• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 17/10/2020 Tiết: 13 Ngày dạy: 20/10

Chương II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT

Bài 15: LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được mục đích của việc làm đất trong trồng trọt.

- Biết được các công việc làm đất và quy trình bón phân lót.

* Đối với HSKT: Kể tên được các dụng cụ, công cụ làm đất.

2. Về kỹ năng:

- Giải thích được ý nghĩa của việc làm đất đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng đối với cỏ dại và sâu hại.

- Phân biệt được các công việc làm đất, yêu cầu kỹ thuật làm đất đối với cây trồng nước và cây trồng cạn.

* Đối với HSKT: Rèn kỹ năng tập trung quan sát hình ảnh.

3. Về thái độ:

- Có ý thức cùng gia đình thực hiện làm đất, bón phân cho cây trồng ở vườn gia đình để đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

* Giáo dục đạo đức: Có trách nhiệm sử dụng đất hợp lý.

4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:

- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự quản lí...

- Năng lực bộ môn: Năng lực liên hệ và vận dụng thực tế.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, phiếu học tập, máy tính.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập.

III. Phương pháp - Kĩ thuật dạy họcc:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi.

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.

- Kĩ thuật chia nhóm.

- Kĩ thuật trình bày 1 phút.

- ƯDCN thông tin – Trình chiếu.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 02 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (05 phút)

(2)

Câu hỏi:

Em hãy phân biệt sâu và bệnh, phòng và trừ sâu bệnh hại cây trồng?

Trả lời:

Sâu: Là do yếu tố ngoại phát tác động vào cây trồng chủ yếu là côn trùng phá hại.

Bệnh: Là do yếu tố nội phátchủ yếu là nấm và vi sinh vật gây hại cho cây trồng.

Phòng: Là khi cây trồng chưa bị sâu, bệnh phá hại.

Trừ: Là khi cây trồng đã bị sâu, bệnh phá hại.

3. Giảng bài mới:

A. Hoạt động khởi động: ( 02 phút)

Trong chương trước, cô và các em đã nghiên cứu xong cơ sở của trồng trọt, đó là đất trồng, phân bón, giống cây trồng và bảo vệ cây trồng. Trong chương tiếp theo này, ta sẽ nghiên cứu cụ thể quá trình sản xuất một loại cây trồng. Quá trình đó phải làm như thế nào. Ta sẽ nghiên cứu chương II: " Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt" việc đầu tiên phải làm là “ Bài 15: Làm đất và bón phân lót”.

B. Các hoạt động tìm hiểu nội dung bài học:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích của việc làm đất - Mục tiêu: Biết được mục đích của việc làm đất

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 07 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Chiếu hình ảnh và hỏi:

- Vì sao sau khi thu hoạch hoặc trước khi trồng cây khác, người ta phải làm đất?

HS: Vì cây trồng cũ đã ăn hết các chất dinh dưỡng trong đất rồi.

GV: Theo em, đất trồng như thế nào thì cây trồng mới sinh trưởng và phát triển tốt?

HS: Cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng và không khí.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

I. Mục đích làm đất:

- Làm cho đất tơi xốp -> Có đủ ôxy cung cấp cho cây.

- Tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng -> Cung cấp cho cây.

- Diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu bệnh hại.

=> Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu các công việc cần thiết trong khâu làm đất - Mục tiêu: Phân biệt được các công việc làm đất

- Hình thức tổ chức: Dạy học theo nhóm.

- Thời gian: 15 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật chia nhóm...

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thuyết trình, trình bày 1 phút...

(3)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Chiếu hình ảnh về công việc làm đất

và hỏi:

- Hãy kể tên các công việc làm đất mà em biết?

HS: Cày, bừa, đập đất, lên luống.

GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 05 phút:

- Em hãy cho biết yêu cầu kĩ thuật và tác dụng của các công việc làm đất đó?

+ Nhóm 1: Nghiên cứu công việc cày đất.

+ Nhóm 2: Nghiên cứu công việc bừa đất.

+ Nhóm 3: Nghiên cứu công việc đập đất.

+ Nhóm 4: Nghiên cứu công việc lên luống.

HS: Thảo luận theo nhóm, cử thư kí và nhóm trưởng trình bày kết quả trong thời gian 1 phút.

GV: Mời nhóm bạn nhận xét, bổ sung, đánh giá, cho điểm nhóm có kết quả nhanh và đầy đủ nhất.

HS: Nhận xét, bổ sung, ghi bài.

GV đặt câu hỏi đối với HSKT:

- Em hãy kể tên các dụng cụ, công cụ làm đất mà em biết?

HS: Cày, bừa bằng trâu, cày bừa bằng máy, cuốc, cào…

GV: Theo em, dùng máy cày trong sản xuất có ưu, nhược điểm gì?

HS: Nhanh, cày sâu nhưng giá thành cao.

GV: Theo em, độ cày sâu phụ thuộc vào yếu tố nào?

HS: Phụ thuộc vào từng loại đất, loại cây ( đất cát không cày sâu; đất bạc màu, đất sét cày sâu dần; đất trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có thể cày sâu).

GV: Theo em, độ ẩm thích hợp cho làm đất là bao nhiêu?

HS: 60%

GV: Em có nhận xét gì về thời gian làm đất của các loại đất?

HS: Loại đất sét làm đất tốn công hơn đất cát. Vì đất sét có độ kết dính cao.

GV: Theo em, loại đất nào cần đập và lên luống? Nó thường áp dụng cho cây trồng

II. Các công việc làm đất:

CV làm đất Y/C phải đạt

Tác dụng

1. Cày đất

Xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 – 30cm.

Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.

2. Bừa đất:

Trộn đều đất, làm nhỏ đất, san phẳng đất.

Thu gom cỏ dại.

3. Đập đất:

Làm đất vỡ nhỏ.

Đất nhỏ, bột tạo điều kiện giữ độ ẩm

4. Lên luống:

Thẳng, phẳng trên mặt, có rãnh thoát nước, huớng luống phù hợp với cây trồng.

Chống ngập úng, tạo lớp đất canh tác dày, dễ chăm sóc.

(4)

nào?

HS: Đất thịt, trồng cây hoa màu.

GV: Khi lên luống cần thực hiện theo quy trình như thế nào?

HS: Xác định hướng luống…

GV: Vì sao phải xác định hướng luống trước khi trồng cây?

HS: Để tận dụng chiều gió giúp cây thụ phấn và không bị đổ khi thời tiết mưa bão.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ thuật bón lót

- Mục tiêu: Biết được cách sử dụng loại phân để bón lót và các bước bón lót.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 10 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi..

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thuyết trình...

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Chiếu hình ảnh về phân bón lót và

hỏi:

- Khi bón lót, người ta sử dụng những loại phân nào?

HS: Phân hữu cơ, phân lân.

GV: Em hãy nêu quy trình bón phân lót?

HS: Rải phân -> cày, bừa hay lấp đất.

GV: Ở địa phương em đã tiến hành làm đất và bón phân lót cho cây trồng như thế nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

GV: Vì sao sau khi bón phân xong lại phải vùi phân vào đất ngay?

HS: Không mất chất dinh dưỡng và phân có thời gian phân hủy dần nhờ VSV trong đất.

III. Bón phân lót:

- Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân lân để bón lót.

- Quy trình bón lót:

+ Rải phân lên mặt ruộng

+ Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới.

C. Luyện tập – Vận dụng: (02 phút)

- GV mời HS tóm tắt kiến thức trọng tâm bài học bằng một sơ đồ tư duy đơn giản nhất.

- GV đưa ra một số bài tập nối cột và trắc nghiệm để HS củng cố bài học.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung có thể em chưa biết và ghi nhớ/ SGK/ 38 - Giáo viên nhận xét giờ học, chấm điểm sổ đầu bài.

D. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài: (02phút)

- Về nhà đọc trước “ Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp.”

V. Rút kinh nghiệm

(5)

Ngày soạn: 17/10/2020 Tiết: 14 Ngày dạy:24/10

Bài 16: GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được khái niệm thời vụ, những căn cứ để xác định thời vụ.

- Biết được mục đích kiểm tra, xử lí hạt giống.

2. Về kỹ năng:

- Hình thành kĩ năng phân biệt các vụ gieo trồng trong năm.

- Phân biệt được các phương pháp gieo trồng: Gieo bằng hạt và trồng cây con.

3. Về thái độ:

- Vận dụng kiến thức về kiểm tra, xử lí hạt giống để giúp gia đình chọn hạt giống một số loại cây trước khi gieo trồng.

- Từ những biện pháp kĩ thuật chung, vận dụng vào điều kiện cụ thể => Qua đó, hình thành tư duy kĩ thuật.

* Riêng với HSKT: Chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ.

* Giáo dục đạo đức: Yêu thích cây trồng, có ý thức chăm sóc cây.

4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:

- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự quản lí...

- Năng lực bộ môn: Năng lực liên hệ và vận dụng thực tế.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, tích hợp kiến thức môn địa lí…

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập, kiến thức nội dung bài học...

III. Phương pháp – Kĩ thuật dạy học : - Phương pháp trực quan.

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp đàm thoại.

- Kĩ thuật hỏi và trả lời.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp:( 02 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 05 phút) Câu hỏi:

Làm đất nhằm mục đích gì? Làm đất gồm các công việc chính nào?

Trả lời:

- Làm cho đất tơi xốp -> có đủ ôxy cung cấp cho cây; Tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng -> cung cấp cho cây; Diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu, bệnh hại cây trồng.

- Làm đất gồm các công việc chính: Cày đất, bừa đất, đập đất, lên luống.

(6)

3. Giảng bài mới:

A. Hoạt động khởi động: ( 03 phút)

Muốn cây trồng có năng suất cao, một trong các biện pháp quan trọng là xác định đúng thời vụ và kĩ thuật gieo trồng tốt. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài hôm nay cô cùng các em sẽ nghiên cứu “ Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp”.

B. Các hoạt động tìm hiểu nội dung bài học:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về thời vụ gieo trồng - Mục tiêu: Hiểu được thời vụ gieo trồng trong năm.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 12 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan...

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Đưa ra một số VD về trồng một số

loại cây và hỏi:

- Em hiểu gì về thời vụ gieo trồng?

HS: Là khoảng thời gian nhất định gieo trồng loại cây nào đó.

GV: Muốn xác định thời vụ gieo trồng người ta dựa vào yếu tố nào?

HS: Khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Trong các yếu tố đó, yếu tố nào có tác dụng quyết định nhất đến thời vụ?

Vì sao?

HS: Yếu tố khí hậu có tính quyết định nhất.

Vì: Nhiệt độ, độ ẩm có ảnh hưởng đến đời sống cây trồng.

GV: Ở nước ta thường có mấy vụ gieo trồng trong một năm?

HS: 3 vụ.

GV: Nhận xét, bổ sung, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV:YCHS đọc nội dung bài tập SGK/T39:

- Em hãy kể tên các vụ gieo trồng, thời gian ứng với các loại cây trồng đó?

HS:

+ Vụ đông xuân: T11- T4,5 năm sau:

Trồng ngô, khoai, đỗ, lạc, cây ăn quả, cây công nghiệp.

+ Vụ hè thu: T4 - T7: Trồng lúa, ngô, khoai.

I. Thời vụ gieo trồng:

- Là khoảng thời gian nhất định gieo trồng loại cây nào đó.

1. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng:

- Dựa vào các yếu tố: Khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi địa phương.

2. Các vụ gieo trồng:

- Ở nước ta, các vụ gieo trồng thường tập trung vào 3 vụ trong năm:

+ Vụ đông xuân: T11- T4,5 năm sau:

Trồng ngô, khoai, đỗ, lạc, cây ăn quả, cây công nghiệp.

+ Vụ hè thu: T4 - T7: Trồng lúa, ngô, khoai.

+ Vụ mùa: T6 - T11: Trồng lúa, rau.

(7)

+ Vụ mùa: T6 - T11: Trồng lúa, rau.

GV: Nhận xét, bổ sung và mở rộng vụ đông chỉ có ở các tỉnh miền Bắc.

GV: Vụ gieo trồng ở địa phương em hiện nay là vụ gì? Họ đang gieo trồng loại cây nào?

HS: Vụ đông từ T10 – T12 và gieo trồng các loại rau, màu, khoai tây, đậu tương.

Ngoài ra, ở các tỉnh miền Bắc còn có vụ đông từ T10 – T12: Trồng các loại rau, màu, khoai tây, đậu tương.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp kiểm tra và xử lí hạt giống - Mục tiêu: Biết được các phương pháp kiểm tra và xử lí hạt giống - Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 08 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan...

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Kiểm tra hạt giống nhằm mục đích gì?

HS: Đảm bảo hạt giống có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn đem gieo.

GV: Hạt giống đem gieo phải đảm bảo các tiêu chí nào?

HS: 5 tiêu chí: Gồm: Tỉ lệ nảy mầm cao, không có sâu bệnh, độ ẩm thấp, không lẫn giống khác và cỏ dại, sức nảy mầm mạnh.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Xử lí hạt giống để làm gì?

HS: Kích thích hạt nảy mầm, diệt trừ sâu, bệnh.

GV: Có mấy cách xử lí hạt giống?

HS: Hai cách.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Em hãy lấy ví dụ về xử lí hạt giống?

HS: Lấy ví dụ.

GV: Ở gia đình và địa phương em đã xử lý hạt giống bằng phương pháp nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

II. Kiểm tra và xử lí hạt giống:

1. Mục đích kiểm tra hạt giống:

- Kiểm tra hạt giống nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn đem gieo.

- Hạt giống đem gieo phải đảm bảo các tiêu chí:

+ Tỉ lệ nảy mầm cao.

+ Không có sâu, bệnh.

+ Độ ẩm thấp.

+ Không lẫn giống khác và hạt cỏ dại.

+ Sức nảy mầm mạnh.

2. Mục đích và phương pháp xử lí hạt giống:

- Xử lí hạt giống nhằm kích thích hạt nảy mầm nhanh, diệt trừ sâu, bệnh có ở hạt.

- Có hai phương pháp xử lí hạt giống:

+ Xử lí bằng nhiệt độ.

+ Xử lí bằng hoá chất.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp gieo trồng - Mục tiêu: Biết được các phương pháp gieo trồng - Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 10 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời.

(8)

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan...

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Khi gieo trồng phải đảm bảo yêu cầu

kĩ thuật nào?

HS: Thời vụ, mật độ, khoảng cách, độ nông, sâu.

GV: YCHS quan sát tranh ảnh và hỏi:

- Có mấy phương pháp gieo trồng?

HS: Có hai phương pháp gieo trồng.

GV: Ngoài hai phương pháp đó, người ta còn tiến hành trồng bằng phương pháp nào?

HS: Trồng bằng củ, cành, hom.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: YCHS quan sát hình ảnh và hỏi:

- Em hãy nêu tên và ưu, nhược điểm của các cách gieo hạt?

HS:

* Gieo vãi: Nhanh, ít tốn công nhưng số lượng hạt nhiều, chăm sóc khó khăn.

* Gieo theo hàng, hốc: Tiết kiệm hạt giống, chăm sóc dễ dàng nhưng tốn nhiều công.

GV: Nhận xét, bổ sung.

GV: Em hãy kể tên loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày mà em biết?

HS: Liên hệ, trả lời.

GV: Gia đình và địa phương em đã áp dụng phương pháp gieo trồng nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

III. Phương pháp gieo trồng:

1. Yêu cầu kĩ thuật:

- Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu về thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông, sâu.

2. Phương pháp gieo trồng:

- Có hai phương pháp:

+ Gieo trồng bằng hạt: Áp dụng với cây ngắn ngày và trong vườn ươm.

+ Gieo trồng bằng cây con: Áp dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng.

Ngoài ra, người ta còn trồng bằng củ, trồng bằng cành và trồng bằng hom.

C. Luyện tập – Vận dụng: (03 phút)

- Giáo viên đặt một số câu hỏi củng cố bài học để học sinh khắc sâu:

Câu 1: Em hãy lấy ví dụ về xử lí hạt giống bằng nhiệt độ?

Trả lời: Ví dụ về xử lí hạt giống bằng nhiệt độ: Hạt thóc, hạt đỗ.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung phần “ Có thể em chưa biết và ghi nhớ/

SGK/T41”.

- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

D. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài: (02 phút) - Học thuộc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng.”

- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm về nhà chuẩn bị:

+ Sưu tầm hình ảnh về các biện pháp chăm sóc cây trồng.

V. Rút kinh nghiệm:

(9)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần. trong

☐ Diện tích cây lương thực tăng chậm hơn các nhóm cây khá..

Luyện tập trang 17 Công nghệ 10: : Phân tích mối quan hệ giữa các cây trồng với các yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đất trồng, dinh dưỡng và kĩ

Kết nối năng lực trang 99 Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm về các máy móc sử dụng trong gieo trồng và ý nghĩa của các loại máy móc đó

Khám phá trang 135 Công nghệ 10: Việc vứt vỏ chai, bao bì của các loại thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi và đốt các loại chất thải trồng trọt ảnh hưởng như thế nào đến

Khám phá trang 138 Công nghệ 10: Theo em, những loại chất thải trồng trọt nào có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.. Quá trình sản xuất

Kết quả nghiên cứu các mẫu đất ở 06 vườn cam có thời gian canh tác từ 3, 7, 12, 15, 21 và 23 năm sử dụng quá nhiều phân bón và hóa chất đã chỉ ra nhiều yếu tố giới

Trong nghiên cứu này, 18 chủng xạ khuẩn đã được phân lập từ đất trồng cam tại tỉnh Hà Giang, trong đó chủng xạ khuẩn XK1 được đánh giá là có khả năng kháng