• Không có kết quả nào được tìm thấy

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS Ở HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG - PHỔ YÊN,

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS Ở HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG - PHỔ YÊN, "

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS Ở HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG - PHỔ YÊN,

TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM HỌC 2016 - 2017

Lê Đức Tùng*, Hà Văn Tân, Chu Thị Hà Phương, Lê Tuấn Anh Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS và phân tích một số yếu tố liên quan tới thực hành về phòng chống HIV/AIDS ở học sinh trường THPT Lê Hồng Phong Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên năm học 2016 - 2017. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được tiến hành trên 396 học sinh từ lớp 10-12. Kết quả: Trong 396 học sinh được nghiên cứu thì nam giới (44,4%); nữ giới (55,6%). Về dân tộc: Kinh chiếm 94,7%; còn lại là các dân tộc khác (5,3%). Tỷ lệ học sinh hiểu biết đúng nguyên nhân (86,9%); biết đúng đường lây (29,8%); biết đúng triệu chứng (10,9%). Tỷ lệ học sinh có thái độ chung đúng (53,8%);

không dùng chung bơm kim tiêm (99,2%); thực hành chung đúng chiếm 5,6%

Từ khóa: nguyên nhân, đường lây, triệu chứng, kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS

ĐẶT VẤN ĐỀ*

HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm trên phạm vi toàn thế giới, số người nhiễm HIV và chết do căn bệnh này gây nên ngày càng gia tăng. Hàng năm, trên thế giới có hàng triệu người mắc và chết do căn bệnh thế kỷ này [7].

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có thuốc chủng ngừa, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là truyền thông thay đổi hành vi. Việc khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của người dân tại địa phương về phòng chống HIV/AIDS là rất cần thiết để cung cấp thông tin hữu ích cho việc xây dựng chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp với địa phương [8]. Đã có nghiên cứu về vấn đề này, nhưng ít có đề tài tiến hành ở khu vực miền núi và câu hỏi của chúng tôi đặt ra rằng liệu thực trạng KAP về phòng chống HIV/AIDS ở học sinh khu vực thị xã miền núi có thật sự tốt và liệu học sinh có kiến thức, thái độ đúng cũng sẽ có thực hành đúng góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở cộng đồng nói chung và cộng đồng miền núi nói riêng hay không? Vì vậy để trả lời cho câu hỏi trên , chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu sau đây:

*Tel: 0913 032123, Email: leductungdhytn@gmail.com

Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành và phân tích một số yếu tố liên quan tới thực hành về phòng chống HIV/AIDS ở học sinh trường THPT Lê Hồng Phong Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên năm học 2016 - 2017.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu:

- Học sinh đang học từ lớp 10 – 12 tại trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguy

ên

.

Địa điểm nghiên cứu:

Trường THPT Lê Hồng Phong Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang có phân tích.

- Cỡ mẫu nghiên cứu: Được tính theo công thức:

Trong đó:

n là số đối tượng phỏng vấn

p là tỷ lệ % đối tượng điều tra hiểu biết về HIV/AIDS được chọn = 0,5

Z1-α/2 là hệ số giới hạn tin cậy với mức ý nghĩa = 0,05 có z = 1,96

2 2

α/2 1

d

p) p(

n  z

1

(2)

d là độ chính xác mong muốn d = 0,05.

Thay số liệu vào công thức trên, tính được cỡ mẫu điều tra là 385, nhưng thực tế chúng tôi tiến hành điều tra 396 học sinh của trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Kỹ thuật chọn mẫu:

Bước 1: Với cỡ mẫu 396 học sinh, chọn mẫu phân tầng theo khối lớp, theo tỷ lệ ngang bằng trên thực tế khối lớp 10 chúng tôi lấy 132 học sinh; khối lớp 11 lấy 132 học sinh;

khối lớp 12 lấy 132 học sinh.

Bước 2: Chọn mẫu cụm bậc 1 với cụm là lớp được chọn ngẫu nhiên theo danh sách từng khối lớp. Tất cả học sinh ở các lớp được chọn đều được đưa vào nghiên cứu, trừ học sinh vắng mặt hoặc không tham gia.

Chỉ số nghiên cứu:

- Tỷ lệ học sinh có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng chống HIV/AIDS.

- Mối liên quan giữa đặc điểm chung, kiến thức chung, thái độ chung với thực hành chung phòng chống HIV/AIDS.

Phương pháp thu thập số liệu:

Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi nghiên cứu.

Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 18.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Giới Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Nam 176 44,4

Nữ 220 55,6

Tổng 396 100

Dân tộc Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Kinh 375 94,7

Tày 17 4,3

Nùng 4 1,0

Tổng 396 100

Nhận xét: Bảng 1 cho thấy nam giới chiếm tỷ lệ 44,4% ít hơn so với nữ giới chiếm 55,6%.

Tỷ lệ học sinh dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 94,7% còn lại là các dân tộc khác.

Bảng 2. Kiến thức của học sinh về HIV/AIDS Kiến thức Số lượng Tỷ lệ (%) Biết đúng nguyên nhân 344 86,9 Biết đúng đường lây 118 29,8 Biết đúng triệu chứng 43 10,9 Kiến thức chung đúng 9 2,3

Nhận xét: Bảng trên cho thấy tỷ lệ học sinh biết đúng nguyên nhân gây bệnh HIV/AIDS chiếm khá cao 86,9%. Biết đúng đường lây (29,8%), biết đúng triệu chứng (10,9%) và có kiến thức chung đúng chiếm 2,3%.

Bảng 3. Thái độ của học sinh về HIV/AIDS Thái độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Ứng xử đúng 231 58,3

Khi sử dụng biện

pháp phòng tránh 342 86,4 Thái độ chung đúng 213 53,8 Nhận xét:

Bảng 3 cho thấy tỷ lệ học sinh có thái độ đúng khi sử dụng biện pháp phòng tránh chiếm 86,4% nhưng tỷ lệ ứng xử đúng chỉ chiếm 58,3%. Học sinh có thái độ chung đúng chiếm 53,8%.

Bảng 4. Thực hành của học sinh về phòng chống HIV/AIDS

Thực hành Số lượng Tỷ lệ (%) Không dùng chung

bơm kim tiêm 393 99,2

Không sử dụng các

chất gây nghiện 393 99,2

Từng tự nguyện xét

nghiệm HIV/AIDS 22 5,6

Từng tìm hiểu thông

tin về HIV/AIDS 304 76,8

Thực hành chung đúng 22 5,6 Nhận xét: Bảng trên cho thấy tỷ lệ học sinh không dùng bơm kim tiêm và chất gây nghiện chiếm cao nhất 99,2%, tìm hiểu thông tin về HIV/AIDS (76,8%) và tự nguyện xét nghiệm (5,6%). Tuy nhiên tỷ lệ thực hành chung đúng chỉ chiếm 5,6%.

Bảng 5. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của đối tượng và thực hành chung phòng chống HIV/AIDS

Thực hành chung đúng

P Đặc điểm chung Số

lượng Tỷ lệ (%) Giới

tính

Nam 12 3,0

> 0,05

Nữ 10 2,5

Dân tộc

Kinh 19 4,8

> 0,05

Tày 3 0,8

Nùng 0 0,0

Khối lớp

Lớp 10 2 0,5

< 0,05

Lớp 11 5 1,3

Lớp 12 15 3,8

(3)

Nhận xét:

Ta có thể thấy rằng sự khác biệt giữa trình độ học sinh theo khối lớp với thực hành chung đúng về phòng chống HIV/AIDS có ý nghĩa thống kê (P <0,05). Không có sự khác biệt giữa giới tính, dân tộc với thực hành chung đúng về phòng chống HIV/AIDS (P>0,05).

Bảng 6. Mối liên quan giữa kiến thức chung của đối tượng và thực hành chung phòng chống HIV/AIDS

Thực hành chung Kiến thức P

chung

Đúng n (%)

chưa đúng n (%) Đúng 0 (0,0) 9 (100)

> 0,05 Chưa đúng 22 (5,7) 365 (94,3)

Nhận xét:

Bảng trên cho thấy 100% những người có kiến thức chung đúng nhưng thực hành chung về phòng chống HIV/AIDS lại chưa đúng. Sự khác biệt giữa kiến thức chung và thực hành chung không có ý nghĩa thống kê (P >0,05).

Bảng 7. Mối liên quan giữa thái độ chung của đối tượng và thực hành chung phòng chống HIV/AIDS

Thực hành chung Thái độ P

chung

Đúng n (%)

chưa đúng n (%) Đúng 19 (8,9) 194 (91,1)

< 0,05 Chưa đúng 3 (1,7) 180 (98,3)

Nhận xét:

Qua bảng 7 ta thấy 8,9% số người có thái độ chung đúng thì thực hành chung về phòng chống HIV/AIDS cũng đúng và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê(P < 0,05).

BÀN LUẬN

Kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh là những vấn đề quan trọng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS trên toàn quốc. Qua nghiên cứu 396 học sinh trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về nguyên nhân gây bệnh HIV/AIDS chiếm tỷ lệ khá cao 86,9%.

Nhưng tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về đường lây (29,8%) và triệu chứng (10,9%) còn thấp dẫn đến tỷ lệ kiến thức chung đúng chỉ chiếm 2,3%. Kết quả này thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Văn

Khương (71,9%) tại trường THPT Nghĩa Lộ - Yên Bái [5] và Đặng Thị Nga tại THPT Tây Thụy Anh, Thái Bình[1].Sự khác biệt trên có lẽ do khả năng tiếp cận thông tin đại chúng và các nguồn thông tin khác về HIV/AIDS của học sinh THPT Lê Hồng Phong còn chưa tốt, công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức của nhà trường về vấn đề này còn nhiều yếu kém, dẫn đến mức độ quan tâm của học sinh tới vấn đề này chưa cao.

Tỷ lệ học sinh có thái độ ứng xử đúng (58,3%) và phòng tránh đúng (86,4%). Kết quả này của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Bá Ngọc cùng cộng sự [2] tại THPT Như Xuân – Yên Bái với số học sinh ứng xử đúng (88,8%); phòng tránh đúng (100%) và nghiên cứu của Nguyễn Thị Văn Văn [3] tại THPT và dạy nghề huyện Long Thành với tỷ lệ học sinh ứng xử đúng (88,29%); phòng tránh đúng (93,38%). Sự khác biệt đó có thể do công tác giáo dục tại trường học và gia đình về vấn đề ứng xử, phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng còn chưa thực sự tốt dẫn đến nhận thức và quan điểm của các em còn nhiều yếu kém nên tỷ lệ học sinh có thái độ chung đúng chỉ chiếm 53,8%.

Tỷ lệ học sinh không dùng chung bơm kim tiêm và chất gây nghiện chiếm 99,2%; thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Bá Ngọc (100%) [2] nhưng cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Khương (81,2%) [5]. Tuy nhiên tỷ lệ thực hành chung đúng lại chỉ chiếm 5,6% thấp hơn nhiều so với của Nguyễn Văn Khương (61,8%) [5]. Theo tôi sự khác biệt này có thể do học sinh có kiến thức đúng về việc ko sử dụng bơm kim tiêm và chất gây nghiện để phòng lây nhiễm HIV/AIDS nhưng do thái độ và nhận thức về tự phòng tránh HIV/AIDS cho bản thân chưa đúng dẫn đến thực hành chung chưa đúng. Và nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy sự khác biệt này hoàn toàn có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.

Kết quả này của chúng tôi cũng nhất quán với kết quả của Nguyễn Thị Vinh (2010) [4] tại

(4)

huyện Gia Lâm, Hà Nội cũng như kết quả của Nguyễn Vũ Tuyết Mai tại trường THPT huyện Thanh Miện - Hải Dương [6].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng nhận thấy không có mối liên quan giữa kiến thức chung đúng và thực hành chung đúng của học sinh THPT Lê Hồng Phong, Phổ Yên – Thái Nguyên. Điều này có thể lý giải do học sinh chỉ tìm hiểu kiến thức qua các nguồn thông tin đại chúng cũng như trong trường lớp nhưng lại không chú trọng tới việc cần phải thực hiện những gì để có thể giúp bản thân phòng tránh HIV/AIDS.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa các khối học sinh lớp 10, 11, 12 với thực hành chung đúng. Sự khác biệt này hoàn toàn có ý nghĩa thống kê với P <0,05. Điều này có lẽ là do khi học sinh càng học lên cao thì được giáo dục và tiếp cận về vấn đề phòng chống HIV/AIDS nhiều hơn cũng như ý thức tự tìm hiểu về vấn đề này tích cực hơn. Kết quả của chúng tôi cũng tương quan với kết quả của Nguyễn Văn Khương [5] tại Yên Bái.

KẾT LUẬN

Qua điều tra 396 học sinh tại trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên chúng tôi rút ra kết luận như sau:

1. Tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về nguyên nhân gây bệnh HIV/AIDS chiếm 86,9%. Kiến thức đúng về đường lây (29,8%), kiến thức đúng về triệu chứng (10,9%) và có kiến thức chung đúng chiếm 2,3%.

3. Tỷ lệ học sinh có thái độ đúng khi sử dụng các biện pháp phòng tránh chiếm 86,4%, tỷ lệ ứng xử đúng (58,3%). Học sinh có thái độ chung đúng chiếm 53,8%.

4. Tỷ lệ học sinh không dùng bơm kim tiêm và chất gây nghiện (99,2%); từng tìm hiểu thông tin về HIV/AIDS (76,8%) và tự nguyện xét nghiệm HIV/AIDS (5,6%). Thực hành chung đúng (5,6%).

5. Sự khác biệt giữa trình độ học sinh theo khối với thực hành chung đúng về phòng chống HIV/AIDS có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Không có sự khác biệt giữa giới tính, dân tộc với thực hành chung đúng về phòng chống HIV/AIDS (P>0,05).

6. Sự khác biệt giữa kiến thức chung và thực hành chung không có ý nghĩa thống kê (P >0,05).

7. Sự khác biệt giữa thái độ chung với thực hành chung có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Thị Nga (2010), Nhận thức của học sinh trường THPT Tây Thụy Anh về vấn đề HIV/AIDS, Luận văn thạc sĩ tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia HN.

2. Nguyễn Bá Ngọc và Cs (2009), "KAP về phòng chống HIV/ AIDS của học sinh THPT Như Xuân I - Như Xuân - Thanh Hóa", Tạp chí Y học thực hành, 20 (15), tr. 50-55.

3. Nguyễn Thị Văn Văn (2011), Nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS qua truyền thông thay đổi hành vi ở học sinh phổ thông trung học và học nghề huyện Long Thành năm 2010, Đề tài nghiên cứu HIV - Hội nghị KHKT - TTYT Long Thành, Đồng Nai.

4. Nguyễn Thị Vinh (2010), "KAP về phòng chống HIV/AIDS của sinh viên trường đại học Nông nghiệp Hà Nội", Y học thực hành, 709 (03), tr. 103-106.

5. Nguyễn Văn Khương và Hà Văn Như (2008),

"KAP phòng chống HIV của học sinh THPT Nghĩa Lộ - Yên Bái ", Tạp chí Y học thực hành, 20 (10), tr. 40-45.

6. Nguyễn Vũ Tuyết Mai và Lã Ngọc Quang (2012), "KAP về phòng chống HIV của học sinh THPT Thanh Miện Hải Dương", Tạp chí Y học thực hành, 12 (03), tr. 13-17.

7. Thủ tướng Chính phủ (2004), Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Hà Nội.

8. Hammett T. M., Des Jarlais D. và Johnston P.

(2007), "HIV prevention fPR injection drug users in China and Vietnam: policy and research considerations", Glob. Public Health, 2(2), pp.

125‐139.

(5)

SUMMARY

KNOWLEDGE, ATTITUDES AND PRACTICES ON HIV/AIDS PREVENTION AMONG LE HONG PHONG SENIOR SECONDARY SCHOOL STUDENTS, PHO YEN DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE IN 2016 -2017

Le Duc Tung*, Ha Van Tan, Chu Thi Ha Phuong, Le Tuan Anh TNU – University of Medicine and Pharmacy

Objective: Describe the knowledge, attitudes and practices on HIV/ AIDS prevention and analysis of several factors related to the implementation of HIV/ AIDS prevention in Le Hong Phong senior secondary school students, Pho Yen, Thai Nguyen province in 2016 - 2017. Method: Cross sectional analysis study was conducted on 396 students in grades 10-12. Results: Of the 396 students studied, men (44.4%); female (55.6%). Ethnicity: Kinh accounts for 94.7%; The rest are ethnic minorities (5.3%). Percentage of students correctly understand the causes (86.9%);

identifying the right path (29.8%); know the symptoms (10.9%). The proportion of students in general (53.8%); not injecting needles (99.2%); accurate practice accounted for 5.6%.

Keywords: Cause, transmission, symptoms, knowledge, attitudes, HIV/ AIDS prevention

Ngày nhận bài: 05/12/2017; Ngày phản biện: 23/12/2017; Ngày duyệt đăng: 30/01/2018

*Tel: 0913 032123, Email: leductungdhytn@gmail.com

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan