• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Lịch sử 2018-2019

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Lịch sử 2018-2019"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019 TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12

Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 04 trang) (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên thí sinh:……….. Lớp 12A….

Câu 1: Chiến thắng nào của ta mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam?

A. Ấp Bắc. B. Bình Giã. C. Vạn Tường. D. Đồng Xoài.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không thuộc Hiệp định Pari 1973?

A. Miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do.

B. Hoa Kì cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

C. Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

Câu 3: Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1 - 1959) đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

A. Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân.

B. Sử dụng con đường đấu tranh ngoại giao giành chính quyền.

C. Sử dụng con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

D. Sử dụng con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.

Câu 4: Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh là hình thức A. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

B. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.

C. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, sử dụng quân đội Mỹ là chủ yếu.

D. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.

Câu 5: Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 có điểm gì khác so với chiến dịch Việt bắc thu – đông 1947?

A. Là chiến dịch phòng thủ có quy mô của quân đội ta.

B. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên của quân đội ta.

C. Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính và các chiến trường cả nước.

D. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên của quân đội ta chủ động mở.

Câu 6: Tại sao nước ta phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau đại thắng mùa Xuân 1975?

A. Chống lại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.

B. Do mỗi miền tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.

C. Đảng cần có cơ quan quyền lực chung cho nhân dân cả nước.

D. Nhân dân hai miền mong muốn có một chính phủ thống nhất.

Câu 7: Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế nước ta trước và sau thời điểm đổi mới là gì?

A. Chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường.

B. Chuyển từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế tập trung bao cấp.

C. Xóa bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp hình thành nền kinh tế mới.

D. Xóa bỏ nền kinh tế thị trường hình thành nền kinh tế mới.

Câu 8: Ngày 18 và 19/12/1946 Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định vấn đề quan trọng nào sau đây?

A. Quyết định ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp.

B. Hoà hoãn với Pháp để kí Hiệp định Fontainebleau.

C. Quyết định ủng hộ dân nhân miền Nam kháng Pháp.

D. Phát động toàn quốc kháng chiến và đề ra đường lối kháng chiến.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng với ý nghĩa của cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968?

A. Chấm dứt phá hoại Miền Bắc. B. Buộc Mĩ kí hiệp định Pari.

C. Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh. D. Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ.

Câu 10: Thắng lợi nào dưới đây đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp?

1 / 4 – Mã đề 001 Mã số đề: 001

(2)

A. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.

B. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954.

C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết.

D. Chiến thắng Bắc Tây Nguyên tháng 2 - 1954.

Câu 11: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà phải A. làm cho chủ nghĩa xã hội tốt đẹp hơn.

B. làm cho mục tiêu đã đề ra được thực hiện.

C. làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả.

D. làm cho mục tiêu ấy phù hợp với sự phát triển.

Câu 12: Cho các sự kiện sau:

1. Quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

2. Hiệp định Giơnevơ được ký kết.

3. Chính phủ Pháp cử tướng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân đội ở Đông Dương.

4. Liên quân Lào – Việt tiến công địch ở Trung Lào, uy hiếp Xavanakhet và căn cứ Xênô.

Hãy sắp xếp các sự kiện đúng theo thứ tự thời gian

A. 2,1,4,3. B. 1,2,3,4. C. 3,4,1,2. D. 4,2,3,1.

Câu 13: Bước vào Đông Xuân 1953 – 1954, âm mưu của Pháp – Mĩ là A. giành một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

B. giành lấy một thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

C. giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.

D. giành thắng lợi quân sự để nâng cao vị thế của nước Pháp trên thế giới.

Câu 14: Tác động của cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953 – 1954) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) tạo điều kiện thuận lợi cho

A. cuộc đấu tranh quân sự của ta giành thắng lợi.

B. miền Bắc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.

D. cuộc đấu tranh quân sự và ngoại giao của ta giành thắng lợi.

Câu 15: Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của nước ta không được thể hiện trong văn kiện nào?

A. Bản chỉ thị toàn dân kháng chiến của ban thường vụ trung ương Đảng.

B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Chí Minh.

C. Chỉ thị phải “phá tan cuộc hành quân mùa đông của của giặc Pháp” của Đảng.

D. Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh.

Câu 16: Vì sao chiến dịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975?

A. Làm cho chính quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.

B. Đánh bại hoàn toàn chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” của quân đội Sài Gòn.

C. Đập tan đầu não và sào huyệt cuối cùng của chính quyền và quân đội Sài Gòn.

D. Mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của chính quyền và quân đội Sài Gòn.

Câu 17: Vì sao trong đường lối đổi mới (1986), Đảng chọn đổi mới kinh tế là trọng tâm?

A. Do yêu cầu giải quyết việc làm cho nhân dân.

B. Do đất nước đang thiếu lương thực trầm trọng.

C. Do hàng hóa trên thị trường khan hiếm.

D. Do đất nước đang khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

Câu 18: Ý nào đúng về đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta?

A. Tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến.

B. Toàn dân, toàn diện, đánh nhanh thắng nhanh, tự lực cánh sinh.

C. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

D. Hòa để tiến, toàn dân, toàn diện, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

Câu 19: Điểm mới của “chiến tranh cục bộ” so với “chiến tranh đặc biệt” như thế nào?

A. Sự tham gia quân đội Sài Gòn với viện trợ Mĩ.

B. Có sự tham gia của quân đội Mĩ và quân đồng minh Mĩ.

C. Phạm vi chiến tranh lan rộng khắp Đông Dương.

D. Mức độ chiến tranh ngang nhau, chưa ác liệt.

2 / 4 – Mã đề 001

(3)

Câu 20: “Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam?

A. Đông Dương hóa chiến tranh. B. chiến tranh Cục bộ.

C. Việt Nam hóa chiến tranh. D. chiến tranh đặc biệt.

Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960)?

A. Buộc Mĩ phải rút hết quân đội về nước.

B. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

C. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

D. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

Câu 22: Vì sao vào thời điểm năm 1959, ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác?

A. Vì lúc này chính quyền của Ngô Đình Diệm đã suy yếu.

B. Vì lực lượng cách mạng ở miền Nam đã lớn mạnh rất nhiều so với trước.

C. Vì đây là thời cơ để nhân dân miền Nam khởi nghĩa giành chính quyền.

D. Vì chỉ có bạo lực cách mạng mới đánh bại bạo lực phản cách mạng của Mỹ - Diệm.

Câu 23: Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949 và kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi năm 1950 là gì?

A. Bảo vệ chính quyền tay sai do Pháp lập ra. B. Thể hiện sức mạnh quân sự của Pháp.

C. Muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh. D. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Câu 24: Sau cách mạng tháng Tám 1945, nước ta đứng trước cảnh ngàn cân treo sợi tóc vì A. nạn đói trầm trọng kéo dài, đe doạ ở miền Bắc.

B. nạn dốt hơn 90% dân số mù chữ.

C. đối phó cùng lúc nạn đói, nạn dốt, giặc ngoại xâm.

D. bọn phản động ra sức chống phá cách mạng.

Câu 25: Hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng 1945 là gì?

A. Quyết tâm kháng chiến chống Pháp xâm lược và trừng trị bọn nội phản.

B. Thực hiện nền giáo dục mới và giải quyết nạn đói.

C. Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mới.

D. Thành lập chính phủ chính thức và thông qua hiến pháp mới.

Câu 26: Âm mưu chủ yếu của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

A. Đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam. B. Mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam.

C. Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam. D. Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam.

Câu 27: Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

A. kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy.

B. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.

C. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

D. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

Câu 28: Vì sao Đảng và Chính phủ phải thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo sau cách mạng tháng Tám 1945?

A. Chính quyền còn non trẻ, không thể đối phó với nhiều kẻ thù.

B. Pháp được sự giúp đỡ và hậu thuẫn của quân Anh.

C. Trung Hoa Dân quốc dùng tay sai để chống phá cách mạng.

D. Kẻ thù còn mạnh, chống phá chính quyền cách mạng .

Câu 29: Hành động phá hoại Hiệp định Pari 1973 của chính quyền Sài Gòn là A. mở các cuộc hành quân “ bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng.

B. tổ chức những cuộc hành quân tìm diệt, đánh vào căn cứ của ta.

C. đàn áp, khủng bố những hoạt động yêu nước của nhân dân miền Nam.

D. không tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

Câu 30: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua ba chiến dịch lớn theo trình tự thời gian là A. Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng. B. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.

C. Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh. D. Tây Nguyên, Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng.

Câu 31: Cho các dữ liệu sau:

3 / 4 – Mã đề 001

(4)

1. Phát động “Tuần lễ vàng”.

2. Thực hiện “Ngày đồng tâm”.

3. Xây dựng “Quỹ độc lập”.

4. “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất nhanh! Tăng gia sản xuất nữa!”.

5. Thực hiện giảm tô 25%.

Hãy xác định các dữ kiện mà Chính phủ đã thực hiện để giải quyết nạn đói của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

A. 1,3,5. B. 1,2,4. C. 1,4,5. D. 2,4,5.

Câu 32: Một trong những bài học xuyên suốt, trở thành nhân tố cơ bản nhất quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ 1930 đến nay là

A. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

B. không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

C. sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Câu 33: Vì sao Pháp quyết định mở chiến dịch Việt Bắc?

A. để triệt đường liên lạc quốc tế của ta.

B. để tiêu diệt cơ quan đầu não và quân chủ lực của ta.

C. để cắt đứt liên lạc giữa Việt Bắc với liên khu III, IV.

D. để tiêu diệt quân chủ lực của ta.

Câu 34: Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ hàng đầu của cả nước ta là gì?

A. Mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế.

B. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

C. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.

D. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở hai miền Nam - Bắc.

Câu 35: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21 – 7 - 1954) là

A.

đ

ảm bảo giành thắng lợi từng bước. B.

k

hông vi phạm chủ quyền dân tộc.

C. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù. D.

g

iữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.

Câu 36: Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 - 1946) được Đảng ta vận dụng như thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay?

A. Kiên trì trong đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia. B. Sự đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp.

C. Lợi dụng sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế. D. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.

Câu 37: Những thành tựu của nước ta đạt được trong 15 năm đổi mới đã khẳng định A. vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

B. nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp.

C. tầm quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

D. đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của đổi mới là phù hợp.

Câu 38: Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Đông Dương.

B. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.

C. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

D. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.

Câu 39: Đâu không phải là mục đích của ta trong chiến dịch Biên giới 1950?

A. mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. B. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

C. nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch. D. khai thông biên giới, mở đường liên lạc.

Câu 40: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953 - 1954)?

A. Đánh dấu sự sụp đổ về căn bản của Kế hoạch Nava.

B. Khẳng định đường lối sáng suốt, đúng đắn của Đảng.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho mặt trận Điện Biên Phủ.

D. Tạo điều kiện cho kháng chiến chống Mĩ.

--- HẾT ---

4 / 4 – Mã đề 001

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mục tiêu học sinh nắm được cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta và nội dung lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp?. - PP:

Câu hỏi trang 125 SGK Lịch sử 8: Nêu nguyên nhân, diễn biến của cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.. + Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, phái chủ

Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi là những văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng

Yêu cầu 1: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta: “Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”.. hễ

☐ Giữ thế phòng ngự chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương. ☐ Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương và kết thúc chiến tranh. ☐ Tiêu diệt cơ quan đầu

Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về tính chất chính nghĩa cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân ta?. ☐ Cuộc kháng chiến nhằm bảo

Em hãy điền tiếp kiến thức phù hợp vào bảng sau khi nói về âm mưu của địch và mục đích của ta trong chiến dịch biên giới thu - đông 1950:.. Âm mưu của địch

Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về mục tiêu mở chiến dịch Điện Biên Phủ của nước ta.. Trình bày diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ và tô màu vào các mũi