• Không có kết quả nào được tìm thấy

nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẰNG TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TRẺ EM CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON

DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2018

Phạm Văn Bồi1*, Phạm Thị Tâm2

1.Bệnh viện Quân Dân Y Cờ Đỏ 2. Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

*Email: bqy.phc.bchqstpct@gmail.com

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch do vi rút, đặc biệt do Enterovirus 71. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, có thể tử vong do biến chứng của bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: (1) xác định tỷ lệ và mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh tay chân miệng trẻ em và (2) đánh giá kết quả can thiệp truyền thông phòng bệnh bệnh tay chân miệng trẻ em của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ năm 2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích và can thiệp cộng đồng có đối chứng tiến hành trên 840 phụ nữ có con

<5 tuổi, trong đó cỡ mẫu nghiên cứu can thiệp gồm 420 phụ nữ ở nhóm can thiệp và 420 phụ nữ ở

nhóm chứng. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4/2018 đến tháng 01/2019. Biện pháp can thiệp bằng phương pháp truyền thông trực tiếp. Kết quả: Tỷ lệ người mẹ có con dưới 5 tuổi có kiến thức đúng về bệnh tay chân miệng là 42,1%, thái độ đúng là 76,9% và thực hành đúng là 53,0%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức với thái độ phòng chống bệnh tay chân miệng trẻ

em với OR (KTC 95%) là 3,4(2,3– 4,9), giữa kiến thức với thực hành OR (KTC95%) là 3,6 (2, 8 – 5,0) và giữa thái độ với thực hành với OR (KTC95%) là 1,5 (1,1–2,0). Kết quả can thiệp kiến thức đúng tăng 30,3%, thái độ tích cực tăng 5,1% và thực hành đúng tăng 29,5% có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Một số giải pháp truyền thông phòng bệnh tay chân miệng cần được nhân rộng và duy trì mang tính bền vững.

Từ khoá: Bệnh tay chân miệng, trẻ em dưới 5 tuổi

ABSTRACT

STUDYING ON KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE AND EVALUATION OF COMMUNICATION INTERVENTION ON FOOT- MOUTH-HAND DISEASE PREVENTION ON MOTHER OF UNDER FIVE YEARS OLD CHILDREN AT CO DO DISTRICT, CAN THO CITY IN 2018

Pham Van Boi1, Pham Thi Tam2 1. Military Hospital of Co Do District 2. Cantho University of Medicine and Pharmacy Background: Hand-foot-and-mouth disease (TCM) is an infectious disease that can cause viral outbreaks, especially caused by Enterovirus 71. The disease is common in children under 5 years of age, which can cause death due to its complications. Objectives: (1) to determine the proportion of mothers with good knowledge, attitudes and practices in the prevention of hand, foot and mouth disease in children and (2) to evaluate the results of health education interventions on children hand, foot and mouth disease prevention of mothers with children under 5 years old in Co Do district of Can Tho city in 2018. Materials and Methods: Descriptive cross-sectional and community trial control study design was implemented on 840 women with children <5 years old in which the intervention the sample size was 420 women in intervention group and 420 women in the control group. The implementation period was from April 2018 to January 2019. Interventions by direct communication method. Results: The proportion of mothers with children under 5 years

(2)

of age with correct knowledge about hand, foot and mouth disease was 42.1%, positive attitude was 76.9% and proper practice was 53.0%. There was a statistically significant relationship between knowledge and attitude in the prevention of hand, foot and mouth disease in children with OR (95%CI) of 3.4 (2.3–4.9), between knowledge and practices with OR (95%CI) of 3.6 (2.8–5.0), and between attitude and practice with OR (95%CI) of 1.5 (1.1–2.0). Intervention program increased by 30.3% of correct knowledge, by 5.1% of positive attitude and by 29.5% of proper practice copared to prior intervention significantly (p<0.05). Conclusion: Some health education solutions to improve the effectiveness of hand, foot and mouth disease prevention should be replicated and maintained sustainably.

Keywords: Hand, foot and mouth disease, children under 5 years old

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch do vi rút, lây truyền theo đường tiêu hóa và thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các trẻ dưới 5 tuổi. Đôi khi, xảy ra biến chứng với nhiễm trùng thần kinh trung ương như viêm não, viêm màng não, bại liệt, ngoài ra còn có viêm cơ, phù phổi cấp có thể dẫn đến tử vong. Gần đây xuất hiện nhiều vụ dịch bệnh TCM trên một phạm vi rộng ở nhiều nơi và quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á, nguyên nhân do Enterovirus 71 làm gia tăng mối lo ngại ở

nhiều quốc gia. Việt Nam là một trong số các quốc gia tiếp tục bị đe dọa bởi một số bệnh truyền nhiễm mới nổi, trong đó có bệnh TCM. Việt Nam, đến ngày 17 tháng 12 năm 2017 có 102.719 trường hợp mắc bệnh TCM (46.885 trường hợp nhập viện), không có trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2016, số trường hợp nhập viện tăng 1,1%. Bệnh TCM cho đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Các chuyên gia về y tế, Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế khuyến cáo dịch bệnh TCM vẫn có thể bùng phát thành dịch lớn do tính chất lây truyền, lứa tuổi mắc và tính miễn dịch trong cộng đồng. Các biện pháp phòng ngừa chủ yếu tập trung vào công tác vệ sinh môi trường. để

góp phần vào công tác phòng, chống bệnh TCM ngày một hiệu quả hơn, cũng như nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ có con ≤ 5 tuổi về phòng, chống bệnh TCM, chúng tôi thực hiện: “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành và đánh giá kết quả phòng chống bệnh tay chân miệng ở trẻ em của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ năm 2018”.

Mục tiêu của đề tài:

1.Xác định tỷ lệ các bà mẹ có con dưới 5 tuổi có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về phòng chống bệnh tay chân miệng trẻ em tại huyện Cờ Đỏ, thành phố

Cần Thơ năm 2018.

2.Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành chưa đúng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ năm 2018.

3.Đánh giá kết quả can thiệp truyền thông phòng bệnh bệnh tay chân miệng trẻ

em của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ năm 2018.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và thời gian nghiên cứu

Phụ nữ có con dưới 5 tuổi tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.

Tiêu chuẩn chọn mẫu: Có hộ khẩu thường trú hoặc sinh sống huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ, đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ: Các phụ nữ có vấn đề tâm thần, câm, điếc; không trực tiếp chăm sóc trẻ; vắng mặt trong thời gian phỏng vấn sau 3 lần đến phỏng vấn.

(3)

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích và can thiệp cộng đồng có đối chứng.

Cỡ mẫu được tính cho nghiên cứu bằng công thức ước lượng một tỷ lệ:

Tỷ lệ bà mẹ có con ≤ 5 tuổi có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về bệnh TCM.

Theo Phan Thanh Sơn năm 2013 cho thấy tỷ lệ bà mẹ có con ≤ 5 tuổi có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về bệnh TCM lần lượt là 76,9%; 80,9% và 41,6% [8], với độ tin cậy 95% và sai số cho phép 5% (d=0,05), hệ số thiết kế bằng 2, và dự trù 10% hao hụt mất mẫu, cỡ mẫu nghiên cứu cắt ngang là 840 phụ nữ. Cỡ mẫu nghiên cứu can thiệp gồm 420 phụ nữ nhóm can thiệp và 420 phụ nữ nhóm đối chứng. Chọn mẫu được thực hiện qua nhiều giai đoạn bằng phương pháp chọn mẫu nhiên, bao gồm chọn 3 xã can thiệp 3 xã đối chứng. Tại mỗi xã chọn ngẫu nhiên 4 ấp đưa vào nghiên cứu. Tại mỗi ấp chọn ngẫu nhiên 35 phụ nữ có con dưới 5 tuổi đưa vào nghiên cứu.

Nội dung nghiên cứu kiến thức về sự nguy hiểm của bệnh TCM, biển hiện của bệnh, nguyên nhân và cách phòng ngừa, thái độ chấp nhận thực hành phòng ngừa bệnh, và thực hành vệ sinh cá nhân và môi trường nhà ở và môi trường xung quanh đứa trẻ. Biện pháp can thiệp bằng phát tờ rơi và truyền thông trực tiếp hướng dẫn phòng chống bệnh TCM.

Số liệu được thu thập bằng phiếu thu thập số liệu, sau đó được xử lý bằng phần mềm Excel, SPSS 18.0. Sử dụng phép kiểm chứng bình phương so sánh các tỷ lệ, và đo lường mối liên quan bắng số đo OR (KTC95%) ở mức ý nghĩa thống kê <0,05.

III. KẾT QUẢ

3.1 Đặc điểm của phụ nữcó con dưới 5 tuổi tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ Bảng 1. Đặc điểm chung (n=840)

Đặc điểm Tần số % Nhóm tuổi:

Dưới 35 tuổi 776 92,4

Từ 35 tuổi trở lên 64 7,6 Học vấn:

Cấp I 28 3,3

Cấp II 202 24,0

Cấp III 504 60,0

Trên cấp III 106 12,7

Nghề nghiệp:

Lao động tay chân 484 57,6

Lao động trí óc 356 42,4

Số con:

1-2 con 821 97,7

Từ 3 con trở lên 19 2,3

Nhận xét: Đa số phụ nữ dưới 35 tuổi (92,3%), học vấn cấp II (24%) và học vấn cấp III (60,0%), và trên cấp III 12,7%. Phụ nữ lao động tay chân (57,6%) và có 1-2 con (97,7%).

Bảng 2. Nguồn cung cấp thông tin Nguồn cung cấp thông

tin (n=840)

Tần số %

Internet 239 28,5

Ti vi 642 76,4

Sách báo 290 34,5

Loa, đài truyền thanh xã 606 72,1 Áp phích, khẩu hiệu,

tranh ảnh, tờ rơi

459 54,6

Cán bộ y tế xã 575 68,5

Tình nguyện viên SKCĐ 92 11,0 Cán bộ ban ngành đoàn

thể

114 13,6 Nhận xét: Đa số phụ nữ tiếp cân thông tin phòng chống bệnh TCM từ tivi (76,4%), loa đài truyền thanh của xã (72,1%), cán bộ y tế

xã (68,5%), và từ áp phích, khẩu hiệu tranh ảnh tờ rơi (54,6%).

 

2 2 / 21

).

1 .(

. d

p p

n

Z

(4)

3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh TCMTE ở phụ nữ có con

<5tuổi

Bảng 3. Tần số (%) phụ nữ có kiến thức đúng về yếu tố nguy cơ mắc bệnh TCM

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng (n=840) Tần số Tỉ lệ %

Ô nhiễm nguồn nước 511 60,8

Ô nhiễm thực phẩm 453 53,9

Ô nhiễm môi trường 620 73,8

Thiếu nước sạch sinh hoạt 195 23,2

Ăn thức ăn nấu chưa chín 153 18,2

Không rửa tay trước khi ăn 35 4,2

Không rửa tay sau khi đi vệ sinh 10 1,2

Người chăm sóc trẻ thiếu kiến thức 247 29,4

Trẻ bị suy dinh dưỡng 187 22,3

Trẻ hay ngậm đồ chơi 513 61,1

Gia đình chật chội, đông người 35 4,2

Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ biết yếu tố thuận lợi gây bệnh TCM do ô nhiễm môi trường chiếm 73,8%, do trẻ hay ngậm đồ chơi 61,1%, do ô nhiễm nguồn nước có 60,8%, do ô nhiễm thực phẩm 53,9%, do người chăm sóc trẻ thiếu kiến thức 29,4%, do thiếu nước sạch sinh hoạt 23,2% và do trẻ bị suy dinh dưỡng 22,3%. Tỷ lệ bà mẹ biết bệnh TCM do không rửa tay trước khi ăn là 4,2% và không rửa tay sau khi đi vệ sinh 1,2%.

Bảng 4. Tần số (%) phụ nữ có thái độ đúng về phòng chống bệnh TCM

Thái độ “Đồng ý với ý kiến” phòng chống bệnh TCM (n=840) Tần số %

Bệnh TCM nguy hiểm và có thể gây chết người 710 84,0

Bệnh TCM có thể phòng được 772 91,9

Lau chùi, vệ sinh những chỗ trẻ thường hay chơi để phòng bệnh TCM 749 89,2 Người chăm sóc trẻ phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hay dung dịch

rửa tay để phòng bệnh TCM 749 89,2

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hay dung dịch rửa tay cho đứa trẻ để

phòng bệnh TCM 787 93,7

Thường xuyên lau sạch bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày bằng dung dịch lau

sàn hay chất tẩy rửa thông thường để phòng bệnh TCM 764 91,0 Ủng hộ khi địa phương thực hiện các hoạt động phòng bệnh TCM 700 83,3

Nhận xét: Có 84% đồng ý với ý kiến bệnh TCM có thể gây chết người. Trên 80%

phụ nữ đồng ý với các lời khuyên thực hành phòng chống bệnh TCM.

Bảng 5. Tần số (%) thực hành phòng chống bệnh TCM

Thực hành phòng ngừa mắc bệnh TCM (n=840) Tần số % Rửa tay bà mẹ trước khi chế biến thức ăn cho trẻ 339 40,4

Rửa tay bà mẹ trước khi cho trẻ ăn 310 36,9

Rửa tay bà mẹ sau khi làm vệ sinh cho trẻ 610 72,6

Rửa tay bà mẹ trước khi chơi đùa với trẻ 504 60,0

Rửa tay cho trẻ thường xuyên hay khi tay trẻ bẩn 645 76,8

Rửa đồ chơi của trẻ 389 46,3

Nhận xét: Thực hành rữa tay phòng ngừa TCM thay đổi từ 36,9% đến 76,8%. Tỷ lệ

thực hành rửa đồ chơi của trẻ bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn 46,3%.

(5)

Biểu đồ 1. Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh TCM của phụ nữ có con <5 tuổi Nhận xét: Tỉ lệ phụ nữ có con dưới 5 tuổi có kiến thức đúng về phòng chống bệnh TCM ở trẻ em là 42,1% (354/840), thái độ tích cực là 76,9% (646/840) và thực hành đúng là 53% (445/840).

3.3. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh TCM ở trẻ em của phụ nữ có con dưới 5 tuổi

Bảng 6. Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ về phòng bệnh TCM Thái độ tích cực

n (%)

Thái độ tiêu cực n (%)

OR (KTC 95%) Kiến

thức

Đúng 312 (88,1) 42 (11,9) 3,4

(2,3 – 4,9) <0,001

Chưa đúng 334 (68,7) 152 (31,3)

Nhận xét: Phụ nữ có kiến thức đúng về phòng bệnh TCM thái độ tích cực cao 3,4 lần so với phụ nữ kiến thức chưa đúng. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.

Bảng 7. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành về phòng bệnh TCM Thực hành đúng

n (%)

Thực hành chưa đúng n (%)

OR (KTC 95%) Kiến

thức

Đúng 252 (71,2) 102 (28,8) 3,6

(2,8 – 5,0) <0,001

Chưa đúng 193 (39,7) 293 (60,3)

Thái độ

Tích cực 356 (55,1) 290 (44,9) 1,5

(1,1 – 2,0) 0,029

Tiêu cực 89 (45,9) 105 (54,1)

Nhận xét: Phụ nữ có kiến thức đúng và thái độ tích cực về phòng bệnh TCM thực hành đúng cao 3,6 lần (với p<0,001) và 1,5 lần (với p<0,05) so với phụ nữ kiến thức chưa đúng, thái độ tiêu cực.

3.4 Kết quả can thiệp bằng truyền thông về phòng chống bệnh TCM

Bảng 8. Tần số và tỷ lệ % KT, TĐ, TH đúng trước và sau ở nhóm can thiện và nhóm chứng

42,1%

57,9%

76,9%

23,1%

53,0%

47,0%

Kiến thức Thái độ Thực hành

KT, TH đúng/ TĐ tích cực KT, TH chưa đúng/ TĐ tiêu cực

(6)

Nội dung

Nhóm (mỗi nhóm

n =420)

Trước N (p1%)

Sau

n (p2%) Giá trị p

Chỉ số

hiệu quả (p2-p1)

Hiệu quả can thiệp (CSHQ CT-ĐC) Kiến

thức

Can thiệp 166 (39,5) 332 (79,0) <0,001 39,5% 30,3%

Nhóm chứng 191 (44,8) 227 (54,0) 0,013 9,2%

Thái độ Can thiệp 322 (76,7) 392 (93,3) <0,001 16,6% 5,1%

Nhóm chứng 324 (77,1) 372 (88,6) <0,001 11,5%

Thực hành

Can thiệp 162 (38,6) 355 (84,5) <0,001 45,9% 29,5%

Nhóm chứng 283 (67,4) 352 (83,8) <0,001 16,4%

Nhận xét: Hiệu quả can thiệp kiến thức đạt tăng 30,3%, thái độ tích cực là 5,1% và thực hành tăng 29,5%

IV. BÀN LUẬN

4.1.Đặc điểm chung của phụ nữ có con dưới 5 tuổi.

Đa số phụ nữ dưới 35 tuổi (92,3%)..Phan Thanh Sơn (2013) nghiên cứu ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ tỷ lệ phụ nữ dưới 35 tuổi là 62,18%, Nguyễn Thanh Liêm (2015) nghiên cứu ở huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng là 54,8%. Học vấn cấp II trở lên chiếm 76,7%

trong đó học vấn cấp III (60,0%) và trên cấp cấp III 12,7%. Phan Thanh Sơn (2013) học vấn cấp II trở lên là 53,29%, Nguyễn Thanh Liêm (2015) là 19,8% bà mẹ có học vấn từ trung học phổ thông trở lên, Lê Trung Lâm (2012) tỷ lệ bà mẹ trình độ học vấn từ trung học cơ sở

trở lên chiếm 82,8%. Đa số phụ nữ lao động tay chân (57,6%). Kết quả này tương tự như tác giả Phan Thanh Sơn (2013) 52,03% lao động trí óc và 47,97% lao động chân tay. Với tỷ lệ

phụ nữ có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên ở nghiên cứu này là 76,7% thì đó cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác can thiệp.

4.2 Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh TCMTE của phụ nữ có con

<5 tuổi.

Tỉ lệ phụ nữ có con dưới 5 tuổi có kiến thức đúng, thái độ tích cực và thực hành đúng về phòng chống bệnh TCM ở trẻ em là lần lượt là 42,1%, 76,9% và 53%. Tác giả Phan Thanh Sơn (2013), tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đúng là 76,9%. Năm 2012 đã có một nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức được thực hiện trên địa bàn huyện Cờ Đỏ và kết quả sau can thiệp kiến thức chung nhóm can thiệp đạt 53,3% và nhóm đối chứng là

29,0%. Nghiên cứu này cho thấy kiến thức chung chưa đúng chiếm tỷ lệ cao (57,9%).

Điều này ám chỉ rằng những hoạt động can thiệp truyền thông cần phải được liên tục duy trì để đảm bảo tính bền vững của kết quả can thiệp. Tỷ lệ kiến thức chung đúng là 42,1%

cho thấy cần có những giải pháp can thiệp mới và rất cần sự cam kết từ lãnh đạo chính quyền huyện Cờ Đỏ và Trung tâm Y tế huyện Cờ Đỏ cam kết và nỗ lực hơn nữa trong công tác tuyên truyền phòng bệnh nói chung và bệnh TCM nói riêng.

Qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bà mẹ có thái độ chung tích cực về phòng bệnh TCM là 76,9% Nhìn chung, tỷ lệ thái độ chung tích cực về phòng bệnh TCM của bà mẹ tham gia nghiên cứu trước can thiệp đạt khá cao và thấp hơn so với kết quả nhiều nghiên cứu tương tự khác như: nghiên cứu của tác giả Phan Thanh Sơn (2013) có 80,9% bà mẹ có

kiến thái độ chung tích cực về phòng bệnh TCM và cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Văn Nhâm (2012) 50,5% bà mẹ có thái độ chung tích cực. Tỷ lệ thái độ tiêu cực là 23,1% do đó cần phải thực hiện các biện pháp can thiệp.

Nghiên cứu của tác giả Phan Thanh Sơn (2013) cho thấy thực hành chung đạt về

phòng bệnh TCM, Trần Văn Nhâm (2012) chỉ có 17,4% bà mẹ có thực hành chung đạt và

(7)

thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành (2015) 83,7% bà mẹ có thực hành chung đạt về phòng bệnh TCM [5]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có đến 47,0%

bà mẹ thực hành chung không đạt. Đây là nhóm cần quan tâm trong khi thực hiện can thiệp.

Thực tế, khi có xảy ra trường hợp mắc bệnh TCM thì Trung tâm Y tế huyện sẽ

phối hợp cùng Trạm Y tế xã có trường hợp mắc bệnh thực hiện xử lý môi trường tại nhà và khu vực xung quanh nhà. Trường hợp mắc bệnh và thực hiện tuyên truyền kiến thức, thực hành phòng bệnh, cấp phát chloramine B và hướng dẫn người nhà có trẻ

bệnh và những nhà lân cận có trẻ nhỏ cách thức sử dụng chloramine B. Để góp phần kiểm soát tình hình bệnh TCM và không để xảy ra dịch bệnh TCM trên địa bàn.

4.3 Mối liên quan giữa Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của phụ nữ có con <5 tuổi

Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thái độ với OR (KTC95%) là 3,4 (2,3-4,9) và p<0,001. Điều này cho thấy truyền thông nâng cao nhận thức giúp phụ nữ có thái độ tích đối với các hoạt động phòng chống bệnh TCM cho trẻ

em. Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ có thái độ tích cực về phòng bệnh TCM thực hành đúng cao 3,6 lần với OR(KCT95% là 1,5 (1,1 – 2,0) và p <0,05 so với phụ nữ thái độ

tiêu cực. Như vậy việc kết hợp các phương pháp truyền thông tăng cường kiến thức với các phương pháp truyền thông chuyển đổi thái độ sẽ tăng gấp nhiều lần hiệu quả thực hành đúng so với chỉ áp dụng riêng lẻ biện pháp tăng cường nhận thức hoặc tăng cường thay đổi thái độ. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Lý Ngọc Trung và cộng sự

(2014) có mối liên quan giữa thái độ chung với kiến thức chung (p < 0,001), với giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ ở trường mầm non, mẫu giáo huyện Thới Lai có kiến thức không đạt và thái độ không tích cực cao gấp 6,618 lần so với giáo viên có kiến thức đạt và thái độ tích cực về phòng bệnh tay chân miệng (OR = 6,618) [10].

4.4 Kết quả can thiệp truyền thông phòng chống bệnh TCMTC cho phụ nữ có con <5 tuổi

Ở nhóm can thiệp, tỷ lệ kiến thức trước can thiệp là 39,5%, sau can thiệp là 79,0%.

Chỉ số hiệu quả can thiệp 39,5%. Ở nhóm chứng, hiệu số tỉ lệ kiến thức chung đúng là

9,2%. Hiệu quả của can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức là 30,3% và sự khác biệt tỷ lệ

tăng giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Thực tế, đã chứng minh kiến thức thường rất dễ tiếp nhận, nhưng truyền thông phải được thực hiện thường xuyên và mang tính duy trì để duy trì tỷ lệ kiến thức đạt của đối tượng, nếu không truyền thông thường xuyên kiến thức sẽ dần giảm đi. Do đó, cần phải có biện pháp duy trì bền vững các hoạt động truyền thông để duy trì kiến thức hiện có của đối tượng nghiên cứu.

Hiệu quả can thiệp nâng cao thái độ là 5,1%. Cho thấy tác động nâng cao thái độ

đúng khó đạt được so với tác động nâng cao kiến thức. Điều này có thể lý giải bởi tỷ lệ

thái độ tích cực trước can thiệp đã chiếm tỷ lệ cao (76,7% ở nhóm can thiệp và 77,1% ở

nhóm chứng), nên khó nhận thấy sự khác biệt sau can thiệp.

Hiệu quả can thiệp truyền thông nâng cao tỷ lệ thực hành đúng là 29,5%. Sự khác biệt tỷ lệ tăng giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Cũng như kiến thức, thực hành của bà mẹ mặc dù sau can thiệp có tăng và sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng, nhưng cần phải duy trì thực hiện các biện pháp như vãng gia, kiểm tra hỗ trợ định kỳ hàng tháng, nhằm duy trì các hành động tốt phòng chống bệnh TCM hiện có của các bà mẹ biến chuyển thành hành vi, thói quen thì mới có thể duy trì mang tính bền vững kết quả nghiên cứu này.

(8)

KẾT LUẬN

Tỉ lệ phụ nữ có con dưới 5 tuổi có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về phòng chống bệnh TCM ở trẻ em là 42,1%; 76,9% và 53%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức với thái độ và giữa kiến thức, thái độ với thực hành. Can thiệp bằng truyền thông tăng tỉ lệ kiến thức đúng 30,3%, thái độ tích cực 5,1% và thực hành đúng tăng 29,5%. Một số giải pháp truyền thông phòng bệnh tay chân miệng cần được nhân rộng và

duy trì mang tính bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2017), Báo cáo số 1402/BC-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2017 về Báo cáo công tác y tế tháng 12 năm 2017 (từ ngày 18 tháng 11 năm 2017 đến ngày 17 tháng 12 năm 21018).

2. Lê Thị Lan Hương (2018), Đánh giá kết quả can thiệp cải thiện kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão, Bình Lục, Hà

Nam, Luận án Tiến sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

3. Trần Ngọc Hữu (2012), "Đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay chân miệng ở 20 tỉnh thành phía Nam Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí MInh. 3(16), tr. 19 - 25.

4. Lê Trung Lâm (2012), Khảo sát kiến thức, thực hành phòng bệnh tay chân miệng của bà

mẹ có con học tại trường mầm non phường 2, phường 3, phường 4 thành phố Vĩnh Long năm 2012, Luận văn chuyên khoa cấp I, chuyên ngành Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

5. Nguyễn Văn Lành và Dương Đình Chỉnh (2016), "Nghiên cứu kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Vị

Đông và xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang năm 2015", Tạp chí Phòng chống Sốt rét. 04(93).

6. Nguyễn Thanh Liêm (2015), Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 3 xã, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng năm 2015, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội.

7. Trần Văn Nhâm và Trần Đỗ Hùng (2014), "Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Cờ Đỏ, thành phố

Cần Thơ năm 2012 và đánh giá hiệu quả can thiệp", Tạp chí Y học Việt Nam. Số 1(425), tr.

99-103

8. Phan Thanh Sơn (2013), Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh tay chân miệng ở bà mẹ có con dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ năm 2013, Luận văn Chuyên khoa cấp I, chuyên ngành Y học dự phòng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

9. Nguyễn Vũ Thượng và các cộng sự. (2017), "Tổng quan các bệnh truyền nhiễm mới nổi", Tạp chí Y học dự phòng. 27(Số 11 năm 2017), tr. 19-26.

10. Lý Ngọc Trung, Nguyễn Minh Luân và Đặng Chí Linh (2014), "Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh tay chân miệng ở giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ ở trường mầm non, mẫu giáo và một số yếu tố liên quan tại huyện Thới Lai năm 2014 ", Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Sở Y tế thành phố Cần Thơ.

(Ngày nhận bài: 15/07/2019- Ngày duyệt đăng: 05/08/2019)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phạm Thị Minh Đức, Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp Nhà n ư ớc, Nghiên cứu thực trạng sức khoẻ sinh sản của phụ nữ Việt Nam mãn kinh và đề xuất các giải pháp

- Với xu hướng số ca mắc mới ung thư vú tăng hàng năm và tỉ lệ phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn còn cao mặc dù đã tốt hơn so với trước đây, các chương trình can

TOÁN THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI.. b) Đo độ dài mép bàn học của em và nêu kết quả đo. TOÁN THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI.. c) Đo chiều cao chân bàn

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng về địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà (nơi làm việc và trường cao đẳng, đại học, học.

Với ý nghĩa như trên chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu: Đánh giá kiến thức thái độ và thực hành rửa tay thường quy (RTTQ) của ĐDV tại các khoa lâm sàng của

Kiến thức về chăm sóc của người chăm sóc chính NBTTPL đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các nội dung CSNBTTPL tại nhà, NCSC có kiến thức tốt về chăm sóc thì mới đưa NB đi

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, gồm 61 bệnh nhân được chẩn đoán là động kinh đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quân y 17, Đà Nẵng, dữ liệu thu thập gồm