• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 54: Hệ Mặt Trời | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 54: Hệ Mặt Trời | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 54. Hệ Mặt Trời

Bài 54.1 trang 84 SBT Khoa học tự nhiên 6: Các hành tinh quay quanh Mặt Trời sắp xếp theo khoảng cách đến Mặt Trời từ gần đến xa là:

A. Hỏa tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh, Thiên vương tinh.

B. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.

C. Kim tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.

D. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.

Trả lời:

Thêm ảnh

Các hành tinh quay quanh Mặt Trời sắp xếp theo khoảng cách đến Mặt Trời từ gần đến xa là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.

Chọn đáp án D

(2)

Bài 54.2 trang 84 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc

“Sai” để đánh giá các câu dưới đây.

Trả lời:

STT Phát biểu Đánh giá

1 Hệ Mặt Trời chỉ gồm 8 hành tinh quay xung quanh.

Đúng

2 Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác. Đúng 3 Thủy tinh và Hỏa tinh có khối lượng nhỏ nhất trong 8

hành tinh của hệ Mặt Trời. Sai

4 Hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì có kích thước càng

lớn. Đúng

Giải thích:

- Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, tám hành tinh, hơn một trăm vệ tinh, các sao chổi, các tiểu hành tinh, các thiên thạch khác và bụi vũ trụ => không phải hệ Mặt Trời chỉ gồm 8 hành tinh quay xung quanh.

- Thủy tinh ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác => không phải Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác.

- Thủy tinh và Hỏa tinh có khối lượng nhỏ nhất trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời.

Đúng

Sai Sai

Sai

(3)

- Mộc tinh là hành tinh ở vị trí thứ 5 và có kích thước lớn nhất => không phải hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì có kích thước càng lớn.

Bài 54.3 trang 85 SBT Khoa học tự nhiên 6: Sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về khối lượng; từ nhỏ đến lớn về kích thước.

Trả lời:

- Sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về khối lượng:

Thủy tinh => Hỏa tinh => Kim tinh => Trái Đất => Thiên vương tinh => Hải Vương tinh => Thổ tinh => Mộc tinh.

- Sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về kích thước:

Thủy tinh => Hỏa tinh => Kim tinh => Trái Đất => Hải Vương tinh => Thiên vương tinh => Thổ tinh => Mộc tinh.

Bài 54.4 trang 85 SBT Khoa học tự nhiên 6: Lập công thức tính khoảng cách d giữa 2 hành tinh với Rx, Ry là khoảng cách từ 2 hành tinh đến Mặt Trời. Vận dụng công thức để tính khoảng cách giữa Trái Đất và các hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời. Có nhận xét gì về khoảng cách giữa các hành tinh?

Trả lời:

- Gọi: + Rx là khoảng cách đến Mặt Trời từ hành tinh ở gần Mặt Trời hơn.

+ Ry là khoảng cách đến Mặt Trời từ hành tinh ở xa Mặt Trời hơn.

- Ta có công thức tính khoảng cách giữa Trái Đất và các hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời: d = Ry - Rx

Bảng khoảng cách của các hành tinh tới Mặt Trời Hành tinh Khoảng cách tới Mặt Trời (AU)

Thủy tinh 0,39

Kim tinh 0,72

Trái Đất 1

(4)

Hỏa tinh 1,52

Mộc tinh 5,2

Thổ tinh 9,54

Thiên Vương tinh 19,2

Hải Vương tinh 30,07

- Vận dụng công thức tính khoảng cách:

+ Khoảng cách của Trái Đất – Thủy tinh là:

d = 1 – 0,39 = 0,61 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Kim tinh là:

d = 1 – 0,72 = 0,28 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Hỏa tinh là:

d = 1,52 – 1 = 0,52 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Mộc tinh là:

d = 5,2 – 1 = 4,2 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Thổ tinh là:

d = 9,54 – 1 = 8,54 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Thiên Vương tinh là:

d = 19,2 – 1 = 18,2 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Hải Vương tinh là:

d = 30,07 – 1 = 29,07 (AU)

- Nhận xét: Các hành tinh càng ở xa Mặt Trời hơn so với Trái Đất thì khoảng cách giữa chúng càng lớn.

(5)

Bài 54.5 trang 85 SBT Khoa học tự nhiên 6: Giả sử một nhà du hành vũ trụ lên được Thiên Vương tinh. Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trên Thiên Vương tinh nhỏ hơn hay lớn hơn khi ở trên Trái Đất? Vì sao?

Trả lời:

- Ta có: Lực hấp dẫn trên bề mặt của Thiên Vương tinh nhỏ hơn lực hấp dẫn trên bề mặt của Trái Đất.

=> Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trên Thiên Vương tinh nhỏ hơn trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trên Trái Đất.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mặt Trăng hình cầu và nó chuyển động quanh Trái Đất nên cả hai nửa của mặt trăng đều trải qua hai tuần có ánh sáng mặt trời sau đó là hai tuần chìm trong đêm

Với một chiếc ghế quay mượn ở văn phòng nhà trường, hãy thiết kế một hoạt động đóng vai nhằm chứng minh chuyển động người ta nhìn thấy được của Mặt Trời, của các

Các hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời Trả lời câu hỏi trang 188 sgk Khoa học tự nhiên 6:?. Trong bốn hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời, một ngày của hành tinh nào

- Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời như sau: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.. Hình

- Huyền phù là một hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng. Ví dụ: Nước phù sa (chứa các hạt phù sa lơ lửng trong

a) Nước muối là hỗn hợp với thành phần gồm nước và muối trộn lẫn vào nhau. b) Qua thí nghiệm của bạn Vinh ta thấy độ mặn của nước muối càng tăng khi lượng muối

Trong một chu kỳ này, Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng từ các góc khác nhau và ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời..

b) Từ quặng bauxite người ta tách được nhôm kim loại. Nhôm là chất tinh khiết. c) Trộn nước đường, nước chanh, đá ta được một hỗn hợp không đồng nhất. d) Oxygen lẫn với