• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 36: Tác dụng của lực Bài 36.1 trang 113 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.

B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động.

C. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động.

D. Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng.

Trả lời:

Lực không gây ra chuyển động cho vật, nó chỉ làm vật biến dạng hoặc thay đổi chuyển động.

Phát biểu không đúng là: Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.

Chọn đáp án A.

Bài 36.2 trang 113 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khẳng định nào sau đây đúng?

A. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.

B. Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng.

C. Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động.

D. Quả bóng không bị biến đổi.

Trả lời:

Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy thì quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động vì:

- Biến đổi hình dạng: khi ta tác dụng một lực đẩy vào quả bóng làm quả bóng bị méo đi.

- Biến đổi chuyển động: khi ta tác dụng một lực đẩy vào quả bóng làm quả bóng đang đứng yên bắt đầu chuyển động.

Chọn đáp án C.

Bài 36.3 trang 113 SBT Khoa học tự nhiên 6:

(2)

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng: Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường

A. làm mặt tường bị biến dạng.

B. làm biến đổi chuyển động của mặt tường.

C. không làm mặt tường biến dạng.

D. vừa làm mặt tường bị biến dạng, vừa làm biến đổi chuyển động của mặt tường.

Trả lời:

- Phát biểu sai là: Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng thì lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường không làm mặt tường biến dạng.

Vì lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường sẽ làm mặt tường bị méo mó, vỡ nát, làm biến dạng mặt tường và làm tường rung động trong thời gian rất ngắn.

=> Phát biểu đúng phải là: Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng:

Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường vừa làm mặt tường bị biến dạng, vừa làm biến đổi chuyển động của mặt tường (khó quan sát).

Chọn đáp án C.

Bài 36.4 trang 113 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?

A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.

B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.

C. Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trựớc.

D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại.

(3)

Trả lời:

Trường hợp vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực là: Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trựớc.

Vì khi chịu tác dụng của lực, viên bi sắt chỉ bị biến đổi chuyển động, còn hình dạng của nó không thay đổi (không bị biến dạng).

Chọn đáp án C.

Bài 36.5 trang 113 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả gì?

A. Chỉ làm biến đổi chuyển động cọc tre.

B. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của cọc tre.

C. Chỉ làm biến dạng cọc tre.

D. Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó.

Trả lời:

Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó.

- Biến dạng khi búa tác dụng một lực vào cọc tre làm cọc tre bị méo đi.

- Biến đổi chuyển động khi búa tác dụng một lực vào cọc tre làm cọc tre đang đứng yên bắt đầu chuyển động ngập sâu xuống đất.

Chọn đáp án D.

Bài 36.6 trang 113 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Một học sinh đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất. Điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời:

Một học sinh đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất. Lực mà học sinh tác dụng lên quả bóng vừa làm biến dạng quả bóng vừa làm biến đổi chuyển động của nó.

- Biến dạng khi học sinh tác dụng một lực vào quả bóng làm quả bóng bị méo đi.

(4)

- Biến đổi chuyển động khi học sinh tác dụng một lực vào quả bóng làm quả bóng đang đứng yên bắt đầu chuyển động.

Bài 36.7 trang 114 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Vì sao khi đá bóng vào tường, bóng lại bị bật trở lại? Khi đó, bóng và tường có bị biến dạng không?

Trả lời:

- Khi đá bóng vào tường, bóng lại bị bật trở lại vì bóng đã tác dụng một lực vào tường, đồng thời tường cũng tác dụng một lực vào bóng làm bóng bật ngược trở lại.

- Bóng và tường đều bị biến dạng vì:

+ Khi chịu tác dụng của lực, bóng bị méo đi.

+ Khi chịu tác dụng của lực, tường bị méo mó, nứt vỡ.

Bài 36.8 trang 114 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Khi đang đi xe đạp, ta dùng tay bóp phanh, có phải lực của tay đã trực tiếp làm cho xe dừng lại? Giải thích.

Trả lời:

- Khi đang đi xe đạp, ta dùng tay bóp phanh => Đây không phải lực của tay đã trực tiếp làm cho xe dừng lại. Tay ta chỉ làm cho tay phanh bị biến đổi chuyển động và phanh bị biến dạng. Xe dừng lại là do má phanh tác dụng vào vành xe một lực.

Bài 36.9 trang 114 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Có khi nào lực tác dụng lên vật mà không làm vật bị biến dạng cũng không làm vật bị biến đổi chuyển động không?

Trả lời:

Không xảy ra trường hợp lực tác dụng lên vật không làm vật bị biến dạng cũng không làm vật bị biến đổi chuyển động.

Vì khi vật chịu tác dụng của lực, vật sẽ bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động hoặc vừa biến dạng, vừa biến đổi chuyển động. Trong thực tế, có một số trường hợp sự

(5)

biểu hiện đó không rõ ràng ( ví dụ: quả bóng đập vào tường làm tường bị biến đổi chuyển động….) nên ta khó quan sát.

Bài 36.10 trang 114 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Lực có phải là nguyên nhân duy trì chuyển động không? Lấy ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

- Lực không phải là nguyên nhân duy trì chuyển động - Ví dụ minh họa:

+ Xe đạp vẫn còn lăn được một quãng đường nữa mặc dù ta đã ngừng đạp.

+ Buộc một hòn đá vào đầu một sợi dây rồi quay tròn. Khi ta ngừng quay thì hòn đá vẫn tiếp tục chuyển động.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trang 78 SBT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6: Quan sát sơ đồ phân loại dưới đây, hãy xác định các bậc phân loại (Họ, Bộ, Lớp, Ngành, Giới) của loài Gấu trúc trong hàng thứ

Trang 86 SBT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6: Bệnh than do vi khuẩn Bacillus anthracis có khả năng sinh bào tử hay còn gọi là nha bào, Các bào tử của chúng có thể tồn tại rất lâu

Hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh, đeo khẩu trang cá nhân, găng tay khi tiếp xúc 3 Dùng chung đồ với. người

Trang 97 SBT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6: Hãy viết một đoạn văn khoảng 150 từ nói về vai trò của thực vật đối với thiên nhiên, đối với con người và các

Rừng mưa nhiệt đới là nơi có điều kiện khí hậu và môi trường thuần lợi cho sự phát triển của đa số các loài sinh vật nên sẽ có độ đa dạng sinh học lớn nhất.. Đài

- Bóng đang chuyển động trên sân, lực cản của cỏ trên sân tác dụng lên quả bóng làm bóng chuyển động chậm dần. - Bóng đang chuyển động trên sân, một cầu thủ chạy theo

- Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi: quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng vì khi đó trọng lực của vật và lực đẩy của bàn tác dụng lên vật không cân bằng nhau mà

Do đó, dạng năng lượng không phải năng lượng tái tạo là: Năng lượng khí đốt vì năng lượng này phải mất hàng trăm triệu năm để hình thành và không thể bổ sung nhanh