• Không có kết quả nào được tìm thấy

VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

I. HỆ THỐNG VĂN BẢN

VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

• Điều 18 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Căn cứ quy định của Hiến pháp, pháp luật đất đai không ngừng hoàn thiện các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo hành lang pháp lý để triển khai công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

• Mục 2, Chương II Luật Đất đai năm 2003 quy định công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (với 10 điều, từ Điều 21 đến Điều 30)

• Chương III Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai hướng dẫn công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (với 18 điều, từ Điều 12 đến Điều 29)

• Mục 1 Chương II Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (với 8 điều, từ Điều 3 đến Điều 10).

Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (có hiệu lực từ ngày 17/12/2009, thay thế Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT);

Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (thay thế Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 10 năm 2005).

Thông tư 04/2006/TT-BTNMT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

(2)

II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.1. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

• Điều 21 Luật Đất đai năm 2003 quy định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm 8 nguyên tắc sau:

• 1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;

• 2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt;

• 3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới;

• 4. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;

• 5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;

• 6. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;

• 7. Dân chủ và công khai;

• 8. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết

định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó.

(3)

II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.2. Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

• Điều 22 Luật Đất đai năm 2003, nêu các căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:

• 2.2.1. Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất, gồm 7 căn cứ:

• Chiến lược, QH tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; QH phát triển của các ngành và các địa phương;

• Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;

• Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường;

• Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất;

• Định mức sử dụng đất;

• Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất;

• Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.

• 2.2.2. Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất gồm 5 căn cứ:

• Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt;

• Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và hàng năm của Nhà nước;

• Nhu cầu SDĐ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

• Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước;

• Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất.

(4)

II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.3. Nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

• Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định cụ thể nội dung quy hoạch sử dụng đất cho từng cấp như sau:

2.3.1. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia

• a) Xác định diện tích đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, trong đó làm rõ diện tích đất lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất khu bảo tồn thiên nhiên;

• b) Xác định diện tích đất để sử dụng vào mục đích phi

nông nghiệp, trong đó làm rõ diện tích đất quốc phòng, đất an ninh, đất đô thị, đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại, đất khu công nghiệp, đất phát triển hạ tầng có tầm quan trọng quốc gia;

• c) Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;

• d) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

(5)

II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.3.2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh

• a) Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn tỉnh đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;

• b) Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, bao gồm: đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản tập trung;

đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp cấp tỉnh; đất phát triển hạ tầng cấp tỉnh; đất cho hoạt động khoáng sản; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa do tỉnh quản lý;

• c) Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của tỉnh;

• d) Xác định diện tích đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng;

• đ) Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

• e) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

(6)

II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.3.3. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

• a) Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn huyện đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh;

• b) Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của cấp huyện, bao gồm: đất nuôi trồng thủy sản không tập trung; đất làm muối; đất khu dân cư nông thôn; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp cấp huyện; đất cơ sở sản xuất kinh doanh; đất sản xuất vật liệu xây dựng

gốm sứ; đất phát triển hạ tầng cấp huyện; đất có mặt nước chuyên dùng; đất nghĩa trang, nghĩa địa do huyện quản lý;

• c) Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của huyện;

• d) Xác định diện tích đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng;

• đ) Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện;

• e) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

(7)

II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.3.4. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp xã

• a) Xác định diện tích các loại đất trên địa bàn xã đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện;

• b) Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của xã, bao gồm: đất trồng lúa nương, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất nông nghiệp khác; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của xã; đất nghĩa trang, nghĩa địa do xã quản lý; đất sông suối; đất phát triển hạ tầng của xã và đất phi nông nghiệp khác;

• c) Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của xã;

• d) Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã;

• đ) Giải pháp để thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

(8)

2.4. Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

• 1. Kỳ quy hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị

trấn là mười năm.

• 2. Kỳ kế hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị

trấn là năm năm.

(9)

2.5. Cơ quan lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

• Điều 25 Luật Đất đai năm 2003 quy định cơ quan lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:

• 1. Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước.

• 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

• 3. Uỷ ban nhân dân huyện thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị trấn thuộc huyện.

• Uỷ ban nhân dân huyện, quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Uỷ ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dưới, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

• 4. Uỷ ban nhân dân xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị

trong kỳ quy hoạch sử dụng đất tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

(10)

Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể việc tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Điều 8 như sau:

• “ 1. Tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia

• a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm đề xuất nhu cầu sử dụng đất lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất khu bảo tồn thiên nhiên và phân bổ đến từng tỉnh, thành phố trên cơ sở quy hoạch của ngành;

• b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định nhu cầu sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh, thành phố;

• c) Các Bộ, ngành khác có trách nhiệm đề xuất nhu cầu sử dụng đất các công trình có tầm quan trọng quốc gia phân bổ đến từng tỉnh trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển của Bộ, ngành mình;

• d) UBND cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành xác định nhu cầu sử dụng đất theo lĩnh vực của từng Bộ, ngành tại địa phương;

• đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia trên cơ sở cân đối nhu cầu sử dụng đất quy định tại điểm a, b, c, d khoản này và phân bổ đến từng tỉnh.

• 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

• 3. Đối với các địa phương không có tổ chức Hội đồng nhân dân thì Ủy ban nhân

dân có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình cơ quan nhà nước

có thẩm quyền xét duyệt”.

(11)

Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT hướng dẫn việc tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp tại khoản 2 Điều 2 :

• “Việc tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới được thực hiện trong thời gian tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp.

• Cấp trên trực tiếp phải xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cần phân bổ để làm cơ sở cho cấp dưới lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”.

2.6. Cơ quan xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

• Điều 26 Luật Đất đai 2003 quy định thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:

• 1. Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước (cấp quốc gia) do Chính phủ trình.

• 2. Chính phủxét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

• 3. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.

• 4. UBND huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã quy định tại khoản 4 Điều 25 của Luật này.

• Trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất được thẩm định và được thông qua hội đồng nhân dân cùng cấp.

• “3. Đối với các địa phương không có tổ chức Hội đồng nhân dân thì Ủy ban nhân dân có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”- khoản 3 Điều 8 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.

(12)

Ngh ị đ ị nh s ố 69/2009/NĐ-CP c ủ a Chính ph ủ quy đ ị nh c ụ th ể vi ệ c th ẩ m đ ị nh quy ho ạ ch, k ế ho ạ ch s ử d ụ ng đ ấ t t ạ i Đi ề u 9 :

• “ 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia trình Chính phủ để trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.

• 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

• 3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của phường, thị trấn và xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị.

• 4. Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các xã không thuộc khu vực phát triển đô thị.

• 5. Cơ quan chủ trì thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này có trách nhiệm tổ chức hội đồng thẩm định hoặc lấy ý kiến các tổ chức, các chuyên gia, các nhà khoa học.

• Trong trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì thẩm định quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự

kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử

dụng đất lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

(13)

6. Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất

• a) Cơ sở pháp l ý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất;

• b) Mức độ phù hợp của các phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương;

• c) Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường;

• d) Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất.

7. Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất

• a) Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất;

• b) Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của Nhà nước;

• c) Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất.

• 8. Trường hợp đặc biệt phải chuyển đất lúa nước, đất rừng

đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích

khác phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

(14)

2.6. Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

• Sau khi quy hoạch, kế hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt sẽ được công bố công khai. Điều 28 Luật Đất đai quy định việc công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:

• Trong thời hạn không quá ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc xét duyệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được công bố công khai theo quy định sau đây:

• 1. UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương tại trụ sở Uỷ ban nhân dân;

• 2. Cơ quan quản lý đất đai các cấp có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương tại trụ sở cơ quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng;

• 3. Việc công bố công khai tại trụ sở UBND và cơ quan quản lý

đất đai được thực hiện trong suốt thời gian của kỳ quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất có hiệu lực.

(15)

2.7. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

• Việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch được quy định trong Điều 29 Luật Đất đai như sau:

• 1. Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

• UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa

phương; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương cấp dưới trực tiếp.

• UBND xã, phường, thị trấn tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; phát hiện, ngăn chặn các hành vi sử dụng đất trái với quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

• 2. Trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố trong đó có diện tích đất phải thu hồi mà Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nếu người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

• Nhà nước nghiêm cấm mọi hoạt động tự ý xây dựng, đầu tư bất động sản trong khu vực đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trường hợp có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình gắn liền với đất phải thu hồi mà làm thay đổi quy mô, cấp công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

• 3. Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án, công trình hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau ba năm

không được thực hiện theo kế hoạch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh hoặc huỷ bỏ và công bố.

(16)

Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Điều 10 :

• “1. UBND cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác định cụ thể diện tích,

ranh giới đất lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ ngoài thực địa.

• Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc bảo vệ đất lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

• 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm

trước Chính phủ trong việc kiểm tra thực hiện các

chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc

gia và cấp tỉnh”.

(17)

2.8. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

• Điều 27 Luật Đất đai quy định việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong các trường hợp sau:

• a/ Đối với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất:

• Có sự điều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất;

• Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất;

• Có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất của cấp mình;

• Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương.

• b/ Đối với kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

• c/ N3. Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là một phần của nội dung quy hoạch sử dụng đất.

• Nội dung điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất là một phần của nội dung kế hoạch sử dụng đất.

• d/ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết

định, xét duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp đó.

(18)

III. MỘT SỐ VĂN BẢN CHỈ ĐẠO VỀ CÔNG TÁC QHKHSDĐ

• Kết luận số 53-KL/TW ngày 05 tháng 8 năm 2009 của Bộ Chính trị về Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”.

• Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai.

• Chỉ thị số 09/2007/CT-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư.

• Quyết định số 391/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, kiểm tra thực trạng việc quản lý QHKHSDĐ 5 năm 2006-2010 trên địa bàn cả nước, trong đó rà soát, kiểm tra thực trạng công tác quản lý QHKHSDĐ nông nghiệp 5 năm 2006-2010 nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng.

• Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

• Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

• Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015).

• Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.

• Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về tăng cường công tác QHKHSDĐ.

• Quyết định số 93/QĐ-TCQLĐĐ ngày 14 tháng 4 năm 2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của cấp huyện và cấp tỉnh được xây dựng theo đúng các quy định trong quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và tập ký

Từ việc thực hiện đồ án quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật theo quy trình truyền thống và quy trình khi áp dụng BIM, cho thấy việc áp dụng quy trình mới đã khắc phục được các

- Tính dài hạn: căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng( như sạu thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô

Mục tiêu của cách tiếp cận này là lồng ghép các yếu tố môi trường vào quá trình lập quy hoạch, tăng cường sự tham gia của công chúng, và nói chung là sử dụng

Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành chính bao gồm: Đáp ứng nhu cầu đất đai (tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả) cho hiện

Triển khai kế hoạch chỉ đạo của cấp trên; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch HĐGDNGLL của trường; dự giờ, kiểm tra hồ sơ, giáo án theo định kì; tham mưu với

Để lập được Kế hoạch sử dụng nước chủ động cần thiết phải dự báo được chính xác dòng chảy đến hồ chứa (lưu lượng, mực nước) trong toàn năm và toàn vụ; cần phải tính toán

 Việc xây dựng báo cáo tổng hợp điều chỉnh QHSDĐ và KHSDĐ năm đầu của điều chỉnh QHSDĐ cấp huyện được thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 57 của