• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Nguyên sinh vật | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Nguyên sinh vật | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 30: Nguyên sinh vật

30.1. Trang 50 SBT Khoa học tự nhiên 6: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?

A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.

Đáp án: C

30.2. Trang 50 SBT Khoa học tự nhiên 6: Những sinh vật nào trong hình 30 thuộc nhóm nguyên sinh vật?

Đáp án:

(2)

Những sinh vật thuộc nhóm nguyên sinh vật là: a, b, c, e.

30.3. Trang 50 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hãy lấy ví dụ chứng minh nguyên sinh vật vừa có lợi, vừa có hại cho con người.

Đáp án:

- Lợi ích:

+ Một số tảo có giá trị dinh dưỡng cao nên chúng có thể được chế biến thành thực phẩm chức năng

+ Nhiều loại rong biển được dùng làm thức ăn và dùng trong chế biến thực phẩm + Được dùng để sản xuất chất dẻo, chất khử mùi,…

- Tác hại:

+ Gây bệnh cho động vật và con người

30.4. Trang 50 SBT Khoa học tự nhiên 6: Trong kĩ thuật chuẩn bị ao nuôi thủy sản, người nuôi thường tiến hành gây màu nước ao. Màu nước ao nuôi lí tưởng là màu xanh lơ (xanh nõn chuối), xuất hiện do sự phát triển của tảo lục đơn bào trong nước. Hãy giải thích vì sao người nuôi thủy sản luôn gây và cố gắng duy trì màu nước này trong suốt vụ nuôi.

Đáp án:

Người nuôi thủy sản luôn có gắng gây và duy trì màu nước vì:

- Khi tảo lục đơn bào sinh sôi và phát triển sẽ cung cấp một lượng lớn oxygen hòa tan trong nước cho các loại thủy sản dưới nước để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường.

- Ngoài ra, tảo lục còn là nguồn thức ăn cho các loài thủy sản nhờ đó giúp người chăn nuôi giảm chi phí thức ăn

30.5. Trang 51 SBT Khoa học tự nhiên 6: Em và các bạn cùng thực hiện các hoạt động sau:

- Tìm hiểu về bệnh sốt rét và bệnh kiết lị trên sách, báo, internet,…

- Dựa vào những thông tin vừa tìm được để hoàn thành bảng sau:

(3)

- Thiết kế một bản tuyên truyền về bệnh và cách phòng tránh hai bệnh trên.

Đáp án:

- Bảng thông tin:

Bệnh sốt rét Bệnh kiết lị

Tác nhân

gây bệnh Trùng sốt rét Trùng kiết lị Con đường

truyền bệnh Qua đường máu Qua đường ăn uống

Tác hại Thiếu máu, sốt, chóng mặt… Mất nước, đau bụng, nôn ói…

Cách phòng tránh

- Mắc màn khi ngủ

- Dọn dẹp vệ sinh nơi ở và nơi làm việc

- Diệt bọ gậy

- Không để tồn đọng nước

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh - Ăn chín, uống sôi

- Xử lí chất thải của người bệnh theo đúng quy trình

- Bản tuyên truyền:

(4)

30.6. Trang 51 SBT Khoa học tự nhiên 6: Liệt kê những bệnh ở người có vật trung gian truyền bệnh là muỗi mà em biết. Để phòng tránh các bệnh này em cần làm gì?

Đáp án:

- Bệnh có vật trung gian truyền bệnh là muỗi:

+ Bệnh sốt rét

+ Bệnh sốt xuất huyết

(5)

+ Viêm não Nhật Bản - Cách phòng tránh:

+ Diệt muỗi, diệt bọ gậy + Mắc màn khi ngủ

+ Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc + Phát quang bụi rậm

+ Không để tồn nước đọng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trang 45 SBT Khoa học tự nhiên 6: Em hãy hoàn thành những thông tin còn thiếu trong sơ đồ phân loại khóa lưỡng phân để phân loại một số loài động vật sau:.. Em hãy

b) Chọn một đám rêu ở chân tường, và tách chúng thành hai phần: một phần để ở nơi ẩm ướt và một phần để ở nơi khô, tười nước chỉ một lần trong ngày với lượng rất ít.

Trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 6: Kể tên một số loài động vật mà em biết, Nêu vai trò của chúng đối với con người và hoàn thành bảng sau:..

Bài 45.2 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 6: Vì sao khi chạy thi ở các cự li dài, những vận động viên có kinh nghiệm thường chạy sau các vận động viên khác ở phần lớn

=> Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J) là phát biểu đúng. - Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua tác dụng lực, truyền nhiệt

Vì động năng phụ thuộc vào tốc độ và khối lượng của vật, thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất (hoặc mốc thế năng).. Bỏ qua sức cản của không

+ Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngồi ở bàn học => hoạt động tiết kiệm năng lượng: chỉ bật bóng đèn ở bàn học.. + Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi

+ Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút. + Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc. + Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng. - Cách sử dụng đèn thắp sáng