• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 1: dia-k7-chu-de-thang-9_129202116

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 1: dia-k7-chu-de-thang-9_129202116"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THPT chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định

HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP MÔN: ĐỊA LÍ 7

---o0o---

CHỦ ĐỀ 1: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG Bài 1: DÂN SỐ.

I. Thời gian thực hiện: tuần 1 (6/9-11/9) II. Nội dung cần tìm hiểu:

- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới.

- Giải thích được nguyên nhân của việc gia tăng dân số quá nhanh.

- Đọc được biểu đồ quy mô dân số thế giới.

III. Hướng dẫn tìm hiểu:

- Tự nghiên cứu: đọc SGK địa lí 7 từ trang 3 đến trang 6 (có thể tham khảo SGK điện tử của NXB GD) và tập bản đồ Địa lí 7, trả lời các câu hỏi in nghiêng bài, luyện đọc tháp dân số, biểu đồ dân số thế giới.

- Trong quá trình tìm hiểu kiến thức, đối chiếu với trọng tâm kiến thức giáo viên cung cấp để bổ sung kiến thức (mục IV).

- Làm bài tập để củng cố kiến thức: bài 2 SGK trang 6.

IV. Nội dung chính:

1. Dân số, nguồn lao động:

- Dân số là tổng số dân sinh sống ở 1 địa điểm, 1 lãnh thổ, 1 quốc gia trong 1 thời gian cụ thể.

- Điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động của một địa phương, một quốc gia...

- Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số qua giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của một địa phương hay 1 quốc gia.

2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỷ XIX và thế kỷ XX:

- Nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực KT-XH, y tế nên DS thế giới tăng nhanh trong hai thế kỉ gần đây.

3. Bùng nổ dân số:

- Bùng nổ DS là sự gia tăng DS tự nhiên nhanh và đột ngột, xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân của DS thế giới lên đến 2,1%, chủ yếu ở các nước đang phát triển.

(2)

- Bằng các chính sách DS và phát triển KT-XH, nhiều nước đã hạ thấp được tỉ lệ gia tăng DS hợp lí.

Bài 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI.

I. Thời gian thực hiện: tuần 1 (6/9-11/9) II. Nội dung cần tìm hiểu:

- Trình bày được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới.

- Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và Ơ-rô-pê-ô-it về hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.

- Quan sát và phân tích lược đồ phân bố dân cư thế giới để biết được sự phân bố dân cư thế giới.

III. Hướng dẫn tìm hiểu:

- Tự nghiên cứu: đọc SGK địa lí 7 từ trang 7 đến trang 9 (có thể tham khảo SGK điện tử của NXB GD) và tập bản đồ, đọc hình 2.1 trang số 7 trả lời các câu hỏi in nghiêng bài.

- Trong quá trình tìm hiểu kiến thức, đối chiếu với trọng tâm kiến thức giáo viên cung cấp để bổ sung kiến thức (mục IV).

- Làm bài tập để củng cố kiến thức: bài 2 SGK trang 9.

IV. Nội dung chính:

1. Sự phân bố dân cư.

- Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều.

+ Tập trung đông ở những đồng bằng, những đô thị, những nơi có khí hậu tốt...

+ Dân cư thưa thớt: vùng núi, vùng sâu, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc…

- Mật độ dân số: là số dân cư trung bình sống trên một đơn vị diện tích.

MĐDS = số dân/diện tích (người/km2) 2. Các chủng tộc.

- Dân cư thế giới thuộc 3 chủng tộc chính:

+ Môngôlôit: Chủ yếu ở Châu Á.

+ Ơrôpêôit: Chủ yếu ở Châu Âu và Châu Mĩ.

+ Nêgrôit: Chủ yếu ở Châu Phi.

- Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các chủng tộc đã dần dần chung sống khắp mọi nơi trên Trái đất.

(3)

Bài 3: QUẦN CƯ – ĐÔ THỊ HOÁ.

I. Thời gian thực hiện: tuần 2 (13/9-18/9) II. Nội dung cần tìm hiểu:

- So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.

- Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới.

- Biết một số siêu đô thị trên thế giới.

-Xác định trên bản đồ, lược đồ “Các siêu đô thị trên thế giới”.

III. Hướng dẫn tìm hiểu:

- Tự nghiên cứu: đọc SGK địa lí 7 từ trang 10 đến trang 12. (có thể tham khảo SGK điện tử của NXB GD) và tập bản đồ, đọc hình 3.3 trang số 11 trả lời các câu hỏi in nghiêng bài.

- Trong quá trình tìm hiểu kiến thức, đối chiếu với trọng tâm kiến thức giáo viên cung cấp để bổ sung kiến thức (mục IV).

- Làm bài tập để củng cố kiến thức: bài 2 SGK trang 12.

IV. Nội dung chính:

1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị.

- Khái niệm quần cư: Dân cư sống quần tụ lại ở một nơi, một vùng.

- Quần cư đô thị: nhà cửa quây quần thành phố xá, mật độ dân số cao, dân cư hoạt động chủ yếu trong ngành công nghiệp và dịch vụ.

- Quần cư nông thôn: Nhà cửa quây quần thành thôn, xóm, làng, bản; mật độ dân số thấp;

dân cư chủ yếu hoạt động trong nông, lâm, ngư nghiệp.

2. Đô thị hóa, siêu đô thị

- Đô thị xuất rất sớm và phát triển mạnh nhất ở thế kỷ XIX là lúc công nghiệp phát triển.

- Các siêu đô thị ngày càng phát triển ở các nước đang phát triển ở Châu Á và Nam Mỹ.

- Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, hiện nay tỉ lệ dân thành thị chiếm 54% dân số thế giới.

- Đô thị hóa có nhiều tích cực (phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống…) nhưng cũng có nhiều hậu quả (ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên…).

Bài 4: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI I. Thời gian thực hiện: tuần 2 (13/9-18/9)

II. Nội dung cần tìm hiểu:

- Nắm được khái niệm mật độ dân số và sự phân bố dân số không đồng đều trên thế giới . - Khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị ở châu Á .

(4)

III. Hướng dẫn tìm hiểu:

Đọc lại các hình 3.3, 4.4 sgk trang 11 và 14 để xác định các siêu đô thị, phân bố dân cư không đều…

CHỦ ĐỀ 2: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG

Bài 5: ĐỚI NÓNG, MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM I. Thời gian thực hiện: tuần 3 (20/9 - 25/9)

II. Nội dung cần tìm hiểu:

- Xác định được vị trí đới nóng trên thế giới và các kiểu môi trường trong đới nóng.

- Trình bày được đặc điểm môi trường xích đạo ẩm.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.

III. Hướng dẫn tìm hiểu:

- Đọc SGK trang 15 đến 18 trả lời các câu hỏi in nghiêng.

- Đọc biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Xingapo (hình 5.2):

+ Đường màu đỏ thể hiện nhiệt độ trong năm, ở từng tháng chiếu qua cột giá trị bên phải.

+ Cột màu xanh thể hiện lượng mưa, độ cao cột là giá trị từng tháng, chiếu qua giá trị bên trái.

- Đọc hình 5.3,5.4 để miêu tả cảnh quan rừng rậm cuả môi trường xích đạo ẩm.

- Trong quá trình tìm hiểu kiến thức, đối chiếu với trọng tâm kiến thức giáo viên cung cấp để bổ sung kiến thức (mục IV).

- Làm bài tập 3,4 trang 18, 19.

IV. Nội dung chính:

I/ Đới nóng:

- Đới nóng nằm trải dài giữa 2 chí tuyến thành một vành đai liên tục bao quanh Trái Đất.

- Đới nóng gồm 4 kiểu môi trường: Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc.

II/ Môi trường xích đạo ẩm:

1. Giới hạn: Môi trường xích đạo ẩm chủ yếu nằm trong khoảng từ 50B- 50N.

2. Đặc điểm khí hậu: Khí hậu nắng nóng và mưa nhiều quanh năm.

3. Đặc điểm rừng:

- Rừng rậm rạp, xanh quanh năm.

(5)

- Rừng nhiều tầng, nhiều loại cây.

- Rừng có nhiều loài chim thú sinh sống.

Bài 6: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI

I. Thời gian thực hiện: tuần 3 (20/9 - 25/9) II. Nội dung cần tìm hiểu:

- Nắm được đặc điểm môi trường nhiệt đới và khí hậu của môi trường nhiệt đới.

- Nhận biết được cảnh quan của môi trường nhiệt đới là xavan hay đồng cỏ cao nhiệt đới.

- Củng cố và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu bản đồ, biểu đồ khí hậu.

III. Hướng dẫn tìm hiểu:

- Đọc SGK trang 20 đến 22 trả lời các câu hỏi in nghiêng.

- Đọc biểu đồ nhiệt độ lượng mưa (hình 6.1 và 6.2):

+ Đường màu đỏ thể hiện nhiệt độ trong năm, ở từng tháng chiếu qua cột giá trị bên phải.

+ Cột màu xanh thể hiện lượng mưa, độ cao cột là giá trị từng tháng, chiếu qua giá trị bên trái.

- Đọc hình 6.3,6.4 để miêu tả cảnh quan của môi trường nhiệt đới.

- Trong quá trình tìm hiểu kiến thức, đối chiếu với trọng tâm kiến thức giáo viên cung cấp để bổ sung kiến thức (mục IV).

- Làm bài tập 4 trang 22.

IV. Nội dung chính:

I/ Khí hậu nhiệt đới:

- Giới hạn: Từ 50B - chí tuyến Bắc và từ 50N - chí tuyến Nam.

- Khí hậu nóng (luôn trên 200C) và lượng mưa từ 500 – 1500 mm/năm và mưa tập trung vào một mùa.

- Càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt năm càng lớn.

- Có 2 mùa mưa, khô rõ rệt.

II/ Các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới:

- Cảnh quan: tiêu biểu là xavan (đồng cỏ). Càng về chí tuyến quan cảnh thay đổi từ rừng thưa sang đồng cỏ rồi cuối cùng là nửa hoang mạc.

- Đất: feralit đỏ vàng dễ bị xói mòn, rửa trôi nếu không được cây cối che phủ, canh tác hợp lý.

- Sông ngòi: có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn.

(6)

- Cây trồng: là cây lương thực và cây công nghiệp nên đây là một trong những khu vực đông dân của thế giới.

Bài 7: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA I. Thời gian thực hiện: tuần 4 (27/9 - 1/10)

II. Nội dung cần tìm hiểu:

- Nắm được nguyên nhân và đặc điểm của gió mùa ở Châu Á.

- Hiểu được môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đặc sắc và đa dạng ở đới nóng.

- Rèn luyện kỹ năng bản đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. Nhận biết khí hậu gió mùa thông quan lược đồ.

III. Hướng dẫn tìm hiểu:

- Đọc SGK trang 23 đến 25 trả lời các câu hỏi in nghiêng.

- Đọc bản đồ (hình 7.1 và 7.2): lược đồ gió mùa ở Đông Nam Á và Nam Á - Đọc hình 7.3, 7.4 để miêu tả cảnh quan của môi trường nhiệt đới.

+ Đường màu đỏ thể hiện nhiệt độ trong năm, ở từng tháng chiếu qua cột giá trị bên phải.

+ Cột màu xanh thể hiện lượng mưa, độ cao cột là giá trị từng tháng, chiếu qua giá trị bên trái.

- Trong quá trình tìm hiểu kiến thức, đối chiếu với trọng tâm kiến thức giáo viên cung cấp để bổ sung kiến thức (mục IV).

IV. Nội dung chính:

I/ Khí hậu:

- Vị trí: Nam Á và Đông Nam Á là khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa.

- Đặc điểm nổi bật của khí hậu gió mùa là:

- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.

+ Mùa hạ: gió từ đại dương thổi vào lục địa mang theo không khí mát mẻ và mưa nhiều.

+ Mùa đông: gió thổi từ lục địa ra đại dương mang theo không khí khô, lạnh và mưa rất ít.

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, biên độ nhiệt năm khoảng 80C.

- Thời tiết diễn biến thất thường.

II/ Các đặc điểm khác của môi trường

- Môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đa dạng và phong phú.

- Nhịp điệu mùa ảnh hưởng lớn đến cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con người.

- Nam Á và Đông Nam Á là khu vực thích hợp cho trồng cây lương thực (đặc biệt là lúa nước) và cây công nghiệp. Đây là những nơi sớm tập trung đông dân trên thế giới.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trả lời câu hỏi trang 63 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Đại Việt thời Trần..

Trả lời câu hỏi 1 trang 73 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.

+ Bộ phận lục địa: phía tây là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng. + Bộ

Trả lời câu hỏi trang 132 SGK Địa Lí 7: Dựa vào thông tin trong mục d, hãy trình bày đặc điểm của một trong các môi trường tự nhiên ở châu

+ Bộ phận lục địa: phía tây là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.. +

- Nguyên nhân: các thành phố lớn ở châu Á thường tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng châu thổ vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống như đất đai

b) Xác định vị trí, toạ độ các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của lãnh thổ phần đất liền nước ta. c) Lập bảng thống kê các tỉnh theo mẫu sau. Cho biết có

Bài 2 Trang 11 Tập Bản Đồ Địa Lí: Dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học, em hãy điền vào sơ đồ sau những kiến thức về tài nguyên khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất