• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kiến thức - thái độ - thực hành của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà và một số yếu tố liên quan ở huyện Bình Xuyên,

N/A
N/A
Nguyễn Gia Hào

Academic year: 2023

Chia sẻ "Kiến thức - thái độ - thực hành của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà và một số yếu tố liên quan ở huyện Bình Xuyên, "

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

Kiến thức - thái độ - thực hành của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà và một số yếu tố liên quan ở huyện Bình Xuyên,

Vĩnh Phúc, năm 2010

Đinh Quốc Khánh*, Trần Hữu Bình**, Nguyễn Thanh Hương***

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), bệnh tâm thần phân liệt (TTPL) chiếm khoảng 0,3 – 1%

dân số, thường gặp ở tuổi trẻ từ 15-35. Hiện nay, điều trị người bệnh (NB) TTPL tại cộng đồng phối hợp liệu pháp hoá dược với liệu pháp lao động phục hồi chức năng tâm lý xã hội (PHCNTLXH) là những liệu pháp chủ đạo để thực hiện mục tiêu tái hoà nhập NB với gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, liệu pháp này đòi hỏi gia đình NB phải có kiến thức và kỹ năng trong việc chăm sóc người bệnh (CSNB) tại nhà. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này lại chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng.

Đây là nghiên cứu cắt ngang có phân tích, kết hợp định lượng (phỏng vấn toàn bộ 100 người chăm sóc chính NBTTPL đang được quản lý) với định tính (phỏng vấn sâu 3 cán bộ Y tế phụ trách chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng và 3 cuộc thảo luận nhóm với 18 người chăm sóc chính NBTTPL). Sử dụng phân tích hồi quy logistic để dự đoán một số yếu tố liên quan đến thực hành CSNB TTPL tại nhà. Kết quả cho thấy người chăm sóc chính (NCSC) có kiến thức, thái độ và thực hành đạt về chăm sóc NBTTPL tại nhà chỉ lần lượt là 44%, 53% và 45%. Sau khi kiểm soát nhiễu có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức chăm sóc với thực hành chăm sóc. Nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường nâng cao công tác chăm sóc NBTTPL tại nhà ở 3 xã, thị trấn huyện Bình Xuyên.

Từ khóa: Kiến thức; thái độ; thực hành; người chăm sóc chính; tâm thần phân liệt; tại nhà; tỉnh Vĩnh Phúc; 2010

Knowledge- attitude- practice of caregivers of patients with schizophrenia at their familes and factors related to practice at 3 communes of Binh Xuyen

district, Vinh Phuc province, 2010

According to the World Health Organization (WHO) reports recently, schizophrenia is about 0,3 – 1 percent of population. It is common at young age from 15 – 30. Currently, treatment of schizophrenia in community with the method of chemical- pharmacology in conjunction with the rehabilitation method of working and socio-mentality which is a major methodology for helping the patient to re-enter family and community. In supporting to this method, their family is required to have knowledge and capacity of looking after patients at their home. However, this method was not reviewed and researched correct way. The purpose of this study is to survey the reality of knowledge- attitude- practice of caregivers of patients with schizophrenia at their families and factors related to practice at 3 communes of Binh Xuyen district, Vinh Phuc province. This is a retrospective study, qualitative analysis (100 caregivers were interviewed who looked after managed schizophrenia patients, qualitative analysis (3 healthcare staffs were interviewed who are managing the program of community mentality health. Three group discussions with the participant of 18 caregivers to schizophrenia patients). Be used retrospective analysis for forecasting the factors on practical action to the patient at home.

The result of three above surveillances was showed that the percentage of caregivers who have knowledge, attitude and practice are 44%, 51% and 45%. It was noted on the statistic value

(2)

2

between the knowledge and practice of caregivers. The study suggested the solutions of increasing the capacity of caregivers to the patients at home in 3 communes of Binh Xuyen district.

Keywords: knowledge; attitude; practice; caregivers; patients with schizophrenia; Vinh Phuc province; 2010

Tác giả

*ThS. Đinh Quốc Khánh, Trưởng phòng Quản lý Học sinh-sinh viên, Phó trưởng bộ môn Điều dưỡng Truyền nhiễm, Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. Địa chỉ: Số 35 Đoàn Thị Điểm- Quận Đống Đa- Hà Nội. Email: quockhanh_cdythn@yahoo.com

**PGS.TS. Trần Hữu Bình, Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương, Phó trưởng bộ môn Tâm thần- Trường Đại học Y Hà Nội.

***TS. Nguyễn Thanh Hương, Phó trưởng khoa các Khoa học xã hội, hành vi và Giáo dục sức khỏe, Đại học Y tế Công cộng

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần nặng chưa rõ nguyên nhân, có khuynh hướng tiến triển mãn tính, dần dần gây sa sút các mặt hoạt động tâm thần làm cho NB không thể hoà nhập với cuộc sống gia đình, cũng như xã hội. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), bệnh TTPL chiếm khoảng 0,3 – 1% dân số, thường gặp ở người trẻ tuổi từ 15-35. Ở Việt Nam, bệnh TTPL chiếm 0,6% dân số [3];[4]. Chủ trương đưa NBTTPL về chăm sóc tại cộng đồng theo Chương trình Quốc gia Chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng (CSSKTTCĐ) là phù hợp với đường lối và nguồn lực của nước ta. Đây là cơ hội tốt để NBTTPL được tái hoà nhập cộng đồng, nhưng cũng đòi hỏi gia đình NB một trình độ nhận thức nhất định và kỹ năng trong việc chăm sóc người bệnh (CSNB) tại nhà.

Vai trò của gia đình đối với NBTTPL rất quan trọng. Chính các thành viên trong gia đình phải là những người có kiến thức cơ bản về bệnh TTPL. Thuốc được quản lý tại gia đình và NCSC cho NB uống thuốc hàng ngày. Trong gia đình, NCSC phải xác định việc CSNBTTPL không chỉ có thuốc mà cần được CS toàn diện, đặc biệt là về tâm lý để PHCNTLXH, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để thông báo cho cán bộ y tế (CBYT), nhờ đó kịp thời ngăn ngừa tái phát hoặc diễn biến những cơn bùng phát cấp tính. Đến nay, những nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành của người chăm sóc NBTTPL tại nhà còn rất ít.

Bình Xuyên là một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc. Từ năm 2001 đến nay, chương trình CSSKTTCĐ đã được triển khai hoạt động tại huyện, công tác truyền thông và chăm sóc sức khỏe cho NBTT đã được triển khai đồng đều ở cả 13 xã/ thị trấn nhưng tình trạng bệnh của NBTTPL điều trị tại nhà cải thiện không đáng kể, còn NB bỏ thuốc và không đến khám trong các tháng. Ba xã/thị trấn có số NBTTPL nhiều nhất là xã Tân Phong, thị trấn Hương Canh (huyện lỵ), thị trấn Thanh Lãng huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc [1]. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng kiến thức - thái độ - thực hành của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà và một số yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc ở 3 xã, thị trấn huyện Bình Xuyên,Vĩnh Phúc, trên cơ sở đó nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường nâng cao công tác chăm sóc NBTTPL tại nhà ở 3 xã, thị trấn huyện Bình Xuyên trong thời gian tới.

(3)

3

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế: Đây là một nghiên cứu cắt ngang có phân tích, kết hợp định lượng với định tính được tiến hành từ tháng 04 đến tháng 10 năm 2010.

Đối tượng: Người chăm sóc chính NBTTPL tại nhà và cán bộ hiện đang phụ trách chương trình CSSKTTCĐ của 3 xã/thị trấn.

Địa điểm: tại xã Tân Phong, thị trấn Hương Canh và thị trấn Thanh Lãng huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Cỡ mẫu nghiên cứu: Toàn bộ người chăm sóc chính NBTTPL tại nhà và cán bộ hiện đang phụ trách chương trình CSSKTTCĐ của 3 xã/thị trấn, tổng số có 100 NCSC và 3 cán bộ phụ trách chương trình CSSKTTCĐ tham gia.

Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi thu thập số liệu định lượng (phỏng vấn) bao gồm 4 phần chính đó là các thông tin chung, kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc chính và mối liên quan đến thực hành chăm sóc NBTTPL tại nhà; Hướng dẫn phỏng vấn cán bộ y tế (3 cuộc);

và hướng dẫn thảo luận nhóm NCSC (3 cuộc với tổng cộng 18 người tham gia)

Cơ sở để đánh giá kiến thức, thái độ thực hành là dựa trên tài liệu hướng dẫn của tác giả Nguyễn Viết Thiêm [2]. Tiêu chuẩn đánh giá đạt yêu cầu: Bằng cách tính điểm lấy giá trị trên trung bình của quần thể.

Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu:

- Người chăm sóc chính: là người thường xuyên trực tiếp đưa NB đi khám bệnh định kỳ, trực tiếp đi lĩnh thuốc, cho NB uống thuốc hàng ngày; có thời gian giúp NB làm vệ sinh cá nhân hàng ngày, trên 18 tuổi, sống cùng với NB.

- NBTTPL được điều trị tại nhà là những người bệnh đã ổn định nhưng vẫn cần phải điều trị duy trì (được bệnh viện cho về điều trị tại nhà).

Phân tích số liệu: Số liệu định lượng được nhập bằng phần mềm EpiData 3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS16.0. Sử dụng các Tets thống kê χ2 để phân tích các yếu tố liên quan. Mô hình hồi quy Logistic được sử dụng để kiểm soát các yếu tố nhiễu.

Số liệu định tính được gỡ băng và xử lý bằng cách mã hóa và trích dẫn theo các chủ đề.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu thực hiên trên 100 người chăm sóc chính NBTTPL tại nhà, gồm 73 nữ và 27 nam;

tuổi < 65 tuổi chiếm 71% và ≥ 65 tuổi 29%. Đa số NCSC là nông dân chiếm 67%. Trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống là 32%, có 4% mù chữ. Tại thời điểm điều tra có 29% là hộ nghèo. Tất cả những NCSC đều có quan hệ gần gũi với NBTTPL như bố, mẹ, anh chị em; Có 8 NCSC phải chăm sóc 2 NBTTPL trong một gia đình.

3.2. Kiến thức của người chăm sóc chính NBTTPL tại nhà

Tỷ lệ NCSC biết các dấu hiệu bệnh TTPL như: hay nghi kỵ; Nghe thấy tiếng nói bất thường;

Giảm hiệu suất học tập, làm việc; Ngại giao tiếp; Luôn căng thẳng, lo sợ; Có ý nghĩ bất thường;

Không tập trung chú ý; Có những hành vi lạ là rất thấp. Phần lớn NCSC chỉ nêu ra được một số

(4)

4

dấu hiệu như: dễ cáu gắt/giận dữ (78%), ngôn ngữ rời rạc, khó hiểu (57%), rối loạn giấc ngủ (50%).

Tỷ lệ NCSC nêu được những hoạt động giúp NBTTPL hòa nhập cộng đồng không cao, như giúp NB làm vệ sinh cá nhân hàng ngày (50%); lao động và sinh hoạt xã hội, tương ứng là 63% và 46%. NCSC chỉ nêu ra được một số công việc như: Cho người bệnh uống thuốc đều và đúng theo chỉ dẫn; Giúp cho người bệnh ăn uống hàng ngày. Qua thảo luận nhóm NCSC cũng cho kết quả tương tự, NCSC chỉ đề cập đến việc cho NB uống thuốc đều, theo chỉ dẫn và cho NB ăn uống hàng ngày.

Do vậy, tỷ lệ NCSC có kiến thức về bệnh và nội dung cần chăm sóc NBTTPL tại nhà đạt chỉ chiếm 44%.

3.3. Thái độ của người chăm sóc chính về bệnh và CSNBTTPL tại nhà

Hình 1. Thái độ của NCSC về bệnh TTPL

Hình 1 cho thấy quan điểm “NBTTPL cần được hiểu rõ bệnh của mình” lại thấp hơn nhiều, tỷ lệ đồng ý và rất đồng ý chỉ chiếm 46%.

16 14

59 3

24

80 84

40 43

73

4 1 1 16

2

1 36

1

2

Bệnh tiến triển từ từ, khuynh hướng mạn tính

??

Cần được hiểu rõ bệnh của mình

Tỷ lệ %

Cần được cộng đồng quân tâm và giúp đỡ Được chăm sóc và điều

trị sẽ tiến triển tốt

Không được chăm sóc tốt dần dần tách khỏi CS bên ngoài,thu vào thế giới bên

trong

Rất đồng ý Không ý kiến Đồng ý Không đồng ý Rất không đồng ý

(5)

5

Hình 2. Thái độ của NCSC về chăm sóc

Tỷ lệ đồng ý và rất đồng ý với quan điểm NBTTPL cần được khám và lĩnh thuốc định kỳ, cần được uống thuốc theo chỉ dẫn rất cao, lần lượt là 97% và 96%. Trong khi đó, quan điểm về giúp đỡ NBTTPL làm vệ sinh cá nhân hàng ngày, hòa nhập xã hội qua lao động và sinh hoạt lại có tỷ lệ đồng ý thấp hơn đáng kể, chỉ trên 60%.

Phỏng vấn sâu CBYT phụ trách chương trình CSSKTT tại xã cho thấy NCSC chưa chú trọng đến việc cho NBTTPL hòa nhập cộng đồng. Họ cho rằng NBTTPL không đảm bảo hiệu quả của công việc, thậm chí còn gây phiền toái.

Tỷ lệ NCSC có thái độ về bệnh và quan điểm chăm sóc NBTTPL tại nhà đúng chỉ chiếm 51%.

3.4. Thực hành chăm sóc NBTTPL tại nhà

Thực hành chăm sóc của NCSC theo nội dung chương trình CSSKTTCĐ như đưa NB đi khám và lĩnh thuốc đúng ngày tại trạm Y tế chiếm 91%; cho NB uống thuốc theo chỉ dẫn (90%); cho NB uống đúng thuốc (88%), đúng liều (85%), đúng thời gian (67%); giúp người bệnh vệ sinh cá nhân hàng ngày (67%). Nhưng nội dung giúp NB tham gia lao động hòa nhập cộng đồng, giúp NB sinh hoạt xã hội hòa nhập cộng đồng chiếm tỷ lệ thấp hơn, lần lượt là 60% và 39%.

45%

55%

Đạt Chưa đạt

21 23 4

4 3

76 73 62

64 61

2 3 11

6 8

1 1 20

26 27

3 1

Cần được khám Và lĩnh thuốc định kỳ

Tỷ lệ %

Rất đồng ý Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Rất không đồng ý Cần được tham gia sinh

hoạt xã hội hòa nhập

Cần được giúp đỡ làm VS cá nhân hàng ngày Cần được uống thuốc đều, đúng theo chỉ dẫn Cần được LĐ hòa nhập

(6)

6

Hình 3. Kết quả thực hành của NCSC về chăm sóc NBTTPL tại nhà Hình 3 cho thấy tỷ lệ NCSC thực hành CSNBTTPL tại nhà đạt chỉ chiếm 45%.

3.5. Một số yếu tố liên quan đến thực hành CSNBTTPL tại nhà

Bảng 3. Mô hình hồi qui đa biến dự đoán một số yếu tố liên quan đến thực hành CSNBTTPL tại nhà

Yếu tố trong mô hình hồi quy

(Biến độc lập)

Hệ số hồi quy Beta (SE)

OR hiệu chỉnh (95%CI)

Giới tính

Nam* --- 1

Nữ -0,11 (0,55) 0,89 (0,30-2,62)

(7)

7

Nhóm tuổi

≥ 65 tuổi * --- 1

< 65 tuổi -0,75 (0,72) 2,12 (0,51-8,70)

Nhóm trình độ học vấn

≤ Tiểu học* --- 1

≥ THCS 0,33 (0,73) 1,40 (0,34-5,82)

Nhóm nghề nghiệp

Nông dân* --- 1

Khác 0,36 (0,53) 1,43 (0,50-4,06)

Kinh tế hộ gia đình

Nghèo* --- 1

Không nghèo 0,79 (0,58) 2,21 (0,74-6,59)

Kiến thức chăm sóc

Chưa đạt* --- 1

Đạt 1,81 (0,49) 6,13 (2,34-16,05)

Thái độ chăm sóc

Chưa đúng* --- 1

Đúng 0,04 (0,48) 1,05 (0,41-2,68)

Cỡ mẫu phân tích N=100 ; * = Nhóm so sánh

Kiểm định tính phù hợp bằng mô hình hồi quy (Hosmer-Lemeshow goodness-of-fit) χ2 = 8,95; df = 8; P = 0,35

--- = Không áp dụng

Khi đưa đồng thời 7 nhóm biến: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế hộ gia đình, kiến thức về chăm sóc, thái độ chăm sóc vào mô hình hồi quy Logistic để dự đoán các yếu tố nguy cơ đến thực hành chăm sóc, kết quả cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biến kiến thức chăm sóc và thực hành CSNBTTPL của NCSC với OR= 6,13; CI95(2,34-16,05).

(8)

8

4. BÀN LUẬN

Đến nay, qua tìm hiểu chúng tôi thấy những NC về kiến thức, thái độ và thực hành của người chăm sóc NBTTPL tại nhà còn rất ít. Đây là một nghiên cứu còn mới tại Việt Nam và cả trên thế giới. Kết quả NC cho thấy tỷ lệ khá cao NCSC không biết các dấu hiệu của bệnh TTPL.

Kiến thức về chăm sóc của người chăm sóc chính NBTTPL đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các nội dung CSNBTTPL tại nhà, NCSC có kiến thức tốt về chăm sóc thì mới đưa NB đi khám và lĩnh thuốc định kỳ, cho NB uống thuốc đều và đúng theo chỉ dẫn, giúp NB vệ sinh cá nhân hàng ngày, giúp NB tham gia lao động và sinh hoạt xã hội hòa nhập cộng đồng.

Từ đó, NB sẽ hòa nhập cộng đồng và giảm tái phát bệnh. Trong nghiên cứu này chỉ ra rằng: tỷ lệ NCSC biết được NBTTPL cần được giúp vệ sinh cá nhân hàng ngày và giúp NB tham gia sinh hoạt xã hội để hòa nhập cộng đồng là rất thấp. NCSC chỉ quan tâm đến việc cho NBTTPL uống thuốc đều và theo chỉ dẫn. Do đó, tuyên truyền và hướng dẫn nhằm nâng cao hiểu biết toàn diện về các nội dung CSNBTTPL là hết sức quan trọng.

NCSC hiểu đặc điểm của bệnh TTPL, đồng thời có thái độ đúng thì sẽ thông cảm và CSNB tốt hơn. Qua nghiên cứu, tỷ lệ NCSC có thái độ đúng chỉ là 51%. Quan điểm ủng hộ cần cho NBTTPL hiểu rõ bệnh của mình, NBTTPL cần được giúp đỡ vệ sinh hàng ngày, tham gia lao động, sinh hoạt xã hội hòa nhập cộng đồng lại thấp. Đây cũng là vấn đề mà y tế địa phương cần lưu ý, vì khi NBTTPL hiểu rõ bệnh của mình thì chính bản thân NB sẽ tự nguyện uống thuốc hàng ngày và như vậy tỷ lệ tái phát bệnh sẽ giảm. Trong thời gian tới địa phương cần TT-GDSK hơn nữa để nâng cao thái độ cho NCSC về cách CSNBTTPL tại nhà, đặc biệt giúp họ thay đổi quan niệm về chăm sóc để NB có thể tham gia các hoạt động hòa nhập cộng đồng.

Nghiên cứu định tính cũng cho kết quả khá nhất quán với kết quả định lượng, NCSC tại địa bàn nghiên cứu có thái độ chưa thật khả quan đối với NBTTPL. Nhiều người cho rằng: NBTTPL tham gia lao động và sinh hoạt xã hội hòa nhập cộng đồng thì không hiệu quả trong công việc mà còn gây ra những phiền toái cho gia đình và cộng đồng. Do vậy, giáo dục nâng cao thái độ của NCSC về bệnh và cách chăm sóc là cần thiết.

Tỷ lệ NCSC chỉ chú trọng đến việc thực hành cho NB uống thuốc; giúp vệ sinh cá nhân hàng ngày; đưa NB đi khám và lĩnh thuốc là khá cao. Trong khi đó, các hoạt động giúp NB tái hòa nhập cộng đồng lại rất thấp. Điều này cũng phù hợp với kiến thức chăm sóc NBTTPL tại nhà của NCSC.

Tỷ lệ NB được đưa đi khám và lĩnh thuốc là 91%; NB được uống thuốc theo đúng chỉ dẫn là 90% . Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Hồ Xuân năm 2001 tại xã Phú Lâm- Tiên Du- Bắc Ninh, tương ứng chỉ là 74,5% và 84,3% [5]. Có thể nói, Y tế địa phương đã rất cố gắng để giúp NCSC hiểu được tầm quan trọng của việc đưa NB đi khám và cho NB uống thuốc. Tuy nhiên, trong thời gian tới vẫn cần tiếp tục duy trì và tăng cường để đảm bảo 100% NBTTPL được đi khám và lĩnh thuốc, uống thuốc.

Tỷ lệ giúp NB vệ sinh cá nhân hàng ngày theo NC của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Hồ Xuân năm 2001 tại xã Phú Lâm- Tiên Du- Bắc Ninh (67% so với 74,5%) [5]. Khác biệt này có thể do sự khác nhau về điều kiện kinh tế mà những NCSC tại địa bàn NC của chúng tôi ngoài công việc CSNB ra thì có thể họ còn phải đi làm nhiều hơn. Vì vậy, điều kiện giúp NB làm vệ sinh cá nhân NBTTPL ít hơn.

(9)

9

So sánh với nghiên cứu của Hồ Xuân năm 2001 tại xã Phú Lâm- Tiên Du- Bắc Ninh thì tỷ lệ giúp NB hòa nhập cộng đồng như tham gia lao động của NC chúng tôi cao hơn (60% so với 47,1%) nhưng tỷ lệ sinh hoạt xã hội thấp hơn (39% so với 43,1%) [5]. Qua kết quả NC định tính cho thấy CSNBTTPL hết sức vất vả, nhiều việc phải làm khi chăm sóc và hoạt động này của NCSC vẫn mang tính chất “kinh nghiệm”. Dựa vào các phát hiện của NC, chúng tôi cho rằng các hoạt động hỗ trợ cần được chú trọng hơn nữa để giúp NBTTPL hòa nhập cộng đồng, tham gia sinh hoạt xã hội.

Tỷ lệ NCSC thực hành đạt trong NC của chúng tôi chiếm 45% (hình 3). So sánh với nghiên cứu của Hồ Xuân năm 2001 tại xã Phú Lâm- Tiên Du- Bắc Ninh thì tỷ lệ NCSC thực hành đạt của NC chúng tôi thấp hơn (45% so với 80,4%) [5]. Sự khác nhau này có thể là do NC ở 2 thời điểm khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau và cách đánh giá cũng khác nhau.

Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa kiến thức chăm sóc với thực hành chăm sóc.

Những người có kiến thức về chăm sóc chưa đạt sẽ có nguy cơ thực hành không đạt cao gấp 6 lần so với người có kiến thức đạt. Vì vậy, giáo dục để nâng cao kiến thức về chăm sóc NBTTPL tại nhà cho NCSC sẽ góp phần nâng cao thực hành chăm sóc NBTTPL trong thời gian tới.

5. KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sau:

- Tiếp tục các hoạt động truyền thông, đa dạng các hình thức truyền thông và hướng dẫn CSNBTTPL trực tiếp;

- Thành lập những nhóm NCSC để họ có thể trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ nhau;

- Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng nên tăng cường đội ngũ cộng tác viên (y tế thôn, Hội viên Chữ thập đỏ,...) đến tận nhà các NBTTPL để giám sát và tư vấn theo nhu cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phòng Y tế huyện Bình Xuyên (2009), Báo cáo kết quả thực hiện công tác Y tế năm 2009 và phương hướng kế hoạch năm 2010.

2. Nguyễn Viết Thiêm (2000), Bệnh Tâm thần phân liệt những hiểu biết cơ bản về điều tri, chăm sóc, quản lý và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, Chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng, Hà Nội.

3. Nguyễn Viết Thiêm (2006), Chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng cho các bệnh loạn thần nặng mãn tính, Ngành tâm thần học Việt Nam, Hà Nội.

4. Nguyễn Minh Tuấn (2004), Các rối loạn tâm thần: Chẩn đoán & điều trị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Hồ Xuân (2001), Đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2001, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Hệ thống lại được các kiến thức đã học về chủ đề thực vật và động vật, tên, các bộ phận, lợi ích, chăm sóc, giữ an toàn1. - Những việc nên làm để chăm sóc