• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tiết 2: Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tiết 2: Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

Lưu ý: Đây là toàn bộ nội dung bài học phần Địa lí 8 Học kì 1. Các em đọc nội dung kiến thứ theo từng tiết tương ứng để làm bài tập trắc nghiệm trên OLM (không phải kép lại bài).

Phần I: THIÊN NHIÊN - CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC Chương XI: CHÂU Á

Tiết 1: Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ - ĐỊA HÌNH - KHOÁNG SẢN

1. Vị trí địa lí và kích thước của châu luc:

- Vị trí địa lí: nằm ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á-Âu.

- Tiếp giáp: 3 đại dương BBD, AĐD, TBD và 2 châu lục: Châu Âu, châu Phi.

- Kích thước rộng lớn: trải dài từ Xích Đạo đến vùng cực Bắc. Trải rộng từ đông sang tây trên 160 kinh tuyến.

- Diện tích: 44,4 triệu km2(Tính cả các đảo phụ thuộc) -> lớn nhất thế giới.

2. Đặc điểm địa hình - khoáng sản:

a. Địa hình:

- Nhiều hệ thống núi và sơn nguyên cao và đồ sộ nhất thế giới, phân bố chủ yếu trung tâm lục địa

+ Núi có 2 hướng chính: Đ-T, B-N

- Có nhiều đồng bằng lớn, phân bố rìa lục địa

-> Địa hình bị chia cắt phức tạp b. Khoáng sản:

Phong phú, đa dạng và có trữ lượng lớn: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và 1 số kim loại màu: đồng, thiếc…

Tiết 2: Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á

1. Khí hậu châu Á phân bố rất đa dạng

a. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau:

- Từ Bắc xuống Nam có 5 đới khí hậu:

+ Cực và cận Cực + Ôn đới

+ Cận nhiệt + Nhiệt đới

(2)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

+ Xích đạo

- Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo nên châu Á có nhiều đới khí hậu.

b. Các đới khí hậu châu Á thường được phân hóa theo nhiều kiểu khí hậu khác nhau:

- Các đới khí hậu: ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

- Do lãnh thổ rộng lớn, núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập vào nội địa.

2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa:

* Các kiểu khí hậu gió mùa:

+ Nhiệt đới gió mùa: Nam Á và Đông Nam Á.

+ Cận nhiệt gió mùa và ôn đới gió mùa: Đông Á.

- Đặc điểm: Một năm có hai mùa:

+ Mùa đông : Khô, lạnh ít mưa.

+ Mùa hạ : Nóng, ẩm, mưa nhiều.

* Các kiểu khí hậu lục địa:

- Phân bố: Vùng nội địa và Tây Nam Á.

-Đặc điểm:

+ Mùa đông : Khô, rất lạnh.

+ Mùa hạ : Khô, rất nóng.

+ Biên độ nhiệt ngày, năm cao.

- Nguyên nhân: Do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển vào đất liền

Tiết 3: Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á

1. Đặc điểm sông ngòi:

a. Đặc điểm chung:

- Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nít-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng….

- Các sông phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

b. Các khu vực sông:

Các khu vực sông Đặc điểm chính

(3)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

Bắc Á - Mạng lưới sông dày.

- Mùa đông nước sông đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan

Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á (châu Á gió mùa)

- Mạng lưới sông dày, có nhiều sông lớn.

- Mạng lưới sông dày, có nhiều sông lớn.

- Sông có lượng nước lớn vào mùa mưa.

Tây Nam Á, Trung Á

- ít sông, nguồn cung cấp nước chủ yếu do băng tuyết tan

2. Các đới cảnh quan tự nhiên:

- Cảnh quan châu Á phân hoá rất đa dạng:

+ Rừng lá kim ở Bắc Á nơi có khí hậu ôn đới.

+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á

+ Rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á, Nam Á

+Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao, nhiệt đới khô và ôn đới lục địa.

- Nguyên nhân: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu...

Tiết 4: Bài 4: THỰC HÀNHPHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á

1. Phân tích hướng gió về mùa đông và hướng gió về mùa hạ:

Khu vực Hướng gió mùa đông (Tháng 1) Thổi từ áp cao-> áp thấp

Đông á Tây Bắc Xibia -> Alêut

Đông nam á Bắc, Đông Bắc Xibia -> Xích đạo

Nam á Đông Bắc Xibia -> Xích đạo

Tiết 5: Bài 5: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ - XÃ HỘI CHÂU Á

1. Châu Á một châu lục đông dân nhất thế giới

- Dân số đông (chiếm khoảng 60% dân số thế giới) và tăng nhanh.

+ Năm 2002: 3766 triệu người

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: 1,3% (2002) và đang có xu hướng giảm.

- Mật độ dân số cao và phân bố không đều.

(4)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc

- Dân cư thuộc nhiều chủng tộc nhưng chủ yếu là Ơ-rô-pê-ô-it và Môn-gô-lô-it, Ôxtralôit.

Tiết 6. Bài 6: THỰC HÀNH: ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á

1. Phân bố dân cư Châu Á TT Mật độ dân số

TB (người/km2)

Nơi phân bố tập trung Giải thích: Khí hậu, địa hình, sông ngòi.

1 Dưới 1 người Phía Bắc LBN, Tây Trung Quốc, Ả-rập-xê-ut, Pa-ki-xtan,

- Khí hậu rất lạnh, khô nóng.

- Địa hình núi cao, hiểm trở.

- Mạng lưới sông rất thưa 2 1->50 người Phía Nam LB Nga, Mông Cổ,

I-Ran, N TNK

- Khí hậu ôn đới lục địa và nhiệt đới khô.

- Địa hình núi và cao nguyên.

- Mạng lưới sông thưa.

3 51->100 người Nội địa Nam Ấn Độ, phía Đông Trung Quốc

- Khí hậu ôn hòa, có mưa - Địa hình núi thấp.

- Nhiều sông.

4 Trên 100 người Ven biển phía Đông TQ, VN, Ấn Độ, Nhật Bản…

- Khí hậu ôn đới hải dương, nhiệt đới gió mùa

- Đồng bằng ven biển.

- Mạng lưới sông dày.

- Kết luận: Dân cư Châu Á phân bố không đều:

+ Khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á tập trung đông dân vì: Là nơi có khí hậu gió mùa thuận lợi cho đời sống và phát triển kinh tế.

+ Khu vực Bắc Á, Trung Á, Tây Nam Á ít dân vì: Là nơi có khí hậu quá khắc nghiệt hoặc là nơi núi non đồ sộ, hiểm trở có nhiều khó khăn cho đời sống và phát triển kinh tế

Tiết 7: ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ

I. Lí thuyết – Tự luận:

1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục:

(5)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

- Vị trí địa lí: nằm ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á-Âu.

- Tiếp giáp: 3 đại dương BBD, AĐD, TBD và 2 châu lục: Châu Âu, châu Phi.

- Kích thước rộng lớn: trải dài từ Xích Đạo đến vùng cực Bắc. Trải rộng từ đông sang tây trên 160 kinh tuyến.

- Diện tích: 44,4 triệu km2(Tính cả các đảo phụ thuộc) -> lớn nhất thế giới.

2. Đặc điểm địa hình - khoáng sản:

a. Địa hình:

- Nhiều hệ thống núi và sơn nguyên cao và đồ sộ nhất thế giới, phân bố chủ yếu trung tâm lục địa

+ Núi có 2 hướng chính: Đ-T, B-N

- Có nhiều đồng bằng lớn, phân bố rìa lục địa -> Địa hình bị chia cắt phức tạp

b. Khoáng sản:

Phong phú, đa dạng và có trữ lượng lớn: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và 1 số kim loại màu: đồng, thiếc…

3. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa:

* Các kiểu khí hậu gió mùa:

+ Nhiệt đới gió mùa: Nam Á và Đông Nam Á.

+ Cận nhiệt gió mùa và ôn đới gió mùa: Đông Á.

- Đặc điểm: Một năm có hai mùa:

+ Mùa đông: Khô, lạnh ít mưa.

+ Mùa hạ: Nóng, ẩm, mưa nhiều.

* Các kiểu khí hậu lục địa:

- Phân bố: Vùng nội địa và Tây Nam Á.

-Đặc điểm:

+ Mùa đông: Khô, rất lạnh.

+ Mùa hạ: Khô, rất nóng.

+ Biên độ nhiệt ngày, năm cao.

- Nguyên nhân: Do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển vào đất liền

(6)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

4. Châu Á một châu lục đông dân nhất thế giới:

- Dân số đông (chiếm khoảng 60% dân số thế giới) và tăng nhanh.

+ Năm 2002: 3766 triệu người

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: 1,3% (2002) và đang có xu hướng giảm.

- Mật độ dân số cao và phân bố không đều.

* Dân cư thuộc nhiều chủng tộc:

- Dân cư thuộc nhiều chủng tộc nhưng chủ yếu là Ơ-rô-pê-ô-it và Môn-gô-lô-it, Ôxtralôit.

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM

- Yêu cầu học sinh ôn tập nội dung bài: bài 1→ bài 6.

- Nắm vững các khái niệm, kiến thức cơ bản.

- Đọc thêm sách giáo khoa, những kiến thức liên hệ thực tiễn,…

Câu 1: Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến

A. vùng Xích đạo B. chí tuyến Bắc C. chí tuyến Nam D. vòng cực Bắc Câu 2: Châu Á là châu lục có diện tích rộng….thế giới.

A. thứ nhất. B. thứ hai C. thứ ba D. thứ tư Câu 3: Các sông ở Bắc Á thường gây lũ lụt vào mùa

A. đông B. hạ C. xuân D. Thu Câu 4: Khí hậu Châu Á phân thành những đới cơ bản:

A. 2 đới B. 3 đới C. 5 đới D. 11 đới.

Câu 5: Đới khí hậu chia thành nhiều kiểu đới nhất ở Châu Á là:

A. Cực và cận cực. B. Khí hậu cận nhiệt.

C. Khí hậu ôn đới D. Khí hậu nhiệt đới.

Câu 6: Ở Châu Á khu vực có hệ thống sông chảy từ Nam lên Bắc là:

A. Đông Nam Á B. Tây Nam Á C. Bắc Á D. Trung Á.

Câu 7: Dân số Châu Á chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?

A. 55% B. 60% C. 69% D. 72%

Câu 8: Sơn nguyên nào có độ cao lớn nhất ở châu Á?

A. Đê-can B. Trung Xi-bia C. Tây tạng D. A-rap

(7)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

Câu 9: Dãy núi cao nhất châu Á là

A. Côn Luân B. Thiên Sơn C. Hi-ma-lay-a D. An-Tai.

Câu 10: Khu vực Đông Nam Á thuộc kiểu khí hậu:

A. Nhiệt đới gió mùa B. Ôn đới hải dương C. Ôn đới lục địa D. Khí hậu xích đạo.

Câu 11: Trong các đới khí hậu sau, đới nào không có sự phân chia thành các kiểu khí hậu A. Đới khí hậu cực và cận cực. B. Đới khí hậu cận nhiệt

C. Đới khí hậu ôn đới. D. Đới khí hậu ôn đới và cận cực.

Câu 12: Khu vực không có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn là:

A. Nam Á. B. Đông Nam Á C. Đông Á D. Tây Nam Á.

Câu 13: Sông ngòi kém phát triển ở khu vực nào?

A. Tây Nam Á và Trung Á B. Trung Á và Đông Á

C. Đông Á và Nam Á D. Đông Nam Á và Tây Nam Á Câu 14: Cảnh quan rừng lá kim phát triển nhiều ở khu vực

A. Nam Á. B. Đông Á. C. Tây Á. D. Bắc Á Câu 15: Rừng cận nhiệt, rừng nhiệt đới ẩm có nhiều ở khu vực

A. Nam Á, Đông Nam Á. B. Trung và Nam Á. C. Tây Á. D. Bắc Á.

Câu 16: Đông Nam Á là khu vực phân bố chủ yếu của chủng tộc nào?

A. Ô-xtra-lô-ít B. Ơ-rô-pê-ô-ít C. Môn-gô-lô-ít D. Nê-grô-ít.

Câu 17: Dân cư châu Á chủ yếu theo chủng tộc nào?

A. Môn-gô-lô-ít, Nê-grô-ít. B. Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít C. Ơ-rô-pê-ô-ít, Nê-grô-ít. D. Nê-grô-ít, Ô-xtra-lô-ít Câu 18: Chủng tộc Môn-gô-lô-ít phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Châu Á?

A. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á B. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á C. Bắc Á, Đông Á, Trung Á, D. Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á.

Câu 19: Nguồn dầu mỏ và khí đốt của Châu Á tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

A. Bắc Á B. Đông Nam Á C. Nam Á D. Tây Nam Á.

Câu 20: Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở Châu Á là:

A. Khí hậu cực C. Khí hậu hải dương

(8)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

B. Khí hậu lục địa D. Khí hậu núi cao.

Câu 21: Ý nào không phải là nguyên nhân làm cho các đới khí hậu phân thành nhiều kiểu:

A. Lãnh thổ rộng lớn B. Vị trí gần hay xa biển

C. Địa hình núi vào cao nguyên cao đồ sộ D. Lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ.

Câu 22: Con sông dài nhất Châu Á là:

A. Trường Giang B. A Mua C. Sông Hằng D. Mê Kông.

Câu 23: Khu vực nào của Châu Á thường bị thiên tai?

A. Tây Nam Á. B. Đông Nam Á C. Bắc Á D. Trung Á.

Câu 24: Các hệ thống sông Trường Giang, Hoàng Hà, A-mua thuộc khu vực nào?

A. Đông Nam Á B. Đông Á C. Nam Á D. Tây Nam Á

Câu 25: Hai trung tâm khí áp theo mùa có ảnh hưởng rộng lớn nhất đến khí hậu châu Á:

A. Xibia, Nam Ấn Độ Dương. B. Xibia, Alêut.

C. Alêut, Iran. D. Xibia, Iran.

Câu 26: Hướng gió chính vào mùa đông ở Châu Á là:

A. Tây Bắc B. Đông Nam C. Tây Nam D. Đông Bắc.

Câu 27: Hướng gió chính vào mùa hạ ở Châu Á là:

A. Tây Bắc B. Đông Nam C. Tây Nam D. Đông Bắc.

Câu 28: Khí hậu Châu Á phân hoá đa dạng từ Bắc đến Nam là do:

A. Lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ.

B. Kích thước rộng lớn theo chiều đông tây.

C. Địa hình núi ngăn cản sự ảnh hưởng của biển.

D. Núi có hướng chính là bắc- nam và đông – tây.

Câu 29: Ở Việt Nam, vào mùa đông khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc là:

A. Miền Bắc B. Miền Trung C. Miền Nam D. Cả ba miền như nhau.

Câu 30: Vì sao vào mùa đông, miền Bắc Việt Nam có khí hậu lạnh, khô, mưa rất ít?

A. do gió từ biển thổi vào. B. do địa hình núi cao nên có khí hậu lạnh.

C. do gió từ lục địa thổi đến. D. nằm sâu trong nội địa, ít chịu ảnh hưởng của biển.

Câu 32: Quốc gia nào sau đây có dân số đông dân nhất châu Á và thế giới

A. Nhật Bản. B. Hàn Quốc. C. Trung Quốc. D. Ấn Độ.

(9)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

A. Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ - ĐỊA LÍ 8 I. Bài 1 Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu Á

Câu 1: Châu Á có diện tích đứng thứ mấy trên thế giới?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 2: Vị trí của châu Á không có đặc điểm nào sau đây?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 3: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ châu Á mở rộng nhất là:

A. 6200 km B. 7200 km C. 8200 km D. 9200 km Câu 4: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á là:

A. 6500 km B. 7500 km C. 8500 km D. 9500 km

Câu 5: Ý nào sau đây không phải đặc điểm địa hình của châu Á?

A. Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới.

B. Địa hình bị chia cắt phức tạp.

C. Các núi và cao nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm châu lục.

D. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ.

Câu 6: Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á là:

A. Hi-ma-lay-a B. Côn Luân C. Thiên Sơn D. Cap-ca Câu 7: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia.

B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm.

D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 8: Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào của châu Á?

A. Bắc Á B. Nam Á C. Tây Nam Á D. Đông Nam Á

Câu 9 : Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi.

B. Châu Đại Dương.

C. Châu Mĩ, Châu Âu D. Châu Nam Cực

Câu 10 : Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương.

B. Đại Tây Dương,

(10)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

C. Thái Bình Dương.

D. Ấn Độ Dương.

Câu 11: Sông Trường Giang chảy trên đồng bằng:

A. Hoa Bắc B. Ấn Hằng C. Hoa Trung D. Lưỡng Hà II. Khí hậu châu Á

Câu 1: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 2: Phát biểu nào chưa đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau.

B. Các đới khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

C. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

Câu 3: Tại sao khí hậu châu Á lại phân hóa thành nhiều đới?

A. Do lãnh thổ trải dải từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo.

B. Do Lãnh thổ trải dài theo chiều kinh tuyến.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi.

D. Do châu Á giáp với nhiều đại dương lớn.

Câu 4: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân hóa thành các kiểu khí hậu do:

A. Do lãnh thổ trải dải từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo B. Do lãnh thổ rất rộng.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 6: Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu nào?

A. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

B. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

C. Các kiểu khí hậu hải dương và các kiểu khí hậu lục địa.

D. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu hải dương.

Câu 7: Khí hậu gió mùa châu Á không có kiểu:

A. khí hậu gió mùa nhiệt đới.

B. khí hậu gió mùa cận nhiệt C. khí hậu ôn đới gió mùa.

D. khí hậu cận cực gió mùa.

Câu 8: Khí hậu gió mùa châu Á phân bố chủ yếu ở:

A. Bắc Á, Trung Á.

B. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

C. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á.

D. Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á.

Câu 9 : Kiểu khí hậu lục địa châu Á phân bố ở:

A. Bắc Á, Trung Á.

(11)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

B. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

C. Tây Nam Á, Trung Á.

D. Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á.

Câu 10: Khí hậu lục địa châu Á không có kiểu:

A. khí hậu nhiệt đới lục địa.

B. khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. khí hậu ôn đới lục địa D. kiếu núi cao

Câu 11: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới B. Cận nhiệt đới C. nhiệt đới D. Xích đạo III. Bài 3 Sông ngòi và cảnh quan châu Á

Câu 1: Đặc điểm mạng lưới sông ngòi châu Á là:

A. Mạng lưới sông dày, nhưng phân bố không đều.

B. Mạng lưới sông dày, phân bố đều trên lãnh thổ.

C. Mạng lưới sông kém phát triển.

D. Mạng lưới sông dày, tập trung chủ yếu ở Tây Nam Á.

Câu 2: Mạng lưới sông ngòi chia ra làm mấy khu vực?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải của sông ngòi Bắc Á:

A. Hướng chảy: từ nam lên bắc.

B. Mùa đông nước sông bị đóng băng.

C. Mùa thu, nước sông lên nhanh và có lũ.

D. Các dòng sông chính: Sông Ô-bi, sông I-ê-nit-xây, sông Lê-na.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải của sông ngòi Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.

A. Mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn.

B. Cuối hạ đầu thu sông đầy nước.

C. Cuối thu đầu đông sông cạn nước.

D. Có các dòng sông chính: sông A-mua, sông Trường Giang, sông Hoàng Hà, sông Mê Công, sông Ấn, sông Hằng.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải của sông ngòi Tây Nam Á và Trung Á.

A. Sông ngòi kém phát triển.

B. Nguồn nước cung cấp chủ yếu từ băng tuyết tan.

C. Ở Tây Nam Á có các sông: Ti-grơ và Ơ-phrát.

D. Ở Trung Á có các sông A-mua và Xưa Đa-ri-a.

Câu 6: Sông ở Bắc Á có giá trị về:

A. giao thông và thủy điện.

(12)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

B. cung cấp nước cho sinh hoạt.

C. nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

D. du lịch.

Câu 7: Sông ngòi châu Á KHÔNG có giá trị nào?

A. Cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt.

B. Khai thác giao thông và thủy điện.

C. Du lịch

D. Nuôi trồng và đánh bắt hải sản.

Câu 8: Sông ở Bắc Á chảy theo hướng từ nam lên bắc do:

A. Khí hậu.

B. Hướng địa hình.

C. Con người uốn dòng sông.

D. Sinh vật.

Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chế độ nước phức tạp ở các sông châu Á là:

A. Khí hậu B. Địa hình C. Con người D. Sinh vật

Câu 10: Sông Mê Công ở Đông Nam Á bắt nguồn từ sơn nguyên nào?

A. Tây Tạng B. Đê-can C. A-rap

D. Trung Xi-bia

Câu 11: Khu vực châu Á có hệ thống sông ngòi thưa và kém phát triển là:

A. Bắc Á B. Đông Á

C. Đông Nam Á và Nam Á D. Tây Nam Á và Trung Á

Câu 12: Các sông lớn ở vùng Bắc Á có hướng chảy chủ yếu là:

A. tây bắc – đông nam B. tây sang đông C. nam lên bắc D. bắc xuống nam

Câu 13 : Lũ băng của sông ngòi Bắc Á xảy ra vào mùa nào ? A. Mùa xuân

B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông

Câu 14 : Châu Á có bao nhiêu đới cảnh quan ? A. 9

(13)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

B. 10 C. 11 D. 12

Câu 15 : Rừng nhiệt đới ẩm ở châu Á phân bố ở : A. Đông Nam Á và Nam Á

B. Nam Á và Đông Á C. Đông Á và Nam Á

D. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á

Câu 16: Đới cảnh quan chủ yếu của vùng Tây Nam Á và Trung Á là:

A. Rừng lá kim

B. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng C. Hoang mạc và bán hoang mạc D. Rừng nhiệt đới ẩm

Câu 17: Mùa cạn của sông ngòi Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á là:

A. Mùa đông xuân B. Mùa xuân hè C. Mùa hè thu D. Mùa thu đông

IV. Bài 5: Đặc điểm dân cư xã hội châu Á Câu 1: Quốc gia đông dân nhất châu Á là:

A. Trung Quốc B. Thái Lan C. Việt Nam D. Ấn Độ

Câu 2: Tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á giảm đáng kể do:

A. Chuyển cư

B. Phân bố lại dân cư

C. Thực hiện chính sách dân số D. Thu hút nhập cư

Câu 3: Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it phân bố chủ yếu ở:

A. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á B. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á C. Đông Nam Á, Đông Á, Bắc Á D. Đông Nam Á, Tây Nam Á, Nam Á

Câu 4: Chủng tộc Môn-gô-lô-it phân bố chủ yếu ở:

A. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á B. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á C. Đông Nam Á, Đông Á, Bắc Á D. Đông Nam Á, Tây Nam Á, Nam Á

Câu 5: Chủng tộc Ô-xtra-lô-it phân bố chủ yếu ở:

(14)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

A. Đông Nam Á, Trung Á B. Tây Nam Á, Trung Á C. Đông Á, Bắc Á

D. Đông Nam Á, Nam Á

Câu 6: Chủng tộc chủ yếu ở Đông Nam Á là:

B. Ơ-rô-pê-ô-it C. Môn-gô-lô-it D. Ô-xtra-lô-it

E. Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it.

Câu 7: Châu Á có số dân đứng thứ mấy trên thế giới?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 8: Ý nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm dân cư xã hội châu Á?

A. Một châu lục đông dân thứ hai thế giới.

B. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc.

C. Nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn.

D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn so với thế giới.

Tiết 8: KIỂM TRA GIỮA KÌ

Tiết 9. Bài 7: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á

1. Vài nét về lịch sử phát triển của các châu Á. (giảm tải)

2. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ châu Á hiện nay:

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước châu Á lần lượt giành độc lập. Kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân khổ cực.

- Nửa sau thế kỉ XX nền kinh tế có sự chuyển biến tích cực theo hướng CNH, hiện đại hóa. Song trình độ phát triển giữa các nước, các vùng lãnh thổ không đều

+ Nước phát triển toàn diện: Nhật Bản

+ Nước công nghiệp mới: Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan…

+ Nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan…

+ Nước đang phát triển nhưng nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào sx nông nghiệp: Việt Nam, Lào, Căm-pu-chia, Nê Pan.

(15)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

+ Nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao: Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-ut...

=> Những nước thu nhập thấp đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Tiết 10. Bài 8: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á

1. Nông nghiệp:

- Sản phẩm đa dạng, phân hóa theo kiểu khí hậu.

+ Châu Á gió mùa trồng lúa gạo, lúa mì, ngô, chè, cà phê, cao su, dừa. Nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm…

+ Châu Á lục địa: Lúa mì, bông, chà là, chè, nuôi cừu, ngựa, dê,…

- Bắc Á: chăn nuôi tuần lộc.

- Lúa gạo là cây lương thực quan trọng.

2. Công nghiệp.

- Được ưu tiên phát triển Cơ cấu ngành đa dạng:

+ Khai thác phát triển ở nhiều nước.

+ Ngành Luyện kim, Cơ khí, Chế tạo máy, Điện tử…(Nhật Bản, Hàn Quốc, Xigapo) + Sản xuất hàng tiêu dùng ở tất cả các nước

- Công nghiệp phát triển không đồng đều giữa các nước.

3. Dich vụ

- Được các nước coi trọng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP kinh tế.

- Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapor là những nước có dịch vụ phát triển cao.

- Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt.

Tiết 11. Bài 9: KHU VỰC TÂY NAM Á

1. Vị trí địa lí

- Nằm ở khoảng: 120B -> 420B; 260Đ - 730Đ.

- Nằm ở ngã ba, giữa 3 châu lục: Á, Âu, Phi; được bao bọc bởi một số biển và vịnh biển.

-> Ý nghĩa: Có vị trí chiến lược quan trọng.

2. Đặc điểm tự nhiên a. Địa hình:

- Phía đông bắc là núi và sơn nguyên cao - Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà.

- Phía tây nam là sơn nguyên A-rap.

=> Phần lớn diện tích là núi và sơn nguyên.

b. Khí hậu:

- Nhiệt đới khô, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt Địa Trung Hải.

=> Khô hạn, mang tính chất lục địa sâu sắc.

c. Khoáng sản:

- Dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn nhất thế giới.

- Phân bố: đồng bằng Lưỡng Hà, ven vịnh Pec-xich.

(16)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

3. Đặc điểm dân cư - kinh tế - chính trị (HS tự học)

Tiết 12. CHỦ ĐỀ: KHU VỰC NAM Á (tiết 1) Bài 10: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á

1. Vị trí địa lí.

- Khu vực Nam Á là một bộ phận phía nam của lục địa Á-Âu.

- Tiếp giáp: Khu vực Tây Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Vịnh Ben-gan, Biển A-rap, Ấn Độ Dương.

2. Địa hình và khí hậu.

* Địa hình:

- Khu vực Nam Á gồm 3 dạng địa hình:

+ Phía bắc: Miền núi Hi-ma-lay-a cao đồ sộ, ( hướng TB-ĐN) (dài 2600km, rộng 320 – 400km).

+ Ở giữa: Đồng bằng Ấn Hằng màu mỡ. (Dài hơn 3000km. Rộng TB khoảng 250- 350km).

+ Phía nam: Sơn nguyên Đê-can với 2 rìa nâng cao thành dãy Gát Tây và Gát Đông (cao trung bình khoảng 1300m).

* Khí hậu

- Có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

- Lượng mưa nhiều, phân bố không đều.

- Nhịp điệu hoạt động của gió mùa đã ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất, sinh hoạt của người dân.

3. Sông ngòi, cảnh quan tự nhiên.

- Khu vực có nhiều sông lớn: Sông Ấn, Sông Hằng, Sông Bra-ma-pút.

Tiết 13. CHỦ ĐỀ: KHU VỰC NAM Á (tiết 2) Bài 11: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC NAM Á

1. Dân cư.

- Nam Á có số dân đông, đứng thứ 2 ở châu Á, nhưng lại có mật độ dân số cao nhất châu lục.

- Phân bố không đều. Tập trung đông ở vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa tương đối lớn.

- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

2. Đặc điểm kinh tế - xã hội:

- Tình hình chính trị - xã hội không ổn định.

+ Xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo.

- Kinh tế các nước phần lớn là đang phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.

* Ấn Độ: là nước có kinh tế phát triển nhất:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.

+ Công nghiệp hiện đại, với nhiều ngành công nghiệp quan trọng và các ngành CN công nghệ cao, tinh vi, chính xác. Giá trị sản lượng CN đứng thứ 10 trên thế giới.

(17)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

+ Nông nghiệp: Với 2 cuộc cách

mạng "xanh" và "trắng" Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực cho nhân dân.

+ Dịch vụ: Đang phát triển chiếm tới 48% GDP.

Tiết 14. Bài 12: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Á

-Giáp: Bắc Á, Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á, Thái Bình Dương.

- Gồm: 4 quốc và 1 vùng lãnh thổ - Chia làm 2 bộ phận:

+ Phần đất liền: TQ, bán đảo Triều Tiên.

+ Phần hải đảo: quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan, đảo Hải Nam.

2. Đặc điểm tự nhiên

* Phần lục địa:

Chiếm 83,7% diện tích lãnh thổ.

a. Địa hình:

- Phía Tây đất liền: Núi, cao nguyên, sơn nguyên hùng vĩ, hiểm trở và bồn địa.

- Phía đông đất liền: Đồng bằng rộng bằng phẳng xen đồi thấp.

- Hải đảo: Miền núi trẻ có nhiều núi lửa, động đất.

b. Khí hậu

- Phía đông và hải đảo: Gió mùa ẩm với 2 mùa rõ nét:

+ Mùa đông: có gió mùa Tây Bắc, thời tiết lạnh khô. Riêng Nhật Bản vẫn có mưa.

+ Mùa hạ: có gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào, thời tiết mát, ẩm, mưa nhiều.

- Phía Tây: Khí hậu lục địa. Quanh năm khô hạn c. Sông ngòi

- Phần đất liền: Có 3 sông lớn: Amua, Hoàng Hà, Trường Giang.

- Chế độ nước theo mùa: mùa lũ và mùa cạn. Riêng sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường.

- Phần hải đảo: sông ngắn và dốc d. Cảnh quan

- Phía đông và hải đảo: Rừng lá rộng ôn đới, rừng nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới ẩm.

- Phía Tây: Thảo nguyên khô, hoang mạc, bán hoang mạc, núi cao.

Tiết 15. Bài 13: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC ĐÔNG Á

1. Khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế của khu vực Đông Á a. Dân cư:

- Là khu vực đông dân nhất châu Á. Nhiều hơn dân số các châu lục khác. (Năm 2002 toàn khu vực có 1.309,5 triệu người).

- Các quốc gia có nền văn hóa rất gần gũi với nhau.

b. Kinh tế:

- Sau chiến tranh thế giới II nền kinh tế của các nước kiệt quệ.

- Ngày nay nền kinh tế:

+ Phát triển nhanh và duy trì mức độ tăng trưởng cao.

+ Nền kinh tế SX thay thế hàng nhập khẩu -> SX để xuất khẩu.

- Điển hình là: Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã trở thành các nền kinh tế mạnh của thế giới.

(18)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

2. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á (HS tự học)

Tiết 16,17. ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I

Câu 1: Quốc gia và vùng lãnh thổ nào sau đây không được coi là nước công nghiệp mới?

A. Hàn Quốc. B. Đài Loan. C. Mi-an-ma. D. Xin-ga-po.

Câu 2: Những nước nào sau đây xuất khẩu lương thực (lúa gạo) nhiều nhất thế giới?

A. Thái Lan, Việt Nam. B. Trung Quốc, Ấn Độ. C. Nga, Mông Cổ. D. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a.

Câu 3: Quốc gia nào sau đây không thuộc nhóm nước đang phát triển của châu Á?

A. Nê-pan. B. Hàn Quốc. C. Mi-an-ma. D. Lào.

Câu 4: Cây lương thực chiếm sản lượng lớn nhất ở châu Á là

A. lúa gạo. B. lúa mì. C. lúa mạch. D. ngô.

Câu 5: Quốc gia nào sau đây có trình độ phát triển cao nhất châu Á cuối thế kỉ XX?

A. Hàn Quốc. B. Trung Quốc. C. Nhật Bản. D. Xin-ga-po.

Câu 6: Những nước nào sau đây có sản lượng lương thực nhiều nhất thế giới?

A. Thái Lan, Việt Nam. B. Trung Quốc, Ấn Độ. C. Nga, Mông Cổ. D.

Malaixia, Mianma.

Câu 7: Quốc gia nào sau đây thuộc nhóm nước công nghiệp mới của châu Á?

A. Nê-pan. B. Hàn Quốc. C. Mi-an-ma. D. Lào.

Câu 8: Nước nào sau đây có công nghiệp phát triển nhanh nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng?

A. Trung Quốc. B. Cam-pu-chia. C. Hàn Quốc. D. Nhật Bản.

Câu 9: Quốc gia nào trở nên giàu có dựa vào nguồn tài nguyên dầu khí phong phú?

A. Nhật Bản. B. Việt Nam. C. Cô-oét. D. Lào.

Câu 10: Quốc gia nào sau đây là quốc gia đang phát triển nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp?

A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Hàn Quốc. D. Lào.

Câu 11: Trâu, bò, lợn, gia cầm là vật nuôi chủ yếu ở khu vực có khí hậu

A. xích đạo ẩm. B. ôn đới hải dương. C. nhiệt đới gió mùa. D.

nhiệt đới khô.

Câu 12: Ngành công nghiệp nào được phát triển ở hầu hết các nước châu Á?

A. Công nghiệp luyện kim. B. Công nghiệp cơ khí.

C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. Công nghiệp khai thác dầu khí.

Câu 13: Những nước ở châu Á có ngành dịch vụ phát triển cao là:

A. Trung Quốc, Xin-ga-po. B. Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc.

C. Thái Lan, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a. D. Nhật Bản, Xin-ga-po, Trung Quốc.

(19)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

Câu 14: Nước khai thác và tiêu dùng than lớn nhất Châu Á là

A. Trung Quốc. B. A-rập-xê-út. C. I-rắc. D. Đông-ti-mo.

Câu 15: Những nước công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử…phát triển mạnh ở A. Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. B. Trung Quốc, Lào và Nhật Bản.

C. Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc. D. Nhật Bản, Hàn Quốc và Cô-oét.

Câu 16: Nước nào sau đây có công nghiệp phát triển nhanh nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng?

A. Trung Quốc. B. Cam-pu-chia. C. Hàn Quốc. D. Nhật Bản.

Câu 17: Các nước như: Bru- nây, Cô –oet, Ả -rập Xê – út trở thành những nước giàu, nhờ vào nguồn tài nguyên nào sau đây?

A. Sắt. B. Kim cương. C. Rừng. D. Dầu khí.

Câu 18: Dê, bò, cừu là vật nuôi chủ yếu ở khu vực có khí hậu

A. xích đạo ẩm. B. ôn đới hải dương. C. nhiệt đới gió mùa. D.

nhiệt đới khô.

Câu 19: Nước khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Châu Á là

A. Trung Quốc. B. A-rập-xê-út. C. I-rắc. D. Đông-ti-mo.

Câu 20: Tây Nam Á là khu vực có nền văn minh cổ đại rực rỡ nào?

A. Ấn Hằng B. Lưỡng Hà- Ả Rập. C. sông Nin. D. Ai Cập.

Câu 21: Nam Á có lượng mưa nhiều vào mùa hạ là do ảnh hưởng của

A. Tín phong Đông Bắc. B. gió mùa Tây Nam. C. gió Đông Nam. D. gió mùa Đông Bắc.

Câu 22: Quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai nhất Nam Á là:

A. Man-đi-vơ B. Xri-lan-ca C. Ấn Độ D. Băng-la-đét.

Câu 23: Vì sao khu vực Nam Á vào mùa đông ấm áp hơn miền Bắc Việt Nam (cùng vĩ độ)?

A. Không chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông. B. Khối không khí ấm từ biển vào.

C. Dãy núi Hi-ma-lay-a là bức chắn địa hình. D. Gần xích đạo nên nóng ẩm hơn Câu 24: Đồng bằng Hoa Trung của Trung Quốc được hình thành do sự bồi đắp phù sa của sông:

A. Tây Giang. B. Hắc Long Giang. C. Trường Giang. D. Hoàng Hà.

Câu 25: Con sông nào là ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Nga?

A. Sông Ấn. B. Trường Giang. C. A – mua. D. Hoàng Hà.

(20)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 8

Câu 26: Câu nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên của Nam Á?

A. Nằm ở phía Nam của châu Á. B. Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới khô.

C. Có ba mặt giáp biển và đại dương. D. Khí hậu gió mùa nhiều thuận lợi.

Câu 27: Khu vực Nam Á có khí hậu

A. cận nhiệt đới B. nhiệt đới khô C. xích đạo D. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 28: Dân cư các nước Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào?

A. Chính Thống giáo B. Hồi giáo

C. Thiên Chúa giáo. D. Phật giáo.

Câu 29: Đâu không phải là đặc điểm dãy núi Hi-ma-lay-a của Nam Á?

A. Nằm ở phía bắc của Nam Á. B. Dài gần 3600km.

C. Cao đồ sộ, hướng tây bắc-đông nam. D. Rộng 320-400km.

Câu 30: Dân cư Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?

A. Đông dân bậc nhất thế giới B. Tập trung đông ở ven biển và đồng bằng.

C. Dân cư phân bố không đều. D. Dân cư chủ yếu theo đạo Phật.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều thể chế chính trị khác nhau. - Trình độ phát triển kinh tế các nước khác nhau, chủ yếu là các nước đang phát triển.. +

+ Bộ phận lục địa: phía tây là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng. + Bộ

+ Đông Nam Á lục địa địa hình đồi núi là chủ yếu, các dãy núi có độ cao trung bình, chạy theo hướng bắc- nam, tây bắc- đông nam, các đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu các

+ Bộ phận lục địa: phía tây là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.. +

Phần lớn khu vực này thuộc đới ôn hòa, ở phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, phía đông phần lục địa và phần hải đảo chịu ảnh hưởng gió mùa.. - Phần đất liền: gồm

Câu hỏi trang 121 Địa Lí lớp 7: Quan sát bản đồ tự nhiên của từng khu vực của châu Á và các thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu,

Kĩ năng: - Dựa và lược đồ (bản đồ), nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân châu Á.. Biết được khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng

Dựa vào lược đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á, trình bày đặc điểm và ý nghĩa vị trí địa lý của khu vực Tây Nam Á?. Khu vực Tây Nam Á có các dạng