• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên (Từ bài 1 đến bài 8)

Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Bài 1.1 trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 6: Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên (KHTN)?

A. Sinh Hóa. B. Thiên văn.

C. Lịch sử. D. Địa chất.

Trả lời:

- Ta có: các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là: Sinh học, Hóa học, Vật lí học, Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.

- Nên lĩnh vực Lịch sử không thuộc về khoa học tự nhiên.

Chọn đáp án C

Bài 1.2 trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 6: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự nhiên?

A. Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá.

B. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ.

C. Nghiên cứu về ngoại ngữ.

D. Nghiên cứu về luật đi đường.

Trả lời:

- Ta có: khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng. Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là: Sinh học, Hóa học, Vật lí học, Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.

+ Phương án A. Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá. => nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực tâm lí.

(2)

+ Phương án B. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ. => nghiên cứu đối tượng thuộc về Thiên văn học.

+ Phương án C. Nghiên cứu về ngoại ngữ => nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học.

+ Phương án D. Nghiên cứu về luật đi đường => nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực luật học.

Chọn đáp án B

Bài 1.3 trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hãy kể tên 5 đồ dùng hẳng ngày không được chế tạo dựa trên các kiến thức về KHTN.

Trả lời:

5 đồ dùng hẳng ngày không được chế tạo dựa trên các kiến thức về KHTN:

Những đồ dùng được từ mây tre đan bằng thủ công (tay người thợ).

- Đũa bằng tre

- Rổ làm từ tre

(3)

- Thúng làm từ tre

- Tăm làm từ tre

(4)

- Mẹt làm từ tre nứa

Bài 1.4 trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 6: Theo em, việc con người chế tạo ra bom nguyên tử có phải là do lỗi của các nhà vật lí đã phát hiện ra năng lượng nguyên tử hay không?

Trả lời:

Theo em, việc con người chế tạo ra bom nguyên tử không phải do lỗi của các nhà Vật lí đã phát hiện ra năng lượng nguyên tử. Vì:

- Nhiệm vụ của các nhà Vật lí là nghiên cứu, tìm hiểu về sự vận động của vũ trụ trong đó có vật chất, chuyển động của vật chất trong không gian và thời gian; năng

(5)

lượng và các lực. Cho nên, việc tìm hiểu và phát hiện ra năng lượng nguyên tử là một trong những nhiệm vụ của các nhà Vật lí.

- Việc sử dụng năng lượng nguyên tử giúp ích cho cuộc sống hay phá hủy cuộc sống là tùy thuộc vào mục đích, lựa chọn sử dụng của mỗi quốc gia.

+ Sử dụng năng lượng nguyên tử giúp ích cho cuộc sống: Năng lượng nguyên tử là năng lượng xanh, không làm ô nhiễm không khí, tạo ra số lượng lớn năng lượng….

có thể sử dụng chuyển hóa thành năng lượng điện để phục vụ cho mọi hoạt động máy móc, sinh hoạt của con người. Đó là điều mong mỏi của các nhà Vật lí.

+ Sử dụng năng lượng nguyên tử gây ảnh hưởng tới cuộc sống là phát triển vũ khí hạt nhân gây ra sự tàn phá với quy mô lớn và với nhiều thế hệ tương lai. Đó là điều không mong muốn của các nhà Vật lí.

Như vậy, việc con người chế tạo ra bom nguyên tử là do lỗi của những người đã sử dụng phát minh của các nhà vật lí vào mục đích chế tạo ra vũ khí nguyên tử và nhất là của những người đã sử dụng vũ khí này vào những mục đích phi nghĩa.

Bài 1.5 trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hãy cùng với nhóm của mình thực hiện thí nghiệm hình 1.1. Dùng dao có lưỡi mỏng (lưỡi dao cạo) xẻ cuống mỗi cành hoa làm hai rồi cắm vào hai cốc đựng nước màu khác nhau.

a/ Mô tả hiện tượng xảy ra đối với màu sắc của bông hoa sau khoảng một giờ.

b/ Hiện tượng quan sát được chủ yếu là hiện tượng vật lí hay hóa học.

c/ Làm thế nào để chứng minh được hiện tượng này không chỉ là hiện tượng vật lí hay hóa học mà còn là hiện tượng sinh học nữa?

(6)

Trả lời:

a) Sau khoảng một giờ, hoa cắm vào nước sẽ có màu giống với màu của cốc nước đó.

b) Hiện tượng quan sát được chủ yếu là hiện tượng vật lí.

c) Hiện tượng trên không chỉ là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học mà còn là hiện tượng sinh học vì sự chuyển màu của bông hoa thể hiện sự dẫn truyền nước trong cơ thể thực vật.

Bài 2. An toàn trong phòng thực hành

Bài 2.1 trang 6 SBT Khoa học tự nhiên 6: Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa gì?

A. Cấm thực hiện. B. Bắt buộc thực hiện.

C. Cảnh báo nguy hiểm. D. Không bắt buộc thực hiện.

Trả lời:

- Nhận biết biển báo cấm:

+ Biển báo cấm có hình tròn.

+ Phần lớn biển có nền màu trắng, viền đỏ, nội dung biểu thị màu đen.

+ Một số ít biển có nền xanh, viền đỏ, nội dung trắng hoặc nền trắng, viền đỏ, nội dung màu đen.

- Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa là cấm thực hiện:

(7)

Biển báo cấm uống nước (không phải nước uống)

Biển báo cấm dùng lửa

Biển báo cấm ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm; không nếm thử hoặc ngửi hóa chất.

Chọn đáp án A

Bài 2.2 trang 6 SBT Khoa học tự nhiên 6: Phương án nào trong Hình 2.2 thể hiện đúng nội dung của biển cảnh báo?

Trả lời:

(8)

Ta có:

Biển báo cấm dùng lửa

Biển báo phải đi ủng

Biển báo cấm uống nước (không phải nước uống)

Biển báo hóa chất ăn mòn

Như vậy, hình 2.2 b thể hiện đúng nội dung của biển cảnh báo.

Chọn đáp án B

(9)

Bài 2.3 trang 6 SBT Khoa học tự nhiên 6: Chọn các nội dung ở cột bên phải thể hiện đúng các biển báo tương ứng trong các hình ở cột trái.

(10)

Trả lời:

Các nội dung ở cột bên phải thể hiện đúng các biển báo tương ứng trong các hình ở cột trái là:

1 – b: Chất dễ cháy

2 – a: chất độc

3 – d: dụng cụ sắc nhọn

4 – c: nguồn điện

(11)

5 – g: bình chữa cháy

6 – e: nhiệt độ cao

Bài 2.4 trang 7 SBT Khoa học tự nhiên 6: Tại sao sau khi làm thí nghiệm xong cần phải: lau dọn sạch chỗ làm thí nghiệm; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ;

rửa sạch tay bằng xà phòng?

Trả lời:

Sau khi làm thí nghiệm xong cần phải:

- Lau dọn sạch chỗ làm thí nghiệm để đảm bảo vệ sinh và tránh gây nguy hiểm cho những người sau tiếp tục làm việc trong phòng thí nghiệm.

- Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ để dễ tìm và tránh những sự cố nhầm lẫn gây ra tình huống không mong muốn trong phòng thí nghiệm.

- Rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ những hóa chất gây ăn mòn da tay hoặc vi khuẩn nguy hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm.

Bài 2.5 trang 7 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hãy quan sát phòng thực hành của trường em để tìm hiểu xem còn vị trí nào cần đặt biển cảnh báo mà chưa thực hiện và chỉ ra cách thực hiện.

Trả lời:

- Câu này các em quan sát phòng thực hành của trường xem có vị trí nào cần thiết cảnh báo mà chưa có biển thì cần mua hoặc vẽ biển cảnh báo vào vị trí đó.

(12)

- Ví dụ:

+ Chỗ vòi nước rửa tay trong phòng thực hành chưa có biển báo: cần gắn biển báo cấm uống nước.

+ Chỗ để dao và một số vật dụng sắc nhọn chưa có biển báo: cần gắn biển báo dụng cụ sắc nhọn.

Bài 3. Sử dụng kính lúp

Bài 3.1 trang 7 SBT Khoa học tự nhiên 6: Kính lúp đơn giản A. gồm một tấm kính lồi (dày ở giữa, mỏng ở mép viền).

B. gồm một tấm kính lõm (mỏng ở giữa, dày ở mép viền).

C. gồm một tấm kính một mặt phẳng, một mặt lõm (mỏng ở giữa, dày ở mép viền).

D. gồm một tấm kính hai mặt phẳng đều nhau.

Trả lời:

Kính lúp đơn giản gồm một tấm kính lồi (dày ở giữa, mỏng ở mép viền).

Chọn đáp án A

Bài 3.2 trang 7 SBT Khoa học tự nhiên 6: Công việc nào dưới đây không phù hợp với việc sử dụng kính lúp?

A. Người già đọc sách. B. Sửa chữa đồng hồ.

(13)

C. Khâu vá. D. Quan sát một vật ở rất xa.

Trả lời:

Ta có: Kính lúp có khả năng phóng đại ảnh của một vật được quan sát khi đặt kính gần sát vật quan sát. Nên:

- Ta có thể sử dụng kính lúp trong các trường hợp:

+ Người già đọc sách.

+ Sửa chữa đồng hồ.

+ Khâu vá.

- Ta không sử dụng kính lúp để quan sát một vật ở rất xa, vì khi đó ảnh của vật quan sát qua kính không được phóng đại nữa.

Chọn đáp án D

Bài 3.3 trang 7 SBT Khoa học tự nhiên 6: Sử dụng kính lúp có thể phóng to ảnh lên tới

A. 20 lần. B. 200 lần. C. 500 lần. D. 1000 lần.

Trả lời:

Ta có: Kính lúp là dụng cụ có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 3 đến 20 lần.

Chọn đáp án A

Bài 3.4 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 6: Tại sao cần phải bảo quản kính lúp như lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm và sử dụng nước rửa kính chuyên dụng (nếu có).

Trả lời:

Cần phải bảo quản kính lúp như lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm và sử dụng nước rửa kính chuyên dụng (nếu có) để:

- Kính không bị mờ và xước.

(14)

- Quan sát ảnh của vật rõ hơn.

Bài 3.5 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 6: Dùng kính lúp quan sát và vẽ lại vân ngón tay trỏ của em.

Trả lời:

- Mỗi bạn sẽ có các hình dạng vân tay khác nhau nên các em tự mình quan sát hình ảnh vân tay qua kính lúp và vẽ.

- Ví dụ:

Bài 4. Sử dụng kính hiển vi quang học

Bài 4.1 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm

A. thị kính, vật kính.

B. chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu.

C. ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh).

D. đèn chiếu sáng, gương, màn chắn sáng.

Trả lời:

Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm thị kính và vật kính.

Chọn đáp án A

Bài 4.2 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 6: Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi?

(15)

A. Tế bào biểu bì vảy hành B. Con kiến

C. Con ong D. Tép bưởi

Trả lời:

Sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật có kích thước nhỏ. Do đó, ta cần sử dụng kính hiển vi để quan sát tế bào biểu bì vảy hành.

Chọn đáp án A

Bài 4.3 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 6: Tế bào thịt quả cà chua có đường kính khoảng 0,55 mm. Để quan sát tế bào thịt quả cà chua thì chọn kính hiển vi có độ phóng to nào dưới đây là phù hợp?

A. 40 lần B. 400 lần C. 1000 lần D. 3000 lần Trả lời:

- Nếu sử dụng kính hiển vi có độ phóng to là 40 lần thì ta có hình ảnh đường kính tế bào thịt quả cà chua có đường kính là: 40 x 0,55 = 22mm = 2,2 cm

- Nếu sử dụng kính hiển vi có độ phóng to là 400 lần thì ta có hình ảnh đường kính tế bào thịt quả cà chua có đường kính là: 400 x 0,55 = 220mm = 22 cm

- Nếu sử dụng kính hiển vi có độ phóng to là 1000 lần thì ta có hình ảnh đường kính tế bào thịt quả cà chua có đường kính là: 1000 x 0,55 = 550mm = 55cm

- Nếu sử dụng kính hiển vi có độ phóng to là 3000 lần thì ta có hình ảnh đường kính tế bào thịt quả cà chua có đường kính là: 3000 x 0,55 = 1650mm = 165 cm

=> Qua các kết quả trên, ta thấy sử dụng kính hiển vi có độ phóng to là 40 lần để quan sát tế bào thịt quả cà chua là phù hợp nhất.

Chọn đáp án A

Bài 4.4 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 6: Tại sao khi di chuyển kính hiển vi phải dùng cả hai tay, một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính và không được để tay ướt hay bẩn lên mặt kính?

Trả lời:

(16)

- Khi di chuyển kính hiển vi phải dùng cả hai tay, một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính để tránh làm rơi vỡ.

- Không được để tay ướt hay bẩn lên mặt kính để tránh làm mờ kính.

Bài 4.5 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hãy cùng các bạn trong nhóm của em sưu tầm ảnh chụp các vật rất nhỏ (mắt thường không nhìn thấy được) qua kính hiển vi theo một chủ đề, tập hợp kết quả tìm hiểu được để có một bộ sưu tập của nhóm mình.

Trả lời:

Chủ đề: Hình ảnh của virus CORONA dưới kính hiển vi

(17)

Bài 5. Đo chiều dài

Bài 5.1 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 6: Có bốn loại thước Hình 5.1 a, b, c, d.

(18)

Lựa chọn loại thước nào trong Hình 5.1 phù hợp để đo các đối tượng sau:

1. Chiều dài cuốn sách giáo khoa (SGK) KHTN 6.

2. Bề dày gáy cuốn SGK KHTN 6.

3. Chiều rộng phòng học.

4. Chiều cao của tủ sách.

5. Đường kính trong của miệng một cái cốc hình trụ.

6. Vòng eo của cơ thể người.

Trả lời:

1. Để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa (SGK) KHTN 6 sử dụng thước phù hợp là:

Thước kẻ Hình 5.1 a

(19)

2. Để đo bề dày gáy cuốn SGK KHTN 6 sử dụng thước phù hợp là:

Thước kẹp Hình 5.1 d

3. Để đo chiều rộng phòng học sử dụng thước phù hợp là:

Thước mét Hình 5.1 c

4. Để đo chiều cao của tủ sách sử dụng thước phù hợp là:

Thước mét Hình 5.1 c

(20)

5. Để đo đường kính trong của miệng một cái cốc hình trụ sử dụng thước đo phù hợp là: thước kẹp Hình 5.1 d

6. Để đo vòng eo của cơ thể người sử dụng thước đo phù hợp là:

Thước dây Hình 5.1 b

Bài 5.2 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 6: Khi dùng thước thẳng để đo chiều dài của một tấm gỗ, ba học sinh đã có ba cách đặt mắt để đọc kết quả đo (Hình 5.2).

Học sinh nào đã có cách đặt mắt đọc kết quả đo đúng?

Trả lời:

(21)

Khi dùng thước thẳng để đo chiều dài của một tấm gỗ, học sinh 1 đã có cách đặt mắt đọc kết quả đo đúng. Vì khi đọc kết quả đo, ta cần đặt mắt vuông góc với mặt số.

Bài 5.3 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 6: Khi dùng thước thẳng và com pa để đo đường kính ngoài của miệng cốc (Hình 5.3a) và đường kính trong của cốc (Hình 5.3b).

Kết quả nào dưới đây là đúng?

A. Đường kính ngoài 2,3 cm; đường kính trong 2,2 cm.

B. Đường kính ngoài 2,1 cm; đường kính trong 2,0 cm.

C. Đường kính ngoài 2,2 cm; đường kính trong 2,0 cm.

D. Đường kính ngoài 2,0 cm; đường kính trong 2,0 cm.

Trả lời:

Để đọc kết quả đúng ta cần đặt mắt vuông góc với mặt số.

Ta đọc được: đường kính ngoài 2,3 cm; đường kính trong 2,2 cm.

Chọn đáp án A

Bài 5.4 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 6: Để đo diện tích của một vườn cỏ có kích thước 25 x 30 (m). Nếu trong tay em có hai chiếc thước: một thước gấp có giới hạn đo (GHĐ) 2 m và một thước cuộn có GHĐ 20 m (Hình 5.4). Em sẽ dùng thước nào để cho kết quả đo chính xác hơn? Vì sao?

(22)

Trả lời:

Em sẽ dùng thước cuộn để cho kết quả đo chính xác hơn, vì:

- Thước cuộn có GHĐ 20 m nên ta chỉ cần dùng tối đa hai lần cho mỗi cạnh của vườn cỏ.

- Thước gấp có GHĐ 2 m nên ta cần dùng 13 lần đo cho cạnh 25 m và 15 lần đo cho cạnh 30 m của vườn cỏ.

- Số lần đo càng nhiều thì sẽ làm phép đo bị sai số càng lớn.

Nên dùng thước cuộn sẽ cho kết quả đo chính xác hơn.

Bài 5.5 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 6: Trong tay em có một chiếc cốc như Hình 5.5, một thước dây, một thước kẹp, một com pa và một thước thẳng. Em sẽ dùng thước nào để đo:

a) Chu vi ngoài của miệng cốc?

b) Độ sâu của cốc?

c) Đường kính trong của phần thân cốc và đáy cốc?

d) Độ dày của miệng cốc?

(23)

Trả lời:

a) Để đo chu vi ngoài của miệng cốc em sẽ dùng thước dây. Vì thước dây mềm, dễ uốn theo đồ vật.

b) Để đo độ sâu của cốc em dùng thước thẳng vì thước thẳng cứng ta dễ dàng cho được thước chạm vào đáy cốc.

c) Để đo đường kính trong của phần thân cốc và đáy cốc em dùng com pa và thước thẳng. Vì:

- Ta dễ dàng bẻ gập com pa theo đường kính phần thân và đáy cốc. Sau đó ta dùng thước thẳng để cho chiều dài phần gập compa chính là đường kính của phần thân cốc và đáy cốc.

- Nếu dùng thước kẹp ta sẽ khó đo được ở phần đường kính trong của cốc vì thước không cho được vào trong cốc.

(24)

d) Để đo độ dày của miệng cốc em dùng thước kẹp vì ta dễ dàng kẹp được miệng cốc và cho kết quả đo chính xác nhất.

Bài 5.6 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hình 5.6 mô tả ba cách đọc và ghi kết quả khi đo thể tích của một chất lỏng bằng bình chia độ và cho ba kết quả:

40 cm3; 54 cm3; 60 cm3. Hãy cho biết kết quả nào đúng, tại sao?

Trả lời:

Kết quả đo 54 cm3 là đúng, vì người đọc đã đặt mắt vuông góc với mặt số là cách đặt mắt đọc đúng.

Bài 5.7 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 6: Một người dùng bình chia độ (Hình 5.7) để đo thể tích của chất lỏng. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong các trường hợp dưới đây.

A. 10,2 cm3. B. 10,50 cm3. C. 10,5 cm3. D. 10 cm3.

(25)

Trả lời:

Ta thấy bình chia độ ở Hình 5.7 có:

- GHĐ là 100 cm3 - ĐCNN là 5 cm3

Do vậy, kết quả ta đọc được phải là số chia hết cho 5.

Chọn đáp án D

Bài 5.8 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 6:

a) Hình 5.8 mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng một bình chia độ. Thể tích của vật đó bằng

A. 38 cm3. B. 50 cm3.

C. 12 cm3. D. 51 cm3.

(26)

b) Hình 5.9 mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình tràn kết hợp với bình chia độ. Thể tích của vật đó bằng

A. 10,2 cm3. B. 10,50 cm3. C. 10 cm3. D. 10,25 cm3.

Trả lời:

a) Quan sát hình 5.8 ta thấy:

- Thể tích nước ban đầu có trong bình chia độ là 38 cm3. - Thể tích nước sau khi cho vật vào bình chia độ là 50 cm3.

Thể tích của vật bằng thể tích nước dâng lên là: V = 50 cm3 - 38 cm3 = 12 cm3 Chọn đáp án C

b) Quan sát hình 5.9 ta thấy:

- Ban đầu chưa cho vật, bình chia độ không có nước.

- Sau khi cho vật vào bình tràn, bình chia độ có thể tích nước là 10 cm3 Vậy thể tích vật bằng thể tích nước tràn ra là 10 cm3

Chọn đáp án C

(27)

Bài 5.9 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 6: Một trường Trung học cơ sở có 30 lớp, trung bình mỗi lớp trong một ngày tiêu thụ 120 lít nước. Biết giá nước hiện nay là 10 000 đồng/ m3.

a) Hãy tính số tiền nước mà trường học này phải trả trong một tháng (30 ngày).

b) Nếu có một khóa nước ở trường học này bị rò rỉ với tốc độ trung bình cứ 2 giọt trong 1 giây và 20 giọt nước có thể tích 1 cm3. Hãy tính số tiền lãng phí do để nước bị rò rỉ trong một tháng.

Trả lời:

a) Số lít nước toàn trường tiêu thụ trung bình trong 1 ngày là: 30 . 120 = 3600 (lít) Số lít nước toàn trường tiêu thụ trung bình trong 1 tháng là:

30 . 3600 = 108000 (lít) = 10 8000 dm3 = 108 m3 Số tiền nước trường phải trả trong một tháng là:

108 . 10 000 = 1 080 000 (đồng) b) Một ngày có 24 giờ = 86400 giây Đề bài cho: 2 giọt rỉ trong 1 giây

=> Số giọt ? rỉ trong 86400 giây

Số giọt rỉ trong một ngày là: 86400 . 2 = 172800 (giọt) Lại có: 20 giọt nước có thể tích 1 cm3

=> 172800 giọt nước có ? thể tích

Thể tích nước bị rỉ trong một ngày là: 172800 : 20 = 8640 cm3 = 0,00864 m3 Thể tích nước bị rỉ trong một tháng là: 0,00864 . 30 = 0,2592 m3

Số tiền lãng phí do nước bị rò rỉ trong một tháng là: 0,2592 . 10 000 = 2 592 (đồng) Bài 5.10 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 6: Nếu có một hộp đựng viên bi sắt nhỏ và bình chia độ (Hình 5.10). Hãy nêu một phương án để xác định gần đúng thể tích của một viên bi. Tiến hành thí nghiệm ở nhà và báo cáo kết quả.

(28)

Trả lời:

Làm thí nghiệm:

- Bước 1: Rót một lượng nước vào bình chia độ và xác định thể tích lượng nước đó (gọi là V1).

- Bước 2: Thả toàn bộ số lượng bi có trong hộp (giả sử có n viên) vào bình chia độ và nước dâng lên đến vạch chia có thể tích V2.

- Bước 3: Thể tích của tổng số viên bi (gọi là V) = thể tích của phần nước dâng lên trong bình chia độ.

Ta có: V = V2 – V1

- Bước 4: Thể tích của mỗi viên bi bằng thể tích của nước dâng lên chia cho số viên bi thả vào bình chia độ.

Thể tích 1 viên bi = V : n

(29)

Bài 6. Đo khối lượng

Bài 6.1 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hãy đổi những khối lượng sau đây ra đơn vị kilôgam (kg).

650 g = ….. kg;

2,4 tạ = …. kg;

3,07 tấn = …. kg;

12 yến = ….. kg;

12 lạng = …. kg.

Trả lời:

650 g = 650 : 1000 = 0,65 kg;

2,4 tạ = 2,4 . 100 = 240 kg;

3,07 tấn = 3,07 . 1000 = 3 070 kg;

12 yến = 12 . 10 = 120 kg;

12 lạng = 12 Hg = 12 : 10 = 1,2 kg.

Bài 6.2 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 6: Chọn đơn vị đo thích hợp cho mỗi chỗ trống trong các câu sau:

1. Khối lượng của một học sinh lớp 6 là 45 …..

2. Khối lượng của chiếc xe đạp là 0,20 …..

3. Khối lượng của chiếc xe tải là 5 ….

4. Khối lượng của viên thuốc cảm là 2 …..

5. Khối lượng của cuốn SGK KHTN 6 là 1,5 ….

Trả lời:

1. Khối lượng của một học sinh lớp 6 là 45 kg

(30)

2. Khối lượng của chiếc xe đạp là 0,20 tạ 3. Khối lượng của chiếc xe tải là 5 tấn 4. Khối lượng của viên thuốc cảm là 2 g

5. Khối lượng của cuốn SGK KHTN 6 là 1,5 lạng

Bài 6.3 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hãy tìm đúng tên cho mỗi loại cân trong Hình 6.1 a, b, c, d.

Trả lời:

(31)
(32)

Bài 6.4 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 6: Một hộp quả cân Roberval (Hình 6.2) gồm các quả cân có khối lượng 1 g, 2 g, 5 g, 10 g, 20 g, 100 g, 200 g. Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của cân.

Trả lời:

- Giới hạn đo của cân là tổng khối lượng của tất cả các quả cân có trong hộp.

GHĐ = 1 + 2 + 5 + 10 + 20 + 50 + 100 + 200 = 388g

- Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất có trong hộp.

ĐCNN = 1g

Bài 6.5 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 6: Có 6 viên bi được sơn màu, bề ngoài giống hệt nhau, trong đó có một viên bi bằng sắt và 5 viên bi còn lại bằng chì. Biết viên bi bằng chì nặng hơn viên bi bằng sắt.

Với chiếc cân Roberval, em hãy nêu phương án chỉ dùng nhiều nhất hai lần cân để tìm ra viên bi bằng sắt.

Trả lời:

Phương án tìm ra viên bi bằng sắt:

Cách 1:

- Lần 1: Chia 6 viên bi thành 2 phần, mỗi phần 3 viên bi.

+ Đặt lên mỗi bên đĩa cân 3 viên bi.

(33)

+ Cân lệch về bên nào thì bên đó chứa toàn viên bi chì, bên còn lại có chứa viên bi sắt (vì viên bi sắt nhẹ hơn viên bi chì).

- Lần 2: Trong 3 viên bi có chứa bi sắt

+ Lấy 2 viên bất kì cho mỗi bên đĩa cân 1 viên.

+ Nếu cân thăng bằng thì viên bi không đưa lên cân là viên bi sắt.

+ Nếu cân lệch về một bên thì bên đó là viên bi chì, còn lại là viên bi sắt (vì viên bi sắt nhẹ hơn viên bi chì).

Cách 2:

- Lần 1: chia 6 viên bi thành 3 phần, mỗi phần 2 viên bi.

+ Lấy 2 phần bất kì đặt lên mỗi đĩa cân 1 phần.

+ Nếu cân thăng bằng thì phần chưa đem cân chứa viên bi sắt.

+ Nếu cân lệch về một bên thì bên còn lại chứa viên bi sắt (vì viên bi sắt nhẹ hơn viên bi chì).

- Lần 2: Trong 2 viên bi có chứa bi sắt + Đặt mỗi bên đĩa cân một viên bi .

+ Cân lệch về bên nào thì bên đó là viên bi chì, bên còn lại là viên bi sắt.

Bài 6.6 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hãy thiết kế một phương án dùng cân đĩa có cấu tạo tương tự như cân Roberval và một quả cân loại 4kg (Hình 6.3) để chia túi gạo 10kg thành 10 túi có khối lượng bằng nhau.

(34)

Trả lời:

Phương án chia túi gạo 10kg thành 10 túi có khối lượng bằng nhau:

- Bước 1: Đặt quả cân 4 kg ở một bên đĩa cân, đổ từ từ gạo sang đĩa cân còn lại cho đến khi cân thăng bằng, ta được 4 kg gạo.

- Bước 2: Bỏ quả cân ra, chia đều 4 kg gạo sang hai đĩa cân cho đến khi cân thăng bằng. Ta được mỗi bên 2 kg gạo.

- Bước 3: Bỏ một bên gạo ra, tiếp tục lấy gạo ở đĩa cân còn lại chia đều sang hai đĩa cân cho đến khi cân thăng bằng. Ta được mỗi bên 1 kg gạo.

- Bước 4: Giữ nguyên gạo ở một đĩa cân và tiếp tục lấy phần gạo còn lại đổ từ từ sang đĩa cân bên kia, cho đến khi cân thăng bằng.

Cứ làm tiếp tục như vậy, ta được 10 phần gạo bằng nhau và cùng bằng 1 kg.

Bài 7. Đo thời gian

(35)

Bài 7.1 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 6: Đổi ra giây:

a) 45 phút;

b) 1 giờ 20 phút;

c) 24 giờ.

Trả lời:

a) 45 phút = 45. 60 = 2 700 giây;

b) 1 giờ 20 phút = 80 phút = 80 . 60 = 4 800 giây;

c) 24 giờ = 24 . 60 = 1440 phút = 1440 . 60 = 86 400 giây.

Bài 7.2 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 6: Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100 m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây?

A. Đồng hồ quả lắc. B. Đồng hồ hẹn giờ.

C. Đồng hồ bấm giây D. Đồng hồ đeo tay.

Trả lời:

Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100 m người ta phải sử dụng loại đồng hồ bấm giây. Vì khi sử dụng đồng hồ bấm giây ta sẽ:

+ Đo được thời gian từ lúc vận động viên bắt đầu cho tới khi kết thúc đoạn đường chạy.

+ Đồng thời đo được thời gian nhiều người chạy một lúc để so sánh thời gian và xếp hạng thứ tự người chạy nhanh.

Chọn đáp án C

Bài 7.3 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 6: Để xác định thời gian luộc chín một quả trứng, em sẽ lựa chọn loại đồng hồ nào sau đây?

A. Đồng hồ quả lắc. B. Đồng hồ hẹn giờ.

C. Đồng hồ bấm giây D. Đồng hồ đeo tay.

(36)

Trả lời:

Để xác định thời gian luộc chín một quả trứng, em sẽ lựa chọn loại đồng hồ hẹn giờ. Vì chúng ta có thể hẹn số thời gian mà trứng sẽ chín, khi đến thời gian đồng hồ sẽ báo cho ta biết.

Chọn đáp án B

Bài 7.4 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 6: Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là

A. 1 giờ 3 phút. B. 1 giờ 27 phút C. 2 giờ 33 phút D. 10 giờ 33 phút Trả lời:

Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình

= thời gian kết thúc hành trình – thời gian bắt đầu lên xe

= 15 giờ 15 phút – 13 giờ 48 phút = 1 giờ 27 phút Chú ý: 1 giờ có 60 phút.

Chọn đáp án B

Bài 7.5 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 6: Tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo, An có thể đóng gói 1 410 viên kẹo mỗi giờ. Bình có thể đóng 408 hộp trong 8 giờ làm việc mỗi ngày. Nếu mỗi hộp chứa 30 viên kẹo, thì ai là người đóng gói nhanh hơn?

Trả lời:

Bình đóng được số hộp kẹo trong 1 giờ là: 408 : 8 = 51 (hộp).

Bình đóng được số viên kẹo trong 1 giờ là: 51 . 30 = 1 530 (viên).

Mà An đóng gói 1 410 viên kẹo mỗi giờ.

Vậy Bình đóng nhanh hơn An

(37)

Bài 8. Đo nhiệt độ

Bài 8.1 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 6: Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là gì?

Trả lời:

Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là độ C, kí hiệu là 0C.

Bài 8.2 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 6: GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế như Hình 8.1 là

A. 500C và 10C.

B. 500C và 20C.

C. Từ 200C đến 500C và 10C.

D. Từ -200C đến 500C và 20C.

Trả lời:

- GHĐ từ -200C đến 500C.

- ĐCNN (độ dài của hai vạch chia liên tiếp):

(38)

Ta thấy Từ 00C đến 100C có 5 khoảng, nên độ dài mỗi khoảng là 20C.

Chọn đáp án D

Bài 8.3 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 6: Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 340C và trên 420C?

Trả lời:

Trên bảng chia độ của nhiệt kế y tế không có nhiệt độ dưới 340C và trên 420C. Vì:

- Nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người.

- Nhiệt độ cơ thể người nằm trong khoảng từ 340C đến 420C.

Bài 8.4 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 6: Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng.

Phải dùng loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của bàn là, cơ thể người, nước đang sôi, không khí trong phòng?

Trả lời:

Loại nhiệt kế

Thang nhiệt độ Sử dụng

Rượu Từ - 300C đến 600C Để đo nhiệt độ của không khí trong phòng

(39)

Thủy ngân Từ - 100C đến 1100C Để đo nhiệt độ của nước đang sôi Kim loại Từ 00C đến 4000C Để đo nhiệt của bàn là

Y tế Từ 340C đến 420C Để đo nhiệt độ của cơ thể người

Bài 8.5 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 6: Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự):

a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.

c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

d) Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.

Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.

A. d, c, a, b. B. a, b, c, d.

C. b, a, c, d. D. d, c, b, d.

Trả lời:

Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau:

- Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.

- Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

(40)

- Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

- Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.

Chọn đáp án A

Bài 8.6 trang 15 SBT Khoa học tự nhiên 6: Dùng nhiệt kế rượu để đo và theo dõi nhiệt độ vào các thời điểm trong ngày. Ghi lại các nhiệt độ ở các thời điểm đó theo mẫu bảng dưới đây.

Hãy xác định:

a) Nhiệt độ thấp nhất vào lúc mấy giờ?

b) Nhiệt độ cao nhất vào lúc mấy giờ?

c) Nhiệt độ trung bình trong ngày là bao nhiêu?

(41)

Trả lời:

Các em dùng nhiệt kế rượu để đo và theo dõi nhiệt độ vào các thời điểm trong ngày. Dưới đây là ví dụ:

Thời gian Nhiệt độ

7 giờ 200C

9 giờ 230C

10 giờ 260C

12 giờ 300C

14 giờ 270C

16 giờ 240C

18 giờ 210C

a) Nhiệt độ thấp nhất vào lúc 7 giờ sáng b) Nhiệt độ cao nhất vào lúc 12 giờ trưa c) Nhiệt độ trung bình trong ngày là:

0 0 0 0 0 0 0

20 C 23 C 26 C 30 C 27 C 24 C 21 C 0

24,4 C 7

      

(42)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Khi tảo lục đơn bào sinh sôi và phát triển sẽ cung cấp một lượng lớn oxygen hòa tan trong nước cho các loại thủy sản dưới nước để chúng có thể sinh trưởng và

b) Chọn một đám rêu ở chân tường, và tách chúng thành hai phần: một phần để ở nơi ẩm ướt và một phần để ở nơi khô, tười nước chỉ một lần trong ngày với lượng rất ít.

Trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 6: Kể tên một số loài động vật mà em biết, Nêu vai trò của chúng đối với con người và hoàn thành bảng sau:..

Khi quả bóng chạm sàn nhà thì lực của sàn nhà tác dụng lên quả bóng vừa làm cho quả bóng biến dạng, vừa làm cho quả bóng biến đổi chuyển động.. Trong những trường hợp nào

- Trường hợp A: Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã => vì ở bề mặt tiếp xúc của chân và sàn đá hoa không có hoặc có rất ít lực ma sát nên cần tăng lực ma sát để đi

Bài 45.2 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 6: Vì sao khi chạy thi ở các cự li dài, những vận động viên có kinh nghiệm thường chạy sau các vận động viên khác ở phần lớn

=> Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J) là phát biểu đúng. - Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua tác dụng lực, truyền nhiệt

Vì động năng phụ thuộc vào tốc độ và khối lượng của vật, thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất (hoặc mốc thế năng).. Bỏ qua sức cản của không