoạn thân bài

- GV chiếu phiếu đánh giá kĩ năng viết đoạn cho học sinh tự đánh giá bài viết của mình, đánh dấu X vào phần xuất hiện, không xuất hiện của mỗi tiêu chí, tổng hợp điểm:

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM VIẾT ĐOẠN VĂN

Tiêu chí Xuất hiện Không

xuất hiện 1. Đảm bảo đầy đủ các ý

cơ bản. (2,5 điểm)

2. Đảm bảo hình thức của đoạn văn. (2,5 điểm) 3. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, sáng tạo, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.(2,5 điểm)

4. Đảm bảo các quy tắc chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. (2,5 điểm)

- GV đánh giá, hướng dẫn một số đoạn văn tham khảo Đoạn văn tham khảo:

* Mở bài trực tiếp:

Truyện ngắn của Lão Hạc của Nam Cao đã để lại cho em những suy nghĩ sâu sắc về số phận người nông dân trong xã hội cũ. Lão Hạc không chỉ là một người nông dân bị bần cùng hóa vì đói nghèo, tối tăm như bao người nông dân khác, mà có lẽ lão còn là một kiểu nạn nhân của bổn phận làm cha. Đây chính là tấn bi kịch tinh thần đầy nước mắt của người nông dân nghèo, nhưng giàu lòng tự trọng và luôn tự vấn lương tâm mình một cách nghiêm khắc.

* Mở bài gián tiếp:

Có một nhà văn đã nói: “Xúc động trước một nhân vật nào đó tức là ta đã sống thêm một cuộc đời mà ta chưa từng sống và sẽ không bao giờ được sống, nếu ta không đọc tác phẩm văn học!”.Ta có thể thương cảm xót xa với tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa, có thể rơi

Bước 3: Viết bài a. Viết mở bài b. Viết thận bài

(26)

nước mắt với tấn bi kịch hoàn lương của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo và giờ đây, ta xúc động nghẹn ngào với tấn bi kịch làm cha của nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. Với lão Hạc, có lẽ ấn tượng sâu sắc nhất đối với người đọc chính là cái chết dự dội của lão.

* Một số đoạn thân bài:

Ngay từ đầu tác phẩm, nhân vật lão Hạc hiện lên là một ông lão khổ cực. Vợ mất sớm, lão phải sống trong cảnh gà trống nuôi con. Rồi con lão cũng bỏ lão mà đi kiếm sống. Lão lại sống cô đơn, buồn tủi một mình. Lão chỉ có cậu Vàng làm bạn. Ấy thế mà, bi kịch vẫn chưa kết thúc với lão Hạc, đau đớn thay, lão lại phải bán đi cậu Vàng, người bạn thân thiết nhất của mình. Một con vật nhưng không phải là vô tri vô giác, bởi nó đã ở cạnh lão trong những lúc lão cô đơn nhất. Đến miếng ăn, lão cũng san sẻ cho cậu Vàng. Nhưng vì hoàn cảnh, vì để tiền dành dụm cho con mà lão phải bán đi người bạn thân thiết nhất.

Quyết định bán đã khó khăn, sau khi bán lão còn ân hận, day dứt nhiều hơn, lão nghĩ lão đã lừa một con chó.

Nam Cao đã rất thành công khi khắc họa chân dung lão Hạc sau khi bán cậu Vàng. Trên mặt lão,

"những vết nhăn co rúm lại, những nếp nhăn ép lại cho nước mắt chảy ra. Cái miệng lão nghẹo về một bên và miệng lão móm mém như con nít. Lão khóc".

Rồi những ngày sau đó, lão chỉ sống qua ngày bằng những củ, rau trong vườn tìm được. Lão không muốn tiêu phạm một đồng nào vào tiền để dành cho cậu con trai mình, lão tằn tiện hết mức có thể. Lão cũng không muốn phiền hà đến hàng xóm xung quanh.

Đau đớn thay, lão tìm đến cái chết. Kết thúc của câu chuyện mới đau đớn làm sao, con người vất vả ấy đã tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân mình. Cả cuộc đời người nông dân ấy giờ đây đánh đổi bằng vài ba liều thuốc chuột. Cái chết của lão Hạc cũng đau đớn như chính cuộc đời của lão vậy. Trước khi chết, lão cũng đã cố dành dụm một chút tiền gửi ông giáo để lo cho đám tang của mình chu toàn mà không muốn phiền đến tất cả mọi người.

Cái chết của lão Hạc là sự phê phán, tố cáo đối với xã hội phong kiến. Ngòi bút của Nam Cao chưa bao giờ là vô nghĩa, chưa bao giờ là không có tác

(27)

dụng. Chính giá trị hiện thực này của câu chuyện đã đem đến cho người đọc những xót xa về thân phận cuộc đời của một người nông dân sống quay quắt trong bế tắc mà không hề có sự quan tâm, giúp đỡ của xã hội thời bấy giờ. Cái xã hội ấy đã chôn vùi cuộc sống của những người dân lao động, để họ phải sống trong cô đơn, cùng cực đi đến bế tắc. Lão Hạc chết nhưng tâm hồn, nhân cách và trái tim của một người cha với con trai, một người chủ với con chó Vàng vẫn đáng kính nể và đáng để học tập.

*GV yêu cầu học sinh tự đọc, tự sửa lỗi và đánh giá đoạn văn của mình.

-2 HS cùng bạn đọc và

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

Trong bài nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ, thực chất của việc phân tích chủ đề là việc phân tích, nêu cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật)?. + Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện

Tuyển tập Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư gồm sáu truyện ngắn, mỗi truyện ngắn là một điểm nhìn của các nhân vật khác nhau về nỗi buồn của đời người.. Trong đó có

- Tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca

- Sử dụng lại kết quả của bài viết trên cơ sở đã được chỉnh sửa, thu gọn hệ thống luận điểm, dẫn chứng thành 1 đề cương, chỉ giữ lại những luận điểm và dẫn chứng

- Trong bài nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ, thực chất của việc phân tích chủ đề là việc phân tích, nêu cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và

→ Điều lạ lùng ở đây không chỉ là thú chơi chữ tao nhã, thanh cao được thể hiện ở nơi tối tăm bẩn thỉu, người trổ tài là kẻ tử tù mà đặc biệt hơn là trong chốn lao tù tối