• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 53: Mặt Trăng | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 53: Mặt Trăng | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 53: Mặt Trăng

Bài 53.1 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 6: Ban đêm nhìn thấy Mặt Trăng vì:

A. Mặt Trăng phát ra ánh sáng.

B. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.

C. Mặt Trăng là một ngôi sao.

D. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.

Trả lời:

Ban đêm nhìn thấy Mặt Trăng vì Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.

Chọn đáp án B

Bài 53.2 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc

“Sai” để đánh giá các câu dưới đây.

Trả lời:

STT Phát biểu Đánh giá

1 Mặt Trăng là một ngôi sao như các ngôi sao khác.

Đúng Sai

(2)

2 Chỉ có một nửa Mặt Trăng luôn luôn được Mặt Trời

chiếu sáng Đúng

3 Mặt Trăng luôn ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất

Đúng

4 Hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy thay đổi trong các

ngày của tháng vì ta nhìn nó ở các góc nhìn khác nhau. Sai Giải thích:

- Mặt Trăng là một vật thể không tự phát sáng => Mặt Trăng không phải là ngôi sao.

- Mặt Trăng hình cầu và nó chuyển động quanh Trái Đất nên cả hai nửa của mặt trăng đều trải qua hai tuần có ánh sáng mặt trời sau đó là hai tuần chìm trong đêm tối => không phải chỉ có một nửa Mặt Trăng luôn luôn được Mặt Trời chiếu sáng.

- Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất nên khi nó chuyển động quanh Trái Đất sẽ có lúc nó gần Mặt Trời và có lúc xa Mặt Trời hơn Trái Đất => không phải Mặt Trăng luôn ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất.

- Mặt Trăng có các hình dạng khác nhau khi vị trí hình học tương đối của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thay đổi.

+ Trăng tròn hiện lên khi Mặt Trời và Mặt Trăng ở hai phía đối diện của Trái Đất.

+ Trăng mới (non) hiện lên khi chúng cùng ở một phía so với Trái Đất.

=> Do đó, hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy thay đổi trong các ngày của tháng vì ta nhìn nó ở các góc nhìn khác nhau.

Bài 53.3 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 6: Vẽ sơ đồ mô tả vị trí Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời khi ta nhìn thấy Trăng tròn.

Trả lời:

Sơ đồ mô tả vị trí Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời khi ta nhìn thấy Trăng tròn.

Đúng

Sai

Sai

(3)

Bài 53.4 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hãy vẽ hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy vào khoảng các ngày mồng 4 – 5, mồng 7 – 8 và các ngày 18 – 19 của tháng Âm lịch.

Trả lời:

Ta có hình vẽ sau:

+ Hình ảnh số 2: ứng với các ngày mồng 4 – 5 của tháng Âm lịch.

+ Hình ảnh số 3: ứng với các ngày mồng 7 – 8 của tháng Âm lịch.

+ Hình ảnh số 6: ứng với các ngày 18 - 19 của tháng Âm lịch.

(4)

Bài 53.5 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 6: Vì sao chỉ có một phía Mặt Trăng luôn luôn hướng về Trái Đất? Vẽ sơ đồ minh họa.

Trả lời:

Chỉ có một phía Mặt Trăng luôn luôn hướng về Trái Đất, vì:

- Mặt Trăng quay quanh trục của nó, - Mật Trăng quay quanh Trái Đất.

Nên khi Mặt Trăng quay quanh trục của nó được một vòng thì đồng thời cũng quay quanh Trái Đất được đúng một vòng. Do đó, luôn luôn chỉ có một phía của Mặt Trăng hướng về Trái Đất cho ta quan sát được.

Hình ảnh minh họa

Bài 53.6 trang 84 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các ngày của tháng Âm lịch. Hãy xác định các ảnh 1, 2, 3, 5, 7, 8 ứng với khoảng ngày nào của tháng Âm lịch.

(5)

Trả lời

+ Hình ảnh số 1: ứng với các ngày 30 – mồng 1 của tháng Âm lịch.

+ Hình ảnh số 2: ứng với các ngày mồng 3 – 4 của tháng Âm lịch.

+ Hình ảnh số 3: ứng với các ngày mồng 7 – 8 của tháng Âm lịch.

+ Hình ảnh số 5: ứng với các ngày mồng 15 – 16 của tháng Âm lịch.

+ Hình ảnh số 7: ứng với các ngày mồng 23 – 24 của tháng Âm lịch.

+ Hình ảnh số 8: ứng với các ngày mồng 27 – 28 của tháng Âm lịch.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Cho một cây nến vào một cốc thủy tinh,đặt trong một nồi chứa nước và đun trên bếp đến khi nước sôi (cẩn thận kẻo nóng). Quan sát hiện tượng trong cốc và hãy cho biết

Chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng Chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. - Không nói “nhiệt độ bay hơi” của một chất: vì sự bay hơi xảy ra tại mọi

b) Chọn một đám rêu ở chân tường, và tách chúng thành hai phần: một phần để ở nơi ẩm ướt và một phần để ở nơi khô, tười nước chỉ một lần trong ngày với lượng rất ít.

Trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 6: Kể tên một số loài động vật mà em biết, Nêu vai trò của chúng đối với con người và hoàn thành bảng sau:..

Khi quả bóng chạm sàn nhà thì lực của sàn nhà tác dụng lên quả bóng vừa làm cho quả bóng biến dạng, vừa làm cho quả bóng biến đổi chuyển động.. Trong những trường hợp nào

Bài 45.2 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 6: Vì sao khi chạy thi ở các cự li dài, những vận động viên có kinh nghiệm thường chạy sau các vận động viên khác ở phần lớn

Vì động năng phụ thuộc vào tốc độ và khối lượng của vật, thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất (hoặc mốc thế năng).. Bỏ qua sức cản của không

Các hành tinh quay quanh Mặt Trời sắp xếp theo khoảng cách đến Mặt Trời từ gần đến xa là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên