• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
46
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14

NS: 3/12/2021

Thứ 2 ngày 6 tháng 12 năm 2021

TOÁN

TIẾT 66. CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn .

- Rèn kĩ năng chia 1 số tự nhiên cho 1 số TN thương tìm được là 1 số TP.

- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: Vở, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền"

- Cách chơi:

+ Trưởng trò hô: Gọi thuyền, gọi thuyền.

+ Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai + Trưởng trò hô: Thuyền....(Tên HS) + HS hô: Thuyền... chở gì ?

+ Trưởng trò : Chuyền....chở phép chia: ...:10 hoặc 100; 1000...

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài, ghi bảng

- HS chơi trò chơi.

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12 phút) Hoạt động 1: Ví dụ 1: HĐ cá nhân

- GVnêu bài toán ví dụ: Một cái sân hình vuông có chu vi là 27m. Hỏi cạnh của sân dài bao nhiêu mét?

- Thực hiện theo sách giáo khoa

Hoạt động 2: Ví dụ 2: HĐ cá nhân - GV nêu ví dụ: Đặt tính và thực hiện phép tính 43 : 52.

+ Phép chia 43: 52 có thể thực hiện giống phép chia 27: 4 không ? Vì sao?

- HS nghe và tóm tắt bài toán.

27 4 30 6,75 (m) 20

0

- HS nghe yêu cầu.

- Phép chia 43: 52 có số chia lớn hơn số bị chia (52 > 43) nên không thực hiện

(2)

+ Hãy viết số 43 thành số thập phân mà giá trị không thay đổi.

+ Vậy để thực hiện 43 : 52 ta có thể thực hiện 43,0 : 52 mà kết quả không thay đổi.

- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện của mình.

- Quy tắc thực hiện phép chia

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (18 phút)

Bài 1-(SGK.T.68): Đặt tính rồi tính:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc vừa học tự đặt tính và tính.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài.

Bài 2-(SGK.T.68):

- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét, kết luận.

Bài 3-(SGK.T.68): Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

- Làm thế nào để viết các phân số dưới dạng số thập phân.

- Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét.

- Củng cố viết các phân số dưới dạng số

giống phép chia 27 : 4.

- HS nêu: 43 = 43,0

- HS thực hiện đặt tính và tính 43,0 : 52 và 1 HS lên bảng làm bài.

- HS nêu cách thực hiện phép tính trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét để thống nhất cách thực hiện phép tính.

- 3 đến 4 HS nêu trước lớp.

- Đặt tính rồi tính

- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm hai phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở.

+ Kết quả:

a)12 : 5 = 2,4 b) 15 : 8 = 1,875 23 : 4 = 5,57 75 : 12 = 6,25 882 : 36 = 24,5 81 : 4 = 20,25

- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm. 1 HS lên bảng tóm tắt.

25 bộ: 70 m 6 bộ: ...m?

- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

May 1 bộ quần áo hết số mét vải là:

70 : 25 = 2,8 (m)

May 6 bộ quần áo hết số mét vải là:

2,8 x 6 = 16,8 (m) Đáp số: 16,8m

- Bài tập yêu cầu chúng ta viết các phân số dưới dạng số thập phân.

- Lấy tử số chia cho mẫu số.

- HS làm bài vào vở, sau đó HS đọc bài làm trước lớp, HS cả lớp theo dõi nhận xét.

(3)

thập phân.

- Cho HS tự làm bài vào vở và chia sẻ trước lớp.

2 2 : 5 0, 4

5

3 3: 4 0,75

4

18 18 : 5 3.6

5

4. Hoạt động vận dụng: (5 phút)

- Cho HS vận dụng kiến thức giải bài toán sau:

Một xe máy đi 400km tiêu thụ hết 9l xăng. Hỏi xe máy đó đi 300 km thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng ?

*Củng cố, dặn dò:

- Củng cố lại nội dung bài.

- Về nhà sưu tầm các dạng toán tương tự như trên để làm thêm.

- HS làm bài

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)

TIẾT 27. LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản.

- Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản, biết đặt tên cho biên bản cần lập. Hiểu trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản - Giáo dục HS chăm chỉ, trách nhiệm. Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ.

* GDKNS: Ra quyết định/ giải quyết vấn đề. Tư duy phê phán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

+ Tranh phong cảnh.

+ Bảng phụ ghi dàn ý bài 2

- HS: SGK, những ghi chép kết quả quan sát, vở TLV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Yêu cầu HS thi đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.

- Nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc.

- HS nghe, bình chọn người viết hay - HS ghi vở.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (10 phút) - Yêu cầu HS đọc biên bản đại hội chi

đội.

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

- Tổ chức HS làm việc theo nhóm để hoàn

- HS đọc - HS đọc

- HS thảo luận nhóm

(4)

thành bài

- Gọi HS trả lời

- GV cùng HS nhận xét bổ sung.

+ Chi đội lớp 5A ghi biên bản làm gì?

+ Cách mở đầu và kết thúc biên bản có điểm gì khác cách mở đầu và kết thúc đơn?

+ Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản.

+ Biên bản là gì? Nội dung biên bản thường gồm có những phần nào?

+ Ghi nhớ:

- HS đọc phần ghi nhớ

- HS trả lời

+ Ghi biên bản cuộc họp để nhớ việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều thống nhất... nhằm thực hiện đúng nhiều đã thống nhất, xem xét lại khi cần thiết...

+ Cách mở đầu:

- Giống: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.

- Khác: biên bản không có tên nơi nhận thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung .

+ Cách kết thúc:

- Giống: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.

- Khác: biên bản cuộc họp có 2 chữ kí của chủ tịch và thư kí, không có lời cảm ơn.

+ Những điều cần ghi biên bản: thời gian, địa điểm họp, thành phần tham gia dự, chủ toạ, thư kí, nội dung cuộc họp, diễn biến, tóm tắt các ý kiến kết luận của cuộc họp, chữ kí của chủ tịch và thư kí.

- HS trả lời - HS đọc ghi nhớ 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (23 phút)

Bài 1: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu ND của bài tập - HS làm việc theo cặp

- Gọi HS trả lời - GV nhận xét Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài - 4 HS lên bảng làm bài

- Nhận xét, kết luận bài đúng.

- HS đọc

- HS thảo luận theo cặp - HS trả lời

- HS đọc

- HS tự làm bài

- 4 HS lên bảng làm bài tập + Biên bản đại hội liên đội + Biên bản bàn giao tài sản

+ Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông

+ Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép

(5)

- Trường hợp cần ghi biên bản là:

+ Đại hội Liên đội: Cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện.

+ Bàn giao tài sản: Cần ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng.

+ Xử lí vi phạm pháp luật về giao thông:

Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.

+ Xử lí việc xây dựng nhà trái phép: Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.

- Trường hợp không cần ghi biên bản là:

+ Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử: Đây chỉ là việc phổ biến kế hoạch để mọi người thực hiện ngay, không có điều gì cần ghi lại để làm bằng chứng.

+ Đêm liên hoan văn nghệ: Đây là một sinh hoạt vui không có điều gì cần ghi lại để làm bằng chứng.

4. Hoạt động vận dụng (2 phút)

- Về nhà tập viết biên bản họp tổ của em về việc bình bầu thi đua trong tháng.

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét chung tiết học.

- HS nêu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 4/12/2021

Thứ 3 ngày 7 tháng 12 năm 2021

TOÁN

TIẾT 67. LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.

- Rèn kĩ năng chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.

- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(6)

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK,VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi: "Nối nhanh, nối đúng"

- Chia l p th nh 2 ớ à đội ch i, m i ơ ỗ đội 4 b n, các b n còn l i c v cho 2 ạ ạ ạ ổ ũ đội ch i.ơ

25 : 50 0,75

125 : 40 0,25

75 : 100 0,5

30 : 120 3,125

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương

- Gọi 1 học sinh nêu quy tắc chia số tự nhiên cho số tự nhiên và thương tìm được là số thập phân.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS nêu - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (30 phút)

Bài 1: (SGK.T.68): Tính:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét HS.

Bài 2-(SGK.T. 68): Tính rồi so sánh kết quả tính:

- Cho HS tự nhẩm kết quả.

- GV giải thích vì 10 : 25 = 0,4 và nêu tác dụng chuyển phép nhân thành phép chia (do 8,3 x 10 khi tính nhẩm có kết quả là 83).

Bài 3-(SGK.T. 68):

- GV gọi HS đọc đề bài toán - Yêu cầu HS làm bài.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét

- Tính

- Cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả a) 5,9 : 2 + 13,6 = 2,95 + 13,6 = 16,01

b) 35,04 : 4 - 6,87 = 8,67 - 6,87 = 1,89

c) 167 : 25 : 4 = 6,68 : 4 = 1,67 d) 8,76 4 : 8 = 35,04 : 8 = 4,38

- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả 8,3 x 0,4= 3,32 8,3 x 10 : 25= 3,32 - HS nhận xét:

8,3 x 0,4= 8,3 x 10 : 25

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- Cả lớp làm vở, chia sẻ trước lớp.

Bài giải

Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là:

24 2 : 5 = 9,6 (m)

Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:

(7)

Bài 4-(SGK.T. 68):

- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS thảo luận cặp đôi tóm tắt bài toán, giải bài toán

- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét

(24 + 9,6) 2 = 67,2 (m)

Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:

24 9,6 = 230,4 (m2) Đáp số: 67,2m 230,4m2 - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.

- HS tóm tắt bài toán, giải bài toán - 1 HS lên bảng chia sẻ kết quả trước lớp.

- Các nhóm nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

Bài giải

Trong 1 giờ xe máy đi được:

93 : 3 = 31(km) Trong 1 giờ ô tô đi được:

103 : 2 = 51,5(km)

Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy : 51,5 - 31 = 20,5 (km)

Đáp số: 20,5km 4. Hoạt động vận dụng: (5 phút)

- Cho HS tính giá trị của biểu thức:

112,5 : 5 + 4

* Củng cố, dặn dò:

- Về nhà làm thêm các phép tính tương tự như bài tập 2.

- Nhận xét chung tiết học.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Luyện từ và câu)

TIẾT 28. ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập về hệ thống hóa các kiến thức đã học về: động từ, tính từ, quan hệ từ.

- Sử dụng động từ, tính từ quan hệ từ để viết đoạn văn.

- Giáo dục HS chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": Tìm nhanh các động từ chỉ hoạt động của các bạn

- HS chơi trò chơi

(8)

học sinh trong giờ ra chơi.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (30 phút)

Bài tập 1: HĐ Cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu bài

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi +Thế nào là động từ?

+Thế nào là tính từ?

+ Thế nào là quan hệ từ?

- GV nhận xét

- Treo bảng phụ có ghi sẵn định nghĩa

- Yêu cầu HS tự phân loại các từ in đậm trong đoạn văn thành động từ, tính từ, quan hệ từ

- GV nhận xét kết luận.

- HS nêu

- HS trả lời câu hỏi

+ Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

+ Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động hoặc trạng thái.

+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu ấy.

- HS đọc

- HS tự làm bài vào vở, chia sẻ kết quả

Động từ Tính từ Quan hệ từ

trả lời, nhịn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ

xa, vời vợi, lớn qua, ở, với

Bài tập 2: Cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta.

- Yêu cầu HS tự làm bài - HS đọc bài

- GV nhận xét HS

- HS đọc yêu cầu - HS đọc khổ thơ 2 - HS tự làm bài

- HS đọc bài làm của mình.

VD:

Hạt gạo được làm ra từ biết bao công sức của mọi người. Những trưa tháng sáu trời nắng như đổ lửa.

Nước ở ruộng như được ai đó mang lên đun sôi rồi đổ xuống. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh, lũ cua ngoi lên bờ tìm chỗ mát để ẩn náu. Vậy mà mẹ em vẫn đội nón đi cấy.

Động từ Tính từ Quan hệ từ Làm, đổ, mang lên,

chết, nổi, ngoi, ẩn náu, đội nón, đi cấy, lăn dài, thu

nắng, lềnh bềnh, mát, đỏ bừng

vậy, mà, ở, như, của

(9)

3. Hoạt động vận dụng: (5 phút) - Đặt 1 câu có từ hay là tính từ.

- Đặt 1 câu có từ hay là quan hệ từ.

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét chung tiết học và xem lại bài.

- HS đặt câu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)

TIẾT 28. LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết viết biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK.

- Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK.

- Giáo dục HS chăm chỉ, trách nhiệm. Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

+ Tranh phong cảnh.

+ Bảng phụ ghi dàn ý bài 2

- HS: SGK, những ghi chép kết quả quan sát, vở TLV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - HS hát

- Thế nào là biên bản? Biên bản thường có nội dung nào?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài- Ghi bảng

- HS hát - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32phút)

- Gọi HS đọc đề bài

- GV nêu các câu hỏi gợi ý để HS định hướng bài của mình

+ Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản?

+ Cuộc họp bàn việc gì?

+ Cuộc họp diễn ra vào lúc nào? Ở đâu?

+ Cuộc họp có những ai tham dự?

+ Ai điều hành cuộc họp?

- HS đọc đề

- HS trả lời theo gợi ý của GV

+ Em chọn viết biên bản cuộc họp tổ (họp lớp, họp chi đội).

+ Cuộc họp bàn việc chuẩn bị chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.

+ Cuộc họp vào lúc 16h chiều thứ sáu tại phòng học số 11.

+ Cuộc họp có 23 thành viên lớp 5E4 cô giáo chủ nhiệm.

+ Bạn Tùng lớp trưởng.

(10)

+ Những ai nói trong cuộc họp, nói điều gì?

+ Kết luận cuộc họp như thế nào?

- Yêu cầu HS làm theo nhóm.

- Các nhóm làm xong dán lên bảng.

- Gọi từng nhóm đọc biên bản.

- Các nhóm theo dõi bổ sung.

- Nhận xét từng nhóm.

- GV đọc bài mẫu cho học sinh.

- Yêu cầu nhắc lại cách làm biên bản.

+ Các thành viên trong tổ phải thảo luận việc chuẩn bị chương trình văn nghệ. Cô giáo chủ nhiệm phát biểu ý kiến.

+ Các thành viên trong tổ thống nhất các ý kiến đề ra.

- HS làm việc theo nhóm

- Các nhóm lần lượt đọc biên bản - HS bổ sung

- HS nhắc lại

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Em hãy nêu những trường hợp cần phải viết biên bản ?

* Củng cố, dặn dò:

- Dặn HS về nhà hoàn thành biên bản. Quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người mà em yêu mến.

- Chuẩn bị: Luyện tập tả người (Tả hoạt động).

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập đọc)

TIẾT 28. BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết đọc trôi chảy lưu loát bài văn. Đọc đúng, phát âm chính xác các tên người dân tộc. Y Hoa, già Rock. Biết đọc bài văn với giọng trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức trang trọng, vui hồ hởi ở đoạn dân làng xem chữ của cô giáo.

- Hiểu các từ khó trong bài: buôn, nghi thức, gùi… Hiểu nội dung: Qua buổi lễ đón cô giáo về làng rất trang trọng và thân ái, HS hiểu tình cảm yêu quý cô giáo, yêu quý cái chữ của người Tây Nguyên. Điều đó thể hiện suy nghĩ rất tiến bộ của người Tây Nguyên: Mong muốn cho con em dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu...

- GD HS lòng yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ.

* QTE: Chúng ta có quyền được đi học, được biết chữ và bổn phận phải yêu quý kiến thức, yêu quý, kính trọng thầy cô giáo.

*TTHCM: Giáo dục công lao của Bác với đất nước và tình cảm của nhân dân với Bác.

(11)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta.

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.

- Học sinh thực hiện.

- Lắng nghe.

- HS nhắc lại tên bài và mở SGK.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới + Luyện tập, thực hành: 25 phút Hoạt động 1: Luyện đọc

- Cho HS đọc toàn bài, chia đoạn

- Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn trong nhóm

- Luyện đọc theo cặp.

- HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu.

- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn + Đoạn 1: Từ đầu...khách quý ? + Đoạn 2: Tiếp...chém nhát dao.

+ Đoạn 3: Tiếp... xem cái chữ nào.

+ Đoạn 4: Còn lại

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động + HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.

+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

- 2 HS đọc cho nhau nghe - 1 HS đọc

- HS theo dõi.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:

- Cho HS đọc bài, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Cô giáo đến buôn Chư Lênh làm gì?

+ Người dân Chư Lênh đón cô giáo như thế nào?

+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?

* TTHCM: Cô giáo Y Hoa viết chữ gì cho người dân xem? Vì sao cô viết chữ

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động, chia sẻ trước lớp

+ Cô Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học.

+ Người dân đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình, họ đến chật ních ngôi nhà sàn. Họ mặc quần áo như đi hội, họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa nhà sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn.

+ Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ, mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.

+ Cô giáo Y Hoa rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn

(12)

đó?

+ Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào?

+ Tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?

ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ.

+ Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ cho thấy:

- Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết

- Người Tây Nguyên rất quý người, yêu cái chữ.

3. Hoạt động vận dụng: (10 phút) - Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài

- Tổ chức HS đọc diễn cảm

+ Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc

+ Đọc mẫu

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Tổ chức cho HS thi đọc

- GV nhận xét

* Củng cố, dặn dò:

*QTE: Bài văn cho em biết điều gì?

- Em học tập được đức tính gì của người dân ở Tây Nguyên ?

- Nếu được đến Tây Nguyên, em sẽ đi thăm nơi nào?

- HS nghe, tìm cách đọc hay

- 2 HS đọc cho nhau nghe - 3 HS thi đọc

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 5/12/2021

NG: Thứ 4 ngày 8 tháng 12 năm 2021

TOÁN

TIẾT 68. CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết chia một số tự nhiên cho một số thập phân.

- Vận dụng để giải các bài toán có lời văn.

- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK, vở viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động: (5 phút) - Gọi học sinh nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên có thương tìm được là một số thập phân và thực hành

- HS nêu

(13)

tính 11:4 = ?

- Giới thiệu bài: Chia 1 số tự nhiên cho 1 số thập phân

- HS nghe và ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12 phút)

Hoạt động 1: Ví dụ 1: Hình thành phép tính

- GV đọc yêu cầu ví dụ 1: Một mảnh vườn hình chữ nhật có diện tích là 57m² chiều dài 9,5m. Hỏi chiều rộng của mảnh vườn là bao nhiêu mét ?

- Để tính chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật chúng ta phải làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS đọc phép tính để tính chiều rộng của hình chữ nhật.

- Vậy để tính chiều rộng của hình chữ nhật chúng ta phải thực hiện phép tính 57 : 9,5 = ? (m).

Đi tìm kết quả

- GV áp dụng tính chất vừa tìm hiểu về phép chia để tìm kết quả của 57 : 9,5.

- GV hỏi : vậy 57 : 9,5 = ? m

- GV nêu và hướng dẫn HS: Thông thường để thực hiện phép chia 57 : 95 ta thực hiện như sau:

- GV yêu cầu HS cả lớp thực hiện lại phép chia 57 : 9,5.

- Tìm hiểu và cho biết dựa vào đâu chúng ta thêm một chữ số 0 vào sau số bị chia (57) và bỏ dấu phẩy của số chia 9,5 ?.

- Thương của phép tính có thay đổi không?

Hoạt động 2: Ví dụ 2

- GV nêu yêu cầu: Dựa vào cách thực hiện phép tính 57 : 9,5 các em hãy đặt tính rồi tính 99 : 8,25.

- GV gọi một số HS trình bày cách tính của mình.

Hoạt động 3: Quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân

- Qua cách thực hiện hai phép chia ví dụ,

- HS nghe và tóm tắt bài toán.

- Chúng ta phải lấy diện tích của mảnh vườn chia cho chiều dài.

- HS nêu phép tính 57 : 9,5 = ? m

- HS thực hiện nhân số bị chia và số chia của 57 : 9,5 với 10 rồi tính :

(57 10) : (9,5 10)

= 570 : 95 = 6.

- HS nêu : 57 : 9,5 = 6

- HS theo dõi GV đặt tính và tính.

570 9,5 0

6 (m)

- HS làm bài vào giấy nháp. 1 HS lên bảng làm bài, sau đó trình bày lại cách chia.

- HS trao đổi với nhau và tìm câu trả lời.

- Thương của phép chia không thay đổi khi ta nhân số bị chia và số chia với cùng một số khác 0.

- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi và

(14)

bạn nào có thể nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân ?

- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu các em mở SGK và đọc phần quy tắc thực hiện phép chia trong SGK

3.Hoạt động luyện tập, thực hành: (20 phút)

Bài 1-(SGK.T.70): Đặt tính rồi tính:

- GV cho HS nêu yêu cầu, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu cách thực hiện phép tính của mình.

- GV nhận xét.

- Củng cố chia 1 STN cho 1STP.

Bài 2-(SGK.T.70): Tính nhẩm:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001,...

Chia nhẩm 1 số thập phân với 10; 100;

1000,...

? Muốn nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ... ta làm như thế nào ?

? Muốn chia một số thập phân cho 10;

100; 1000 ta làm như thế nào ?

- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu kết quả của các phép tính.

- GV nhận xét.

- Củng cố chia nhẩm 1 STP cho 0,1 ;0,01..; cho 10 ; 100,...

tìm cách tính.

- Một số HS trình bày trước lớp. HS cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.

- 2 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.

- 2 HS lần lượt đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi và học thuộc lòng quy tắc ngay tại lớp.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

- 4 HS nêu trước lớp như phần ví dụ, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.

*Kết quả:

a) 7 : 3,5 = 2 b) 702 : 7,2 = 97,5 c) 9 : 4,5 = 2

d) 2 : 12,5 = 0,16 - Nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một, hai, ba .. chữ số.

- Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một, hai, ba .. chữ số.

- HS tiếp nối nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp, mỗi HS nhẩm một phần, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.

*Kết quả:

a) 32 : 0,1 = 320 32 : 10 = 3,2 b) 168 : 0,1 = 1680 168 : 10 = 16,8 c) 934 : 0,01 = 93400 934 : 100 = 9,34

(15)

Bài 3-(SGK.T.70):

- Gọi HS đọc đề bài toán.

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Muốn tìm 0,16m sắt cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta cần tìm gì?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét, kiểm tra kết quả.

- Củng cố dạng toán quan hệ tỉ lệ.

- 1 HS đọc đề toán, lớp đọc thầm SGK.

0,8m: 16 kg 0,18m: ...kg?

- Ta cần tìm 1 mét sắt cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam.

- Lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bảng.

Bài giải 1 mét sắt cân nặng là:

16 : 0,8 = 20 (kg) 0,18 mét sắt cân nặng là:

20 x 0,18 = 3,6 (kg) Đáp số : 3,6 kg - Nhận xét, kiểm tra kết quả.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Cho HS vận dụng tính kết quả của phép tính:

28 : 0,1 = 53 : 0,01 = 7 : 0,001 =

* Củng cố, dặn dò:

- Nhắc nhở HS xem lại bài.

- Về nhà tìm hiểu cách chia nhẩm một số cho 0,2 ; 0,5; 0,25;...

- HS tính

28 : 0,1 = 280 53 : 0,01 = 5300 7 : 0,001 = 7000

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Chính tả)

TIẾT 15. (NGHE-VIẾT) BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe-viết một đoạn của bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. Củng cố cách phân biệt tr/ch qua 1 số cặp từ dễ lẫn.

- Rèn kĩ nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức một đoạn của bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo. Làm được BT 2a và BT 3a.

- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, có tinh thần yêu nước; Năng lực: ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ.

*QTE: Chúng ta có quyền được đi học, được biết chữ và bổn phận phải yêu quý kiến thức, yêu quý, kính trọng thầy cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: Vở, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(16)

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- Cho HS thi viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu ch/tr: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 bạn lần lượt lên viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu ch/tr. Đội nào viết đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- Mở sách giáo khoa.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 22 phút -Tìm hiểu nội dung đoạn viết

+ HS đọc đoạn viết

+ Đoạn văn cho em biết điều gì?

- Hướng dẫn viết từ khó

+ Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết chính tả.

+ HS viết các từ khó vừa tìm được

- HS đọc bài viết

- Đoạn văn nói lên tấm lòng của bà con Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ.

- Y Hoa, phăng phắc, quỳ, lồng ngực.

- HS viết từ khó - GV đọc bài viết lần 2

- GV đọc cho HS viết bài

- GV quan sát, uốn nắn cho HS viết chưa đúng chưa đẹp

Lưu ý:

- Tư thế ngồi:

- Cách cầm bút:

- Tốc độ:

- HS nghe - HS viết bài

- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.

- Giáo viên nhận xét nhanh 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: 10phút Bài 2a: HĐ Nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS thảo luận nhóm - Cho các nhóm lên bảng làm - GV nhận xét bổ sung

Bài 3a: Cá nhân - HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài

- Gọi HS nhận xét bài của bạn - GV nhận xét từ đúng.

- HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận và làm bài tập - Đại diện các nhóm lên làm bài Đáp án:

+ tra (tra lúa) - cha (mẹ) + trà (uống trà) - chà (chà sát)

+ tròng (tròng dây) - chòng (chòng ghẹo)

+ trồi (trồi lên) - chồi (chồi cây) + trõ (trõ xôi) - chõ (nói chõ vào)...

- HS đọc yêu cầu bài

- HS làm bài vào vở, chia sẻ kết quả - Lớp nhận xét bài của bạn

- 1 HS đọc thành tiếng bài đúng

(17)

* QTE: quyền đươc phát biểu ý kiến, nói đúng sự thật

Đáp án:

a. Thứ tự các từ cần điền vào ô trống là: truyện, chẳng, chê, trả, trở.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.

- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai. Xem trước bài chính tả sau.

* Củng cố, dặn dò:

- Về nhà viết lại bài viết trên cho đẹp hơn - Xem trước bài chính tả sau.

- Lắng nghe

- Quan sát, học tập.

- Lắng nghe

- Lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Luyện từ và câu)

TIẾT 29. MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được nghĩa của từ hạnh phúc (BT1). Tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2 ). Xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4).

- Sử dụng vốn từ hợp lí khi nói và viết.

- GD HS lòng yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS thi đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa của bài tập 3 tiết trước.

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài.

- Tiết học hôm nay thầy sẽ giúp các em hiểu thế nào là hạnh phúc. Các em được mở rộng về vốn từ hạnh phúc và biết đặt câu liên quan đến chủ đề hạnh phúc.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- HS đọc đoạn văn của mình.

- HS lắng nghe.

- HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (30 phút)

(18)

Bài tập 1: Cặp đôi

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm việc theo cặp - Trình bày kết quả

- GV cùng lớp nhận xét bài của bạn

- Yêu cầu HS đặt câu với từ hạnh phúc.

- Nhận xét câu HS đặt Bài tập 2: Nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài trong nhóm.

- Kết luận các từ đúng.

- Yêu cầu HS đặt câu với từ vừa tìm được - Nhận xét câu HS đặt.

Bài tập 4: Nhóm

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm

- Gọi HS phát biểu và giải thích vì sao em lại chọn yếu tố đó.

- GV KL: Tất cả các yếu tố trên đều có thể tạo nên một gia đình hạnh phúc, nhưng mọi người sống hoà thuận là quan trọng nhất.

3.Hoạt động vận dụng: (5 phút)

- Ghép các tiếng sau vào trước hoặc sau tiếng phúc để tạo nên các từ ghép: lợi, đức, vô, hạnh, hậu, làm, chúc, hồng

*Củng cố, dặn dò:

- Về nhà đặt câu với các từ tìm được ở trên.

- HS nêu

- HS làm bài theo cặp - HS trình bày

Đáp án:

Ý đúng là ý b: Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

- HS đặt câu:

+ Em rất hạnh phúc vì đạt HS xuất sắc.

+ Gia đình em sống rất hạnh phúc.

- HS nêu

- HS thảo luận nhóm, trình bày kết quả Đáp án:

+ Những từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc: sung sướng, may mắn...

+ Những từ trái nghĩa với hạnh phúc:

bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực...

- HS đặt câu:

+ Cô ấy rất may mắn trong cuộc sống.

+Tôi sung sướng reo lên khi được điểm 10.

+ Chị Dậu thật khốn khổ.

- HS đọc yêu cầu bài - HS thảo luận nhóm

- HS nối tiếp nhau phát biểu.

- Tất cả các yếu tố trên đều có thể tạo nên hạnh phúc nhưng mọi người sống hòa thuận là quan trọng nhất. Nếu:

+ Một gia đình nếu con cái học giỏi nhưng bố mẹ mâu thuẫn, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình rất căng thẳng cũng không thể có hạnh phúc được.

+ Một gia đình mà các thành viên sống hòa thuận, tôn trọng yêu thương nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ là một gia đình hạnh phúc.

- HS nêu: phúc lợi, phúc đức, vô phúc, hạnh phúc, phúc hậu, làm phúc, chúc phúc, hồng phúc.

- HS nghe và thực hiện

(19)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

KHOA HỌC

TIẾT 27: DUNG DỊCH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số ví dụ về dung dịch.

- Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất.

- Có ý thức bảo vệ môi trường. Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên, năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu + Dụng cụ làm thí nghiệm.

+ Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội một cốc thủy tinh, thìa nhỏ.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi"Bắn tên"

trả lời câu hỏi:

+ Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng.

+ Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước

+ Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn

- Giáo viên nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành: (30 phút)

Hoạt động 1: Thực hành tạo một dung dịch (áp dụng PP BTNB)

- GV cho HS nêu các dụng cụ, vật liệu đã chuẩn bị.

Giáo viên: Cô có một chai nước lọc, một ít muối đựng trong chén.

- Nước ở thể gì? Muối ở thể gì? (Nước có vị gì. Muối có vị gì?)

Bước 1: Tình huống xuất phát:

- Đổ muối vào nước, lấy thìa khuấy đều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu:

- Em hãy viết ra giấy những gì em suy nghĩ được sau đó thảo luận trong nhóm

- Đại diện các nhóm nêu tên các dụng cụ- vật liệu của nhóm mình đã chuẩn bị.

- Nước ở thể lỏng. Muối ở thể rắn.

- HS theo dõi.

- HS viết vào vở thí nghiệm sau đó thống nhất trong nhóm và viết vào giấy khổ lớn.

(20)

và ghi vào giấy khổ lớn.

- Cho HS trình bày.

- Cho HS nêu những điểm khác biệt trong những suy đoán của các nhóm.

Bước 3: Đề xuất câu hỏi, thiết kế phương án thực nghiệm.

- Cho HS đặt những câu hỏi nghi vấn cho các nhóm bạn (Qua những suy đoán ban đầu của các nhóm, em có những thắc mắc gì hãy đặt câu hỏi để chất vấn nhóm bạn).

- GV ghi nhanh những câu hỏi lên bảng.

- Để trả lời các câu hỏi của các em, chúng ta cần phải làm gì?

- GV ghi bảng và chốt cách thực hiện.

Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi-nghiên cứu.

- Cho HS chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm.

- GV nêu cách thí nghiệm, yêu cầu HS trong nhóm quan sát thật kĩ và ghi kết quả ra giấy.

- Cho HS đính kết quả lên bảng, trình bày. ( So sánh với dự đoán ban đầu).

- Hỗn hợp muối hòa tan vào trong nước người ta gọi là dung dịch. (GV ghi từ Dung dịch lên bảng). Cho HS nếm thử.

Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.

- Vậy dung dịch là gì?

(GV chiếu kết luận lên bảng chiếu.) - Muốn tạo ra độ mặn, độ ngọt khác nhau của dung dịch ta làm thế nào?

- Em hãy lấy ví dụ về dung dịch.

- GV tạo dung dịch nước và nước xả.

- GV đổ dầu ăn vào nước, khuấy. Cho HS nêu có phải là dung dịch không.

- Muốn có 1 dung dịch cần có điều kiện gì?

- Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau gọi là dung dịch.

Chuyển: Để tách muối trong dung dịch nước muối ta làm thế nào, chúng ta

- HS trình bày ở bảng lớp.

- HS nêu những điểm khác biệt giữa các nhóm.

- HS đặt câu hỏi chất vấn.

- Hỏi bố mẹ, hỏi bạn bè, xem tivi, thí nghiệm.

- HS chuẩn bị.

- HS tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả ra giấy khổ lớn kết quả thí nghiệm.

- HS đính kết quả lên bảng, trình bày.

- HS nếm thử dung dịch muối và nêu vị.

- Dung dịch là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn hòa tan trong chất lỏng.

- Cho nhiều chất hòa tan vào trong nước.

- HS nêu ví dụ: DD nước-xà phòng; dd giấm-muối; dd mắm –bột ngọt,….

- HS nêu có phải là dung dịch không.

- HS quan sát và nêu kết luận: Không phải.

- Phải có 2 chất trở lên, trong đó phải có 1 chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa tan được vào trong thể lỏng đó.

- HS nhắc lại.

(21)

chuyển sang hoạt động 2.

Hoạt động 2: Phương pháp tách các chất ra khỏi dung dịch (PPBTNB) Bước 1: Tình huống xuất phát.

- Cô pha dung dịch nước muối nóng.

- Dung dịch nước muối này có vị gì?

- Đặt đĩa lên cốc nước muối sau 1 thời gian ta thấy nước bám ở đĩa. Vậy nước này có vị gì?

Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu - Em hãy viết những suy nghĩ của mình vào giấy sao đó thảo luận và ghi kết quả của nhóm vào giấy khổ lớn.

- Cho HS trình bày.

- Cho HS nêu những điểm khác biệt trong những suy đoán của các nhóm.

Bước 3: Đề xuất câu hỏi, thiết kế phương án thực nghiệm.

- Cho HS đặt những câu hỏi nghi vấn cho các nhóm bạn (Qua những suy đoán ban đầu của các nhóm, em có những thắc mắc gì hãy đặt câu hỏi để chất vấn nhóm bạn).

- GV ghi nhanh những câu hỏi lên bảng.

- Để trả lời các câu hỏi của các em, chúng ta cần phải làm gì?

Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi, nghiên cứu.

- Cho HS chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm.

- GV nêu cách thí nghiệm, yêu cầu HS trong nhóm quan sát thật kĩ và ghi kết quả ra giấy.

- Cho HS đính kết quả lên bảng, trình bày. (So sánh với dự đoán ban đầu).

Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.

- Dựa vào kết quả thí nghiệm trên, để tách muối ra khỏi dung dịch nước muối người ta làm thế nào?

- Đó là cách chưng cất.

- Trong thực tế, người ta sử dụng phương pháp này để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và 1 số ngành khác cần nước thật tinh khiết. (GV cho HS xem và giải thích cách chưng cất trên

- HS thực hành.

- Vị mặn.

- HS nghe.

- HS viết những dự đoán, suy nghĩ ban đầu và thống nhất trong nhóm, ghi vào giấy khổ lớn.

- HS trình bày ở bảng lớp.

- HS nêu những điểm khác biệt giữa các nhóm.

- HS đặt câu hỏi chất vấn.

- Hỏi bố mẹ, hỏi người lớn, xem trên mạng, thí nghiệm.

- HS pha dung dịch nước muối nóng, sau đó đặt 1 đĩa lên miếng cốc.

- HS ghi kết quả ra giấy.

- HS đính lên bảng và trình bày.

- Làm cho nước trong dung dịch bay hơi hết, ta sẽ thu được muối.

- HS xem.

(22)

màn chiếu). Ngoài ra có thể làm ra rượu, tinh dầu,...cũng bằng cách này.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (3 phút) Bài tập. HĐ cá nhân

Câu 1. Để sản xuất ra nước cất, trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào trong các cách sau:

A. Lọc B. Làm lắng C. Chưng cất D. Phơi nắng

Câu 2. Để sản xuất ra muối từ nước biển, người ta đã làm cách nào?

A. Lọc B. Làm lắng C. Chưng cất D. Phơi nắng - GV gọi HS trả lời

- GV nhận xét

- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ câu trả lời

- 2 HS trả lời, lớp theo dõi nhận xét 4. Hoạt động vận dụng: (5 phút)

- Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào?

- Để sản xuất muối từ nước biển người ta đã làm cách nào?

* Củng cố, dặn dò:

- Hãy chia sẻ với mọi người cách tạo ra dung dịch và tách các chất ra khỏi dung dịch.

- Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế người ta sử dụng phương pháp chưng cất.

- Để sản xuất muối từ nước biển người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối.

Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ bay hơi và còn lại muối.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

KĨ THUẬT

TIẾT 14: NUÔI DƯỠNG GÀ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết mục đích của việc nuôi dưỡng gà.

- Biết cách cho gà ăn, cho gà uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn, uống ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ vật nuôi. Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh minh hoạ theo nội dung SGK.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS hát bài "Đàn gà con" - HS hát

(23)

- Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (30 phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa việc nuôi gà.

- Y/c HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi

+ Nuôi gà thì chúng ta cần cung cấp những gì cho nó?

+ Muốn cho gà khỏe mạnh ta cần phải làm gì?

+ Nếu ta cho gà ăn uống kém thì sẽ như thế nào?

- GV kết luận

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống.

+ Em hãy cho biết vì sao gà giò cần được ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và chất đạm?

+ Theo em, cần cho gà đẻ ăn những thức ăn nào (kể tên) để cung cấp nhiều chất đạm, chất khoáng và vi-ta-min?

+ Vì sao cần phải cung cấp đủ nước uống cho gà?

+ Nước cho gà uống phải như thế nào?

Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.

- Cho HS làm vào phiếu câu hỏi trắc nghiệm.

- GV Kết luận

- Thảo luận nhóm 4

- Đại diện các nhóm trình bày - Cả lớp nhận xét, bổ sung

- Thảo luận nhóm 4

- HS trả lời câu hỏi cá nhân, cặp đôi, nhóm.

- Chia sẻ trước lớp - Cả lớp bổ sung

- HS liên hệ

- HS nhắc lại bài học 3.Hoạt động ứng dụng: (5 phút)

+ Nuôi gà cho con người những ích lợi gì ? + Cần cho gà ăn uống như thế nào để gà chóng lớn ?

* Củng cố-dặn dò:

- Nhận xét giờ học

- Tìm hiểu cách chăm sóc và nuôi dưỡng gà ở gia đình hoặc địa phương em.

- HS nêu - HS nêu

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 6/12/2021

NG: Thứ 5 ngày 9 tháng 12 năm 2021

TOÁN

TIẾT 69: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(24)

- Củng cố qui tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên.

- Rèn kĩ năng thực hiện chia một số tự nhiên cho một số thập phân và vận dụng để giải các bài toán có liên quan.

- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu - HS: SGK, vở viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho học sinh thi đua nêu quy tắc chia số tự nhiên cho số thập phân.

- Gọi 1 học sinh tính : 36 : 7,2 = ...?

- Giáo viên nhận xét - Giới thiệu bài: Luyện tập - Gv ghi tên bài lên bảng.

- HS nêu - HS tính - HS nghe - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (30 phút)

Bài 1-(SGK.T.70): Tính rồi so sánh kết quả tính

- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- GV nhận xét chữa bài.

- Các em có biết gì sao các cặp biểu thức trên có giá trị bằng nhau không ?

- Dựa vào kết quả bài tập trên, bạn nào cho biết khi muốn thực hiện chia một số cho 0,5 ; 0,2 ; 0.25 ta có thể làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc này để vận dụng trong tính toán cho tiện.

Bài 2- (SGK.T. 70): Tìm x:

- Bài yêu cầu chúng ta tính giá trị các biểu thức rồi so sánh.

- HS lên chia sẻ, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

a) 5 : 0,5 5 2 10 = 10 52 : 0,5 52 2 104 = 104 b) 3 : 0,2 3 5 15 = 15 18 : 0,25 18 4 72 = 72

- HS trao đổi với nhau và tìm câu trả lời :

a) vì 1 : 0,5 = 2

nên 5 2 = 5 (1: 0,5) = 1 : 0,5 b) vì 1 : 0,2 = 5

nên 3 5 = 3 (1 : 0,2) = 3 : 0,2

- Khi muốn thực hiện chia một số cho 0,5 ta có thể nhân số đó với 2; chia số đó cho 0,2 ta có thể nhân số đó với 5 ; chia số đó cho 0,25 ta có thể nhân số đó với 4.

- HS nghe

(25)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS tự làm bài

- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân

Bài 3- (SGK.T. 70):

- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.

+ Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì?

+ Muốn giải được bài toán ta phải làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét bài làm của HS - Củng cố chia 1STN cho 1STP.

Bài 4- (SGK.T. 70):

- GV yêu cầu HS đọc đề

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi

- Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài vào vở.

gì?

- Muốn tìm chu vi thửa ruộng HCN ta cần tìm gì?

- GV nhận xét, kiểm tra kết quả.

- Củng cố dạng toán có nội dung hình học.

- HS đọc

- Cả lớp làm vở, chia sẻ

x 8,6 = 387 x = 387 : 8,6 x = 45

9,5 x = 399

x = 399 : 9,5 x = 42

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

+ Thùng to: 21lít + Thùng bé: 15lít + 1 chai: 0,75 lít

+ Có tất cả: ...chai dầu ?

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở

- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ Bài giải

2 thùng có số lít dầu là:

21 + 15 = 36 (l)

36 lít được chứa vào chai 0,75 lít thì đóng được số chai là :

36 : 0,75 = 48 (chai) Đáp số: 48 chai - HS nhận xét, kiểm tra kết quả.

- HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi giải Bài giải

Diện tích hình vuông (cũng chính là diện tích thửa ruộng hình chữ nhật) và

bằng:

25 x 25 = 625 (m2) Chiều dài thửa ruộng HCN là:

625: 12,5 = 50 (m) Chu vi thửa ruộng HCN là:

(50 + 12,5) x 2 = 125 (m) Đáp số: 125 m 3. Hoạt động vận dụng: (5 phút)

- Cho HS tìm thương có hai chữ số ở phần thập phân của phép tính:

245: 11,6

* Củng cố, dặn dò:

- HS tính

(26)

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà vận dụng làm bài sau:

Tìm x:

X x 1,36 = 4,76 x 4,08

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Kể chuyện)

TIẾT 15. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Học sinh kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại cái đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK.

- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Yêu thích môn học; năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: Vở, SGK,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS thi kể lại một đoạn câu chuyện

“Pa-xtơ và em bé”.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu bài: Đất nước ta có biết bao người đang gặp hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ của mọi người. Trong tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ kể cho cô và cả lớp nghe về những người có công giúp nhiều người thoát khỏi cảnh nghèo đói và lạc hậu mà các em được biết biết qua những câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc.

- HS thi kể - HS nghe - HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 7phút

* Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề.

- Gọi HS đọc đề bài - Đề yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS đọc gợi ý SGK

- Giới thiệu câu chuyện mình chọn? Đó là truyện gì? Em đọc truyện đó trong sách, báo nào? Hoặc em nghe truyện ấy ở đâu?

- HS đọc đề

Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại cái đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.

- HS tiếp nối nhau đọc gợi ý SGK - HS tiếp nối nhau giới thiệu

(27)

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: 23phút - Y/c HS luyện kể theo cặp.

- Thi kể trước lớp

- Cho HS bình chọn người kể hay nhất

- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Nhận xét, tuyên dương

*TTHCM: Bác Hồ đã tát nước khi về thăm bà con nông dân và tham ra chống giặc dốt.

- HS kể theo cặp

- Thi kể chuyện trước lớp

- Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, bạn có câu hỏi hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.

- Trao đổi và nói ý nghĩa câu chuyện mình kể.

- HS nghe

4. Hoạt động vận dụng: 5phút

- Địa phương em đã làm những gì để chống lại đói nghèo, lạc hậu ?

- Nếu sau này em là lãnh đạo của địa phương thì em sẽ làm những gì để chống lại đói nghèo, lạc hậu ?

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- HS nêu - HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

LỊCH SỬ

TIẾT 15. CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Kể sơ lược được chiến dịch Biên giới trên lược đồ.

- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu .

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Tự hào về lịch sử dân tộc.

Năng lực hiểu biết cơ bản về lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu; Bản đồ Việt Nam, hình trong SGK.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Cho HS tổ chức thi hỏi đáp:

+ HS kể lại chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947

- HS trả lời

(28)

+ Nêu ý nghĩa thắng lợi Việt Bắc thu - đông 1947

- GV nhận xét HS

- Giới thiệu bài - Ghi vở

- HS trả lời - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (30 phút)

Hoạt động 1: Ta quyết định mở chiến dịch biên giới Thu - Đông 1950. (Cả lớp) - Dùng bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ vùng Bắc Bộ sau đó giới thiệu:

+ Các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc

+ Từ 1948 đến giữa năm 1950 ta mở một loạt các chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi. Trong tình hình đó, thực dân Pháp âm mưu cô lập căn cứ địa Việt Bắc: Chúng khoát chặt biên giới Việt - Trung

+ Nếu để Pháp tiếp tục khóa chặt biên giới Việt - Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta?

+ Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?

Hoạt động 2: Diễn biến, kết quả chiến dịch Biên giới thu - đông 1950

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.

+ Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy kể lại trận đánh đó?

+ Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch?

+ Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

- 3 nhóm thi kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên Giới thu-đông 1950.

+ Em có biết vì sao ta lại chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 không?

Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: Nêu điểm

- HS theo dõi

+ Nếu tiếp tục để địch đóng quân tại đây và khoá chặt Biên giới Việt - Trung thì căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập, không khai thông được đường liên lạc quốc tế.

+ Cần phá tan âm mưu kkhoá chặt biên giới của địch, khai thông biên giới, mở rộng quan hệ quốc tế.

- Trận Đông Khê. Ngày 16-9-1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu. Sáng 18-9-1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê.

- Pháp bị cô lập, chúng buộc phải rút khỏi Cao Bằng, theo đường số 4. Sau nhiều ngày giao tranh, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy.

- Diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch v.v... Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.

- 3 nhóm cử đại diện trình bày.

- Học sinh trao đổi.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bước 4: Thực hiện phép chia như chia hai số tự nhiên... - Xem trước bài “Luyện tập”

sè ®Çu tiªn ë phÇn thËp ph©n cña sè bÞ chia ®Ó tiÕp tôc thùc hiÖn phÐp chia. - TiÕp tôc chia víi tõng ch÷ sè ë phÇn thËp ph©n cña sè

[r]

CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP

- Khi sử dụng dụng cụ đo cần chọn dụng cụ có giới hạn đo (GHĐ - Giá trị lớn nhất ghi trên vạch chia của dụng cụ đo) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN – Hiệu giá trị đo của

+ Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. + Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. + Thực hiện đúng nguyên tắc

Quan sát mẫu vật bằng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Kính lúp và kính hiển vi là những dụng cụ dùng để quan sát những vật có kích thước nhỏ trong nghiên

Bài 2.6 trang 6 SBT Khoa học tự nhiên 6: Việc làm nào dưới đây không được thực hiện trong phòng thực hành?. Ăn, uống trong phòng