• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chương 2: Chất quanh ta | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chương 2: Chất quanh ta | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHƯƠNG II. CHẤT QUANH TA Bài 9. Sự đa dạng của chất Bài 9.1 trang 16 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Em hãy quan sát hình 9:

Liệt kê một số vật thể có trong hình 9, phân loại vật thể đó và kể tên một số chất có trong vật thể đó theo bảng mẫu sau đây:

Trả lời:

Vật thể Phân loại Chất

Vật sống/ vật không sống

Tự nhiên/ Nhân tạo

Con thuyền Vật không sống Nhân tạo Gỗ, sắt

Con sông Vật không sống Tự nhiên Nước,...

Cây cối Vật sống Tự nhiên Xenlulozo, diệp

(2)

lục,...

Không khí Vật không sống Tự nhiên Khí nitrogen, khí oxygen,...

Con người Vật sống Tự nhiên Nước, chất béo,

chất đạm, chất xơ,...

Con chim Vật sống Tự nhiên Nước, muối

khoáng, chất béo, chất đường,...

Bài 9.2 trang 16 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Hãy chỉ ra các chất được nói đến trong các câu ca dao, tục ngữ sau:

a) Chì khoe chì nặng hơn đồng

Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng b) Nước chảy đá mòn

c) Lửa thử vàng, gian nan thử sức Trả lời:

Các chất được nói đến trong các câu ca dao, tục ngữ trên là:

a) Chì, đồng b) Nước, đá c) Vàng

Bài 9.3 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Hãy kể tên hai vật thể được làm bằng :

a) Sắt b) Nhôm c) Gỗ

Trả lời:

a) Hai vật thể được làm từ sắt:dao, nồi, ấm,...

b) Hai vật thể được làm từ nhôm: chậu, thìa, cửa,...

c) Hai vật thể được làm từ gỗ: bàn, cửa, ghế,...

Bài 9.4 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 6:

(3)

Hãy liệt kê các tính chất vật lí và tính chất hóa học của sắt có trong đoạn văn sau:”

Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Ở thủ đô Delhi (Ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa chất sắt, sau hàng trăm năm,dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn không hề bị gỉ sét.Trong khi đó,để đồ vật có chứa sắt như đinh, búa,dao,...ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ màu nâu, xốp, không có ánh kim”

Trả lời:

Tính chất vật lí của sắt: Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt

Tính chất hóa học của sắt: Nếu sắt nguyên chất (cột sắt ở Delhi) trong thời tiết khắc nghiệt không bị gỉ nhưng nếu sắt không nguyên chất (đinh, dao, búa,...) để lâu trong không khí ẩm, sẽ biến thành gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim.

Bài 9.5 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Chuẩn bị 3 cây nến nhỏ

a) Cho một cây nến vào nước. Nhận xét khả năng tan trong nước của nến.

b) Cho một cây nến vào một cốc thủy tinh,đặt trong một nồi chứa nước và đun trên bếp đến khi nước sôi (cẩn thận kẻo nóng). Quan sát hiện tượng trong cốc và hãy cho biết đây là sự biến đổi vật lí hay hóa học.

c) Cây còn lại mang đốt.Quan sát sự thay đổi kích thước của cây nến.Sự thay đổi đó thể hiện sự biến đổi vật lí hay biến đổi hóa học?

Trả lời:

a) Khi cho cây nến vào nước ta thấy nến không tan trong nước

b) Khi đun sôi có hiện tượng nến bị chảy, đây là hiện tượng vật lí: nến nóng chảy bởi nhiệt.

c) Khi mang nến đi đốt, nến cháy và kích thước cây nến sẽ giảm dần. Trong quá trình đó diễn ra 2 hiện tượng: hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.

- Hiện tượng vật lí: biến đổi về trạng thái cây nến nhưng không thay đổi chất ban đầu của cây nến ( từ rắn thành lỏng rồi thành hơi)

(4)

- Hiện tượng hóa học: giai đoạn hơi nến cháy trong không khí chứa oxygen tạo thành carbon dioxide và hơi nước (giai đoạn đó nến đã chuyển thành chất khác là hiện tượng biến đổi hóa học)

Bài 10. Các thể của chất và sự chuyển thể Bài 10.1 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

A. Tạo thành mây B. Gió thổi C. Mưa rơi D.Lốc xoáy Trả lời:

Đáp án A

Giải thích: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây.

Bài 10.2 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?

A. Ngưng tụ B. Hóa hơi C. Sôi D.Bay hơi

Trả lời:

Đáp án C

Giải thích: Sự sôi là quá trình chất chuyển từ lỏng sang hơi, xảy ra trong toàn bộ khối chất lỏng. Sự sôi chỉ xảy ra tại nhiệt độ sôi

Bài 10.3 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?

A. Dễ dàng nén được

B. Không có hình dạng xác định

C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng D. Không chảy được

Trả lời:

(5)

Đáp án C

Giải thích : Ở thể khí, các hạt di chuyển tự do và chiếm quanh không gian, lan tỏa theo mọi hướng, điều này thể hiện tính chất vật lí của thể khí.

Bài 10.4 trang 18 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Cho 3 chiếc lọ được đặt như Hình 10.1:

Đổ nước vào cốc đến vị trí có mũi tên. Hãy vẽ bề mặt của mực nước trong các cốc này. Có thể làm thí nghiệm để kiểm chứng: đánh dấu một vị trí trên thành cốc. Đặt cốc như mô tả hình 10.1.Đổ nước đến vị trí đã đánh dấu và quan sát bề mặt nước.

Trả lời:

Khi đặt cốc như hình vẽ, ta thấy bề mặt nước phẳng nằm ngang, song song với mặt bàn. Ta có hình vẽ sau:

Bài 10.5 trang 18 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Hãy điền vào chỗ trống các từ/cụm từ thích hợp:

a) Không khí chiếm đầy khoảng không gian xung quanh ta vì...

(6)

b) Ta có thể bơm không khí vào lốp xe cho tới khi lốp xe căng lên vì...

c) Ta có thể rót nước lỏng vào bình chứa vì...

d) Gõ nhẹ thước kẻ vào mặt bàn,cả hai đều không biến dạng vì...

Trả lời:

a) Không khí chiếm đầy khoảng không gian xung quanh ta vì chất khí lan truyền trong không gian theo mọi hướng

b) Ta có thể bơm không khí vào lốp xe cho tới khi lốp xe căng lên vì chất khí nén được

c) Ta có thể rót nước lỏng vào bình chứa vì chất lỏng có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt

d) Gõ nhẹ thước kẻ vào mặt bàn,cả hai đều không biến dạng vì chất rắn có hình dạng cố định

Bài 10.6 trang 18 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Hãy đưa ra một số ví dụ cho thấy:

a) Chất rắn không chảy được b) Chất lỏng khó bị nén c) Chất khí dễ bị nén Trả lời:

a) Để một cái cốc thủy tinh, cái chậu nhựa, cái ấm nhôm trên cái bàn gỗ thấy chúng có hình dạng cố định và không chảy ra. Điều này chứng tỏ chất rắn không chảy được .

b) Hút nước vào đầy ống xi- lanh , bịt đầu xi-lanh và ấn pít- tông thấy chất lỏng bên trong khó bị nén, pít-tông khó di chuyển .

c) - Ta có thể bơm không khí vào lốp xe cho đến khi lốp xe căng lên.

- Hút không khí vào đầy xi- lanh, bịt đầu xi-lanh và ấn pít-tông, thấy pít-tông di chuyển dễ dàng.

Bài 10.7 trang 18 SBT Khoa học tự nhiên 6:

(7)

Dầu thô ở thể lỏng được khai thác từ các mỏ dầu ngoài biển khơi.Theo em có thể vận chuyển dầu lỏng vào đất liền bằng những cách nào?

Trả lời:

Có thể vận chuyển dầu lỏng vào đất liền bằng cách bơm dầu vào các thùng chứa rồi vận chuyển về đất liền hoặc bơm dầu chảy qua các đường ống dẫn dầu về đất liền

Bài 10.8 trang 18 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Để một cục nến nóng chảy, ta cần đun nóng. Để làm nóng chảy một cục nước đá, ta chỉ cần để cục nước đá ở nhiệt độ phòng. Hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy cùa nến và nước so với nhiệt độ phòng.

Trả lời:

- Để một cục nến nóng chảy, ta cần đun nóng nên nến có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ phòng.

- Để làm nóng chảy một cục nước đá, ta chỉ cần để cục nước đá ở nhiệt độ phòng nên nước có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ phòng.

Bài 10.9 trang 18 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -390C.

a) Làm lạnh thủy ngân lỏng đến nhiệt độ nào thì thủy ngân đông đặc?

b) Ở điều kiện nhiệt độ phòng, thủy ngân ở thể gì?

Trả lời:

a) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của một chất là bằng nhau. Trong thời gian nóng chảy và đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi. Vìnhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -390C nên làm lạnh thủy ngân lỏng đến nhiệt độ -390C, thủy ngân đông đặc

b) Ở điều kiện nhiệt độ phòng, thủy ngân ở thể lỏng ( vì nhiệt độ phòng cao hơn nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân).

Bài 10.10 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Em hãy so sánh sự sôi và sự bay hơi.Tại sao không nói “nhiệt độ bay hơi” của một chất?

(8)

Trả lời:

So sánh sự sôi và sự bay hơi:

- Giống nhau: đều là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi - Khác nhau:

Sự sôi Sự bay hơi

Chất lỏng vừa hóa hơi trong lòng chất lỏng vừa hóa hơi trên mặt thoáng

Chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng Chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

- Không nói “nhiệt độ bay hơi” của một chất: vì sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ nên không có nhiệt độ bay hơi.

Bài 10.11 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Ở nhiệt độ phòng: oxygen,nitrogen, carbon dioxide ở thể khí, nước, xăng ,dầu ở thể lỏng. Hãy cho biết nhiệt độ sôi của các chất trên cao hơn hay thấp hơn nhiệt độ phòng.

Trả lời:

Giữa các phân tử chất khí liên kết yếu hơn giữa các phân tử chất lỏng nên nhiệt độ sôi của chất khí thấp hơn nhiệt độ sôi chất lỏng. Ta có nhiệt độ sôi các chất như sau: oxygen(-1830C),nitrogen(-1960C), carbon dioxide (-870C), nước(1000C), xăng (350C-2100C) ,dầu(1440C-3000C). Nhiệt độ phòng điều kiện chuẩn là 250C.Từ các số liệu trên ta thấy:

- Nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ phòng: oxygen,nitrogen, carbon dioxide - Nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ phòng: nước, xăng ,dầu

Bài 10.12 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Chuẩn bị 3 chất lỏng: cồn y tế, nước và dầu ăn. Nhỏ một giọt mỗi chất lỏng lên bề mặt kính và quan sát. Hãy cho biết:

a) Chất lỏng nào bay hơi nhanh nhất, chất lỏng nào bay hơi chậm nhất?

b) Sự bay hơi nhanh hay chậm có mối liên hệ thế nào với nhiệt độ sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của các chất lỏng đó như sau:

(9)

Trả lời:

a) Từ bảng trên ta thấy nhiệt độ sôi của: cồn y tế < nước < dầu ăn

Chất có nhiệt độ sôi càng thấp bay hơi càng nhanh và ngược lại, chất có nhiệt độ sôi càng cao bay hơi càng chậm . Vậy nên chất lỏng bay hơi nhanh nhất là cồn y tế , chất lỏng bay hơi chậm nhất là dầu ăn

b) Ta có mối liên hệ giữa sự bay hơi và nhiệt độ sôi là : Chất có nhiệt độ sôi càng thấp bay hơi càng nhanh và ngược lại, chất có nhiệt độ sôi càng cao bay hơi càng chậm

Bài 10.13 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Đun nóng nước muối trong một xoong nhỏ. Đậy vung. Khi nước sôi, nhanh chóng mở vung ra , em sẽ thấy nhiều giọt nước trên nắp vung.

a) Tại sao có nước đọng trên nắp vung

b) Em hãy nếm xem những giọt nước đó có vị gì? Từ đó cho biết chất nào trong nước muối đã bay hơi.

Trả lời:

a) Nước đọng trên nắp vung vì khi đun nóng, nước bay hơi, hơi nước gặp nắp vung lạnh sẽ ngưng tụ thành giọt

b) Nước trên nắp vung không có vị mặn do khi nước muối sôi chỉ có nước bay hơi, muối không bay hơi.

Bài 10.14 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Cát mịn có thể chảy được qua phần eo rất nhỏ của đồng hồ cát (Hình 10.2). Khả năng chảy của cát mịn giống với nước lỏng.

(10)

a) Em hãy cho biết bề mặt cát và bề mặt nước đựng trong cốc có gì khác nhau . b) Hạt cát có hình dạng riêng không ?

c) Cát ở thể rắn hay thể lỏng?

Trả lời:

a) Bề mặt cát gồ ghề, nhưng bề mặt nước thì phẳng, nằm ngang và song song với bề mặt bàn do chất lỏng có tính chất chảy tràn trên bề mặt.

b) Mỗi hạt cát có hình dạng riêng

c) Cát ở thể rắn vì nó có hình dạng cố định, và cát không chảy tràn trên bề mặt như chất lỏng.

Bài 11. Oxygen. Không khí Bài 11.1 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Quá trình nào sau đây cần oxygen?

A. Hô hấp B. Quang hợp C. Hòa tan D. Nóng chảy

Trả lời:

Đáp án A

Quá trình hô hấp của con người và sinh vật trên trái đất cần oxygen.

(11)

Bài 11.2 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khí oxygen không tan trong nước

B. Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh

C. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.

D. Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy Trả lời:

Đáp án C

A sai vì oxygen ít tan trong nước chứ không phải không tan B sai vì oxygen sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh

D sai vì oxygen là chất duy trì sự cháy, muốn dập tắt đám cháy cần cách li chất cháy với oxygen.

Bài 11.3 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh?

A. Oxygen B. Nitrogen C. Khí hiếm D. Carbon dioxide

Trả lời:

Đáp án D

Carbon dioxide tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh, cây xanh hấp thụ carbon dioxide và thải ra khí oxygen

Bài 11. 4 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng B. Hình thành sấm sét

C. Tham gia quá trình quang hợp của cây D. Tham gia quá trình tạo mây

Trả lời:

(12)

Đáp án A

Trong không khí nitrogen chiếm khoảng 78% thể tích, nhờ các quá trình tự nhiên như sấm sét mà nitrogen chuyển hóa thành các hợp chất mà cây có thể hấp thu được , đó là đạm tự nhiên cho cây.

Bài 11.5 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Hãy kể các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí mà em biết.

Trả lời:

Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí mà em biết: khí thải và khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy xí nghiệp, cháy rừng, rác thải ,...

Bài 11.6 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Cho một que đóm tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen (Hình 11.1.). Em hãy dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra. Thí nghiệm này cho thấy vai trò gì của khí oxygen?

Trả lời:

Cho một que đóm tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen thì que đóm sẽ bùng cháy. Điều này cho thấy khí oxygen cần thiết để duy trì sự cháy.

Bài 11.7 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Nung potassium permanganate(KMnO4) trong ống nghiệm (Hình 11.2), phản ứng sinh ra khí oxygen. Khí được dẫn vào ống nghiệm chứa đầy nước. Khí oxygen đẩy nước ra khỏi ống nghiệm.

(13)

a) Khí thu được trong ống nghiệm có màu gì?

b) Khi nào thì biết được ống nghiệm thu được khí oxygen đã chứa đầy khí?

Trả lời:

a) Khí thu được trong ống nghiệm là oxygen nên không có màu (vì oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị)

b) Khi nước bị đẩy hết ra khỏi ống nghiệm thì khi đó ống nghiệm đã đầy khí oxygen (phương pháp đẩy nước này áp dụng điều chế các chất khí không tan hoặc ít tan trong nước )

Bài 11.8 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Khi nuôi cá cảnh, tại sao phải thường xuyên sục không khí vào bể cá?

Trả lời:

Vì oxygen tan ít trong nước nên ta phải thường xuyên sục không khí vào bể cá để tăng cường lượng oxygen hòa tan trong nước , đủ oxygen cho cá thở.

Bài 11.9 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Khi đốt cháy 1 L xăng, cần 1950 L oxygen và sinh ra 1248 L khí carbon dioxide.

Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 L xăng. Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km và thể tích khí carbon dioxide đã sinh ra.Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí .

Trả lời:

a) Thể tích oxygen cần là: 7.1950 = 13650 (L) Thể tích không khí cần là : 5. 13650 = 68250 (L)

b) Thể tích khí carbon dioxide sinh ra là: 1248.7 = 8736 (L)

(14)

Bài 11.10 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Cho khoảng 0,5 g vụn đồng (copper) vào ống sillicon chịu nhiệt, nối hai đầu ống vào 2 xi-lanh như hình 11.3. Điều chỉnh để tổng thể tích ban đầu của 2 xi-lanh là 100 ml.Đốt nóng copper để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết rằng copper đã phản ứng hết với oxygen trong không khí . Hãy dự đoán tổng thế tích của khí còn lại trong 2 xi-lanh khi ống silicon đã nguội.

Trả lời:

Trong không khí oxygen chiếm khoảng 21% nên trong 100 ml không khí có khoảng 21 ml oxygen. Vì vậy sau phản ứng, oxygen hết( do oxygen đã phản ứng hết với copper) nên tổng thế tích khí còn lại trong 2 xi-lanh là khoảng:

100 - 21 = 79 (ml)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đèn ngủ, chế biến thực phẩm, tạo ra nhiệt, máy hút bụi, máy xay, làm sạch bụi bẩn, bếp điện, đun sôi nước, ấm đun nước, tạo ra ánh sáng dịu, tạo ra làn gió, quạt

Bài 4.5 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hãy cùng các bạn trong nhóm của em sưu tầm ảnh chụp các vật rất nhỏ (mắt thường không nhìn thấy được) qua kính hiển vi theo một

+ Cân lệch về bên nào thì bên đó chứa toàn viên bi chì, bên còn lại có chứa viên bi sắt (vì viên bi sắt nhẹ hơn viên bi chì).. + Nếu cân thăng bằng thì viên bi không

Chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng Chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. - Không nói “nhiệt độ bay hơi” của một chất: vì sự bay hơi xảy ra tại mọi

+ Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngồi ở bàn học =&gt; hoạt động tiết kiệm năng lượng: chỉ bật bóng đèn ở bàn học.. + Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi

Các hành tinh quay quanh Mặt Trời sắp xếp theo khoảng cách đến Mặt Trời từ gần đến xa là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên

Trả lời: Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu nước cam nhạt dần, và vị cũng nhạt dần.Từ đó ta thấy được tính chất hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần các

b) Từ quặng bauxite người ta tách được nhôm kim loại. Nhôm là chất tinh khiết. c) Trộn nước đường, nước chanh, đá ta được một hỗn hợp không đồng nhất. d) Oxygen lẫn với