• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
48
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7

Ngày giảng: 18/10/2021 Lớp: 1A3

Thứ 2, ngày 18 tháng 10 năm 2021 Toán

Tiết 20: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6 (tiếp theo) (T4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tìm được kết quả các phép cộng trong phạm vi 6 và thành lập Bảng cộng trong phạm vi 6.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh: VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: 8p

- Trước khi vào bài mới ngày hôm nay, cô kiểm tra bài cũ.

- Cô có các phép tính trên bảng con, cô mời các con đọc mỗi bạn một phép tính.

( Hs lần lượt đọc).

-GV gọi Hs nhận xét.

- Các con vừa nêu kết quả của các phép tính rất nhanh và giỏi. Cô tuyên dương tất cả các con. Bây giờ cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi, các con có thích không? Trò chơi được mang tên:

“Truyền bóng”.

- Các con nghe cô phổ biến luật chơi nhé. Luật chơi như sau: Một bạn cầm

-HS 1: 2 + 4 = 6 -HS 2:3 + 2 = 5 -HS 3:1 + 3 = 4 -HS 1:3 + 3 = 6 -HS 1: 2 + 1 = 3 - HS nhận xét.

-HS lắng nghe.

-HS tham gia chơi.

(2)

quả bóng trên tay và đọc một phép tính cộng trong phạm vi 6, sau đó ném bóng cho một bạn bất kì trong lớp, bạn nào nhận được trái bóng thì sẽ nêu kết quả của phép tính đó. Cứ tương tự như vậy với các bạn tiếp theo. Mỗi kết quả đúng, các con sẽ thưởng cho các bạn một tràng pháo tay.

- Ở trò chơi này, cô thấy các con rất hào hứng tham gia và đã tìm được kết quả của các phép tính cộng trong phạm vi 6.

B. Hoạt động thực hành, luyện tập:

(22p) Bài 1

- Cho HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài, rồi viết kết quả vào vở.

- GV có thể nêu ra một vài phép tính đơn giản dễ nhẩm để HS trả lời miệng nhằm củng cố kĩ năng tính nhấm, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính. Chẳng hạn: 4 + 1; 1 + 4; 5 + 1;

1 + 5; ...

- Ở câu b), GV nên đặt câu hỏi để HS quan sát và nêu nhận xét các phép tính trong từng cột, chẳng hạn: Khi đổi chỗ hai số trong phép cộng thì kết quả phép cộng không thay đôi. HS lấy thêm ví dụ tương tự: 2 + 3 = 5; 3 + 2 = 5; ...

Bài 2. HS tự làm bài 2, nêu phép tính thích họp cho từng ô còn thiếu. HS trao đổi với bạn và giải thích lí do lựa chọn phép tính thích hợp.

Bài 3. phân tích mầu rồi vận dụng đế tìm

-HS tuyên dương.

- HS thực hiện

- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.

- HS trả lời.

- HS trả lời

- Chia sẻ trước lớp.

- HS phân tích và làm bài cá nhân.

- HS chia sẻ.

– HS quan sát tranh, Chia sẻ trước lóp.

(3)

kết quả các phép tính cho trong bài.

- Tổ chức cho hs chia sẻ bài làm.

- Gv nhận xét chốt bài.

Bài 4. – Chiếu tranh cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lóp.

a) Bên trái có 3 con ong. Bên phải có 3 con ong. Có tất cả bao nhiêu con ong?

Ta có phép cộng 3 + 3 = 6. Vậy có tất cả 6 con ong.

b) Có 3 bạn đang ngồi đọc sách. Có thêm 2 bạn đi đến. Có tất cá bao nhiêu bạn?

Ta có phép cộng 3 + 2 = 5. Vậy có tất cả 5 bạn

- GV nhận xét tuyên dương hs.

C. Hoạt động vận dụng: (5p)

- HS nghĩ ra một số tinh huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6.

*Củng cố, dặn dò:

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6 đế hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS lắng nghe.

- HS liên hệ.

- HS trả lời.

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Ngày giảng:18/10/2021 Lớp 2B1, 2B3, 2B4 19/10/2021 Lớp 2B2

TOÁN

BÀI 22: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(4)

- Nhận biết: Cách giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ . Các thành tố cơ bản của tiến trình suy nghĩ giải bài toán. Cách trình bày bài giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ

- Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh

*Yêu cầu riêng:

- HS biết tô các số đã học - Lắng nghe cô giảng bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán của HS.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT

1. Mở đầu (3’)

- GV kiểm tra sĩ số lớp, ổn định lớp vào bài học

- GV tổ chức cho HS khởi động thông qua hoạt động “Lời mời chơi”. Chẳng hạn: HS A mời bạn nêu một tình huống có sử dụng phép cộng; HS B nêu một tình huống “Em có 3 cái kẹo, mẹ cho em thêm 2 cái kẹo nữa. Em có tất cả 5 cái kẹo”. Tương tự với phép trừ và các tình huống khác.

- GV nhận xét, đánh giá - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Khám phá kiến thức (7 p)

- HS chơi trò chơi

- nghe

(5)

Hoạt động 1. GV giúp HS ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn:

- Đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- Suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

Hoạt động 2. GV giới thiệu thao tác mới trong tiến trình giải bài toán có lời văn, đó là viết bài giải của bài toán, cụ thể:

+ Viết câu lời giải + Viết phép tính + Viết đáp số.

3. LUYỆN TẬP( 20P) Bài tập 1

- HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì? HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra rồi nói câu trả lời.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô

- HS chú y lắng nghe GV

Bài giải

Hai bạn có tất cả số bông hoa là:

5 + 4 = 9 (bông) Đáp số: 9 bông hoa

Câu lời giải:

Hai bạn có tất cả số chiếc bút màu là:

Phép tính giải: 10 + 9 = 19 (chiếc)

- Nghe

- Nghe

- Nghe

(6)

[?] đặt trong phần Phép tính giải chọn số thích hợp cho ô [?] đặt trong phần Đáp số - GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

Bài tập 2

- HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì? HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra rồi nói câu trả lời.

- Lưu ý đây là dạng bài toán liên quan đến ý nghĩa “thêm của phép cộng còn bài 1 là dụng bài toán liên quan đến ý nghĩa “gộp" của phép cộng

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

4. VẬN DỤNG( 3P)

- GV yêu cầu HS tự nêu một bài toán trong thực tế liên quan đến phép phép cộng

- HS cả lớp giải bài toán mà bạn đã nêu - GV nhận xét cho điểm

* CỦNG CỐ DẶN DÒ(2P)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm những tình huống có

Đáp số 19 chiếc bút màu

Câu lời giải: Trong phòng đó có tất cả số bộ máy tính là:

Phép tính giải: 9 + 3 = 12 (bộ)

Đáp số: 12 bộ máy tính- HS hoàn thành bài tập

- HS chú y lắng nghe

- Nghe

- Nghe

- Nghe

- Nghe

(7)

liên quan đến phép cộng trong thực tế hôm sau chia sẻ với các bạn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

...

...

Ngày giảng: 19/10/2021 Lớp 1A4, 1A1 20/10/2021 Lớp 1A2,1A3

Thứ 3, ngày 19 tháng 10 năm 2021 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 5. TRƯỜNG HỌC CỦA EM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nói được tên , địa chỉ của trường mình. Xác định được vị trí các khu vực , các phòng của trường học và kể được tên một số đồ dùng có ở trường học .

- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận các đồ dùng của trường học . - Lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn khi ở trường . Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với bạn bè , GV và các thành viên khác trong nhà trường . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu

- Sách tự nhiên và xã hội và vở bài tập 2. Học sinh

- Sách tự nhiên và xã hội và vở bài tập - Giấy , bút màu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- GV:

+ Hãy nói tên trường và địa chỉ trường của em , + Em thích nhất điều gì ở trường ?

- Giới thiệu bài

- Hát -HS trả lời - Lắng nghe 2.Hình thành kiến thức mới (12p)

Hoạt động 1 : Tìm hiểu trường học của bạn

* Cách tiến hành:

Bước 1 : Làm việc theo cặp

- HS quan sát các hình ở trang 34 , 35 trong SGK để trả lời các câu hỏi :

-HS quan sát

-HS tìm hiểu và làm việc theo cặp

(8)

+ Trường học của bạn Hà có những khu vực nào , phòng học nào ?

+ Chúng ở đâu ?

Bước 2 : Làm việc cả lớp

-GV yêu cầu HS trình bày kết quả

- GV cùng HS nhận xét , bổ sung câu trả lời

-Đại diện trình bày kết quả -Trường học của bạn Hà có sân trường , vườn trường , khu vệ sinh và nhiều phòng : phòng học , phòng ban giám hiệu , phòng hội đồng , phòng truyền thống , phòng y tế ở tầng 1 , ...

* GV kết luận hoàn thiện các câu trả lời.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu các hoạt động ở trường

Cách tiến hành

Bước 1 : Làm việc theo cặp .

- Yêu cầu HS quan sát các hình ở trang 36 , 37 trong SGK để trả lời các câu hỏi :

+ Nói về một số hoạt động ở trường học trong các hình 1 - 4 trang 36 ( SGK ) .

+ Những hoạt động nào trong các hình 1 -4 trang 37 ( SGK ) không an toàn cho bản thân và người khác ?

Bước 2 : Làm việc cả lớp

-GV yêu cầu HS trình bày kết quả - GV cùng HS nhận xét bổ sung

Hoạt động 3 : Chơi trò chơi “ Ai có thể giúp tôi ? ”

* Cách tiến hành

Bước 1 : Hướng dẫn cách chơi

- GV hướng dẫn cách chơi Mỗi cặp HS Một HS đặt câu hỏi , một HS trả lời về công việc của các thành viên trong nhà trường . ( Ví dụ : HS 1 : Khi tôi muốn mượn sách ở thư viện , ai có thể giúp tôi ?; HS 2 : Bạn hãy đến gặp cô thư viện )

Bước 2 : Tổ chức chơi trò chơi

- GV gọi một số cặp HS lên chơi ( mỗi cặp sẽ phải hỏi và đáp vẽ hai thành viên )

Lưu ý : Các cặp HS sau không nói trùng ý với các cặp trước đó . .

Bước 3 Nhận xét và đánh giá

Cặp HS nào đoán đúng và trong thời gian ít nhất

-Các thành viên quan sát chia sẻ thống nhất trong nhóm.

-Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp - Một số hoạt động thể hiện là an toàn ở các hình : chào cờ ở sân trường , thảo luận nhóm trong lớp , làm việc trong thư viện , chăm sóc cây ở vườn trường , hoạt động đuổi nhau ở cầu thang , hoạt động du cành cây là không an toàn cho bản thân và người khác

(9)

được khen thưởng .

- GV có thể nhận xét về cách đặt câu hỏi của HS .

3.Hoạt động luyện tập, thực hành (13p) Hoạt động 4 : Giới thiệu về trường học của mình

* Cách tiến hành

Bước 1 : Làm việc cả lớp

- GV cho HS đi tham quan trường : các khu vực trước sân trường , vườn trường , khu vệ sinh , ...

) , sau đó lần lượt đến các phòng . Đến mỗi nơi , HS tìm hiểu xem có đồ dùng gì ?

Bước 2 : Làm việc nhóm 6

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :

+ Trường em có những khu vực và phòng nào ? + Kể tên một số đồ dùng có ở trường em . - HS có thể làm cầu 1 , 2 của Bài 5 ( VBT ) . Btrớc 3 : Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu HS trình bày kết quả

- HS khác nhận xét , bổ sung . GV bình luận , hoàn thiện phần trình bày các nhóm .

- GV hỏi : Các em làm gì để giữ gìn đồ dùng có ở trường ?

- GV cùng HS bổ sung , hoàn thiện câu trả lời .

-HS xếp đôi đi tham quan

-HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :

-HS làm vào vở Bài tập

-Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp .

-HS trả lời: Với bàn ghế – lau chùi , không viết , vẽ bẩn , không đứng lên ; với đồ điện như quạt thì phải bật , tắt đúng cách ; với vòi nước , khi không sử dụng thì khoá vòi ; ...

- GV kết hợp với HS nhận xét 4. Hoạt động vận dụng:

- Hs giới thiệu với mọi người tên trường học của mình và giới thiệu về một số khu vực chính của trường, nêu được các đồ dùng có ở trường mình

* Củng cố - dặn dò

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Ôn bài học ngày hôm nay, chuẩn bị cho bài học sau.

Hs vận dụng kể với mọi người xung quanh

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ)

(10)

...

...

...

--- Ngày giảng: 19/10/2021 Lớp 4D3

KHOA HỌC

Tiết 13+14: PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ VÀ PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

*Tiết 13: - Nêu cách phòng bệnh béo phì và phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.

- Quan sát tranh, ảnh trả lời được các câu hỏi liên quan nội dung bài học

- Có thói quen ăn uống, tập luyện phù hợp để không bị béo phì. Hình thành và phát triển các năng lực: NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.

+ KNS: + Nói với mọi người trong gia đình hoặc người khác nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng; ứng xử đúng với bạn hoặc người khác bị béo phì

+ Ra quyết định: thay đổi thói quen ăn uống để phòng tránh bệnh béo phì + Kiên định: thực hiện chế độ ăn uống, hoạt động thể lực phù hợp lứa tuổi.

*Tiết 14: - Kể tên một số bệnh lây lan qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị,…

- Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: uống nước lã, ăn uống không hợp vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu. Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá:

- Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.

- Nhận thức được sự nguy hiểm của các bệnh lây qua đường tiêu hoá để có cách phòng tránh.. Hình thành và phát triển các năng lực: NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.

+KNS: +Tự nhận tức về sự nguy hiểm của bệnh lây qua đường tiêu hóa (nhận thức về trách nhiệm giữ vệ sinh phòng bệnh của bản thân)

+Trao đổi ý kiến với các thành viên của nhóm, với gia đình và cộng đồng về các biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.

+GD BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

(11)

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- GV: + Các hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).

+ Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi.

+ Phiếu ghi các tình huống.

- HS: SGK

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 5 phút

- Trò chơi “Chuyền hoa”

+ Người quản trò sẽ bắt nhịp một bài hát, cả lớp sẽ cùng hát theo và cùng chuyền bông hoa đi.

+ Khi bài hát kết thúc, học sinh nào cầm bông hoa trên tay thì sẽ trả lời câu hỏi được giấu trong bông hoa.

+ Kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?

+ Cách phòng bệnh suy dinh dưỡng như thế nào?

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

- HS trả lời dưới sự điều hành của quản trò.

+ Bệnh bướu cổ, bệnh còi xương, bệnh khô mắt, quáng gà, bệnh chảy máu chân răng,...

+ Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, dùng muối i-ốt.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 25 phút Tiết 13:

- GV nêu vấn đề:

+ Nếu ăn thiếu chất dinh dưỡng sẽ bị

+ Sẽ bị suy dinh dưỡng.

(12)

mắc bệnh gì?

+ Nếu ăn thừa chất dinh dưỡng cơ thể con người sẽ như thế nào?

* GV: Nếu ăn quá thừa chất dinh dưỡng có thể sẽ béo phì. Vậy béo phì là tác hại gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh béo phì như thế nào? ....

HĐ1: Tìm hiểu về bệnh béo phì.:

Bước 1: Làm việc theo nhóm:

- GV phát phiếu học tập.

- YC HS thảo luận nhóm theo phiếu học tập.

Bước 2: Làm việc cả lớp:

- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả..

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt đáp án.

Đáp án: Câu 1: b; Câu 2: d.

Câu 3: d; Câu 4: e.

- GV kết luận:

Một em bé có thể được xem là béo phì khi:

+ Có cân nặng hơn mức bình thường so với chiều cao và tuổi là 20 %.

+ Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.

+ Bị hụt hơi khi gắng sức.

Tác hại của bệnh béo phì:

+ Mất sự thoải mái trong cuộc sống.

+ Người bị béo phì thường giảm hiệu

+ Cơ thể sẽ phát béo phì.

- HS lắng nghe.

- Thực hiện theo Yc của GV:

Phiếu học tập

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời em cho là đúng:

1) Dấu hiệu để phát hiện trẻ em bị béo phì là:

a) Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.

b) Mặt to, hai má phúng phíng,

c) Cân nặng hơn so với những người cùng tuổi và cùng chiều cao từ 5kg trở lên.

d) Bị hụt hơi khi gắng sức.

2. Người bị béo phì thường giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi:

a. Chậm chạp.

b. Ngại vận động

c. Chóng mệt mỏi khi lao động.

d. Tất cả các ý trên.

2. Người bị béo phì thường mất sự thoải mái trong cuộc sống:

a. Khó chịu về mùa hè.

(13)

suất lao động và sự lanh lợi:

+ Người bị béo phì thường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cao, bị sỏi mật, bệnh tiểu đường.

HĐ2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.:

- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK , trả lời câu hỏi:

+ Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì?

+ Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì?

+ Cách chữa bệnh béo phì như thế nào?

* GV: Nguyên nhân gây béo phì chủ yếu là do ăn quá nhiề,u ít vận động.

Khi đã bị béo phì cần xem xét, cân đối lại chế độ ăn uống. Đi khám bác sĩ ngay để tìm đúng nguyên nhân điều trị hoặc nhận được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lí, phải năng vận động, luyện tập thể dục thể thao.

Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ:

Bước 1: Thảo luận theo nhóm.

b. hay có cảm giác mệt mỏi chung toàn thân.

c. Hay nhức đầu, buồn tê ở hai chân.

d. Tất cả các ý trên.

4. Người bị béo phì thường có nguy cơ:

a. Bệnh tim mạch. b. Huyết áp cao.

c. Bị sỏi mật. d. Bệnh tiểu đường

e. Tất cả các bệnh trên.

- Thực hiện theo Yc của GV

1.+ Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng.

+ Lười vận động nên mỡ tích nhiều dưới da.

+ Do bị rối loạn nội tiết.

2. + Ăn uống hợp lí, ăn chậm, nhai kĩ.

+ Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao.

+ Điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho hợp lí.

3. + Đi khám bác sĩ ngay.

+ Năng vận động, thường xuyên tập thể dục thể thao.

(14)

- GV phát phiếu (có ghi các tình huống);

YC HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Nhóm 1, 2, 3- Tình huống1: Em của Châu có dấu hiệu béo phì. Sau khi học xong bài này, nếu là Châu, bạn sẽ về nhà nói gì với bố mẹ?

+ Nhóm 4,5,6- Tình huống 2: Hoa cân nặng hơn những người bạn cùng tuổi và cùng chiều cao nhiều. Hoa muốn thay đổi thói quen ăn vặt và ăn uống đồ ngọt của mình. Nếu là Hoa bạn sẽ làm gì, nếu hằng ngày trong giờ ra chơi, các bạn mời Hoa ăn bánh ngọt và uống nước ngọt.

- GV nhận xét tổng hợp ý kiến của các nhóm HS.

GV: Chúng ta cần luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, vận động mọi người cùng tham gia tích cực tránh bệnh béo phì. Vì béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim, mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, …

3. Hoạt động luyện tập, thực hành:3p Nêu ba tác hại của bệnh béo phì.

? Để phòng bệnh béo phì cần thực hiện chế độ ăn uống như thế nào?

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS nhận phiếu.

- HS thảo luận nhóm 4 và trình bày kết quả

+ Em sẽ cùng mẹ cho bé ăn uống ở mức độ hợp lí, điều độ và cùng bé đi bộ, tập thể dục....

+ Em sẽ từ chối các bạn và nói để các bạn hiểu là em đang điều chỉnh lại cách ăn uống của mình…

(15)

Tiết 14:

HĐ1: Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. .

+ Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy? Khi đó cảm thấy như thế nào?

+ Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào?

+ Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần phải làm gì?

* GV: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá rất nguy hiểm đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân của người bệnh, nên rất dễ lây lan thành dịch làm thiệt hại người và của. Vì vậy khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần điều trị kịp thời và phòng bệnh cho mọi người xung quanh.

HĐ2: Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

-Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 30, 31, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá? Có thể phòng bệnh đưòng tiêu hoá? Tại sao?

+ Lo lắng, khó chịu, mệt, đau, …

+ Các bệnh lây qua đường tiêu hoá làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng.

+ Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần đi khám bác sĩ và điều trị ngay.

Đặc biệt nếu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm 4 sau đó trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

(16)

+ Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá?

+ Nêu cách phòng bệnh đường tiêu hoá?

*GV: Nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá là do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh môi trường kém. Do vậy chúng ta cần giữ vệ sinh trong ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường tốt để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành. 5p Trong các con vật dươi đây, con vật nào truyền bệnh lây qua đường tiêu hóa.

a, chuột b, gián c, ruồi d, muỗi

- GV chữa bài, chốt lại ý kiến đúng.

ĐA: c, ruồi.

+ Hình 1, 2 các bạn uống nước lã, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

+ Hình 3- Uống nước sạch đun sôi, hình 4- Rửa chân tay sạch sẽ, hình 5- Đổ bỏ thức ăn ôi thiu, hình 6- Chôn lắp kĩ rác thải giúp chúng ta không bị mắc các bệnh đường tiêu hoá.

+ Ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn, …

+ Không ăn thức ăn để lâu ngày, thức ăn bị ruồi, muỗi đậu vào, Chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, tiểu tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh. Thu rác, đổ rác đúng nơi quy định để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

- Ghi nhớ bài học

- HS thực hành giữ vệ sinh để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá

- HS làm bài trong vở bài tập.

- Trao đổi với bạn cùng bàn.

- trình bày ý kiến trước lớp.

(17)

4. Hoạt động vận dụng: 5 phút

- Vẽ tranh cổ động 1 trong 3 nội dung:

Giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường.

- Giáo dục KNS và BVMT.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà.

- Thực hành vẽ giấy A4.

- Dán trưng bày trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………..………

Ngày giảng: 19/10/2021 Lớp 2B1

BÀI 14. EM HỌC VẼ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng , rõ ràng bài thơ. Trả lời được các câu hỏi của bài. Hiểu nội dung bài:

Những hình ảnh đẹp về thiên nhiên được khắc họa trong bức vẽ của bạn nhỏ cũng như tình yêu thiên nhiên và cuộc sống của bạn.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ sự vật(từ chỉ đồ dùng học tập).

- Cảm nhận được niềm vui học tập ở trường và có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.

*Yêu cầu riêng:

- HS biết tô các tranh nên làm . - Lắng nghe cô giảng bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT

TIẾT 1 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Gọi HS đọc bài Yêu lắm trường ơi!

- Em học được gì từ bài đọc Yêu lắm trường ơi!

- Nhận xét, tuyên dương.

- Chiếu tranh, HS giới thiệu bức tranh.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

- HS đọc nối tiếp.

- 1-2 HS trả lời.

- 2-3 HS chia sẻ.

Lắng nghe

(18)

2. Hình thành kiến thức mới (30P)

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: giọng đọc vui vẻ, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

lung linh, nắn nót, cánh diều, ông trăng, rải ánh vàng, rẽ sóng, râm ran,…

- Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

- Cả lớp đọc thầm.

- 3-4 HS đọc nối tiếp.

- HS đọc nối tiếp.

- HS luyện đọc theo nhóm bốn.

-lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

………

Ngày giảng: 19/10/2021 Lớp 1A1

Tiếng việt

Tiết 79: LUYỆN TẬP CHÍNH TẢ (Tiết 1) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Nắm vững các quy tắc chính tả để viết đúng các từ ngữ có chửa các âm giống nhau nhưng có chữ viết khác nhau, hay nhẩm lẫn.

- Bước đầu có ý thức viết đúng chính tả - Yêu thích môn học và chữ viết Tiếng Việt.

II. ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, bộ đồ dùng 2. Học sinh

- Sách giáo khoa Tiếng Việt, bảng con, phấn, giẻ lau, vở bài tập, bộ đồ dùng.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 5p

- Gv tổ chức trò chơi thi tìm các tiếng bắt đầu từ những âm sau c/ k; g/ gh; ng/ ngh 2. Hoạt động hình thành kiến thức: 12p a.Phân biệt với k.

a. Đọc tiếng: HS đọc thành tiếng cá nhân, nhóm), đọc đồng thanh (cả lớp).

-Hs chơi -Hs đọc

(19)

cô cư có cá cổ cỡ cọ kỳ kế kế kẻ ki ke ke - GV yêu cầu HS quan sát hình cá cờ và hình chữ ký, đọc thành tiếng cá nhân), đọc đồng thanh (cả lớp): cá cờ, chữ ký.

b. Phân biệt g với gh

a. Đọc tiếng: HS đọc thành tiếng (cá nhân, nhóm), đọc đồng thanh (cả lớp).

ga gà gõ gỗ gù gử ghe ghi ghi ghé ghế ghe - GV yêu cầu HS quan sát hình gà gô và hình ghế gỏ, đọc thành tiếng (cá nhân), đọc đồng thanh (cả lớp): gà gỗ, ghế gỗ.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập: 10p Trả lời câu hỏi:

Chữ k di với chữ nào?

Chữ c di với chữ nào?

GV đưa ra quy tắc: Khi đọc, ta nghe được những tiếng có âm đấu giống nhau (ví dụ cả với kí), nhưng khi viết cần phân biệt c (xê) và k (ca). Quy tắc: k (ca) kết hợp với i, e, ê - Chữ gh (gờ kép - gờ hai chữ) đi với chữ nào?

- Chữ g (gờ đơn - gờ một chữ) đi với chữ nào?

- GV đưa ra quy tắc: Khi nói, đọc, ta không phân biệt g và gh (vi dụ gà với ghế), nhưng khi viết cần phán biệt g(gờ đơn - gở một chữ) và gh (gờ kép - gờ hai chữ). Quy tắc:

gh (gờ kép - gờ hai chữ) kết hợp với i, ê, e;

còn g (gờ đơn gờ một chữ) đi với a, o, 4.Hoạt động vận dụng: 8p

chia nhóm, các nhóm đố nhau. GV yêu cầu một bên đọc, một bên viết ra bảng con, sau đó đối lại.

GV quan sát và sửa lỗi.

- GV chia nhóm, các nhóm đố nhau. Một bên đọc, một bên viết ra bảng con, sau đó đổi lại.

GV quan sát và sửa lỗi.

*Củng cố, dặn dò:

- Giáo viên tổng kết giờ học

- Tuyên dương bạn học tốt và nhắc nhở bài học sau.

- HS quan sát, đọc.

- HS đọc

- HS trả lời,Chữ k (ca) đi với chữ i, e, ê ...

Chữ c (xê) đi với các chữ khác, -Hs lắng nghe

-Hs thực hiện -Hs lắng nghe -Hs đọc

- HS quan sát, đọc.

Chữ gh (gờ kép gờ hai chữ) đi với chữ i, e, è.

Chữ g (gờ đơn – gờ một chữ) đi với các chữ khác.

-Hs lắng nghe

-Hs thực hiện -Hs lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ)

(20)

………

………

………

Ngày giảng: 19/10/2021 Lớp 1A3

Toán

Tiết 21: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 6.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh: Các thẻ phép tính ở bài 1, VBT.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên A. Hoạt động khởi động (5p) - Yêu cầu 2 Hs lên bảng làm bài:

4 + 2 =, 3+ 3=

Hoạt động của học sinh

- 2 hs lên bảng.

- Gv nhận xét.

- Cho HS thực hiện các hoạt động sau: - HS thực hiện Chơi trò chơi “Truyền điện” để ôn tập

cộng nhẩm trong phạm vi 6 như sau:

Bạn A đọc phép cộng rồi chỉ bạn B đọc kết quả. Nếu bạn B đọc kết quả đúng thì bạn B đọc tiếp phép cộng khác rồi chỉ bạn c đọc kết quả. Quá trình cứ tiếp tục như vậy, cuộc chơi dừng lại khi đến bạn đọc kết quả sai. Bạn đó thua cuộc.

B. Hoạt động thực hành, luyện tập (25p) Bài 1.

- Gv chiếu bài 1.

- GV tổ chức cho HS chơi theo cặp hoặc theo nhóm như sau: Một bạn lấy ra một thẻ

- Chia sẻ: Cách cộng nhấm của mình; Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?

- HS thực hiện.

(21)

phép tính đố bạn khác nêu kết quả phép tính và ngược lại. Hoặc cũng có thể chuẩn Bài 2

- Cho HS nêu miệng nối tiếp kết quả các phép tính.

- Gv chốt : Các phép tính trong phạm vi 6.

- HS nêu miệng nối tiếp các phép tính.

Chú ý, trong phép cộng với 0: Số nào cộng với 0 thì kết quả vẫn bằng chính số đó.

Bài 3: Chiếu bài 3, cho HS quan sát các ngôi nhà và số ghi trên mỗi mái nhà để nhận ra các phép tính trong ngôi nhà có kết quả là số ghi trên mái nhà.

- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm ra các số thích hợp trong mỗi ô có dấu ? của từng phép tính sao cho kết quả mỗi phép tính đó là số ghi trên mái nhà, ví dụ ngôi nhà số 5 có các phép tính: 3 + 2; 2 + 3; 4 + 1

GV chốt lại cách làm bài. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- HS quan sát.

- HS thảo luận nhóm đôi và làm bài. Sau đó các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bài 4

- Chiếu bài tập 4 và cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng.

- Yêu cầu hs trình bày 1 phút nêu tình huống bài toán.

- Hs hoạt động nhóm đôi: suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng.

- Hs trình bày.

Ví dụ câu a):

Trên cây có 2 con chim. Có thêm 3 con bay đến. Có tất cả bao nhiêu con chim? Ta có phép cộng 2 + 3 = 5. Vậy có tất cả 5 con chim.

- HS làm tương tự với các trường hợp còn lại.

(22)

- Gv nhận xét, chỉnh sửa cho hs.

- Gc chốt: Đối với thao tác thêm chúng ta thực hiện phép tính cộng.

C. Hoạt động vận dụng (5p)

- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6.

*Củng cố, dặn dò:

- Hs về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6 đế hôm sau chia sẻ với các bạn.

- Hs nêu các tình huống.

- Hs ghi nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ)

………

………

………

Ngày giảng: 20/10/2021 Lớp 3C5

Thứ 4, ngày 20 tháng 10 năm 2021 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

TIẾT 12: CƠ QUAN THẦN KINH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình. Nêu vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh.

- Rèn kĩ năng quan sát biết được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình. Thông qua trò chơi HS nghe và thực hiện yêu cầu một cách nhạy bén, nhanh chóng.

- GD HS có ý thức giữ vệ sinh cơ quan thần kinh. NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

*GD BVMT:

- Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí.

- Học sinh biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: giáo án điện tử.

2. Học sinh: sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(23)

1. HĐ Mở đầu(5 phút)

+ Nêu việc nên làm và không nên làm đẻ bảo vệ, giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu?

- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.l

- HS hát bài: Chị ong nâu và em bé.

- Học sinh trả lời.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ Hình thành kiến thức mới(25 phút) Hoạt động 1: Các bộ phận của cơ quan thần kinh.

* Mục tiêu: Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình.

* Cách Tiến hành:

- Gv treo sơ đồ cơ quan thần kinh.

- YC HS nêu yêu cầu: quan sát hình 1,2/26,27 và thảo luận trả lời câu hỏi:

- Đọc YC, QS mô hình - Thảo luận nhóm đôi.

- Cử đại diện trả lời, chỉ vào sơ đồ:

+ Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào?

+ Bộ não, tủy sống, dây thần kinh nằm ở đâu trong cơ thể?

*GVKL: Cơ quan thần kinh gồm não: trong hộp sọ; tủy sống: trong cột sống; và các dây thần kinh.

+ Não, tủy sống và các dây thần kinh.

+ Não: trong hộp sọ; tủy sống: trong cột sống;

dây thần kinh ở khắp nơi trong cơ thể.

Việc 2: Vai trò của cơ quan thần kinh.

* Mục tiêu: Nêu vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh.

* Cách Tiến hành:

- Nêu yêu cầu:

+ Tìm hiểu nội dung cần biết và nêu vai trò của cơ quan thần kinh?

- Đọc YC, QS mô hình - Thảo luận nhóm đôi.

- Cử đại diện trả lời, chỉ vào sơ đồ:

+ Não, tủy sống và các dây thần kinh.

+ Não: trong hộp sọ; tủy sống:

trong cột sống; dây thần kinh ở khắp nơi trong cơ thể.

-2 HS nêu yêu cầu.

- Thảo luận nhóm đôi:

- Chia sẻ thông tin trước lớp:

+ Não là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ

(24)

*Kết luận: ND SGK/27.

Việc 3: Trò chơi: Tổ chức cần

* Mục tiêu: Nêu được vai trò của từng bộ phận trong cơ quan bài tiết nước tiểu.

* Cách Tiến hành:

- Chia thành các đội.

- Phổ biến luật chơi.

- Tiến hành trò chơi.

- Nhận xét, chọn nhóm thắng cuộc.

thể.

+ Các dây thần kinh dẫn luồng thần kinh từ các cơ quan về não hoặc tủy sống và ngược lại.

- 4 đội tham gia.

- Nắm cách chơi.

- Tham gia.

3. HĐ Vận dụng, trải nghiệm(4 phút)

* Củng cố, dặn dò:

- Gv nhận xét giờ học.

=> Xem trước bài “Hoạt động thần kinh”.

- Về nhà xem lại bài, ghi nhớ nội dung bài học.

- Nêu vai trò các bộ phận của cơ quan thần kinh.

- Nêu việc nên làm và không nên làm để bảo vệ, giữ gìn cơ quan thần kinh.

- Thực hiện giữ gìn và bảo vệ cơ quan thần kinh và các cơ quan khác trên cơ thể. Phổ biến kinh nghiệm của bản thân cho mọi người trong gia đình.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

...

...

...

...

Ngày giảng: 20/10/2021 Lớp 2B4

Tiếng Việt

LUYỆN TẬP : MỞ RỘNG VỐN TỪ- TỪ NGỮ CHỈ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP. DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI

(25)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật( từ chỉ đồ dùng học tập). Đặt được nêu công dụng của đồ dùng học tập. Đặt đúng dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi ở cuối câu.

- Phát triển vốn từ chỉ sự vật.

- Rèn kĩ năng đặt câu nêu công dụng.

*Yêu cầu riêng:

- Lắng nghe

- Làm theo hướng dẫn của cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT

1. Hoạt động mở đầu. (5P)

- Cho HS xem vi deo/hình ảnh có nội dung viết về các từ để HS đoán từ ngữ sẽ được học hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (25p)

* Hoạt động 1: Nói tên các đồ dùng có ở trong góc học tập.

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát tranh, nêu:

+ Tên các đồ dùng học tập.

- YC HS làm bài vào VBT/ tr.6.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 2: Đặt câu nêu công dụng của đồ dùng học tập.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC.

- Bài YC làm gì?

- GVHD HS câu mẫu.

- HS làm việc nhóm 4 kể tên đồ dùn học tập và đặt câu nêu công dụng của đồ dùng đó theo mẫu.

- Các nhóm chia sẻ bài làm.

1-2 HS đọc.

- 1-2 đoán 3-4 HS nêu.

Tên các đồ dùng học tập:

Cái bàn, ghế, tủ sách, đèn học, bút, thước kẻ, kéo, cặp sách,….

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS đọc.

- HS làm việc nhóm - HS chia sẻ câu trả lời.

lắng nghe.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

(26)

- Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 3. Dấu chấm, dấu hỏi chấm.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài 3.

- Gọi 2 HS đóng vai: bút chì, tẩy và đọc đoạn thoại.

- HDHS và yêu cầu làm nhóm 2.

- HS chia sẻ bài làm.

- 2 HS đọc lại đoạn thoại.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

* Củng cố dặn dò

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS đọc.

- 2 HS đọc đoạn thoại.

- HS làm việc nhóm.

- 2-3 nhóm chia sẻ bài làm.

- HS chia sẻ.

Lắng nghe lắng nghe.

- Lắng nghe

Lắng nghe V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

...

...

Ngày giảng: 20/10/2021 Lớp 2B3

Tiếng Việt

ĐỌC MỞ RỘNG:ĐỌC CÁC BÀI MÁI TRƯỜNG (TIẾT 70)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc được một bài thơ, câu chuyện, bài báo viết về mái trường.Biết cách ghi chép được các tên bài thơ, tên nhà thơ và những câu thơ em thích vào Phiếu đọc sách

- Biết chia sẻ với cô giáo, các bạn, người thân về một bài thơ, câu chuyện, bài báo em thích một cách rõ ràng, mạch lạc, tự tin.Yêu thích những từ ngữ hay, hình ảnh đẹp, câu chuyện, bài thơ giàu ý nghĩa, cảm xúc.

- Phát triển phẩm chất nhân ái (Yêu quý, mái trường thân yêu).

*Yêu cầu riêng:

- HS biết đọc theo hướng dẫn của gv.

- Lắng nghe cô giảng bài.

II ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

(27)

- GV: Những bài thơ, câu chuyện hoặc bài báo viết về mái trường, các hoạt động ở trường.

- HS: SGK, những bài thơ, câu chuyện hoặc bài báo về về mái trường III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT

1.Hoạt động mở đầu (3p)

- Tổ chức cho HS hát và vận động theo nhịp bài hát “ Em yêu trường em” của tác giả Hoàng Vân

- GV k dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động hình kiến thức( 15p) HĐ!: Tìm đọc những bài thơ, bài hát viết về mái trường.

- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.

- GV hỏi: Em đã sưu tầm được bài thơ, bài báo hoặc câu chuyện nào viết về về mái trường chưa?

- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm bốn: trao đổi về các bài thơ, bài báo hoặc câu chuyện viết về mái trường mà mình sưu tầm được.

- Mời HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét.

 Câu hỏi mở rộng: Em tìm đọc bài

thơ, câu chuyện, bài báo đó ở đâu?

- GV nhận xét, động viên HS.

3. Hoạt động thực hành vận dụng (15p)

HĐ 2: Chia sẻ với bạn những câu thơ, câu văn em thích.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm bốn: Nêu những câu thơ, câu văn yêu thích trong bài đọc.

- GV mời HS chia sẻ trước lớp.

- GV hỏi thêm: Vì sao em thích những câu văn, câu thơ đó?

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân: Chép lại những câu thơ, câu văn yêu thích trong bài đọc

- GV nhận xét, động viên HS.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3p)

- HS hát và vận động theo nhịp bài hát

- HS chú ý lắng nghe.

- HS nêu yêu cầu cảu bài.

- HS lắng nghe

- HS lấy bài đã chuẩn bị.

- HS chia sẻ trong nhóm.

+ Các thành viên nêu tên bài thơ, câu chuyện, bài báo về thầy cô mình đã tìm được.

+ Cả nhóm cử một bạn đọc cho cả nhóm nghe (hoặc mỗi bạn đọc thầm bài thơ, câu chuyện, bài báo về thầy cô mình tìm được).

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS trả lời. (VD: Từ tủ sách của lớp, thư viện trường, google,…) - HS lắng nghe.

- HS chia sẻ trong nhóm những câu thơ, câu văn mình yêu thích.

- Một số HS chia sẻ trước lớp, giải thích lí do.

- Ghi vở/phiếu đọc sách câu văn, câu thơ em yêu thích

- HS chú ý.

- HS nêu: Sau bài 12 - Danh sách học sinh, em đã:

+ Biết cách đọc bản danh sách, hiểu được tác dụng của việc lập

Lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

(28)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt những nội dung chính.

- Yêu cầu HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Vì sao? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).

-.GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

* Củng cố dặn dò

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

danh sách./ Nhận biết từ chỉ sự vật và từ chỉ đặc điểm….

- HS nêu ý kiến về bài học - HS lắng nghe

Lắng nghe

V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

...

...

Ngày giảng: 20/10/2021 Lớp 1A3 Toán

TIẾT 22: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 1O (Tiết 1).

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 10.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào

giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh: Các que tính, các chấm tròn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(29)

A. Hoạt động khởi động(5p) -Yêu cầu Hs lên bảng làm 5 + 1= , 3 + 2 = , 4 + 2=

- Gv nhận xét

- HS hoạt động theo cặp (nhóm bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động:

- Chiếu tranh và cho hs quan sát bức tranh trong SGK.

-3 hs lên bảng.

- Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép cộng, chẳng hạn:

+ Có 6 con chim trên cây. Có 4 con chim đang bay đến. Để biết có tất cả bao nhiêu con chim, ta thực hiện phép cộng 6 + 4 = 10. Có tất cả 10 con chim.

+ Có 4 bạn đang chơi bập bênh. Có 4 bạn khác đang đi tới. Để biết có tất cả bao nhiêu bạn, ta thực hiện phép cộng 4 + 4 = 8. Có tất cả 8 bạn.

B. Hoạt động hình thành kiến thức(23p) a, Cho HS sử dụng các chấm tròn để tìm kết quả phép cộng: 4 + 3, rồi viết và đọc kết quả 4 + 3 = 7.

Tương tự HS tìm kết quả các phép cộng còn lại: 6 + 4; 5 + 4; 4 + 4.

- Chia sẻ trước lớp: đại diện một số bàn, đứng tại chồ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng mà mình quan sát được.

- HS thực hiện.

b. GV chốt lại cách tìm kết quả một phép cộng (có thể hướng dẫn HS: ngoài chấm tròn có thế sử dụng que tính, ngón tay, ... để tìm kết quả phép tính).

c. Hoạt động cả lớp:

- GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác HS vừa thực hiện ở trên và nói: 4+ 3 = 7;

6 + 4 = 10; 5 + 4 = 9; 4 + 4 = 8.

d.Củng cố kiến thức mới:

(30)

- GV nêu một số tình huống. HS nêu phép cộng tương ứng. GV hướng dẫn HS tìm kết quả phép cộng theo cách vừa học rồi gài phép cộng và kết quả vào thanh gài.

C. Hoạt động vận dụng (7p)

- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.

*Củng cố, dặn dò:

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS tự nêu tình huống tưrơng tự rồi đố nhau đưa ra phép cộng (làm theo nhóm bàn).

- Hs nêu.

V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

...

...

Ngày giảng: 21/10/2021 Lớp 4D3

Thứ 5, ngày 21 tháng 10 năm 2021 TẬP ĐỌC

TIẾT 15: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND bài: Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên

- GD HS lòng yêu nước, yêu con người. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

(31)

+ Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.

- HS: SGK, vở viết

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 5p

- HS hát bài "Trái đất này là của chúng mình"

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới + Luyện tập, thực hành: 25p Hoạt động 1. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc bài

- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên, thể hiện niềm vui, niềm khác khao của thiếu nhi khi mơ ước về một thế giới tốt đẹp.

Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em: (nảy mầm nhanh, chớp mắt, đầy quả, tha hồ, trái bom, trái ngon, toàn kẹo, bi tròn,...) - GV chốt vị trí các đoạn:

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn

- Bài chia làm 4 đoạn:

(Mỗi khổ thơ là 1 đoạn)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (nảy mầm, phép lạ, thuốc nổ,....)

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu -> Cá nhân -> Lớp

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều

(32)

khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài

Hoạt động 2.Tìm hiểu bài: (8-10p)

- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài

+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?

+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?

+ Mỗi khổ thơ là một điều ước của các bạn nhỏ? Điều ước ấy nói gì?

- 1 HS đọc

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)

- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét

+ Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi kết thúc bài thơ.

+ Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc.

+Khổ 1: Các bạn ước muốn cây mau lớn để cho quả.

+ Khổ 2: Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.

+ Khổ 3: Các bạn ước mơ trái đất không còn mùa đông giá rét.

+ Khổ 4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.

+ Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người.

(33)

+ Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì?

+ Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?

+ Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao?

+ Bài thơ muốn nói điều gì?

+ Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn.

+ Em thích hạt giống vừa gieo chỉ trong chớp mắt đã thành cây đầy quả và ăn được ngay vì em rất thích ăn hoa quả và cây lớn nhanh như vậy để bố mẹ, ông bà không mất nhiều công sứ chăm bón.

+ Em thích ước mơ ngủ dậy mình thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời vì em rất thích khám phá thế giới và làm việc để giúp đỡ bố mẹ.

Ý nghĩa: Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

- HS nêu, ghi nội dung bài

3. Hoạt động vận dụng: 10p

*Hướng dẫn đọc diễn cảm:

- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.

-Gọi 4 em đọc tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài, cả lớp theo dõi, nêu giọng đọc của bài.

- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 1, 2.

- YC HS đọc thuộc lòng và thi đọc thuộc lòng bài thơ.

- HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài

-4 em đọc tiếp nối nhau 4 đoạn của bài, cả lớp theo dõi, nêu giọng đọc của bài.

- Nhóm trưởng điều hành:

+ Luyện đọc theo nhóm

+ Vài nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.

- Bình chọn nhóm đọc hay.

- Thi học thuộc lòng tại lớp.

(34)

+ Em có ước mơ gì? Hãy chia sẻ ước mơ của em với các bạn

*Củng cố, dặn dò.

? Nêu nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học - Dặn dò.

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

Ngày giảng: 21/10/2021 Lớp 1A1

Toán

PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 (tiếp theo) (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tìm được kết quả các phép cộng trong phạm vi 10 và thành lập bảng cộng trong phạm vi 10.

- Vận dụng được kiến thức, kỹ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. Phát triển năng lực toán học: NL tư duy toán học, hợp tác, chia sẻ với bạn.

- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh: Các que tính, các chấm tròn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động:5p

- Cho HS múa hát bài hát.

B. Hoạt động thực hành luyện tập: 25p

Bài 1: Tính nhẩm?

- Gv nêu yêu cầu bài tập

- HS hát múa.

- HS lắng nghe

(35)

- Gv cho HS thực hiện cá nhân:

Tìm kết quả các phép tính trừ nêu trong bài

- GV hướng dẫn học sinh vận dụng bảng cộng trong phạm vi 10 để tính nhẩm

- HS nêu kết quả phép tính - GV nhận xét, đánh giá

Bài 2: Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính

- Gv nêu yêu cầu bài tập.

- HS tự làm bài tập theo nhóm đôi + Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài.

+ Quan sát rồi thực hiện phép tính, sau đó nối với kết quả tương ứng

+ HS lên bảng nối vào những phép tính với kết quả đúng

- Hs đọc lại phép tính và kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 3: Nêu các phép tính thích hợp với tranh vẽ.

- Gv nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS quan sát tranh suy nghĩ và tìm phép tính đúng

Ví dụ: Đội xanh có 5 bạn, đội hồng có 5 bạn. Hỏi cả hai đội có mấy bạn?

- HS tính nhẩm – có thể dùng ngón tay, que tính, chấm tròn nếu chưa nhẩm được ngay.

- HS nối tiếp cá nhân nêu kết quả.

- HS nêu lại các phép tính (ĐT)

- HS lắng nghe yêu cầu - HS làm bài tập

- HS thực hiện.

- HS thực hiện

- HS đọc.

- Lắng nghe.

- HS nghe yêu cầu

- HS quan sát tranh suy nghĩ và nói cho bạn nghe một tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng.

- Hs nêu phép tính và nêu số thích hợp ở ô trống rồi ghi phép tính 5 + 5 = 10 vào vở.

- Hs quan sát bức tranh thứ 2, yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi, nói cho nhau nghe tình huống trong bức tranh và phép tính tương ứng.

(36)

- Gv nhận xét.

C. Hoạt động vận dụng: (5p) - Gv cho hs nêu một vài ví dụ về phép cộng phạm vi 10.

- Gv nhận xét

*Củng cố, dặn dò:

- Bài hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Yêu cầu hs về nhà tìm một vài ví dụ về phép cộng để hôm sau chia sẻ với bạn.

- Dặn dò hs chuẩn bị bài sau.

- Hs chia sẻ trước lớp: 7 + 2 =9 - Hs nêu lại 2 tình huống trong bài. (CN, ĐT)

- Hỏi đáp theo cặp

- Các nhóm hỏi đáp báo cáo kết quả.

- Một vài hs nêu.

-HS trả lời: Học về các phép tính cộng trong phạm vi 10

-HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

...

..._____________

____________________________

Ngày giảng: 21/10/2021 Lớp 1A3

Tiếng việt Tiết 85: An, ăn, ân I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và đọc đúng vấn an, ăn, ân; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có vần an, ăn, ân; Viết đúng vấn an, ân, ăn; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vấn an, ăn, ân. Hiểu và trả lời được các cầu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần an, ăn, ân có trong bài học.Phát triển kỹ năng nói lời xin lỗi.Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ

(37)

- Yêu thích môn học, phát triển kĩ năng giao tiếp. Yêu thiên nhiên, biết chào hỏi lễ phép.

II. ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, bộ đồ dùng 2. Học sinh

- Sách giáo khoa Tiếng Việt, bảng con, phấn, giẻ lau, vở bài tập, bộ đồ dùng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu (5p)

khởi động

- HS hát chơi trò chơi

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (12p)

Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:

Em thấy gì trong tranh?

- GV thuyết minh ngắn gọn nội dung tranh (Gợi ý: có 2 con vật là ngựa vẫn và hươu cao cổ. Các con vật đang tình cảm, quấn quýt bên nhau.).

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. GV cũng có thể đọc thành tiếng cầu nhận biết và yêu câu HS đọc theo.

- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Ngựa vẫn/ và hươu cao cổ là đôi bạn thân.

- GV giới thiệu các vấn mới an, ăn, ân. Viết tên bài lên bảng.

Đọc vần, tiếng, từ ngữ a. Đọc vần an, ăn, ân

- So sánh các vần: + GV giới thiệu vần an, ăn, ân.

+ GV yêu cầu HS so sánh vần ăn, ân với an để tìm ra điểm giống và khác nhau.

(Gợi ý: Giống nhau là đều có n đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: a, â,ă).

+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.

- Đánh vần các vần

+ GV đánh vần mẫu các vẫn an, ăn, ân. GV

- Hs chơi

-HS trả lời -Hs lắng nghe

- HS đọc - HS đọc - HS đọc

-Hs lắng nghe và quan sát

-Hs lắng nghe - HS trả lời

-Hs lắng nghe

-Hs lắng nghe, quan sát

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để là cho thế giới trở lên

Khi bạn kết thúc đọc bông hoa trên tay bạn nào thì bạn đó được quyền đọc khổ thơ tiếp theo, và trò chơi cứ tiếp diễn đến bạn đọc khổ thơ thứ ba?. Khi khổ thơ thứ 3 kết

* Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để là cho thế giới trở lên tốt đẹp hơn?. CÁC

Thuở hàng vi vì phải ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hỏi mượn nồi của nhà. hàng xóm lúc họ vừa dùng bữa xong đểâ ăn vét

Bên cạnh đó , mỗi bạn học sinh cần phải tự giác thực hiện quy định của gia đình mình về thời gian dành cho giải trí,thư giãn,không để ảnh hưởng đến việc học tập, ph¶i

Theo đó, học viên ACCA tùy thuộc vào mức độ hoàn thành văn bằng ACCA, sẽ được đặc cách miễn giảm từ một đến ba vòng trong quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp.. Các cấp

- Cảm hóa nghĩa là dùng tình cảm tốt đẹp làm cho một đối tượng nào đó cảm phục mà nghe theo, làm theo và chuyển biến theo hướng tích cực, dành tình yêu và thời gian

Ra đến vườn hoa hoàng tử bé đã nhận ra bông hoa hồng trên hành tinh của mình là bông hoa quan trọng nhất và khác hẳn với những bông hoa khác. Lúc này, con cáo đã