• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG DƯA LÊ TẠI HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG DƯA LÊ TẠI HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI "

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG DƯA LÊ TẠI HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

Lê Thị Minh Thảo*, Nguyễn Thị Tần, Lưu Thị Cúc, Đỗ Văn Hải Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai

TÓM TẮT

Đánh giá 4 giống dưa lê trong vụ Xuân Hè năm 2017 tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, bao gồm 4 giống dưa lê Kim Cô Nương, Kim Hoàng Hậu, Ngân Huy và Ngân Hương. Kết quả cho thấy các giống tham gia thí nghiệm có đặc điểm hình thái như: Hình thái quả, đường kính quả, khối lượng quả, màu sắc quả, màu sắc thịt quả... phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Các giống tham gia thí nghiệm có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh khá, năng suất cao đạt 20,0 - 35,2 tấn/ha.

Từ khoá: Giống dưa lê; năng suất; diện tích; nhà lưới; Lào Cai.

Ngày nhận bài: 16/11/2018; Ngày hoàn thiện: 19/12/2018; Ngày duyệt đăng: 31/12/2018

EVALUATING THE LIVELIHOOD, DEVELOPMENT AND YIELD OF SOME MELON VARIETIES IN BAT XAT DISTRICT, LAO CAI PROVINCE

Le Thi Minh Thao*, Nguyen Thi Tan, Luu Thi Cuc, Do Van Hai Thai Nguyen University - Lao Cai Campus

ABSTRACT

Evaluation was carried out on growth, development and yield of four melon varieties, including two Honeydew melons and two Golden honeydew melons in Bat Xat districts, Lao Cai povince in 2017 spring – summer season. The results show that all of varieties have morphological characteristics as diameter of fruit, weight of fruit, colour of fruit of skin meeting the consumers’s preference. These varieties show good growth potential, high pest resistance, yield of 20.0 to 35.2 tons/ha.

Keywords: Acreage, net house,melon varieties, yield, Lao Cai.

Received: 16/11/2018; Revised: 19/12/2018; Approved: 31/12/2018

* Corresponding author. Email: thaoltm@tnu.edu.vn

(2)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dưa lê (Cucumis melon L) thuộc họ bầu bí là loại rau ăn quả có chất lượng, giá trị kinh tế cao, đánh giá tại nhiều tỉnh trồng dưa cho thấy hiệu quả kinh tế cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa.

Tỉnh Lào Cai có diện tích trồng dưa lê nhỏ, trước kia người dân chủ yếu trồng dưa leo, dưa chuột, một diện tích nhỏ trồng dưa lê quả nhỏ, là các giống địa phương. Dưa lê quả nhỏ, không được ngọt nên nhu cầu ăn dưa của người dân không cao. Hầu hết dưa trên thị trường là các giống dưa được thu mua từ nơi khác về với giá tương đối cao.

Một số năm gần đây người dân tỉnh Lào Cai mới bắt đầu trồng thử một số giống dưa mới, quy trình kỹ thuật áp dụng chưa được phù hợp nên sản phẩm quả nhỏ, mẫu mã không đẹp, năng suất, chất lượng chưa được cao. Vì vậy, nhu cầu cần lựa chọn một giống thích hợp, chất lượng, có quy trình trồng và chăm sóc thích ứng được điều kiện của tỉnh Lào Cai.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu nghiên cứu gồm 4 giống dưa lê Kim Hoàng Hậu, Kim Cô Nương, dưa Ngân Huy và dưa Ngân Hương (đối chứng).

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCBD. Nhắc lại 3 lần, diện tích ô thí nghiệm 10m x 1,2m = 12m2. Mật độ trồng, hàng cách hàng 60 cm, cây cách cây 60 cm [2].

Dưa được trồng trong nhà lưới, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, ni lông phủ mặt luống, sử dụng các loại phân hữu cơ, phân bón lá sinh học Fusa, Phân tưới nhỏ giọt…

Các chỉ tiêu theo dõi

Thời gian (ngày) từ gieo đến mọc, thời gian từ mọc - trồng, thời gian từ mọc đến ra hoa đực, cái, thời gian từ mọc đến thu quả đầu tiên, thời gian kết thúc thu. Các chỉ tiêu được

tính từ khi 50% số cây trong ô thí nghiệm thể hiện các đặc tính trên.

Một số các chỉ tiêu quả được đo đếm và đánh giá bằng mắt thường gồm Màu sắc vỏ quả, màu sắc thịt quả đường kính quả (cm), bề dày thịt quả (cm), dày vỏ quả (cm), độ Brix.

Chỉ tiêu năng suất (tấn/ha) và các yếu tố năng suất gồm: số quả/cây (quả), khối lượng trung bình quả (gam).

Tình hình sâu bệnh hại được đánh giá bằng bệnh héo xanh vi khuẩn và mức độ nhiễm bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis Berk and Curt).

Mức độ bệnh được đánh giá dựa theo tỉ lệ lá bị nhiễm để đánh giá theo thang điểm từ 0-5.

Các cấp bệnh gồm: cấp 0: cây không bị bệnh;

cấp 1: có vết bệnh đến <10% diện tích lá bị bệnh; Cấp 2: có vết bệnh 10% đến 25% diện tích lá bị bệnh; Cấp 3: có vết bệnh 25% đến

<50% diện tích lá bị bệnh; cấp 4: có vết bệnh 50% đến <75% diện tích lá bị bệnh; cấp 5: có vết bệnh từ 75% diện tích lá bị bệnh trở lên.

Tỷ lệ bệnh héo do vi khuẩn Erwnia sp (%).

Tỷ lệ bệnh (%) = Tổng số cây bị nhiễm/Tổng số cây theo dõi x 100.

Phương pháp xử lý số liệu

Phần mềm bảng tính Exel và phân tích Anova bằng phần mềm IRRISTAT 5.0

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

Sinh trưởng và phát triển của cây trồng là kết quả tổng hợp các quá trình sinh lý trong cây như quang hợp, hô hấp, sự vận chuyển và phân phối chất hữu cơ trong cây… Các quá trình sinh lý này diễn ra một cách đồng thời và luôn có mối quan hệ khăng khít ràng buộc lẫn nhau, kết quả của hoạt động đó làm cây lớn lên, ra hoa, kết quả rồi già và chết đi. Những biểu hiện trên được gọi là quá trình sinh trưởng và phát triển của cây [1]. Tất cả các giống nghiên cứu đều có thời gian thu quả ngắn từ 63-66 ngày, đây là yếu tố rất quan trọng trong việc sắp xếp bố trí luân canh cây trồng.

(3)

Bảng 1. Thời gian sinh trưởng của các giống dưa lê

Đơn vị tính: Ngày Giống

Giai đoạn vươn ươm Giai đoạn ngoài ruộng sản xuất Từ gieo

đến mọc

Từ mọc

Hoa đực Hoa cái Thu

quả Kết thúc thu quả Lá thật Trồng

Ngân Huy 2 4 12 30 33 56 63

Kim Cô Nương 2 4 13 29 35 60 66

Kim Hoàng Hậu 2 5 13 29 36 61 64

Ngân hương ĐC 2 4 12 30 34 58 64

Một số đặc điểm về quả

Đặc điểm về quả là vô cùng quan trọng, yêu cầu quả to, căng mọng, màu sắc quả đẹp. Kết quả ở bảng 2 mô tả nhận định này.

- Đường kính quả: các giống dưa nghiên cứu có đường kính quả biến động từ 5,2 – 11,6 cm được phân thành hai loại quả to và quả nhỏ với 2 dạng quả chính là ô van, tròn dẹt. Giống có đường kính quả thấp nhất là giống đối chứng Ngân Hương (5,2cm), thuộc giống quả nhỏ tiếp theo là giống dưa Ngân Huy (5,3 cm), giống Kim Hoàng Hậu thuộc dạng quả to, có đường kính 18,5cm, to hơn so với đối chứng 0,7cm.

- Độ dày thịt quả, độ dày vỏ quả:

Thịt quả là bộ phận sử dụng, là yếu tố quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Kết quả nghiên cứu trên 4 giống dưa cho thấy độ dày

thịt quả dày lớn nhất là giống Kim Hoàng Hậu 2,0 cm, tiếp theo là giống Kim Cô Nương (1,9cm). Các giống nghiên cứu đều có độ dày thịt quả dày hơn so với đối chứng.

Độ dày vỏ quả liên quan tới khả năng bảo quản, vận chuyển. Các giống thí nghiệm đều có độ dày vỏ quả lớn ở mức độ trung bình, không quá dày, dao động 0,12 - 0,20 cm.

Đây là đặc điểm tốt quyết định đến phẩm chất của quả.

- Độ Brix:

Độ Brix quyết định đến chất lượng của quả ăn tươi, các loại dưa nghiên cứu đều có hàm lượng đường cao từ 15,3-16,7. Quả ngọt, đặc biệt là giống Ngân Huy có độ ngọt 17,2, tiếp theo là giống Kim Hoàng Hậu 16,7 đều cao hơn so với đối chứng.

Bảng 2. Đặc điểm quả của các giống dưa lê

Giống Đường

kính quả (cm)

Chiều cao

quả (cm) Độ dày thịt

quả (cm) Hình dạng

quả Độ dày vỏ

quả (cm) Độ Brix

Ngân Huy 5,3±0,7 5,5±0,8 1,2±0,1 Tròn dẹt 0,18 17,2±9

Kim Cô Nương 15,3±1,3 17,2±0,5 1,9±0,1 Ovan 0,12 15,3±1,6 Kim Hoàng Hậu 11,6±0,6 18,5±0,7 2,0±0,2 Ovan 0,14 16,7±1,3 Ngân Hương ĐC 5,2±1,0 4,9±1,2 1,1±0,2 Tròn dẹt 0,20 15,7±1,7

CV(%) 3,25 6,82 2,7 2,50 2,60

LSD.05 4,02 2,20 1,02 0,10 2,20

Bảng 3. Một số đặc điểm hình thái quả

Giống Màu sắc vỏ quả Màu sắc thịt quả Độ giòn Hương thơm

Ngân Huy Trắng Trắng xanh Giòn Thơm

Kim Cô Nương Vàng Trắng Giòn Ít thơm

Kim Hoàng Hậu Vàng Hồng Giòn Thơm

Ngân Hương ĐC Trắng Trắng xanh Giòn Thơm

(4)

- Màu sắc quả

Màu sắc vỏ quả và màu sắc thịt quả là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hình dạng bề ngoài, bên trong và độ hấp dẫn của giống. Màu sắc của các giống nghiên cứu có 2 màu, trắng và vàng. Màu vỏ quả đẹp, hấp dẫn.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Hai yếu tố cấu thành năng suất quan trọng nhất đó là số quả trên cây và khối lượng trung bình quả.

- Số quả trên cây:

Đối với giống Ngân Hương và Ngân Huy thì thông thường cắt ngọn và để 5-6 quả, to nhỏ khác nhau, giống Ngân Huy có số quả 5,6 quả/cây. Giống quả to Kim Hoàng Hậu, Kim Cô Nương có số quả 1,5 quả/cây và 1,4 quả/cây. Sau khi thụ phấn, đậu quả, cắt tỉa và chỉ để lại 1-2 quả để nhằm tập trung dinh dưỡng, năng suất cho cây.

Điều kiện khí hậu thuận lợi, quá trình chăm sóc tốt, nên các cây thí nghiệm đều sinh trưởng, phát triển tốt, các giống đều có tỷ lệ ra hoa, đậu quả cao, quả sinh trưởng ổn định.

- Khối lượng trung bình quả

Khối lượng quả cùng với số quả trên cây trực tiếp quyết định đến năng suất của cây. Khối lượng trung bình quả của các giống nghiên cứu dao động từ 0,4-1,7 kg. Giống dưa Ngân

Huy có trọng lượng quả 0,45 kg/quả, cao hơn đối chứng. Giống Kim Hoàng Hậu có khối lượng quả cao đạt 1,7kg.

- Năng suất lý thuyết

Có sự chênh lệch về năng suất lý thuyết của các giống tham gia thí nghiệm, dao động trong khoảng 32,8-54,5 tấn/ha. Trong đó, giống Kim Hoàng Hậu cho năng suất lý thuyết cao nhất là 54,5 tấn/ha, giống cho năng suất lý thuyết thấp nhất là Ngân Huy năng suất đạt 32,8 tấn/ha, giống này có năng suất lý thuyết thấp hơn so với đối chứng (Bảng 4).

- Năng suất thực thu

Năng suất thực thu của các giống là kết quả tổng hợp của cả quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Kết quả theo dõi cho thấy năng suất thực thu của các giống dao động trong khoảng 20,0 - 35,2 tấn/ha. Trong đó các giống Kim Hoàng Hậu đạt năng suất cao nhất 35,2 tấn cao hơn so với giống Kim Cô Nương quả to là 2,7 tấn, cao hơn so với đối chứng 15,2 tấn/ha.

Tình hình nhiễm sâu bệnh hại

Rệp hại: Rệp xuất hiện ở giai đoạn khi bắt đầu có quả, mức độ gây hại có sự khác nhau giữa các giống. Các giống đều xuất hiện rệp với mức độ khác nhau, giống Kim cô nương xuất hiện rệp nhiều nhất so với các giống.

Bảng 4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa lê vụ Xuân Hè 2017 Giống Số quả/cây Khối lượng trung bình

quả (kg) NS lý thuyết

(tấn/ha) NS thực thu (tấn/ha)

Ngân Huy 5,6±0,5 0,45±0,08 32,8 25,3

Kim Cô Nương 1,4±0,7 1,5±0,18 48,7 32,5

Kim Hoàng Hậu 1,5±0,5 1,7±0,12 54,5 35,2

Ngân Hương ĐC 5,2±0,7 0,40±0,15 35,0 20,0

CV% 7,1

LSD0,05 4,1

Bảng 5. Tình hình sâu bệnh hại các giống dưa lê vụ Xuân Hè năm 2017

Giống Rệp Bệnh sương mai Bệnh héo xanh vi khuẩn (%)

Ngân Huy 2 1 1,5

Kim Cô Nương 3 2 2,7

Kim Hoàng Hậu 1 1 1,8

Ngân Hương ĐC 2 1 7,3

Ghi chú: 0: không nhiễm bệnh; 1: Nhiễm bệnh rất nhẹ; 2: Nhiễm bệnh trung bình; 3: Nhiễm bệnh nặng; 4:

Nhiễm bệnh rất nặng.

(5)

Bệnh sương mai: Bảng số liệu cho thấy các giống tham gia thí nghiệm đều ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng đến năng suất của cây.

Bệnh héo xanh vi khuẩn: Vụ Xuân Hè năm 2017 bệnh héo xanh vi khuẩn của các giống từ 1,5 đến 7,5%, giống bị nặng nhất là giống đối chứng Ngân Huy. Các giống nghiên cứu có bệnh xuất hiện khi cây đã đậu quả, tuy nhiên do mức độ không quá nặng nên không ảnh hưởng đến năng suất của cây.

KẾT LUẬN

Các giống dưa lê có thời gian sinh trưởng 63- 66 ngày, phù hợp trong việc bố trí công thức luân canh tăng vụ.

Các giống tham gia thí nghiệm có đặc điểm hình thái quả: đường kính quả, trọng lượng quả, độ dày thịt quả, màu sắc quả...phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng

Trong điều kiện vụ xuân hè, xuất hiện một số loại rệp, bệnh sương mai, bệnh héo xanh vi khuẩn, tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Các giống tham gia thí nghiệm được đánh giá là có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

Các giống tham gia thí nghiệm thể hiện khả năng sinh trưởng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh khá, năng suất của các giống đều cao hơn so với đối chứng từ 5,3 đến 15,2 tấn/ha. Giống Kim Hoàng Hậu có năng suất cao đạt 35,2 tấn/ha. Các giống có chất lượng tốt, đặc biệt giống Kim Hoàng Hậu có vỏ quả vàng và ruột quả hồng rất bắt mắt và có độ ngọt cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (2000), Giáo trình sinh lý thực vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng (2006), Giáo trình phương pháp thí nghiệm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

(6)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

TT Tên giống Đặc điểm thân Đặc điểm lá Đặc điểm hoa Đặc điểm vỏ quả 1 TN-156 Thân đứng Hình tim, xẻ thuỳ sâu Màu vàng tươi Màu vàng tươi 2 Nong Hxup Ae

Vì vậy, Chúng tôi tiến hành thực hiện nhiệm vụ: Nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hạt và sinh trưởng của cây Tam thất (Panax pseudoginseng Wall) giai đoạn vườn ươm

Những nghiên cứu ban đầu cho thấy cam Sành không hạt LĐ06 ghép trên gốc chanh Volca có khả năng sinh trưởng phát triển tốt hơn so với khi ghép trên gốc

Cũng giống như các chỉ tiêu cấu thành năng suất, công thức phân bón PB4 với lượng phân bón lớn, làm cho cây phát triển thân lá tốt, khả năng chống chịu sâu

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa nếp cạn đặc sản Đổng Đẹo Bụt (Đẩy Đẹo Bụt) canh tác trên đất cạn không chủ động nước

Đƣờng kính cành hoa của các giống hoa đồng tiền trồng trên nền giá thể khác nhau có sự chênh lệch không đáng kể, sự sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy

Qua kết quả bảng 1 cho thấy, ảnh hưởng của thời điểm trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen tại các công thức thí nghiệm qua các giai đoạn sinh

Ngày nhận bài: 24/02/2021 Do chưa có nhiều nghiên cứu về những biện pháp kỹ thuật trong việc trồng cây Thạch đen cho năng suất và chất lượng cao, nên nghiên cứu