• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP NĂM HỌC 2020 – 2021

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP NĂM HỌC 2020 – 2021 "

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT CHUYÊN

LÊ QUÝ ĐÔN Số: …/KH-LQĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đông Hà, ngày 15 tháng 9 năm 2020 DỰ THẢO KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP NĂM HỌC 2020 – 2021

Căn cứ Điều lệ trường THPT; căn cứ các văn bản chỉ đạo các cấp, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2020-2021 và hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL), hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng (HĐGDCTTT) của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị;

Căn cứ vào các kết quả đạt được trong năm học 2019-2020 và tình hình thực tiễn của trường trong năm học 2020-2021, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho năm học 2020-2021 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Hoạt động GDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường trung học phổ thông. Đó là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp. Hoạt động GDNGLL là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp; là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động;

góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn trong học sinh. Hoạt động GDNGLL ở trường THPT nhằm giúp học sinh:

- Nâng cao hiểu biết về giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại; bổ sung, củng cố, mở rộng kiến thức được học trên lớp; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; định hướng nghề nghiệp cho bản thân…

- Củng cố vững chắc các kĩ năng cơ bản được rèn luyện từ lớp. Trên cơ sở đó, tiếp tục hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu như: năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

- Có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết phân biệt, đánh giá để tự điều chỉnh, hoàn thiện bản thân mình và người khác, hướng tới mục tiêu: chân, thiện, mĩ.

II. NHỮNG NỘI DUNG TRỌNG TÂM CỦA HĐGDNGLL

- Giáo viên chủ nhiệm các lớp lựa chọn mỗi tháng thực hiện từ 1 đến 2 nội dung (chủ đề) đảm bảo định mức 2 tiết/tháng trong các giờ sinh hoạt tại lớp. Ngoài ra có thể tích hợp thực hiện ở các Hoạt động giáo dục tập thể khác của nhà trường, Đoàn thanh niên (chào cờ, sinh hoạt hội nhóm…).

- Các nội dung (chủ đề) định hướng giáo viên và các tập thể lớp lựa chọn:

+ Lý tưởng sống của thanh niên trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Tình bạn, tình yêu và gia đình.

+ Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

(2)

2

+ Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng; bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.

+ Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp.

+ Những vấn đề có tính toàn cầu như: bảo vệ môi trường; hạn chế sự bùng nổ dân số;

chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; phòng ngừa và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, các bệnh hiểm nghèo; an toàn giao thông…

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ban chỉ đạo HĐNGLL

Thực hiện theo QĐ số…/QĐ-LQĐ ngày tháng 9 năm 2020 của Hiệu trưởng nhà trường về việc thành lập Ban giáo dục Ngoài giờ lên lớp và Xây dựng nếp sống văn hóa học đường năm học 2020-2021.

2. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo

Triển khai kế hoạch chỉ đạo của cấp trên; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch HĐGDNGLL của trường; dự giờ, kiểm tra hồ sơ, giáo án theo định kì; tham mưu với BGH để vận động nguồn kinh phí của tổ chức trong và ngoài nhà trường nhằm tăng thêm nguồn kinh phí cho HĐGDNGLL.. Phân công, phân nhiệm cụ thể như sau:

- Trưởng ban: Phụ trách chung, xây dựng kế hoạch chỉ đạo HĐGDNGLL; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban tổ chức; đánh giá việc thực hiện các hoạt động GDNGLL và báo cáo với Hiệu trưởng, Sở GD-ĐT.

- Phó trưởng ban thường trực: Tổ chức thực hiện các chương trình HĐGDNGLL;

phụ trách tập luyện, duyệt kịch bản, nội dung các chương trình; theo dõi, đánh giá kết quả HĐNGLL của các lớp.

- Phó trưởng ban nội dung: Tổng hợp, lưu giữ các kế hoạch, chương trình, hình ảnh tư liệu về HĐGDNGLL.

- Ủy viên là giáo viên chủ nhiệm các lớp: Xây dựng kế hoạch lồng ghép tích hợp các nội dung của HĐGDNGLL. Triển khai nội dung HĐGDNGLL của khối lớp mình phụ trách.

Tổ chức cho học sinh thực hiện các giờ HĐGDNGLL trên lớp theo quy định. Chịu trách nhiệm trước BGH về việc quản lí, động viên học sinh của lớp tích cực tham gia các hoạt động GDNGLL tổ chức với quy mô toàn trường.

3. Thời gian tổ chức HĐGDNGLL

- Mỗi tháng ít nhất có 02 tiết sinh hoạt tập thể được tổ chức theo quy mô toàn trường, thực hiện tại sân trường vào thứ hai đầu tuần hoặc các ngày lễ lớn.

- Mỗi tháng có 02 tiết HĐGDNGLL được thực hiện trên lớp dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viên chủ nhiệm.

4. Phương pháp tổ chức HĐGDNGLL

- Lựa chọn linh hoạt các phương pháp tích cực như: thảo luận nhóm; tổ chức diễn đàn; phương pháp đóng vai; tổ chức hoạt động giao lưu; giao nhiệm vụ; trò chơi... phù hợp với từng hoạt động cụ thể của mỗi chủ điểm/ chủ đề đồng thời phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, lứa tuổi học sinh.

- Tăng cường sử dụng các thiết bị dạy học, phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt lưu

ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin.

(3)

3

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

Cuối mỗi học kỳ, cuối năm học, Ban chỉ đạo tiến hành đánh giá xếp loại tập thể lớp;

giáo viên chủ nhiệm đánh giá các cá nhân học sinh. Kết quả xếp loại HĐGDNGLL là 1 tiêu chí đánh giá thi đua của các tập thể và cá nhân trong năm học.

1. Mục tiêu đánh giá

- Đánh giá nhận thức của học sinh về các vấn đề trong chương trình, về các năng lực mà học sinh cần rèn luyện.

- Động viên, khích lệ tinh thần tham gia các hoạt động tập thể, phấn đấu vươn lên về mọi mặt để hoàn thành tốt nhiệm vụ của học sinh.

2. Quy trình đánh giá

- Đối với đánh giá cá nhân học sinh: GVCN đánh giá xếp loại

- Đối với đánh giá tập thể lớp, các hoạt động sinh hoạt tập thể, HĐGDNGLL toàn trường: Ban chỉ đạo HĐNGLL đánh giá.

Nơi nhận:

- Cấp ủy, BGH (để biết);

- Ban chỉ đạo (để c/đ);

- Đoàn trường (để p/h);

- GVCN (để t/khai);

- Các lớp (để t/hiện);

- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

NGUYỄN HOÀI NAM

(4)

4

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH HĐGDNGLL CHUNG

Theo Công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH/ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Quy định đối với mỗi GVCN và các lớp thực hiện đủ các chủ đề quy định cho mỗi tháng, với thời lượng 2 tiết/tháng. Trong đó có tích hợp nội dung Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào môn Giáo dục công dân ở cấp THPT như sau:

- Lớp 10, ở chủ đề về đạo đức;

- Lớp 11, ở các chủ đề về kinh tế và chính trị - xã hội;

- Lớp 12, ở các chủ đề về pháp luật.

Căn cứ công văn hướng dẫn của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo, BGH trường THPT chuyên Lê Quý Đôn xây dựng phân phối chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để GVCN và các lớp vận dụng triển khai phù hợp như sau:

Chủ đề hoạt động tháng Trong năm học Số tiết

9 Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước 2 tiết

10 Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình. 2 tiết

11 Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo 2 tiết

12 Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc 2 tiết

1 Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 2 tiết

2 Thanh niên với lý tưởng cách mạng 2 tiết

3 Thanh niên với vấn đề lập nghiệp 2 tiết

4 Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác 2 tiết

5 Thanh niên với Bác Hồ 2 tiết

Thời gian hè

Chủ đề hoạt động hè Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng -

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – KHỐI 10

T h á n g Chủ đề ho ạ t đ ộng Gợ i ý nộ i du ng và h ình thức ho ạt độ ng

9

Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

- Hoạt động 1: Vị trí, vai trò của thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

- Hoạt động 2: Trao đổi phương pháp học tập tích cực ở trường THPT chuyên.

- Hoạt động 3: Tìm hiểu những vấn đề cơ bản của Luật Giáo dục.

10 Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.

- Hoạt động 1: Thi hỏi – đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình.

- Hoạt động 2: Chào mừng 20/10 cùng “Những người bạn gái đáng mến”.

- Hoạt động 3: Thi xử lí tình huống trong giao tiếp, ứng xử.

11 Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư

- Hoạt động 1: Ký ức về trường THPT chuyên LQĐ qua hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành.

(5)

5

trọng đạo - Hoạt động 2: Những dòng cảm xúc về thầy, cô giáo.

- Hoạt động 3: Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

12

Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

- Hoạt động 1: Thảo luận về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc góp phần xây dựng đất nước.

- Hoạt động 2: Thanh niên và nhiệm vụ phòng chống tệ nạn xã hội.

- Hoạt động 3: Kỉ niệm Ngày Quốc phòng toàn dân 22 – 12.

- Hoạt động 4: Báo cáo thu hoạch về tìm hiểu hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.

1

Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

- Hoạt động 1: Tìm hiểu di sản văn hóa.

- Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền thống văn hóa của địa phương.

- Hoạt động 3: Kỉ niệm ngày truyền thống học sinh – sinh viên 09/01.

- Hoạt động 4: Nét đẹp văn hóa thanh niên Lê Quý Đôn

2 Thanh niên với lý tưởng cách mạng

- Hoạt động 1: Nghe thông báo về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đất nước.

- Hoạt động 2: Tọa đàm “Thanh niên với lý tưởng cách mạng”.

- Hoạt động 3: Hát những bài hát về Đảng, về Đoàn.

3 Thanh niên với vấn đề lập nghiệp

- Hoạt động 1: Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp.

- Hoạt động 2: Tìm hiểu về các ngành nghề.

- Hoạt động 3: Chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3.

4 Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác

- Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của vấn đề hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

- Hoạt động 2: Những thông tin thời sự.

- Hoạt động 3: Tọa đàm “Hãy hợp tác cùng nhau”.

5 Thanh niên với Bác Hồ

- Hoạt động 1: Công lao của Bác Hồ với dân tộc.

- Hoạt động 2: Văn nghệ: “Những bài ca dâng Bác”

- Hoạt động 3: Lời Bác dạy thanh niên.

6 + 7 + 8 Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

- Hoạt động 1: Tổ chức hoạt động “Ngày tình nguyện”.

- Hoạt động 2: Xây dựng ý tưởng thành lập các Câu lạc bộ.

- Hoạt động 3: Hoạt động tham quan dã ngoại.

- Hoạt động 4: Hoạt động phát thanh tuyên truyền

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – KHỐI 11

T h á n g Chủ đề ho ạ t đ ộng Gợ i ý nộ i du ng và h ình thức ho ạt độ ng

9

Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

- Hoạt động 1: Thảo luận chuyên đề “Bạn hiểu gì về CNH, HĐH đất nước?”.

- Hoạt động 2: Thi hùng biện về “Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”.

10 Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.

- Hoạt động 1: Diễn đàn thanh niên “Vẻ đẹp trong tình bạn và tình yêu”.

- Hoạt động 2: Chào mừng 20/10 – Tôn vinh nét đẹp nữ sinh trường chuyên.

- Hoạt động 3: Hoạt động tư vấn tâm lý lứa tuổi.

11 Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư

- Hoạt động 1: Giao lưu với các thầy, cô giáo giảng dạy ở lớp mình.

- Hoạt động 2: Thảo luận về việc phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư

(6)

6

trọng đạo trọng đạo.

- Hoạt động 3: Kỉ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam.

12

Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

- Hoạt động 1: Diễn đàn thanh niên “Vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

- Hoạt động 2: Tìm hiểu các hoạt động xây dựng địa phương.

- Hoạt động 3: Kỉ niệm ngày quốc phòng toàn dân 22/12.

1

Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Hoạt động 1: Tìm hiểu các chính sách văn hóa của Nhà nước.

- Hoạt động 2: Chào mừng ngày truyền thống học sinh – sinh viên 09/01.

- Hoạt động 3: Diễn đàn thanh niên “Tuổi trẻ với việc giữ gìn và phát huy bàn sắc văn hóa dân tộc”.

2 Thanh niên với lý tưởng cách mạng

- Hoạt động 1: Thảo luận chuyên đề “Lý tưởng và ước mơ của thanh niên”.

- Hoạt động 2: Thanh niên và mùa xuân của đất nước.

- Hoạt động 3: Văn nghệ: Mừng Đảng, mừng xuân.

3 Thanh niên với vấn đề lập nghiệp

- Hoạt động 1: Thảo luận chuyên đề “Tương lai là ở bạn”

- Hoạt động 2: Chào mừng thành lập Đoàn 26/3.

- Hoạt động 3: Hoạt động tư vấn nghề nghiệp.

4 Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác

- Hoạt động 1: Thảo luận chuyên đề “Thanh niên góp phần bảo vệ hòa bình”

- Hoạt động 2: Những hoạt động chào mừng 30/4 và 01/5.

- Hoạt động 3: Tìm hiểu về Liên Hiệp Quốc.

5 Thanh niên với Bác Hồ

- Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ.

- Hoạt động 2: Văn nghệ “Mừng sinh nhật Bác Hồ”.

- Hoạt động 3: Thi viết bài, sáng tác thơ ca về Bác Hồ.

6 + 7 + 8 Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

- Hoạt động 1: Tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi 01 – 6.

- Hoạt động 2: Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới.

- Hoạt động 3: Ngày tình nguyện vì sức khỏe công đồng.

- Hoạt động 4: Hoạt động tình nguyện nhân ngày 27 – 7.

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – KHỐI 12

T h g . Chủ đề ho ạ t đ ộng Gợ i ý nộ i du ng và h ình thức ho ạt độ ng

9

Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

- Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch học tập và rèn luyện của năm học cuối cùng ở trường phổ thông

- Hoạt động 2: Diễn đàn “Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

10 Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình

- Hoạt động 1: Tìm hiểu Luật Hôn nhân và gia đình

- Hoạt động 2: Hoạt động chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10.

11

Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo

- Hoạt động 1: Thi sáng tác về thầy, cô giáo và mái trường.

- Hoạt động 2: Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

12

Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

- Hoạt động 1: Thi hùng biện “Thanh niên với đất nước đầu thế kỉ XXI”.

- Hoạt động 2: Thảo luận “Nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và hành động của thanh niên chúng ta”

(7)

7

- Hoạt động 3: Tổ chức kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân 22-12.

- Hoạt động 4: Tìm hiểu Luật Nghĩa vụ quân sự.

1

Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

- Hoạt động 1: Thảo luận chủ đề “Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”

- Hoạt động 2: Những hoạt động chào mừng ngày truyền thống học sinh – sinh viên 09/01.

2 Thanh niên với lý tưởng cách mạng

- Hoạt động 1: Giao lưu với các đảng viên của trường.

- Hoạt động 2: Tọa đàm “Lí tưởng của thanh niên trong thời đại mới.

3 Thanh niên với vấn đề lập nghiệp

- Hoạt động 1: Thảo luận chuyên đề lựa chọn nghề nghiệp.

- Hoạt động 2: Tọa đàm về vấn đề lựa chọn nghề.

- Hoạt động 3: Các hoạt động chào mừng thành lập Đoàn 26/3.

- Hoạt động 4: Tìm hiểu bộ luật lao động của Viêt Nam.

4 Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác

- Hoạt động 1: Diễn đàn thanh niên “Vì một thế giới hòa bình, ổn định và hợp tác”.

- Hoạt động 2: Các hoạt động chào mừng 30/4 và 01/5.

- Hoạt động 3: Tìm hiểu một số hoạt động của Việt Nam trong khối ASEAN.

5 Thanh niên với Bác Hồ

- Hoạt động 1: Thảo luận về tình cảm của Bác Hồ dành cho tuổi trẻ và lòng kính yêu của tuổi trẻ đối với Bác Hồ.

- Hoạt động 2: Văn nghệ “Tháng 5 nhớ Bác Hồ”.

6 + 7 + 8 Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

- Hoạt động 1: Hoạt động câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vi thành niên.

- Hoạt động 2: Hoạt động tham quan dã ngoại.

- Hoạt động 3: Hoạt động phòng chống HIV/AIDS.

Lưu ý: Trên đây là những chủ đề và hoạt động mang tính gợi ý, định hướng. GVCN

phối hợp cùng giáo viên dạy môn Giáo dục công dân và tập thể lớp căn cứ vào đặc điểm

tình hình lớp để xây dựng, triển khai các nội dung phù hợp.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thư viện thành lập tổ công tác viên thư viện trong giáo viên, học sinh nhằm hoạt động được tốt hơn và phát triển phong trào đọc sách báo tài liệu trong nhà trường.. -

- Nâng cao chất lượng nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn với các nội dung: cùng chung tay thực hiện việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh; giáo dục học

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất. Theo

o Chấm dứt nhận thông tin đăng ký trước ngày khai giảng ba tuần o Công bố danh sách lớp học, ngày khai giảng, nơi tập trung trên.. trang web: www.tudu.com.vn 3

Bài tập 2: Liên hệ xem bản thân đã thực hiện đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông chưa?. Lập kế hoạch rèn luyện và nhắc nhỡ các

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn,

- Ban giám hiệu: xây dựng kế hoạch tăng giờ, sắp xếp thời khóa biểu, triển khai, phổ biến đến tất cả các tổ bộ môn để thực hiện; hằng tuần theo dõi, kiểm tra quá

- Hoạt động của các tổ chuyên môn đi vào ổn định và có hiệu quả; đa số giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học; sử dụng khá tốt các trang thiết bị sẵn có và đồ dùng