• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Hóa 10 Bài 39: Luyện tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Hóa 10 Bài 39: Luyện tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 39: Luyện tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Kiến thức cần nắm vững:

1. Tốc độ phản ứng

- Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một chất trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:

+ Nồng độ: Tăng nồng độ chất phản ứng → tốc độ phản ứng tăng (trừ một số ngoại lệ).

+ Áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, tăng áp suất → tốc độ phản ứng tăng.

+ Nhiệt độ: Tăng nhiệt độ → tốc độ phản ứng tăng (trừ một số ngoại lệ).

+ Diện tích tiếp xúc: Tăng diện tích tiếp xúc của chất phản ứng → tốc độ phản ứng tăng + Chất xúc tác: Tùy từng phản ứng, chất xúc tác giúp tăng tốc độ phản ứng.

2. Cân bằng hóa học

- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch bằng nhau.

3. Sự chuyển dịch cân bằng

- Nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng, khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học:

+ Khi tăng nồng độ một chất (trừ chất rắn) trong cân bằng thì cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng làm giảm nồng độ chất đó và ngược lại.

(2)

+ Khi tăng áp suất chung của hệ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng có số mol khí ít hơn và ngược lại. Nếu hệ phản ứng có số phân tử khí ở phản ứng thuận bằng số phân tử khí ở phản ứng nghịch thì sự thay đổi áp suất không làm chuyển dịch cân bằng.

+ Khi tăng nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều của phản ứng thu nhiệt và ngược lại.

Lưu ý: Chất xúc tác không có tác dụng làm chuyển dịch cân bằng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

A. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. cân bằng không bị chuyển dịch. cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. phản ứng dừng lại. cân bằng chuyển dịch theo

Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ,

b) Nêu đơn vị của tốc độ phản ứng trong trường hợp này. Thời gian của phản ứng tăng, nồng độ dung dịch chất tăng.. ⇒ Đồ thị này mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời

Bơm N 2 hoặc CO 2 vào túi đựng thực phẩm trước khi đóng gói nhằm mục đích đẩy bớt oxygen ra ngoài (làm giảm nồng độ oxygen trong túi) ⇒ Giảm tốc độ phản ứng oxi

Đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian gọi là tốc độ phản ứng. Đưa lưu

- Nước ngăn khí oxi tiếp xúc với chất cháy đồng thời hạ thấp nhiệt độ xuống dưới điểm cháy. - Cát ngăn khí oxi tiếp xúc với chất cháy. khi áp suất tăng, tốc độ phản

Dung dịch HCl phản ứng đƣợc với tất cả các kim loại trong nhóm nào sau đây.. Axit sunfuric loãng tác dụng với Fe tạo thành sản

 Nguyên lí chuyển dịch cân bằng (Lơ satơliê) : Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng , khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi (nồng độ , nhiệt độ