• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi mẫu Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM môn Hóa các năm 2018-2022

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi mẫu Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM môn Hóa các năm 2018-2022"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Đề thi mẫu ĐGNL ĐHQG TPHCM 2018–2022

Chủ đề 1: PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY

Câu 1: Đốt cháy 12,0 gam hỗn hợp gồm C2H6, C3H4, C3H8 và C4H10 được hỗn hợp X. Dẫn X qua dung dịch H2SO4 đặc, nhận thấy khối lượng bình tăng 21,6 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 100 gam hỗn hợp khí trên thì thải ra môi trường bao nhiêu lít CO2 (đktc)? (C = 12; H = 1; O = 16)

A. 149,3. B. 293,3. C. 168. D. 117,92.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 6,20 gam một hợp chất hữu cơ A bằng một lượng khí O2 (đktc) vừa đủ, thu được hỗn hợp sản phẩm cháy. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ba(OH)2, thấy xuất hiện 19,7 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 5,5 gam. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc, thu được thêm 9,85 gam kết tủa (H = 1, C = 12, O = 16, Ba = 137). Công thức phân tử của A là

A. C2H4O2. B. C2H6O. C. C2H6O2. D. C3H8O.

Chủ đề 2: HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG

Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p63s1. Tính chất nào sau đây của X là không đúng?

A. Ở dạng đơn chất, X tác dụng với nước tạo ra khí hiđro.

B. Hợp chất của X với clo là hợp chất ion.

C. Nguyên tử X dễ nhận thêm 1 electron để tạo cấu hình lớp vỏ 3s2 bền.

D. Hợp chất của X với oxi tan được trong nước tạo dung dịch có môi trường bazơ.

Câu 4: Ca, Cr và Ge là các nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, với số hiệu nguyên tử tăng dần theo thứ tự ZCa < ZCr < ZGe. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong 3 nguyên tố, Ca có tính kim loại lớn nhất.

B. Bán kính giảm dần theo số hiệu nguyên tử Ca, Cr, Ge.

C. Trong 3 nguyên tố, Cr có năng lượng ion hóa thứ nhất lớn nhất.

D. Trong 3 nguyên tố, độ âm điện của Ge lớn nhất.

Câu 5: Xét các cân bằng hóa học sau:

(1) Fe2O3(r) + 3CO(k) 2Fe(r) + 3CO2(k) (2) CaO(r) + CO2(k) CaCO3(r)

(3) 2NO2(k) N2O4(k) (4) H2(k) + I2(k) 2HI(k)

Khi tăng áp suất, các cân bằng hóa học không bị dịch chuyển là

A. (1) và (3). B. (1) và (4). C. (2) và (4). D. (2) và (3).

Chủ đề 3: HÓA HỌC VÔ CƠ

Câu 6: Cho các chất và ion sau: Mg2+, Cu2+, KNO2, Ca, SO2, Fe2+ và NO2. Các chất và ion vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là:

A. Fe2+, NO2, SO2, KNO2. B. Br2, Ca, SO2, KNO2. C. Mg2+, Fe2+, NO2, SO2. D. Fe2+, NO2, Cu2+, SO2.

Câu 7: Phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra khi nhúng thanh hợp kim Cu–Sn vào dung dịch HCl và phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) có điểm giống nhau là

A. phản ứng xảy ra kèm theo sự phát sinh dòng điện.

B. ở anot đều xảy ra sự oxy hóa.

(2)

C. phản ứng ở cực dương đều là sự khử của Cl. D. đều sinh ra Cu ở cực âm.

Chủ đề 4: HÓA HỌC HỮU CƠ

Câu 8: Cho các chất: NH2C2H4COOH (X), CH3COOH3NCH3 (Y), CH3NH2 (Z), NH2CH2COOC2H5 (T).

Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là:

A. X, Y, Z, T. B. X, Y, T. C. X, Y, Z. D. Y, Z, T.

Câu 9: Trong các hợp chất có công thức phân tử sau đây, hợp chất nào có thể là este: (1) C3H6O.

(2) C4H10O2, (3) C6H8O2, (4) C4H8O2?

A. (2), (3) và (4). B. Chỉ (4). C. (1) và (4). D. (3) và (4).

Chủ đề 5: HÓA HỌC PHÂN TÍCH

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời 3 câu hỏi tiếp theo

Nước Javen là dung dịch chứa hỗn hợp muối NaCl và NaClO (natri hipoclorit). Muối NaClO có tính oxy hóa mạnh, do vậy nước Javen có khả năng tẩy màu và sát trùng, được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy, ... Để phân tích hàm lượng hipoclorit trong nước Javen, sinh viên thực hiện theo quy trình sau: Pha loãng 5,00 ml dung dịch Javen với nước, thu được 100 ml dung dịch A. Lấy 10,00 ml A cho vào bình tam giác, sau đó thêm 10,00 ml dung dịch axit axetic 20% vào và lắc đều, thu được dung dịch B. Thêm tiếp 10,00 ml dung dịch KI 2,0M (dung dịch chỉ chứa KI, không lẫn chất khác) vào B, lắc đều, thu được dung dịch C. Để phản ứng hoàn toàn lượng iod có trong C cần 15,00 ml dung dịch Na2S2O3 0,1M. Biết các phản ứng xảy ra như sau:

ClO + 2I + 2H+ → I2 + Cl + H2O (1) I2 + 2S2O32– → 2I + S4O62– (2)

Câu 10: Cho dãy các dung dịch sau: (1) HNO3 4M, (3) HCl 2M, (2) H2SO4 đặc, (4) HCl/HClO. Số dung dịch có thể thay thế dung dịch axit axetic ở trên là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 11: Nồng độ CM của NaClO trong nước Javen ở trên là

A. 1,5 M. B. 0,5 M. C. 0,75 M. D. 1,0 M.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nếu thêm nhiều hơn 10,00 ml dung dịch KI 2,0 M vào B thì kết quả phân tích hàm lượng NaClO cao hơn thực tế.

B. Nếu thêm nhiều hơn 10,00 ml dung dịch KI 2,0 M vào B thì kết quả phân tích hàm lượng NaClO thấp hơn thực tế.

C. Nếu thêm ít hơn 10,00 ml dung dịch KI 2,0 M vào B thì kết quả phân tích hàm lượng NaClO nhiều hơn thực tế.

D. Nếu thêm nhiều hơn 10,00 ml dung dịch KI 2,0 M vào B thì kết quả phân tích hàm lượng NaClO không thay đổi.

Chủ đề 6: ĐIỆN HÓA HỌC

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời 6 câu hỏi tiếp theo

Sự điện phân là quá trình oxi hóa – khử xảy ra ở bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân:

Ôn thi ĐGNL ĐHQG TPHCM

(3)

▪ Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn điện một chiều.

▪ Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện một chiều.

Cho dãy điện hóa sau:

Tăng dần tính oxi hóa

Li+ K+ Ca2+ Na+ Mg2+ Al3+ H2O Zn2+ Fe2+ Pb2+ I2 Ag+ O2, H+

Li K Ca Na Mg Al H2, OH Zn Fe Pb I Ag H2O

Giảm dần tính khử

Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân đồng thời Pb(NO3)2 và Mg(NO3)2 bằng hệ điện phân sử dụng các điện cực bằng than chì. Dựa theo dãy điện hóa ở trên và thí nghiệm 1, hãy cho biết:

Câu 13: Bán phản ứng nào xảy ra ở anot?

A. Pb → Pb2+ + 2e B. Mg → Mg2+ + 2e

C. 2H2O → O2 + 4H+ + 4e D. 4NO3 → 2N2O5 + O2 + 4e Câu 14: Bán phản ứng nào xảy ra ở catot?

A. Pb2+ + 2e → Pb B. Mg2+ + 2e → Mg

C. O2 + 4H+ + 4e → 2H2O D. 2H2O + 2e → H2 + 2OH Câu 15: Giá trị pH của dung dịch thay đổi như thế nào?

A. pH tăng do OH sinh ra ở catot.

B. pH giảm do H+ sinh ra ở anot.

C. pH không đổi do không có H+ và OH sinh ra.

D. pH không đổi do lượng H+ sinh ra ở anot bằng với lượng OH sinh ra ở catot.

Câu 16: Nếu sinh viên trên đổi 2 điện cực than chì bằng điện cực Pb, phản ứng nào sẽ xảy ra ở

catot và anot? Catot Anot

A. Pb2+ + 2e → Pb 2H2O → O2 + 4H+ + 4e B. Mg2+ + 2e → Mg Pb → Pb2+ + 2e C. 2H2O + 2e → H2 + 2OH Pb → Pb2+ + 2e D. Pb2+ + 2e → Pb Pb → Pb2+ + 2e Thí nghiệm 2: Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân

theo sơ đồ như hình bên, sau một thời gian, sinh viên quan sát thấy có 3,24 gam kim loại bám lên điện cực của bình 2. Biết trong hệ điện phân nối tiếp, số electron truyền dẫn qua các bình là như nhau. Nguyên tử khối của Ag, Zn và Al lần lượt là 108 đvC, 65 đvC và 27 đvC.

Từ thí nghiệm 2, hãy tính:

Câu 17: Số gam kim loại Zn bám lên điện cực trong bình 1 là

A. 0 gam. B. 3,9 gam. C. 0,975 gam. D. 1,95 gam.

Nguồn điện

1 2 3

Zn(NO3)2 1M AgNO3 1M Al(NO3)3 1M

+

Pt Pt Pt Pt Pt Pt

(4)

Câu 18: Số gam kim loại Al bám lên điện cực trong bình 3 là

A. 0 gam. B. 1,62 gam. C. 0,405 gam. D. 0,81 gam.

Chủ đề 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời 3 câu hỏi tiếp theo

Axeton (M = 58 g/mol, nhiệt độ sôi là 56 °C) là một chất lỏng không màu và dễ cháy, là dung môi để làm sạch dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm. Ở nhiệt độ 500–600 °C với xúc tác thích hợp, axeton phân hủy thành etylen như sau:Ho

(CH3)2CO → CO + ½C2H4 + CH4

Sinh viên nghiên cứu sự phân hủy axeton ở 550 °C bằng cách cho axeton vào bình kín chịu nhiệt có dung tích không đổi (1 lít) và ghi nhận sự thay đổi áp suất (P) của hỗn hợp phản ứng (X) theo thời gian. Kết quả:

Thời gian (phút) 0,0 2,5 5,0 7,5 P (atm) 6,75 7,38 7,97 8,52 Câu 19: Khối lượng ban đầu của axeton trong bình phản ứng là

A. 5,8 gam. B. 8,68 gam. C. 17,4 gam. D. 8,7 gam.

Câu 20: Hệ số nhiệt của phản ứng (g) là 2 (hệ số nhiệt phản ứng cho biết khi nhiệt độ phản ứng tăng lên 10 °C thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần). Nếu phản ứng phân hủy axeton được thực hiện ở 500 °C thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào so với tốc độ phản ứng ở 550 °C?

A. Tăng 16 lần. B. Giảm 32 lần.

C. Tăng 32 lần. D. Giảm 16 lần sau đó không đổi.

Câu 21: Sinh viên dừng phản ứng sau khi đã xảy ra được 7,5 phút. Hãy đề nghị phương pháp có thể tách axeton ra khỏi hỗn hợp sau phản ứng.

A. Cho hỗn hợp khí sau phản ứng lần lượt qua dung dịch nước Br2 (giữ C2H4) và dung dịch Ca(OH)2 (giữ CO), sau đó qua bình chứa khí Cl2 (giữ CH4).

B. Hạ nhiệt độ hỗn hợp phản ứng về nhiệt độ phòng (25 °C), axeton ngưng tụ, tách axeton.

C. Cho hỗn hợp khí sau phản ứng lần lượt qua dung dịch KMnO4 (giữ C2H4 và CH4) và dung dịch Ca(OH)2 (giữ CO).

D. Cho hỗn hợp khí phản ứng với khí H2 dư (xúc tác Ni) thu được propanol–2 (dạng rắn). Lọc lấy chất rắn sau đó oxy hóa propanol–2 thành axeton.

Chủ đề 8: THÍ NGHIỆM

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời 3 câu hỏi tiếp theo

Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm, ... Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức (CnHmO2) và rượu n–propylic thu được este và nước.

Câu 22: Phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức (CnHmO2) và rượu n–propylic thu được hỗn hợp X gồm este, nước, ancol propylic dư và axit hữu cơ dư. Để loại nước ra khỏi X, quy trình nào trong các quy trình sau đây là phù hợp?

(1) Cho hỗn hợp trên vào nước, lắc mạnh. Este, axit hữu cơ và rượu propylic không tan trong nước sẽ tách ra khỏi nước.

Ôn thi ĐGNL ĐHQG TPHCM

(5)

(2) Cho hỗn hợp trên vào chất làm khan để hút nước.

(3) Đun nóng đến 100 °C cho nước bay hơi đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi thì dừng (4) Cho hỗn hợp trên qua dung dịch H2SO4 đặc, nước bị giữ lại.

(5) Làm lạnh đến 0 °C, nước sẽ hóa rắn và tách ra khỏi hỗn hợp.

A. (1), (3), (4), (5). B. (2). C. (4), (5). D. (1), (2), (3), (4), (5).

Câu 23: Phương trình của phản ứng este hóa trên là

A. Cn–1Hm–1COOH + C3H7OH ⎯⎯⎯⎯⎯⎯→H , t+ Cn–1Hm–1COOC3H7 + H2O B. CnHmCOOH + C3H7OH ⎯⎯⎯⎯⎯⎯→H , t+ CnHmCOOC3H7 + H2O

C. CnHmCOOH + C3H7OH ⎯⎯⎯⎯⎯⎯→H , t+ CnHmOCOC3H7 + H2O D. Cn–1Hm–1COOH + C3H7OH ⎯⎯⎯⎯⎯⎯→H , t+ Cn–1HmCOOC3H7 + H2O

Câu 24: Một sinh viên thực hiện thí nghiệm tổng hợp etyl axetat từ rượu etylic và axit axetic (xúc tác axit H2SO4). Sinh viên thu được hỗn hợp Y gồm axit axetic, etyl axetat, rượu etylic và xúc tác.

Hãy đề xuất phương pháp tách este ra khỏi hỗn hợp trên.

A. Đun nóng Y, thu toàn bộ chất bay hơi vì etyl axetat dễ bay hơi hơn rượu etylic và axit axetic.

B. Lắc Y với dung dịch NaHCO3 5%. Axit axetic và xúc tác H2SO4 phản ứng với NaHCO3 tạo muối. Các muối và rượu etylic tan tốt trong nước, etyl axetat không tan trong nước sẽ tách lớp.

C. Cho NaHCO3 rắn dư vào Y, axit axetic và H2SO4 phản ứng với NaHCO3 tạo muối, etyl axetat không phản ứng và không tan trong nước tách ra khỏi hỗn hợp.

D. Rửa hỗn hợp Y với nước để loại xúc tác. Sau đó cô cạn hỗn hợp sau khi rửa thu được chất không bay hơi là etyl axetat (vì etyl axetat có khối lượng phân tử lớn nên khó bay hơi).

       Hết       

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,06 mol khí N 2 O sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa một muối của kim loại... Biết trong X, nguyên tố

(6) Để tráng ruột phích người ta dùng phản ứng của glucozơ với dung dịch AgNO 3 trong NH 3... (8) Glucozơ và fructozơ là đồng đẳng

Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó.. Chúng có

Đặt vào hai đầu đoạn mạch trên một biến thế nguồn, đọc giá trị dòng điện của ampe kế, số liệu thu được được thể hiện bằng đồ như hình vẽ.. Điện trở vật dẫn gần nhất

Câu 122 (VD): Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường có đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽA. Lực từ tác dụng lên

Câu 122 (TH): Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của đường cảm ứng từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng dài vuông góc với mặt phẳng hình vẽ:A.

Riêng ở phản ứng este hóa, vai trò của H 2 SO 4 đặc không chỉ là chất xúc tác mà nó còn đóng vai trò hút nước làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận tăng hiệu

Quá trình điện phân dung dịch được thường ứng dụng trong công nghệ mạ hoặc tách các kim loại ra khỏi hỗn hợp.. Thực hiện thí nghiệm điện phân dung dịch CuSO 4