• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Động vật | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Động vật | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)
(2)

Bài 36: Động vật

36.1. Trang 59 SBT Khoa học tự nhiên 6: Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:

A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.

B. Số lượng loài và môi trường sống.

C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.

D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.

Đáp án: B

36.2. Trang 59 SBT Khoa học tự nhiên 6: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?

A. Hình thái đa dạng.

B. Có xương sống.

C. Kích thước cơ thể lớn.

D. Sống lâu.

Đáp án: B

Dựa vào việc có hay không có xương sống mà người ta có thể phân chia động vật thành hai ngành chính là ngành động vật không xương sống và ngành động vật có xương sống.

36.3. Trang 59 SBT Khoa học tự nhiên 6: Tìm thông tin phù hợp để hoàn thành bảng sau:

(3)

Đáp án:

Nhóm Lớp/Ngành Đại diện

Động vật không xương sống

Ruột khoang Sứa, hải quỳ

Giun tròn Giun tóc, giun kim

Giun dẹp Sán bã trầu, sán lông

Giun đốt Giun quế, vắt

Thân mềm Mực, ốc sên

Chân khớp Tôm sông, chuồn chuồn

Động vật có xương sống

Các lớp cá Cá chim, cá hồi, cá đuối

Lưỡng cư Nhái bén, cá cóc Tam Đảo

Bò sát Cá sấu, tắc kè

Chim Chim cánh cụt, chim công

Động vật có vú (Thú) Mèo, chó, chuột hamster 36.4. Trang 59 SBT Khoa học tự nhiên 6: Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?

A. Tôm, muỗi, lợn, cừu B. Bò, châu chấu, sư tử, voi

(4)

C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ D. Gấu, mèo, dê, cá heo Đáp án: D

Tôm, muỗi, châu chấu, vịt trời, rùa đều không thuộc lớp Thú.

36.5. Trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hoàn thành nội dung sau sao cho phù hợp.

…(1)… là lớp động vật thuộc nhóm động vật có xương sống, sống dưới nước, hô hấp bằng …(2)…, di chuyển bằng …(3)… Chúng có hình dạng rất khác nhau, phổ biến là hình thoi, dẹp hai bên, thích nghi với đời sống bơi lội. Một số đại diện thuộc lớp động vật này như …(4)…

(1) Cá (2) mang (3) vây

(4) cá chuồn, cá ngừ, cá mập,…

36.6. Trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 6: Các khẳng định sau đây đúng hay sai?

Đáp án:

(5)

36.7. Trang 60 SBT Khoa học tự nhiên 6: Kể tên một số loài động vật mà em biết, Nêu vai trò của chúng đối với con người và hoàn thành bảng sau:

Đáp án:

Tên loài động vật Vai trò

Cá chép Cung cấp thực phẩm

Tôm càng xanh Cung cấp thực phẩm, có giả trị xuất khẩu Ong mật Thụ phấn cho cây, cung cấp mật ong, sáp ong

Ếch đồng Cung cấp thực phẩm, tiêu diệt sâu hại, là vật thí nghiệm

(6)

Châu chấu Là thức ăn cho một số sinh vật khác, phá hoại mùa màng Chim sâu Tiêu diệt sâu hại

Bò Cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp

36.8. Trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 6: Quan sát hình 36 minh họa một số loài động vật. Em hãy hoàn thành bảng tên các loài động vật có trong hình mà em biết và cho biết loài đó thuộc ngành/lớp động vật nào.

Đáp án:

Tên loài động vật Lớp/Ngành

Hươu cao cổ Động vật có vú

Cá mập Cá

Chim hồng hạc Chim

Voi Động vật có vú

Tôm hùm Chân khớp

Ngựa vằn Động vật có vú

Hổ Động vật có vú

36.9. Trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 6: Em hãy lấy ví dụ để chứng minh động vật vừa có lợi, vừa có hại đối với con người.

Đáp án:

(7)

- Có lợi:

+ Cung cấp thực phẩm (bò, dê, lợn, gà,…) + Làm cảnh (chó, mèo, cá,…)

+ Bảo vệ, giữ an ninh (chó) - Có hại:

+ Làm hại cây trồng (rầy nâu, rệp, châu chấu,…) + Làm hư hỏng đồ đạc, gia cụ (chuột, gián, mối,…)

36.10. Trang 61 SBT Khoa học tự nhiên 6: Rau sống, gỏi cá, nem chua, tiết canh,… là những món ăn tái, sống. Khi ăn các loại thực phẩm tái, sống không đảm bảo vệ sinh có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Em hãy cùng bạn tìm hiểu các nội dung sau:

- Các bệnh có thể mắc khi ăn các loại thức ăn tái, sống, không đảm bảo vệ sinh.

- Tác nhân gây bệnh và hậu quả.

- Tác nhân gây bệnh đó thuộc nhóm sinh vật nào (lớp/ngành, giới), đặc điểm cơ thể của tác nhân đó.

Đáp án:

- Ăn đồ ăn tái, sống dễ dẫn đến các bệnh do giun, sán và vi khuẩn gây nên.

- Tác nhân gây bệnh và hậu quả:

Tên bệnh Tác nhân Hậu quả

Bệnh sán Sán dây, sán lá gan, sán bã trầu… Khiến người bệnh xanh xao, thiếu dinh dưỡng, viêm não,…

Bệnh giun Giun đũa, giun móc, giun kim…

Khiến người bệnh xanh xao, thiếu dinh dưỡng, có thể bị tắc ruột, tắc ống mật,…

Bệnh do vi khuẩn HP gây ra

Vi khuẩn HP Viêm loét dạ dày, có thể dẫn tới ung thư dạ dày

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Khi tảo lục đơn bào sinh sôi và phát triển sẽ cung cấp một lượng lớn oxygen hòa tan trong nước cho các loại thủy sản dưới nước để chúng có thể sinh trưởng và

b) Chọn một đám rêu ở chân tường, và tách chúng thành hai phần: một phần để ở nơi ẩm ướt và một phần để ở nơi khô, tười nước chỉ một lần trong ngày với lượng rất ít.

Khi quả bóng chạm sàn nhà thì lực của sàn nhà tác dụng lên quả bóng vừa làm cho quả bóng biến dạng, vừa làm cho quả bóng biến đổi chuyển động.. Trong những trường hợp nào

- Trường hợp A: Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã => vì ở bề mặt tiếp xúc của chân và sàn đá hoa không có hoặc có rất ít lực ma sát nên cần tăng lực ma sát để đi

Bài 45.2 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 6: Vì sao khi chạy thi ở các cự li dài, những vận động viên có kinh nghiệm thường chạy sau các vận động viên khác ở phần lớn

=> Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J) là phát biểu đúng. - Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua tác dụng lực, truyền nhiệt

Vì động năng phụ thuộc vào tốc độ và khối lượng của vật, thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất (hoặc mốc thế năng).. Bỏ qua sức cản của không

+ Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngồi ở bàn học => hoạt động tiết kiệm năng lượng: chỉ bật bóng đèn ở bàn học.. + Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi