• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI TẬP ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI TẬP ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 8"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI TẬP HÓA 8

Bài 1: Một bình chứa 33,6 lít khí oxi( đktc). Với thể tích này có thể đốt cháy:

a. Bao nhiêu gam cacbon và tạo bao nhiêu lít cacbon đioxit

b. Bao nhiêu gam lưu huỳnh và tạo bao nhiêu lít lưu huỳnh đioxit?

c. Bao nhiêu gam P và tạo bao nhiêu gam điphotpho pentaoxit?

Bài 2: Nung thuỷ ngân oxit thu được thuỷ ngân và oxi.

a. Viết PTHH của phản ứng

b. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào

c. Nung 21,7 gam thuỷ ngân oxit. Tính thể tích oxi (đktc) và khối lượng thuỷ ngân thu được

Bài 3: Tính thể tích oxi thu được Khi phân huỷ 9,8 gam kali clorat trong PTN Bài 4: Khi nung nóng kali pemanganat(KMnO4) tạo thành Kali manganat (K2MnO4), mangan đioxit và oxi.

a. Hãy viết PTHH của phản ứng

b. Tính khối lượng kali pemanganat cần lấy để điều chế được 33,6 lít khí oxi (đktc)

Bài 5: Nung nóng Kali nitrat (KNO3) tạo thành Kali nitrit (KNO2) và oxi.

a. Viết PTHH biểu diễn sự phân huỷ

b. Tính lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 1,68 lít khí oxi ( đkc). Biết hiệu suất phản ứng là 85%

Bài 6: Vì sao sự cháy của một vật trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy của vật đó trong khí oxi?

Bài 7: Điền vào chỗ trống

a. ………là PUHH trong đó có một chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu

b. ……….là PUHH có sinh nhiệt trong quá trình xảy ra.

c. ……….là PUHH trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới d. ……….là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng

e. ……….là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng

(2)

Đối với mỗi câu trên hãy đưa ra một PTHH để minh hoạ.

Bài 8: Cho những phản ứng hoá học sau( chú ý cân bằng các phương trình hóa học này trước)

a. Al + O2 → Al2O3

b. KNO3 → KNO2 + O2

c. P + O2 → P2O5

d. C2H2 + O2 → CO2 + H2O e. HgO → Hg + O2

Cho biết phản ứng nào là: Phản ứng oxi hóa, Phản ứng hoá hợp, Phản ứng cháy, Phản ứng phân huỷ, Phản ứng toả nhiệt.

Bài 9: Hãy nêu định nghĩa về các phản ứng sau:

a. Phản ứng phân huỷ b. Phản ứng hoá hợp c. Phản ứng cháy

d. Phản ứng oxi hoá chậm

Bài 10: Trong các oxit sau đây, oxit nào là OA, nào là OB ? gọi tên?

SO3; CO; CuO; Na2O; CaO; CO2; Al2O3, Fe3O4, P2O5, Mn2O7, Cr2O3, ZnO, CrO3, N2O3 , SiO2, HgO, NO2

Bài 11: Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước là dựa vào tinh chất vật lý nào của oxi?

Người ta còn có thể thu khí oxi bắng phương pháp đẩy không khí là dựa vào tính chất nào?

Câu 12: Chỉ ra công thức viết SAI và sửa lại cho đúng?

A. MgO C. P2O5

B. FeO2 D. ZnO Câu 13:Trong các dãy chất sau, dãy nào chỉ có các oxit ?

A. SO2, CH4O, P2O5 B. CO2, Al2O3, Fe3O4

C. CuO, Fe2O3, H2O D. CO, ZnO, H2SO4.

Bài 14: Trình bày tính chất hoá học của khí oxi, mỗi tính chất viết 4 PTHH để minh hoạ?

(3)

Bài 15: Hãy viết CTHH của các oxit có tên sau:

a/ lưu huỳnh đioxit b/ đi nito trioxit.

c/ kẽm oxit.

d/ đồng (I) oxit e/ magie oxit f/ oxit sắt từ

g/ Crom ( III ) oxit

Bài 16: Đốt cháy 6,2 gam Photpho trong bình chứa 6,72 lít khí Oxi ( đktc) tạo thành điphotpho pentaoxit

a. Viết phương trình hóa học.

b. Chất nào còn dư, và dư với khối lượng là bao nhiêu?

c. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành?

Bài 17: Đốt cháy 14 gam sắt trong 8,96 lít khí oxi (đktc), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì dừng lại.

a. Viết phương trình hóa học.

b. Sau phản ứng chất nào còn dư, dư bao nhiêu mol?

c. Tính khối lượng oxit sắt từ thu được?

Bài 18: viết pthh phản ứng cháy của các chất sau trong oxi: H2, Mg, Cu, S, Al, C và P.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vì vaäy troïng löôïng rieâng cuûa khoâng khí noùng nhoû hôn troïng löôïng rieâng cuûa khoâng khí laïnh, nghóa laø khoâng khí noùng nheï hôn

+ Khác nhau: Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy trong oxi, do trong không khí còn có nitơ với thể tích gấp 4 lần oxi, làm

A. sự oxi hóa không tỏa nhiệt. sự oxi hóa mà không phát sáng. sự oxi hóa tỏa nhiệt mà không phát sáng. sự tự bốc cháy. Nhẹ hơn không khí. Tan trong nước. Câu 9:

- Không khí bị ô nhiễm không những gây tác hại đến sức khỏe con người và đời sống của động vật, thực vật,… mà còn phá hoại dần các công trình xây dựng như nhà cửa,

tục.Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ tiếp diễn lâu hơn... Ni-tơ trong không khí có tác dụng như thế nào đối với

Hãy nêu một số ứng dụng tính chất của không khí trong cuộc sống.... Câu hỏi Dự

- Sự khác nhau giữa sự cháy trong oxi và trong không khí: cháy trong không khí diễn ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn trong oxi. Do trong không khí còn có nito với thể

Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hƣớng của các của các iôn dƣơng theo chiều điện trƣờng và các iôn âm và các electron ngƣợc chiều điện trƣờngA. Dòng