• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn : 28/4/21

Ngày giảng: 4/5/21

Tiết 62

Bài 28: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ DÂN TỘC (CUỐI THẾ KỈ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX)

II- GIÁO DỤC, KHOA HỌC – KĨ THUẬT I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Sự phát triển cao hơn của nền văn hoá dân tộc với nhiều thể loại phong phú và nhiều tác giả,tác phẩm nổi tiếng

- Văn học dân gian các thành tựu về hội hoạ,kiến trúc,điêu khắc

- Sự chuyển biến về khoa học,kĩ thuật,sử học,địa lí,y học,cơ khí đạt được nhiều thành tựu đáng kể

- Sự tiếp thu khoa học kĩ thuật phương Tây song ứng dụng chưa nhiều 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng miêu tả những thành tựu văn hoá

- Kĩ năng quan sát,phân tích,trình bàyvề các tác phẩm nghệ thuật 3.Thái độ

- Trân trọng, tự hào với những thành tựu mà cha ông ta sáng tạo ra

- Góp phần hình thành ý thức thái độ bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá 4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, giao tiếp/ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện nhân vật lịch sử; So sánh, phân tích; Nhận xét, đánh giá ; Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đó học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; Thể hiện thái độ, xúc cảm, hành vi; Thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử.

II. Chuẩn bị

- Giaó viên: máy chiếu

- Học sinh : SGK, chuẩn bị bài

III. Phương pháp – Kĩ thuật dạy học - PP: vấn đáp, phân tích

- KT: Hỏi trả lời

IV.Tiến trình giờ dạy – Giáo dục 1. Ổn định lớp (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (5p) a) Câu hỏi:

(?) Nghệ thuật thời kì này có gì đặc sắc so với các thế kỉ trước đó?

b. Đáp án

* Văn Nghệ dân gian (3đ)

- Sân khấu: chèo, tuồng, quan họ, trống quân, lượn...

* Tranh dân gian: (3đ)

- Đông Hồ -> mang đậm tính dân tộc phản ánh mọi mặt sinh hoạt của nhân dân

(2)

* Kiến trúc (4đ)

- Chùa Tây Phương (Thạch thất –Hà tây) -> kiến trúc độc đáo kiểu cung đình, tạo sự tôn vinh cao quí

- Nghệ thuật tạc tượng đúc đồng rất tài hoa, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc 3. Bài mới

* Hoạt động: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan - Thời gian: 3 phút.

Gv Giới thiệu bài

Cuối XVIII nửa đầu XIX triều Nguyễn lập lại ách thống trị gây ra cuộc sống cực khổ cho nhân dân ta, làm kìm hãm sự phát triển của kinh tế khoa học, xã hội song đây lại là giai đoạn phát triển cao của nền văn hoá dân tộc,Sự hủ bại lỗi thời của triều đại phong kiến lại được phản ánh rất đa dạng phong phú,rõ nét trong văn học,nghệ thuậtlàm cho nền văn học nghệ thuật phát triển cao hơnbao giời hết.Để thấy rõ hơn sự phát triển của văn học nghệ thuật,khoa học kĩ thuật hôm nay …

* HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

- Mục tiêu: HS trình bày được những nét chính Tây Sơn đại phá quân Thanh - Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, trực quan, thuyết trình

- Kĩ thuật: Hỏi trả lời, động não, tb 1p, kích thích tư duy.

- Thời gian: 25p

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

* Hoạt động 1: Giáo dục, thi cử - Thời gian (7’)

- Mục tiêu: Học sinh biết được tình hình giáo dục, thi cử nước ta thế kỉ XVIII- XIX

- PP: Vấn đáp, phân tích - KT: Hỏi trả lời

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Giáo dục thi cử thời Tây Sơn ntn?

? Thời Nguyễn ra sao?

B2: Thực hiện nhiệm vụ.

H đọc SGK Thảo luận

? Giáo dục thi cử thời Tây Sơn ntn?

? Thời Nguyễn ra sao?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

1. Giáo dục, thi cử

- Thời tây Sơn: Ban chiếu lập học, chấn chỉnh học tập thi cử,mở trường ở các xã, coi trọng chữ Nôm

- Thời Nguyễn không thay đổi

- 1836 lập "Tứ dịch quán"

dạy tiếng nước ngoài

(3)

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành ...

...…

* Hoạt động: Sử học, địa lí học, y học - Thời gian (15’)

- Mục tiêu: Học sinh biết được Sử học, địa lí học, y học nước ta thế kỉ XVIII- XIX

- PP: Vấn đáp, phân tích - KT: Hỏi trả lời

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Hãy nêu những tác phẩm sử học tiêu biểu thời kì này?

? Em biết gì về Lê Quý Đôn?

? Khoa học địa lí đạt được những thành tựu gì?

? Y học thế kỉ XVIII-XIX đạt được những thành tựu gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ H đọc phần 2

? Hãy nêu những tác phẩm sử học tiêu biểu thời kì này?

? Em biết gì về Lê Quý Đôn?

- Sinh (1726- ?) người huyện Duyên Hà-Thái Bình, học giỏi nổi tiếng từ nhỏ, 6 tuổi đã biết làm thơ:

“Chẳng phải liu điu cũng giống nhà Rắn đầu biếng học ắt chẳng tha Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ Nay thét mai gầm rát cổ cha Từ nay châu lỗ xin đèn sách Để khỏi mang danh tiếng thế gia”

1752 đỗ cử nhân -đỗ đầu thi hội-thi đình 34 tuổi làm quan đi sứ sang Trung Quốc. “Ông tư chất khác đời, thông minh hơn người tính nết thuần hậu chăm học không biết mệt mỏi tuy đỗ đạt vinh hiển mà tay vẫn không rời quyển sách”

Phan huy Chú. Ông cùng Phan Huy Chú hoàn thành nhiều bộ sách lịch sử...

2. Sử học, địa lí học, y học

- Sử học:

+ Đại Nam thực lục: Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú

- Địa lí:

+ Gia Định thành thông chí:

Trịnh Hoài Đức

+ Nhất thống dư địa chí: Lê Quang Định

- Y học:

+ Hải thượng lãn ông Lê hữu trác: Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66q)

(4)

? Khoa học địa lí đạt được những thành tựu gì?

? Y học thế kỉ XVIII-XIX đạt được những thành tựu gì?

G Hải thượng lãn Ông-Lê Hữu Trác (1720- 1792) xuất thân trong gia đình nho học tại huyện Hưng Yên là người thầy thuốc có uy tín lớn thế kỉ XVIII,từ quan về ở ẩn trên núi tìm thuốc trị bệnh cứu người,xuất bản bộ sách (Hải thượng y tông tâm lĩnh ghi 305 vị thuốc nam với 2854 phương thuốc trị bệnh cổ truyền với lời dạy “đạo làm thuốc là nhân thuật, có nhiệm vụ giữ gìn tính mệnh cho con người...chỉ lấy việc giúp người làm trọng mà không cầu lợi kể công”-> Ông là ông tổ nghề thuốc nam nước ta.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành ...

...…

* Hoạt động 3: Những thành tựu về kĩ thuật - Thời gian (8’)

- Mục tiêu: Học sinh biết được những thành tựu về kĩ thuật nước ta thế kỉ XVIII- XIX

- PP: Vấn đáp, phân tích - KT: Hỏi trả lời

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Em hãy nêu những thành tựu về khoa học-kĩ thuật nước ta thế kỉ XVIII

? Những thành tựu trên chứng tỏ điều gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

? Em hãy nêu những thành tựu về khoa học-kĩ thuật nước ta thế kỉ XVIII

? Những thành tựu trên chứng tỏ điều gì?

- Nhân dân ta tiếp thu những thành tựu KH KT mới của các nước PT

- Chứng tỏ nhân dân ta có khả năng vươn mạnh lên phía trước...

3. Những thành tựu về kĩ thuật

- Làm súng, đồng hồ, kính thiên lí, đóng thuyền lớn, máy xẻ gỗ

(5)

? Thái độ của triều Nguyễn ntn?

- Triều Nguyễn tư tưởng bảo thủ, lạc

hậu đã ngăn cản không tạo cơ hội đưa nước ta tiến lên.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành ...

...…

* Hoạt động:LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức đã học.

- Phương pháp: vấn đáp, - Kĩ thuật: động não, tia chớp.

- Thời gian: 5 phút

Câu 1: Tác phẩm Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác bằng loại chữ viết nào?

A. Chữ Hán B. Chữ Nôm C. Chữ Quốc ngữ D. Chữ Phạn

Câu 2: Các tác phẩm văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX tập trung phản ánh đề tài gì?

A. Phản ánh xã hội đương thời, sự thay đổi tâm tư, nguyện vọng của con người B. Tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất chống giặc ngoại xâm

C. Tố cáo chiến tranh phong kiến

D. Ca ngợi sự hưng thịnh của chế độ phong kiến

(6)

Câu 3: Hãy nêu một số thành tựu văn học, nghệ thuật và khoa học - kĩ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉXIX. (lập bảng)

Gợi ý:

Các lĩnh vực Thành tựu

Giáo dục – thi cử - Ra chiếu lập học, mở trường công để con em nhân dân có điều kiện đi học, đưa chữ Nôm vào thi cử.

- Quốc tử giám đặt ở Huế, chỉ lấy con em quan lại, thổ hào.

- Lập “ tứ dịch quán” dạy tiếng nước ngoài (Pháp, Xiêm).

Sử học Địa lí Y học

- Đại Việt sử kí tiền biên

- Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện.

- Đại việt thông sử, Phủ biên tạp lục.

- Lịch triều hiến chương loại chí.

- Gia Định thành thông chí.

- Đại Nam nhất thống chí.

- Hải Thượng y tông tâm lĩnh.

Kĩ thuật - Làm đồng hồ và kính thiên lí

- Chế được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.

- Đóng 1 chiếc tàu thủy bằng máy hơi nước.

* Hoạt động 4: VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển kinh tế nước ta và địa phương hiện nay.

- Phương pháp: Vấn đáp, nhóm, thuyết trình.

- Kĩ thuật: Động não, kich thích tư duy, trình bày 1phut - Thời gian: 5p

Những thành tựu khoa học - kĩ thuật của nước ta thời kì này phản ánh điều gì?

Những thành tựu khoa học – kĩ thuật của nước ta thời kì này đã chứng tỏ các ngành khoa học xã hội như: Sử học, địa lí, Y học nước ta thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX phát triển rất rực rỡ, cùng với sự phát triển của khoa học, điều đáng chú ý là sự tiếp nhận kĩ thuật hiện đại với nghề làm đồng hồ và việc đóng thành công các tàu thủy chạy bằng máy hơi nước. Những thành tựu đó đã nói lên tài năng của thủ công Việt Nm đương thời, tiếc rằng nó không được nhà nước sử dụng và phát huy.

* HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, SÁNG TẠO.

- Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài học.

- Phương pháp: Vấn đáp, trình bày 1phut, nhóm, thuyết trình.

(7)

- Kĩ thuật: Động não, kich thích tư duy - Thời gian: 5p

? Em biết thêm điều gì về Lê Hữu Trác.

Lê Hữu Trác bị bệnh từ lúc ở trong quân ngũ, giải ngũ về phải gánh vác công việc vất vả "trăm việc đổ dồn vào mình, sức ngày một yếu" (Lời tựa "Tâm lĩnh"), lại sớm khuya đèn sách không chịu nghỉ ngơi, sau mắc cảm nặng, chạy chữa tới hai năm mà không khỏi. Sau nhờ lương y Trần Độc, người Nghệ An là bậc lão nho, học rộng biết nhiều nhưng thi không đỗ, trở về học thuốc, nhiệt tình chữa khỏi.

Trong thời gian hơn một năm chữa bệnh, nhân khi rảnh rỗi ông thường đọc "Phùng thị cẩm nang" và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Ông Trần Độc thấy lạ, bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho ông. Vốn là người thông minh học rộng, ông mau chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học, nhận ra nghề y không chỉ lợi ích cho mình mà có thể giúp người đời, nên ông quyết chí học thuốc.

Ở Hương Sơn, ông làm nhà cạnh rừng đặt tên hiệu "Hải Thượng Lãn ông". Hải Thượng là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xứ Bầu Thượng quê mẹ. "Lãn ông" nghĩa là "ông lười", ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, của quyền thế, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó.

Mùa thu năm Bính Tý (1756), Lê Hữu Trác ra kinh đô mong tìm thầy để học thêm vì ông thấy y lý mênh mông nhưng không gặp được thầy giỏi, ông đành bỏ tiền mua một số phương thuốc gia truyền, trở về Hương Sơn "từ khước sự giao du, đóng cửa để đọc sách" (Tựa "Tâm lĩnh"), vừa học tập và chữa bệnh.

Mười năm sau tiếng tăm của ông đã nổi ở vùng Hoan Châu.

Sau mấy chục năm tận tụy với nghề nghiệp, Hải Thượng Lãn ông đã nghiên cứu rất sâu lý luận Trung y qua các sách kinh điển: Nội kinh, Nam kinh, Thương hàn, Kim quỹ; tìm hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ông hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc. Sau hơn chục năm viết nên bộ "Y tôn tâm lĩnh" gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ảnh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông.

4. Hướng dẫn về nhà (1p) - Các em về nhà học bài

- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK

(8)

- CBB: Ôn tập học kì II V- Rút kinh nghiệm

Ngày soạn : 28/4/21

Ngày giảng: 6/5/21

Tiết 63

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ LỊCH SỬ ĐẠI VIỆT THẾ KỈ XV - XVIII I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Ôn tập được các kiến thức về lịch sử Đại Việt trong giai đoạn XV – XVIII.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng hợp tác nhóm

- Kĩ năng quan sát,phân tích,trình bày về nội dung lịch sử.

3.Thái độ

- Trân trọng, tự hào với những thành tựu mà cha ông ta sáng tạo ra

- Góp phần hình thành ý thức thái độ bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá 4. Định hướng phát triển năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái.

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, giao tiếp/ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện nhân vật lịch sử; So sánh, phân tích; Nhận xét, đánh giá ; Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đó học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; Thể hiện thái độ, xúc cảm, hành vi; Thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử.

II. Chuẩn bị

- Giaó viên: máy chiếu

- Học sinh : SGK, chuẩn bị bài

III. Phương pháp – Kĩ thuật dạy học

- PP: vấn đáp, phân tích, trò chơi, thuyết trình - KT: Hỏi trả lời, động não. Kích thích tư duy....

IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN Gv giới thiệu nội dung (1’).

Phương án trò chơi lịch sử thực hiện ở lớp 7A,B

A. GV thông báo thể lệ cuộc thi :Cuộc thi sẽ chia làm 4 phần:

Phần 1: Khởi động.(5’)

Phần 2: vượt chướng ngại vật (5’) Phần 3 :Tăng tốc (5’)

Phần 4: về đích (20’)

*GV Chia lớp thành 4 đội: Mỗi đội chơi sẽ cử 2 đại diện để tham gia chơi trực tiếp. Những người còn lại của đội sẽ viết đáp án vào phiếu tham gia cuối buổi chơi đội nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ là đội thắng cuộc..

(9)

* Bầu Ban thứ kí và 4 người vào BGK ( là những HS có thành tích học tập tốt)

GV thông báo thể lệ phần thi thứ nhất

Người dẫn chương trình phổ biến luật chơi .: có 20 câu hỏi cho cả 4 đội mỗi đội sẽ trả lời 5 câu trong vòng 1 phút. Mỗi câu đúng sẽ được 10 điểm . nếu quá 1’

không trả lời hết 5 câu hỏi quyền trả lời sẽ thuộc về đội tiếp theo.Những câu mà đội chơi không trả lời được đội khác trả lời và chỉ dành được 5 điểm

Phần 1: Khởi động.(5’)

Phần 2: vượt chướng ngại vật (5’) Phần3 :Tăng tốc (5’)

Phần 4: về đích (20’)

PHẦN THỨ NHẤT : KHỞI ĐỘNG (1’ CHO MỖI ĐỘI ) (5p)

Người dẫn chương trình phổ biến luật chơi .: có 10 câu hỏi cho mỗi đội, mỗi đội sẽ trả lời các câu trong vòng 1 phút. Mỗi câu đúng sẽ được 10 điểm . nếu quá 1’ không trả lời hết câu hỏi quyền trả lời sẽ thuộc về đội tiếp theo.Những câu mà đội chơi không trả lời được đội khác trả lời và chỉ dành được 5 điểm . Đội 1:

Câu 1: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở đâu?

TL- Lam Sơn – Thanh Hoá.

Câu 2: Giải phóng Nghệ An năm bao nhiêu?

TL- 1424

Câu3: Ai là người chỉ huy trận Chi Lăng – Xương Giang ? TL: Liễu Thăng – Mộc Thạnh.

Câu4: Luật Hồng Đức do ai soạn thảo?

TL: Lí Thánh Tông

Câu 5: Viện Sùng Chính để làm gì?

TL: Dịch chữ Hán sang chữ Nôm.

Câu 6: Quang Trung là ai?

TL: Nguyễn Huệ.

Câu 7: 1527, Ai cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc?

TL : Mạc Đăng Dung.

Đội 2:

Câu 1: Thiên Chúa giáo du nhập vào nước ta từ năm nào?

TL- 1533

Câu 2 : 3 anh em Tây Sơn là những ai?

TL: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

Câu3: Quân tây Sơn kiểm soát phủ Quy nơn năm bao nhiêu?

TL: 1773

Câu 4: Quân Minh kéo vào nước ta năm nào?

TL:- 11 -1406.

Câu5 : Kêt tên một cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần TL: KHởi nghĩa Trần Ngỗi

Câu 6.: Bình Định Vương là ai?

(10)

TL: Lê Lợi

Câu 7: Chiên sthawng Tốt Động – Chúc Động năm bao nhiêu?

TL: 1426.

Đội 3:

Câu 1: Sáu bộ thời Lê Thánh Tông là?

TL: Lại, Bộ, Lễ, Hình, Công, Binh

Câu 2 : Quân Đội thời Lê được chia làm mấy bộ phận - 2 bộ phận: quân triều đình và quân địa phương.

Câu 3: Cục Bách tác là gì

TL: Các xưởng do nhà nước quản lí.

Câu 4: Đa số dân đều được đi học, đi thi trừ....?

TL: Những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

Câu5 : Kể tên một cuộc khởi nghĩa trong phong trào nông dân ở dàng Ngoài.

TL : Khởi nghĩa Hoàng Công Chất.

Câu 6.Quang Trung đại phá quân Thanh năm nào?

TL: 1789

Câu 7 : Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế năm nào?

TL : 1806

PHẦN THI THỨ II : VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT. (5p)

Có 8 câu hỏi hàng ngang dành cho 4 đội. thí sinh lựa chọn từ hàng ngang bất kỳ . trả lời mỗi câu trong 30s. trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm. Tìm ra từ chìa khoá khi chưa giải xong sẽ được 40 điểm . nếu tìm được khi tất cả các ô đều mở sẽ được 20 điểm. Lí giải hay có ý nghĩa về từ chìa khoá được 10 điểm.

Câu1: Từ hàng ngang thứ nhất: có 6 chữ cái:

- Ranh giới hai giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài?

TL: Sông Gianh.

Câu 2 :

- Chiến tranh Nam – Bác Triều diên ra bao nhiêu năm?

TL : 50 năm

Câu 3 : từ hàng ngang thứ 3: (8 chữ cái)

- Họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau mấy lần?

TL: 7 lần

* Câu 4: từ hàng ngang thứ 4 :(6 chữ cái) - Ai lấy danh nghĩa Phù lê diệt Mạc

TL: Nguyễn Kim

* Câu5 Từ hàng ngang thứ 5 ( có 9 chữ cái)

- Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân ở Quảng Ninh đầu thế kỉ XVI TL: Trần Cảo

*Câu 6: Từ hàng ngang thứ 6 (15vchữ cái ) - Con rể Nguyễn Kim là

TL: Trịnh Kiểm

*Câu 7: Từ hàng ngang thứ 7 :(7 chữ cái ) Một làng gốm thủ công nổi tiếng ở thế kỉ XVII

(11)

TL : Bát Tràng.

*Câu 8 : Từ hàng ngang thứ 8 : ( có 7 chữ cái ) Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút năm bao nhiêu?

- 1785

1 S O N G G I A N H

2 5 0 N Ă M

3 7 L A N

4 N G U Y E N K I M

5 T R A N C A O

6 T R I N H K I E M

7 B A T T R A N G

8 1 7 8 5

Từ khoá: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền

Yêu cầu HS liên kết các dữ kiện ở ô hàng ngang trình bày về từ chìa khoá liên kết các dữ liệu để giải khoá

Phần thi thứ III. TĂNG TỐC (5p)

Mỗi đội có 4 câu hỏi mỗi câu hỏi có 3 dữ kiện. Trả lời trong vòng 10giây ở dữ kiện thứ nhất được 30 điểm . Dữ kiện thứ2 : 10 giây tiếp theo được 20 điểm. Dữ kiện thứ 3 10 giây cuối cùng được 10 điểm . Nếu sau thời gian quy định đội chơi không tìm ra được đáp án quyền trả lời thuộc về đội nào có tín hiệu đầu tiên.

Câu 1:(đội1)

Dữ kiện 1: Đây là một phong trào đấu tranh rộng lớn diễn ra ở thế kỷ XIV- XVII?

Dữ kiện 2: Là cuộc đấu tranh đầu tiên của nông dân Dữ kiện3 : nổi lên ở Đồng Bằng và Thanh nghệ Tĩnh đáp án : phong trào nông dân Đằng Ngoài.

HS có thể lý giải ngắn gọn về phong trào này Câu 2:(đội 2)

Dữ kiện 1 : Chiến thắng sau khi nGuyễn Huệ lên ngôi Dữ kiện 2: Diễn ra trong dịp Tết

Dữ kiện 3 : Quân gồm năm đạo Trả lời : Chiến thắng Ngọc Hồi Câu 3:(đội 3)

Dữ kiện 1 :Đây là một người theo Lê lợi ngay từ buổi đầu khởi nghĩa Dữ kiện 2: Lệ Chi Viên

Dữ kiện3 : Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày.

(12)

Trả lời: Nguyễn Trãi

Nếu học sinh trả lời được ở những sự kiện đầu tiên thì yêu cầu học sinh lí giải ngắn gọn về đáp án đó.

PHẦN THI THỨ IV. .VỀ ĐÍCH.

HÙNG BIỆN VỀ MỘT ĐỀ TÀI LỊCH SỬ (20p)

Mỗi đội sẽ tiến hành bắt thăm tên chủ đề:có 4 chủ đề để học sinh lựa chọn.

Các chủ đề này GV đã cho các đội chuẩn bị ở nhà tất cả các chủ đề viết thành các bài luận . Gv hướng dẫn HS tự xây dựng một bài hùng biện : giới thiệu nội dung cần trình bày, đánh giá của bản thân và đánh giá của các nhà nghiên cứu khác về nhân vật , sự kiện mà mình trình bày. ý kiến của cá nhân về vấn đề đó như thế nào? Vai trò của nhân vật đó , của sự kiện đó tác động như thế nào đến lịch sử dân tộc.

Chủ đề1: Kinh tế - xã hội thời Lê sơ.

Chủ đề 2: Văn học và nghệ thuật dân gian thế kỉ XVI – XVII.

Chủ đề 3: Quang Trung xây dựng đất nước.

Chủ đề 4 : nhà nươc phong kiến

Các đội sẽ có 1 phút chuẩn bị nội dung trình bày ( đã được các đội chuẩn bih trước) . Đội sẽ cử đại diên hùng biện đề tài . Yêu cầu có phần giới thiệu.nội dung trình bày : nhìn nhận, đánh giá của bản thân về những vấn đề đó như thế nào?

GV gọi đại diện cho các đội lên trình bày trong 2 phút .

Ban giám khảo cùng Gv sẽ chấm và cho điểm từng đội .Mỗi đề tài xuất sắc sẽ được 30 điểm. Trả lời các câu hỏi phụ của BGK xuất sắc sẽ được 10 điểm.

V. TỔNG KẾT.

Ban Thư kí tổng hợp điểm Gv thông báo kết quả và trao giải.

Khen thưởng các đội chơi ,cá nhân xuất sắc. khuyến khích động viên các cá nhân đội chơi.

4. Hướng dẫn về nhà.

- Ôn tập lại kiến thức lịch sử giai đoạn XV – XVIII.

- Làm đề cương ôn tập theo các cau hỏi đã cho:

? Nêu diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động

? Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sư của khởi nghĩa Lam Sơn.

? Trình bày sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ.

? Những đống góp của Lê Thanh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp.

? Em hãy nêu hậu quả của chiến tranh Nam Bắc triều và sự chia cắt đàng Trong, Đàng Ngoài.

? Tóm tắt quá trình hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.

? Nguyễn Huệ lên ngôi có ý nghĩa gì?

? Nguyên nhân thắng lợi và ý ghĩa ịc sử của phong trào Tây Sơn.

? Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.

V. Rút kinh nghiệm.

Câu 1: Tác phẩm Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác bằng loại chữ viết nào? Câu 2: Các tác phẩm văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX tập trung phản ánh đề tài gì? Trần Độc Nghệ An Hương Sơn Hoan Châu Trung y Nội kinh Namkinh Thương hàn Kim quỹ Đông y

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập 8 trang 29 Vở bài tập Lịch sử 8: Tình hình chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của nước Đức cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX được biểu hiện

Bài tập 4 trang 35 Vở bài tập Lịch sử 8: Tại sao nói: sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học là một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng

Bài tập 2 trang 41 Vở bài tập Lịch sử 8: Trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu

Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX Bài tập 1 trang 69 Vở bài tập Lịch sử 8: Từ những thành tựu tiêu biểu của nền khoa học -

- Sản xuất công nghiệp phát triển, các công ty độc quyền chi phối rất nhiều đến đời sống xã hội của người dân.. Tranh đương thời nói về quyền lực của các tổ chức độc

- Từ nửa sau thế kỉ XVIII sản xuất máy móc được sử dụng đầu tiên ở Anh, sau đó lan ra các nước Âu-Mĩ, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp:.. + Kỹ thuật

Câu hỏi trang 43 SGK Lịch sử 8: Qua tình hình của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, hãy nêu đặc điểm chung, nổi bật trong sự phát triển kinh tế

Câu 3 trang 55 SGK Lịch sử 8: Bằng những kiến thức đã học, giới thiệu vài nét về một tác giả hay tác phẩm văn học tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII - XIX.. Cuộc