• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng Bài 42.1 trang 123 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hoá A. cơ năng thành điện năng.

B. điện năng thành hoá năng.

C. nhiệt năng thành điện năng.

D. điện năng thành cơ năng.

Trả lời:

Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hoá điện năng thành cơ năng làm quay cánh quạt.

Chọn đáp án D.

Bài 42.2 trang 123 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Hiện tượng nào dưới đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng, A. Núm của đinamo quay, đèn bật sáng.

B. Pin mặt trời dùng để đun nước nóng.

C. Vật giảm tốc độ khi bị cản trở.

D. Vật nóng lên khi bị cọ xát.

Trả lời:

- Hiện tượng đi kèm theo sự biến đổi đổi từ cơ năng thành điện năng là núm đinamô quay, đèn bật sáng.

- Các hiện tượng còn lại có sự chuyển hóa giữa:

(2)

+ B. Pin mặt trời dùng để đun nước nóng: quang năng được chuyển hóa thành điện năng.

+ C. Vật giảm tốc độ khi bị cản trở: động năng được chuyển hóa thành nhiệt năng.

+ D. Vật nóng lên khi bị cọ xát: cơ năng được chuyển hóa thành nhiệt năng.

Chọn đáp án A.

Bài 42.3 trang 123 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì

A. quả bóng bị Trái Đất hút.

B. quả bóng đã bị biến dạng.

C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.

D. một phần cơ năng chuyển đã hoá thành nhiệt năng.

Trả lời:

- Sau lần nảy đầu tiên, quả bóng không đạt được độ cao như ban đầu, vì:

+ Quả bóng khi rơi từ độ cao xuống mặt đất sẽ chịu lực cản của không khí, va chạm với mặt đất.

+ Nên năng lượng cơ năng của quả bóng, một phần bị chuyển hóa thành nhiệt năng tỏa nhiệt ra môi trường, làm nóng mặt đất và quả bóng chỗ va chạm.

Vì vậy, quả bóng không có cơ năng như ban đầu nên không đạt được độ cao như ban đầu.

Chọn đáp án D.

Bài 42.4 trang 123 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng:

A. Máy quạt.

B. Bàn là điện.

C. Máy khoan.

(3)

D. Máy bơm nước.

Trả lời:

Thiết bị chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng là: Bàn là điện.

Máy quạt, máy khoan, máy bơm nước: là thiết bị chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng làm quay động cơ, cánh quạt.

Chọn đáp án B.

Bài 42.5 trang 123 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Dạng năng lượng nào đã chuyển hoá thành điện năng trong một chiếc đồng hồ điện tử chạy bằng pin?

A. Cơ năng.

B. Nhiệt năng.

C. Hoá năng.

D. Quang năng.

Trả lời:

Hóa năng đã chuyển hoá thành điện năng trong một chiếc đồng hồ điện tử chạy bằng pin. Pin trong chiếc đồng hồ đã chuyển hóa năng thành điện năng.

Chọn đáp án C.

Bài 42.6 trang 123 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng A. luôn được bảo toàn.

B. luôn tăng thêm.

C. luôn bị hao hụt.

D. tăng giảm liên tục.

Trả lời:

Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng luôn bị hao hụt. Chỉ khi bỏ qua sự mất mát năng lượng thành các dạng năng lượng khác (nhiệt năng, nội năng…) thì cơ năng mới được bảo toàn.

(4)

Chọn đáp án C.

Bài 42.7 trang 123 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Hãy kể tên các thiết bị/ dụng cụ tiêu thụ điện năng biến đổi thành nhiệt năng, quang năng, cơ năng để có thể sử dụng trực tiếp.

Trả lời:

- Các thiết bị/ dụng cụ tiêu thụ điện năng biến đổi thành nhiệt năng là:

+ Ấm điện.

+ Bàn là điện.

+ Nồi cơm điện.

+ Máy là tóc.

+ Mỏ hàn.

+ Bếp điện.

+ Bóng đèn dây tóc.

+ Máy sấy tóc.

- Các thiết bị/ dụng cụ tiêu thụ điện năng biến đổi thành quang năng là:

+ Đèn Led.

+ Đèn huỳnh quang.

+ Đèn bút thử điện.

- Các thiết bị/ dụng cụ tiêu thụ điện năng biến đổi thành cơ năng năng là:

+ Quạt điện.

+ Máy khoan.

+ Máy bơm nước.

+ Động cơ điện.

Bài 42.8 trang 124 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Hãy nêu tên ba thiết bị dụng cụ trong đó có sự chuyển hoá năng lượng từ a) hoá năng thành điện năng.

b) nhiệt năng thành quang năng.

(5)

c) điện năng thành cơ năng và nhiệt năng.

Trả lời:

a) Thiết bị, dụng cụ trong đó có sự chuyển hoá năng lượng từ hoá năng thành điện năng là: Pin đồng hồ điện tử, pin điện hóa, acquy,…

b) Thiết bị, dụng cụ trong đó có sự chuyển hoá năng lượng từ nhiệt năng thành quang năng là: bóng đèn dây tóc, …

c) Thiết bị, dụng cụ trong đó có sự chuyển hoá năng lượng từ điện năng thành cơ năng và nhiệt năng: quạt điện, máy bơm nước…

Bài 42.9 trang 124 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Sử dụng đồng hồ đo điện đa năng để đo lượng điện năng tiêu thụ của một bóng đèn, đồng hồ chỉ 2,5 kWh. Tuy nhiên, theo tính toán cho thấy bóng đèn chỉ tiêu thụ năng lượng là 2,4 kWh. Theo em, định luật bảo toàn năng lượng có còn đúng trong trường hợp này không?

Trả lời:

- Định luật bảo toàn năng lượng vẫn đúng trong trường hợp này.

- Vì trong trường hợp này, ta chỉ tính toán năng lượng tiêu thụ trên đèn, mà chưa tính đến năng lượng hao phí trên đường dây truyền tải.

+ Đồng hồ đã đo đúng vì nó đo cả năng lượng đã tiêu thụ trên cả bóng đèn và năng lượng hao phí trên đường dây truyền tải.

Bài 42.10 trang 124 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Trong cuộc thảo luận về khoa học kĩ thuật, bạn An đề xuất mô hình như sau: Nếu chỉ để quạt điện làm mát thì chưa tận dụng hết công suất của quạt. Vì vậy, ta gắn thêm vào trục cánh quạt các thiết bị khác như động cơ sạc điện, động cơ máy lạnh,...

Khi đó, ta sẽ được một thiết bị đa năng, vừa quạt mát và vừa thực hiện được các chức năng khác. Theo em, ý tưởng của bạn An có hợp lí không? Vì sao?

Trả lời:

- Ý tưởng của bạn An không hợp lí.

(6)

- Vì: Nếu gắn thêm vào trục cánh quạt các thiết bị khác như động cơ sạc điện, động cơ máy lạnh,... thì cánh quạt sẽ quay chậm lại. Không thể xảy ra việc không cung cấp thêm năng lượng cho quạt, quạt phải làm thêm nhiều việc mà tốc độ quay của quạt không đổi. Vì vậy ý tưởng của An không hợp lí.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 1 trang 10 sách bài tập Công nghệ 6: Liệt kê những hoạt động trong gia đình sử dụng các nguồn năng lượng sau đây.. Nguồn năng

Hãy quan sát Hình 2.1 và cho biết những nguồn năng lượng nào được sử dụng để thực hiện các hoạt động thường ngày trong gia đình... f Gió và

- Khi sử dụng dụng cụ đo cần chọn dụng cụ có giới hạn đo (GHĐ - Giá trị lớn nhất ghi trên vạch chia của dụng cụ đo) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN – Hiệu giá trị đo của

+ Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. + Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. + Thực hiện đúng nguyên tắc

Bài 8.13 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 6: Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Đường saccharose là.. chất rắn,

…(2)… là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện một chức năng nhất định. Nó chỉ đạo hoạt động và quy trình của cơ thể sống. Trang 71 SBT KHOA HỌC TỰ

Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường vừa làm mặt tường bị biến dạng, vừa làm biến đổi chuyển động của mặt tường (khó quan sát).. Cửa kính bị vỡ

Do đó, dạng năng lượng không phải năng lượng tái tạo là: Năng lượng khí đốt vì năng lượng này phải mất hàng trăm triệu năm để hình thành và không thể bổ sung nhanh