• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 29 Soạn: Ngày 19 tháng 6 năm 2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 22 tháng 6 năm 2020 Toán

ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nhân chia trong phạm vi các bảng nhân chia đã học - Nhận biết một phần mấy của một số

- Tìm một thừa số chưa biết, giải bài toán về phép nhân 2. Kĩ năng:

- Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính.

- Rèn kĩ năng tính toán.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng - Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học HS Thắng

A. Kiểm tra bài cũ (5p) - 3 HS đọc các bảng nhân, chia.

- Dưới lớp theo dõi nhận xét.

- GV nhận xét đánh giá.

B. Bài mới (30p) 1. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1. Tính nhẩm

- HS nối tiếp nêu kết quả - GV ghi lên bảng

- Chữa bài:

+ Đọc và nhận xét bài trên bảng + GV nhận xét, chốt kết quả đúng

- Nêu nhận xét về các phép tính.

- GV chốt bài.

Bài 2. Giảm tải Bài 3: Tìm X

- Yêu cầu HS nêu cách tìm số bị chia, thừa số

- HS đọc trước lớp.

- Ôn tập về phép nhân và phép chia

- 1 HS nêu yêu cầu a. 4 x 8 = 32

3 x 8 = 24 2 x 9 = 18 5 x 7 = 35 b. 20 x 4 = 40

40 : 2 = 20...

- HS nêu yêu cầu - HS tự làm bài - 2 HS lên bảng

Theo dõi

Nhắc tiêu đề -Nhìn và đọc số

Chép kết quả bài tập vào vở

-Lắng nghe

(2)

- GV nhận xét, chữa bài Bài 4.

- GV tóm tắt:

H: Bài cho biết gì? Bài hỏi gì?

- 1 HS nhìn tóm tắt nêu lại bài toán

- HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng

- Chữa bài: Đọc và nhận xét bài trên bảng, nêu câu lời giải khác - GV nhận xét, chữa bài

GV: Lưu ý bài toán có lời văn giải bằng phép tính nhân

Bài 5. Gọi 1 HS đọc yêu cầu GV: Lưu ý cách xác định một phần mấy của phần đã cho.

3. Củng cố, dặn dò (5p)

- HS nêu các nội dung luyện tập - GVnhận xét giờ học, dặn dò về nhà.

- 1 HS đọc đề bài

- HS đứng tại chỗ nêu cách tóm tắt

Bài giải

Trong vườn có số cây là:

8 x 5 = 40 (cây)

Đáp số: 40 cây

- HS nêu yêu cầu

- HS tự khoanh vào VBT - Đáp án B

- HS lắng nghe

-Lắng nghe

-Lắng nghe

_____________________________________________________

Tập đọc-kể chuyện NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi.

Giáo dục các con lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.

- Dựa vào nội dung tóm tắt kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

2. Kĩ năng:

- Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Đọc với giọng kể chuyện, nhẹ nhàng, phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện.

- Thể hiện được sự cảm thông đáng quý và cách an ủi tế nhị của một bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi.

- Thể hiện được sự cảm thông, học tập ở bạn nhỏ tấm lòng nhân hậu, biết quý trọng người lao động.

- KNS: Qua câu chuyện con hiểu được điều gì?

3. Thái độ: Có thái độ kính yêu, cảm phục, quý trọng người lao động.

(3)

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học HS Thắng

* Khởi động (1p) 1. Bài cũ (4p) Lượm

- Gọi HS lên đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Lượm.

- Nhận xét HS.

2. Bài mới (40p) 2.1 Giới thiệu:

2.2. Luyện đọc a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu.

- Giọng kể: nhẹ nhàng, tình cảm.

- Giọng bạn nhỏ: xúc động, cầu khẩn khi giữ bác hàng xóm ở lại thành phố; nhiệt tình, sôi nổi khi hứa sẽ cùng các bạn mua đồ chơi của bác.

b) Luyện phát âm

- HS đọc nối tiếp câu (2, 3 lần) - Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ sau:

+ bột màu, nặn, Thạch Sanh, sặc sỡ, suýt khóc, cảm động, món tiền, hết nhẵn hàng,…

c) Luyện đọc đoạn

- Yêu cầu HS tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn trước lớp.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.

d) Thi đọc

- Hát

- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi cuối bài.

- Theo dõi và đọc thầm theo.

- Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp.

- 7 đến 10 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ này.

- Tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn. Chú ý các câu sau:

- Tôi suýt khóc/ nhưng cứ tỏ ra bình tĩnh://

- Bác đừng về./ Bác ở đây làm đồ chơi/ bán cho chúng cháu.// (giọng cầu khẩn).

- Nhưng độ này/ chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.// (giọng buồn).

Theo dõi

-Lắng nghe

- Đánh vần tên bài

(4)

e) Cả lớp đọc đồng thanh

* Nhận xét, dặn dò, chuyển tiết 2 2.3. a.Tìm hiểu bài:

- Gọi 2 HS đọc lại bài, 1 HS đọc phần chú giải.

- Bác Nhân làm nghề gì?

- Các bạn nhỏ thích chơi đồ chơi của bác như thế nào?

- Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế?

- Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?

- Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi bác Nhân định chuyển về quê?

- Thái độ của bác Nhân ra sao?

- Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàn cuối cùng?

- Hành động của bạn nhỏ cho con thấy bạn là người thế nào?

- Gọi nhiều HS trả lời.

- Thái độ của bác Nhân ra sao?

- KNS: Qua câu chuyện con hiểu được điều gì?

- Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng?

b. Luyện đọc lại (17p) - HS đọc theo lối phân vai - Nhận xét, tuyên dương

- Cháu mua/ và sẽ rủ bạn cháu cùng mua.// (giọng sôi nổi).

- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng) - Lần lượt từng HS đọc trước lớp của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.

- 2 HS đọc theo hình thức nối tiếp.

- Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè.

- Các bạn xúm đông lại, ngắm nghía, tò mò xem bác nặn.

- Vì bác nặn rất khéo: ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con vịt, con gà… sắc màu sặc sỡ.

- Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột nữa.

- Bạn suýt khóc, cố tình tỏ ra bình tĩnh để nói với bác: Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.

- Bác rất cảm động.

- Bạn đập cho lợn đất, … - Bạn rất nhân hậu, thương người và luôn muốn mang đến niềm vui cho người khác./

- Bác rất vui mừng và thêm yêu công việc của mình.

-Nghe và nhắc lại câu trả lời của bạn

(5)

- Cần phải thông cảm,…

- Cảm ơn cháu rất nhiều../

- HS trả lời

- HS thực hện theo yêu cầu GV

Kể chuyện

NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI

* Phát triển các hoạt động

Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện

a) Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý

- Bước 1: Kể trong nhóm

- GV chia nhóm và yêu cầu HS kể lại từng đoạn dựa vào nội dung và gợi ý.

- Bước 2: Kể trước lớp

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.

- Sau mỗi lượt HS kể, gọi HS nhận xét từng bạn theo các tiêu chí đã nêu.

Chú ý: Trong khi HS kể nếu còn lúng túng, GV ghi các câu hỏi gợi ý.

Cụ thể:

+ Đoạn 1

- Bác Nhân làm nghề gì?

- Vì sao trẻ con rất thích những đồ chơi của bác Nhân?

- Cuộc sống của bác Nhân lúc đó ra sao?

- Vì sao con biết?

+ Đoạn 2

- Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?

- Bạn nhỏ đã an ủi bác Nhân như thế nào?

- Thái độ của bác ra sao?

+ Đoạn 3

- HS kể chuyện trong nhóm. Khi 1 HS kể thì HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn.

- Mỗi nhóm cử 1 HS lên trình bày, 1 HS kể 1 đoạn của câu chuyện.

- Nhận xét.

- Bác Nhân là người làm đồ chơi bằng bột màu.

- Vì bác nặn toàn những đồ chơi ngộ nghĩnh đủ màu sặc sỡ như: ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con gà, con vịt…

- Cuộc sống của bác Nhân rất vui vẻ.

- Vì chỗ nào có bác là trẻ con xúm lại, bác rất vui với công việc.

- Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, hàng của bác bỗng bị ế.

- Bạn sẽ rủ các bạn cùng mua hàng của bác và xin bác đừng về quê.

Theo dõi

-Lắng nghe

- Đánh vần tên bài

(6)

- Bạn nhỏ đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng?

- KNS: Hành động của bạn thể hiện được điều gì?

- Thái độ của bác Nhân trong buổi chiều đó như thế nào?

b) Kể lại toàn bộ câu chuyện - Yêu cầu HS kể nối tiếp.

- Gọi HS nhận xét bạn.

- GV nhận xét HS.

- Yêu cầu HS kể toàn truyện.

4. Củng cố – Dặn dò(2p) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.

-Chuẩn bị bài sau: Ôn tập cuối HKII

- Bác rất cảm động.

- Bạn đập con lợn đất, chia nhỏ món tiền để các bạn cùng mua đồ chơi của bác.

- HS trả lời

- Bác rất vui và nghĩ rằng vẫn còn nhiều trẻ con thích đồ chơi của bác.

- Mỗi HS kể một đoạn.

Mỗi lần 3 HS kể.

- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.

- 1 đến 2 HS kể theo tranh minh họa.

-Nghe và nhắc lại câu trả lời của bạn

_____________________________________________________

Soạn: Ngày 19 tháng 6 năm 2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 23 tháng 6 năm 2020

Tập viết - Luyện từ và câu( 2 tiết dạy 1 tiết) ÔN CÁC CHỮ A, M, N, Q, V (KIỂU 2) TỪ TRÁI NGHĨA. TỪ NGỮ VỀ NGHỀ NGHIỆP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn tập, củng cố kĩ năng viết các chữ hoa: A, M, N, Q, V (kiểu2)

- Ôn tập cách nối nét từ các chữ hoa (kiểu 2) sang các chữ thường đứng liền sau.

- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về từ trái nghĩa.

- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ nghề nghiệp.

2. Kĩ năng:

- Biết viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định.

- Biết tìm từ trái nghĩa, hiểu được từ ngữ về nghề nghiệp.

3. Thái độ: HS có ý thức rèn chữ viết.

II. ĐỒ DÙNG:

- Mẫu chữ hoa - Vở tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(7)

Hoạt động dạy Hoạt động học HS Thắng A. Kiểm tra bài cũ (3p)

- Gọi 2 HS viết bảng lớp.

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới (10p) 1. Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu của bài học và ghi bảng

2. Hướng dẫn viết chữ hoa:

a. Giáo viên gọi HS nhắc lại cách viết chữ hoa (kiểu 2)

b. GV hướng dẫn HS viết từng chữ hoa, vừa nêu trên bảng con.

3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:

a. Giới thiệu cụm từ

- Gọi HS đọc từ ứng dụng.

- GV giải thích: Nguyễn ái Quốc là tên của Bác Hồ trong thời kì Bác hoạt động bí mật ở nước ngoài.

b. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét

- HS quan sát

- GV nêu cầu hỏi, yêu cầu HS nêu nhận xét về:

+ Độ cao các chữ cái + Vị trí dấu thanh

+ Khoảng cách giữa các chữ cái c. HS luyện viết bảng con

- GV nhận xét – sửa sai 4. Viết vở tập viết:

- GV nêu yêu cầu viết.

- GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.

- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu.

5. Chấm bài:

- GV thu và nhận xét 5 em.

- Nhận xét rút kinh nghiệm bài viết của HS

- 2 HS viết bảng lớp.

- Lớp viết nháp - V- Việt Nam

- Ôn chữ hoa : A, M, N, Q, V (kiểu 2)

- HS nhắc lại trước lớp.

- HS lắng nghe

- HS đọc từ ứng dụng

- 2 HS nhận xét - HS nêu

- HS viết từng chữ vào bảng

- HS viết bài theo yêu cầu.

- HS lắng nghe

Lắng nghe

-Viết Bảng con chữ A,M,N,Q,V

Viết 2 dòng chữ V

(8)

Luyện từ và câu

* Phát triển các hoạt động

Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài Bài 1

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Gọi 1 HS đọc lại bài Đàn bê của anh Hồ Giáo.

- Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng. Gọi HS lên bảng làm.

- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.

- Nhận xét HS.

- Tìm những từ ngữ khác, ngoài bài trái nghĩa với từ rụt rè.

- Những con bê cái ăn nhỏ nhẹ, từ tốn, những con bê đực thì ngược lại.

- Con hãy tìm thêm các từ khác trái nghĩa với nhỏ nhẹ, từ tốn?

Bài 2

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Cho HS thực hiện hỏi đáp theo cặp. - Sau đó gọi một số cặp trình bày trước lớp.

- Nhận xét HS.

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng.

- Chia lớp thành 2 nhóm, tổ chức cho HS làm bài theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS chỉ được nối 1 ô. Sau 5 phút nhóm nào xong trước và đúng sẽ thắng.

- Gọi HS nhận xét bài của từng nhóm và chốt lại lời giải đúng.

- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.

6. Củng cố – Dặn dò(3p) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà làm lại các bài

- Đọc đề bài.

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.

- 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.

Lời giải:

Những con bê cái

Những con bê đực

- như những bé gái - rụt rè - ăn nhỏ nhẹ, từ tốn

- như những bé trai - nghịch ngợm,...

-vội vàng, hùng hục

- bạo dạn, táo tợn, táo bạo,...

- ngấu nghiến, hùng hục,...

- Hãy giải nghĩa từng từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó.

Ví dụ:

- HS 1: Từ trái nghĩa với từ trẻ con là gì?

- HS 2: Từ trái nghĩa với từ trẻ con là từ người lớn.

Đáp án: đầu tiên/ bắt đầu/

biến mất/ mất tăm/

cuống quýt/ hốt hoảng/…

-Theo dõi

-Nêu 2 từ trái nghĩa

-Làm bài 1

Lắng nghe

(9)

tập trong bài và tìm thêm các cặp từ trái nghĩa khác.

-Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII.

- Đọc đề bài trong SGK.

- Quan sát, đọc thầm đề bài.

- HS lên bảng làm theo hình thức nối tiếp.

- Nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe

______________________________________________

Toán

ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA (tiếp theo) I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Thực hành tính trong các bảng nhân, bảng chia đã học.

- Bước đầu biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

- Nhận biết một phần tư số lượng thông qua hình minh hoạ.

- Giải bài toán bằng một phép tính chia.

- Số 0 trong phép cộng và phép nhân.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm tính nhanh, đúng.

3. Thái độ: Ham thích học toán.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ, phấn màu.

- HS: Vở, bảng con.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học HS Thắng

1. Khởi động (1p)

2. Bài cũ (4p) Ôn tập về phép nhân và phép chia:

- Chữa bài 5.

- GV nhận xét.

3. Bài mới (30p)

* Giới thiệu: (1p)

- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.

* Phát triển các hoạt động (29p)

Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.

Bài 1: Tính nhẩm

- Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.

- Khi biết 4 x 5 = 20 có thể ghi ngay kết quả của 20 : 4 và 20 : 5

- 2 HS lên bảng chữa bài, bạn nhận xét.

- Làm bài vào vở bài tập. 16 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi HS chỉ đọc 1 con tính.

Theo dõi

Nhắc tiêu đề

(10)

không? Vì sao?

- Nhận xét bài làm của HS.

Bài 2: Tính

- Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.

- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài.

- Nhận xét bài của HS.

Bài 3:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Có tất cả bao nhiêu cái kẹo?

- Chia đều cho 4 em nghĩa là chia nhw thế nào?

- Vậy để biết mỗi em nhận được mấy cái kẹo ta làm như thế nào?

- Chữa bài cho HS.

Bài 4:

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì và hỏi gì?

- Cách làm tương tự bài tập 3.

- GV nhận xét, chữa bài Bài 5: Số?

- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?

- Hỏi: 4 cộng mấy thì bằng 4?

- Vậy điền mấy vào chỗ trống thứ nhất.

- Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0 thì điều gì sẽ xảy ra?

- Khi lấy 0 nhân hoặc chia cho một số khác thì điều gì sẽ xảy ra?

4. Củng cố – Dặn dò(5p)

- Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.

- Chuẩn bị: Ôn tập về đại lượng.

- Có thể ghi ngay kết quả vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.

- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- HS đọc yêu cầu - Có tất cả 28 cái kẹo.

- Nghĩa là chia thành 4 phần bằng nhau.

- Ta thực hiện phép tính chia 28 : 4

Bài giải.

Mỗi em nhận được số kẹo là:

28 : 4 = 7 (cái) Đáp số:

7 cái kẹo.

- HS đọc - HS trả lời.

- HS làm vở, 1 HS lên bảng.

Bài giải.

Số nhóm được chia cam là:

28 : 4 = 7 (nhóm)

Đáp số:

7 nhóm.

- Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.

- 4 cộng 0 bằng 4.

- Điền 0.

- Tự làm các phần còn lại.

- Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0 thì kết quả là chính số đó.

-Nhìn và đọc các số

Chép kết quả bài tập vào vở

-Lắng nghe

(11)

- Khi 0 nhân hoặc chia cho một số khác thì kết quả vẫn bằng 0

______________________________________________

Chính tả (Nghe viết) NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn tóm tắt nội dung của bài Người làm đồ chơi.

2. Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/ tr; ong/ ông; dấu hỏi/ dấu ngã.

3. Thái độ: Ham thích môn học.

II. Chuẩn bị

- GV: Bảng phụ, bảng con.

- HS: Vở, bảng con.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học HS Thắng

1. Khởi động (1p) 2. Bài cũ (4p) Lượm.

- Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào bảng con theo yêu cầu:

+ Tìm các tiếng chỉ khác nhau âm chính i/ iê; hay dấu hỏi/ dấu ngã.

- Nhận xét HS.

3. Bài mới

- Giới thiệu: (1p)

* Phát triển các hoạt động (29p)

Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả

a) Ghi nhớ nội dung

- GV đọc đoạn cần viết 1 lần.

- Yêu cầu HS đọc.

- Đoạn văn nói về ai?

- Bác Nhân làm nghề gì?

- Vì sao bác định chuyển về quê?

- Bạn nhỏ đã làm gì?

b) Hướng dẫn cách trình bày

- Hát

- Thực hiện yêu cầu của GV.

- Theo dõi bài.

- 2 HS đọc lại bài chính tả.

- Nói về một bạn nhỏ và bác Nhân.

- Bác làm nghề nặn đồ chơi bằng bột màu.

- Vì đồ chơi bằng nhựa xuất hiện,

- Bạn lấy tiền để dành, nhờ bạn bè mua đồ chơi để bác

Hát

-Viết bảng

-Theo dõi -Lắng nghe

-Viết bảng con

-Viết bài vào vở

(12)

- Đoạn văn có mấy câu?

- Hãy đọc những chữ được viết hoa trong bài?

- Vì sao các chữ đó phải viết hoa?

c) Hướng dẫn viết từ khó

- GV yêu cầu HS đọc các từ khó viết.

- Yêu cầu HS viết từ khó.

- Sửa lỗi cho HS.

d) Viết chính tả e) Soát lỗi g) Nhận xét bài

Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả

Bài 2

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Gọi 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- Nhận xét HS.

Bài 3 (Trò chơi)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Chia lớp thành 2 nhóm và tổ chức cho HS điền từ tiếp sức.

Mỗi HS trong nhóm chỉ điền từ (dấu) vào 1 chỗ trống.

- Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.

- GV nhận xét.

4. Củng cố – Dặn dò(5p) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà làm lại bài tập chính tả và chuẩn bị bài sau.

- Chuẩn bị: Đàn bê của anh Hồ Giáo.

vui.

- Đoạn văn có 3 câu.

- Bác, Nhân, Khi, Một.

- Vì Nhân là tên riêng của người. Bác, Khi, Một là các chữ đầu câu.

- chuyển nghề, lấy tiền, cuối cùng.

- 2 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào nháp.

- HS viết bài - Chú ý soát lỗi

- Đọc yêu cầu bài tập 2.

- HS tự làm.

- Nhận xét.

a) Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn

Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng

hỡi đèn?

- Đọc yêu cầu bài 3.

- Làm bài theo hướng dẫn, 1 HS làm xong thì về chỗ để 1 HS khác lên làm tiếp.

a) Chú Trường vừa trồng trọt giỏi, vừa chăn nuôi giỏi. Vườn nhà chú cây nào cũng trĩu quả.

Dưới ao, cá trôi, các chép, cá trắm từng đàn. Cạnh ao là chuồng lợn, chuồng trâu, chuồng gà, trông rất ngăn nắp.

-Chép kết quả vào vở bài tập

-Lắng nghe

(13)

- HS lắng nghe

______________________________________________

Soạn: Ngày 19 tháng 6 năm 2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 24 tháng 6 năm 2020 Toán

ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Củng cố về đơn vị đo độ dài.

- Không làm bài tập 3 2. Kĩ năng:

- Kĩ năng xem giờ trên đồng hồ (giờ đúng, giờ khi kim phút chỉ đến số 3 hoặc số 6).

3. Kĩ năng: HS phát triển tư duy.

II. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ.

- HS: Vở.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học HS Thắng

1. Khởi động (1p) 2. Bài cũ (4p)

- 40 : 4 : 5 4 x 9 + 6 - 2 x 8 + 72

- Chữa bài 3.

- GV nhận xét.

3. Bài mới

- Giới thiệu: (1p)

- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.

* Phát triển các hoạt động (29p)

Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.

Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ?

- Quay mặt đồng đồ hồ đến các vị trí trong phần a của bài và yêu cầu HS đọc giờ.

- Nhận xét

Bài 2: Nối hai đồng hồ chỉ cùng giờ vào buổi chiều (theo mẫu):

- Hát

- 2 HS lên bảng làm bài, bạn nhận xét.

- Lớp làm bảng con

- HS đọc yêu cầu

- Đọc giờ: 3 giờ 30 phút, 5 giờ 15 phút, 10 giờ, 8 giờ 30 phút.

- Nhận xét, chữa bài - HS đọc yêu cầu

Theo dõi

-Nhìn đọc các số

(14)

- Yêu cầu HS quan sát các mặt đồng hồ.

- Yêu cầu đọc giờ trên mặt đồng hồ thứ nhất.

- 4 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?

- Vậy đồng hồ thứ nhất và đồng hồ nào chỉ cùng một giờ?

- Làm tương tự với các đồng hồ còn lại.

- Nhận xét bài làm của HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc đề bài toán.

- Hướng dẫn HS phân tích đề bài, thống nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài.

- Nhận xét bài của HS.

Bài 4:

- Bài tập yêu cầu các em tưởng tượng và ghi lại đội dài của một số vật quen thuộc như gang tay, cột cờ sân trường, . . .

- Đọc câu a: Một gang tay của mẹ dài khoảng 2... và yêu cầu HS suy nghĩ để điền tên đơn vị đúng vào chỗ trống trên.

- Nói gang tay của mẹ dài 2 mm có được không? Vì sao?

- Nói gang tay dài 2 km có được không? Vì sao?

- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại của bài, sau đó chữa bài và cho điểm HS.

4. Củng cố – Dặn dò(5p) - Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.

-Chuẩn bị bài sau.

- 4 giờ.

- Là 16 giờ.

- Đồng hồ thứ nhất và đồng 16:00 chỉ cùng 1 giờ.

- Can bé đựng 10 lít dầu, can to đựng nhiều hơn can bé 2 lít dầu. Hỏi can to đựng bao nhiều lít dầu?

Bài giải

Can to đựng số lít dầu là:

10 + 2 = 12 (l) Đáp số:

15 l dầu.

- HS đọc yêu cầu

- Trả lời: Gang tay của mẹ dài khoảng 2 dm.

- Vì 2 mm quá ngắn, không có gang tay bình thường nào lại ngắn như thế?

- Không được vì như thế là quá dài.

- HS lắng nghe

-lắng nghe

______________________________________________

(15)

Tập đọc

ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa các từ mới: trập trùng, quanh quẩn, nhảy quẫng, rụt rè, từ tốn.

- Hiểu nội dung bài: Đàn bê quấn quýt bên anh Hồ Giáo như những đứa trẻ.

Qua đó ta thấy hiện lên hình ảnh rất đẹp, đáng kính trọng của anh hùng lao động Hồ Giáo.

2. Kĩ năng:

- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàn gợi tả được cảnh thiên nhiên và sinh hoat êm ả, thanh bình.

3. Thái độ: HS biết thêm về anh hùng lao động Hồ Giáo.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh hoạ - HS: SGK.

III. Các hoạt động

Hoạt động dạy Hoạt động học HS Thắng

1. Khởi động (1p)

2. Bài cũ (4p) Người làm đồ chơi.

- Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài Người làm đồ chơi.

- Nhận xét HS.

3. Bài mới

* Giới thiệu: (1p)

* Phát triển các hoạt động (29p)

Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài.

- Yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp từng câu.

- Luyện phát âm

- quanh quẩn, quấn quýt, nhảyquẩng, nũng nịu,…

b) Luyện đọc đoạn

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc

- Hát

- 3 HS đọc tiếp nhau, mỗi HS đọc 1 đoạn, 1 HS đọc cả bài. Sau đó trả lời các câu hỏi về nội dung của bài.

- Theo dõi và đọc thầm theo.

- Mỗi HS luyện đọc 1 câu theo hình thức nối tiếp.

- 7 đến 10 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ này.

- Nối tiếp nhau đọc các

Theo dõi

-Nhìn đọc các số

(16)

theo nhóm.

c) Thi đọc

d) Cả lớp đọc đồng thanh

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

- Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp ntn?

- Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của đàn bê vớ anh Hồ Giáo?

- Những con bê đực thể hiện tình cảm gì với anh Hồ Giáo?

- Những con bê cái thì có tình cảm gì với anh Hồ Giáo?

- Tìm những từ ngữ cho thấy đàn bê con rất đáng yêu?

- Theo con, vì sao đàn bê yêu quý anh Hồ Giáo như vậy?

- Vì sao anh Hồ Giáo lại dành những tình cảm đặc biệt cho đàn bê?

- Anh Hồ Giáo đã nhận được danh hiệu cao quý nào?

4. Củng cố – Dặn dò(5p) - Gọi 2 HS đọc lại bài.

- Qua bài tập đọc con hiểu điều gì?

- Anh hùng lao động Hồ Giáo là người lao động giỏi, một hình ảnh đẹp, đáng kính trọng về người lao động.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc lại bài.

- Đọc thêm: Cháy nhà hàng xóm.

đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng) - Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.

- 2 HS đọc, HS cả lớp theo dõi.

- Không khí: trong lành và rất ngọt ngào.

- Bầu trời: cao vút, trập trùng, những đám mây trắng.

- Đàn bê quanh quẩn bên anh, như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, quẩn vào chân anh.

- Chúng chạy đuổi nhau thành một vòng xung quanh anh.

- Chúng dụi mõm vào người anh nũng nịu, sán vào lòng anh, quơ quơ đôi chân như đòi bể.

- Chúng vừa ăn vừ đùa nghịch, chúng có tính cách giống như nhhững bé trai và bé gái.

- Vì anh chăm bẵm, chiều chuộng và yêu quý chúng như con.

- Vì anh là người yêu lao động, yêu động vật như chính con người.

- Anh đã nhận được danh hiệu Anh hùng Lao động ngành chăn nuôi.

- 2 HS đọc bài nối tiếp.

- Đàn bê rất yêu quý anh Hồ

-lắng nghe

(17)

Giáo và anh Hồ Giáo cũng yêu quý, chăm sóc chúng như con.

- HS lắng nghe

______________________________________________

Ngày soạn: 19/6/2020

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 25/6/2020

Toán

ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tiếp) I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Kĩ năng so sánh đơn vị thời gian.

- Biểu tượng về thời điểm và khoảng thời gian.

2. Kỹ năng: Giải bài toán có liên quan đến các đơn vị đo là kilôgam, kilômet, giờ.

3. Thái độ: Ham thích học toán.

II. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ.

- HS: Vở.

III. Các hoạt động

Hoạt động dạy Hoạt động học HS Thắng

- Khởi động (1p)

2. Bài cũ (4p) Ôn tập về đại lượng.

- Chữa bài 3.

- GV nhận xét.

3. Bài mới Giới thiệu: (1p)

- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.

* Phát triển các hoạt động (30p)

Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.

Bài 1: Vẽ thêm kim đồng hồ để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng:

- Gọi 1 HS đọc thống kê các hoạt động của bạn Hà.

- Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động nào?

- Thời gian Hà dành cho viêc học là bao lâu?

Bài 2:

- Gọi HS đọc đề bài toán.

- Hát

- 2 HS lên bảng làm bài, bạn nhận xét.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.

- Hà dành nhiều thời gian nhất cho việc học.

- Thời gian Hà dành cho việc học là 4 giờ.

-Lắng nghe

-Đọc các số

-Viết các số - Làm bài 1

(18)

- Hướng dẫn HS phân tích đề bài, thống nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài.

- Nhận xét bài của HS.

Bài 3:

- Gọi 1 HS đọc đề bài toán.

- Hướng dẫn HS phân tích đề bài, thống nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài.

- Nhận xét bài của HS Bài 4:

- Gọi HS đọc đề bài toán.

- Trạm bơm bắt đầu bơm nước từ lúc nào?

- Trạm bơm phải bơm nước trong bao lâu?

- Bắt đầu bơm từ 9 giờ, phải bơm trong 6 giờ, như vậy sau 6 giờ trạm mới bơm xong. Muốn biết sau 6 giờ nữa là mấy giờ, ta làm phép tính gì?

- Yêu cầu HS viết bài giải.

4. Củng cố – Dặn dò(5p)

- Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.

-Chuẩn bị: Ôn tập về hình học.

- Bình cân nặng 27 kg, Hải nặng hơn Bình 5 kg. Hỏi Hải cân nặng bao nhiêu kilôgam?

Bài giải Bạn Hải cân nặng là:

27 + 5 = 32 (kg)

Đáp số:

32 kg.

- Đọc đề bài và quan sát hình biểu diễn.

Bài giải - Quãng đường từ nhà bạn Phương đến xã Đinh Xá là:

20 – 11 = 9 (km Đáp số: 9 km.

- Một trạm bơm phải bơm trong 6 giờ, bắt đầu bơm lúc 9 giờ. Hỏi đến mấy giờ thì mấy bơm xong?

- Trạm bơm bắt đầu bơm lúc 9 giờ.

- Trạm bơm phải bơm nước 6 giờ

- Ta làm phép tính cộng 9 giờ + 6 giờ = 15 giờ.

Bài giải

Thời gian trạm đó bơm xong là:

9 + 6 = 15 (giờ) Đáp số: 15 giờ.

- HS lắng nghe

-Lắng nghe

______________________________________________

Tiếng Việt

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II ( T1+2+3) I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.

(19)

- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ: Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ,… )

- Ôn luyện về dấu chấm câu.

- Ôn luyện cách đáp lời từ chối của người khác trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Ôn luyện cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì?

- Ôn luyện về cách dùng dấu chấm than, dấu phẩy.

3. Thái độ: Có ý thức học tập tốt.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy hoc:

Hoạt động dạy Hoạt động học HS Thắng

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới (25p)

* Giới thiệu bài

- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.

Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng

- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.

- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa học.

- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.

- Nhận xét từng HS.

- Chú ý: Tuỳ theo số lượng và chất lượng HS của lớp mà GV quyết định số HS được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5 của tuần này.

 Hoạt động 2: Bài 2

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về nội dung gì?

- Hát đầu giờ

- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi và nhận xét.

- Bài tập yêu cầu chúng ta: Thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ thích hợp (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ,… )

-Lắng nghe

-Đọc các số

-Viết các số - Làm bài 1

-Lắng nghe

(20)

- Hãy đọc câu văn trong phần a.

- Yêu cầu HS suy nghĩ để thay cụm từ khi nào trong câu trên bằng một từ khác.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp, sau đó gọi một số HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét HS.

Hoạt động 3: Ôn luyện cách dùng dấu chấm câu

- Bài tập yêu cầu các con làm gì?

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.

Chú ý cho HS: Câu phải diễn đạt 1 ý trọn vẹn, khi đọc câu ta phải hiểu được.

- Gọi 1 số HS đọc bài trước lớp (đọc cả dấu câu).

- Nhận xét từng HS.

Tiết 2 Bài 3

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.

- Nhận xét những câu hay, tuyên dương HS. Khuyến khích các con đặt câu còn đơn giản đặt câu khác hay hơn.

Hoạt động 3: Ôn luyện cách đặt câu hỏi với cụm từ khi nào?

Bài 4

- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài tập 3.

- Gọi HS đọc câu văn của phần a.

- Hãy đặt câu hỏi có cụm từ khi nào cho câu văn trên.

- Câu hỏi “Khi nào?”

dùng để hỏi về thời gian.

- Đọc: Khi nào bạn về quê thăm ông bà nội?

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.

+ Bao giờ bạn về quê thăm ông bà nội?

+ Lúc nào bạn về quê thăm ông bà nội?

+ Tháng mấy bạn về quê thăm ông bà nội?

+ Mấy giờ bạn về quê thăm ông bà nội?

Đáp án:

b) Khi nào (bao giờ, tháng mấy, lúc nào, mấy giờ) các bạn được đón Tết Trung thu?

c) Khi nào (bao giờ, lúc nào, mấy giờ) bạn đi đón con gái ở lớp mẫu giáo?

- Ngắt đoạn văn thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.

- Làm bài theo yêu cầu:

Bố mẹ đi vắng. Ở nhà chỉ có Lan và em Huệ. Lan bày đồ chơi ra dỗ con.

Con buồn ngủ. Lan đặtcon xuống giường rồi hát ru con ngủ.

- Đọc đề trong SGK.

- Làm bài: xanh, xanh

(21)

- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.

Gọi 1 HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét một số bài của HS.

- Làm bài:

b) Khi nào luỹ tre làng đẹp như tranh vẽ?

c) Khi nào cô giáo sẽ đưa cả lớp đi thăm vườn thú?

d) Các bạn thường về thăm ông bà vào những ngày nào?

- Một số HS đọc bài làm, cả lớp theo dõi và nhận xét.

mát, xanh ngắt, đỏ, đỏ tươi, đỏ thắm.

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: xanh nõn, tím, vàng, trắng, đen,…

- Bài tập yêu cầu chúng ta đặt câu với các từ tìm được trong bài tập 2.

- Tự đặt câu, sau đó nối tiếp nhau đọc câu của mình trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. Ví dụ: Những cây phượng vĩ nở những bông hoa đỏ tươi gọi mùa hè đến.

Ngước nhìn lên vòm lá xanh thẫm, con biết mình sẽ nhớ mãi ngôi trường này. Trong vòm lá xanh non, những chú ve đang cất lên bài hát rộn ràng của mình./…

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.

- Những hôm mưa phùn gió bấc, trời rét cóng tay.

- Khi nào trời rét cóng tay?

- HS lắng nghe

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (T3)

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Ổn định tổ chức lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (4p) - Ôn tập tiết 5.

3. Bài mới (10p) Giới thiệu:

- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.

Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng

- HS ổn định tổ chức lớp

(22)

- Tiến hành tương tực như tiết 1.

Hoạt động 2: Ôn luyện cách đáp lời từ chối của người khác

Bài 2

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Hãy đọc các tình huống được đưa ra trong bài.

- Yêu cầu HS nêu lại tình huống a.

- Nếu em ở trong tình huống trên, con sẽ nói gì với anh trai?

- Nhận xét, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại của bài.

- Gọi một số HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét và cho điểm HS.

Hoạt động 3: Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì?

Bài 3

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS đọc các câu văn trong bài.

- Yêu cầu HS đọc lại câu a.

- Anh chiến sĩ kê lại hòn đá để làm gì?

- Đâu là bộ phận trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gìtrong câu văn trên?

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm gì.

Sau đó,một số HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét từng HS.

Hoạt động 3:Ôn luyện cách dùng dấu chấm than, dấu phẩy

- Bài tập yêu cầu chúng ta:

Nói lời đáp cho lời từ chối của người khác trong một số tình huống.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.

- Em xin anh cho đi xem lớp anh đá bóng. Anh nói: “Em ở nhà làm cho hết bài tập đi.”.

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Vâng, em sẽ ở nhà làm hết bài tập rồi, anh cho em đi nhé?/ Tiếc quá, lần sau nếu em làm hết bài tập thì anh cho em đi nhé./…

b) Thế thì bọn mình cùng đi cho vui nhé./ Tiếc thật, nếu ngày mai bạn không chơi bóng thì cho tớ mượn nhé./ Không sao, tớ đi mượn bạn khác vậy./…

- Một số HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Tìm bộ phận của mỗi câu sau trả lời câu hỏi để làm gì?

- 1 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.

- Để người khác qua suối không bị ngã nữa, anh

(23)

- Nêu yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài tập.

- Gọi 1 HS đọc bài làm, đọc cả dấu câu.

- Yêu cầu HS cả lớp nhận xét sau đó kết luận về lời giải đúng cho HS.

4. Củng cố – Dặn dò(2p) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà tập kể về con vật mà con biết cho người thân nghe.

Chuẩn bị: ôn tập tiết 4.

chiến sĩ kê lại hòn đá bị kênh.

- Để người khác qua suối không bị ngã nữa.

- Đó là: Để người khác qua suối không bị ngã nữa.

b) Để an ủi sơn ca.

c) Để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng.

- Làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.

Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho câu dưới vòi hoa sen.

Một hôm ở trường, thầy giáo nói với Dũng:

- Ồ! Dạo này con chóng lớn quá!

Dũng trả lời:

- Thưa thầy, đó là vì ngày nào bố mẹ con cũng tưới cho con đấy ạ.

______________________________________________

Tiếng việt

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (T4+5) I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: ở đâu?

- Ôn luyện cách sử dụng dấu chấm hỏi, dấu phẩy.

2. Kỹ năng:

- Ôn luyện cách đáp lời an ủi.

- Ôn luyện kĩ năng kể chuyện theo tranh minh hoạ.

3. Thái độ: Có ý thức ôn tập tốt.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học HS Thắng

1. Ổn định tổ chức (1p) - Ổn định tổ chức lớp Lắng nghe

(24)

2. Kiểm tra bài cũ (2p) - Ôn tập tiết 6.

3. Bài mới (15p) - Giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.

Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng

Bài 2

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Hãy đọc các tình huống được đưa ra trong bài.

- Yêu cầu HS nêu lại tình huống a.

- Nếu con ở trong tình huống trên, con sẽ nói gì với bạn?

- Nhận xét, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại của bài.

- Gọi một số HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét HS.

- Hoạt động 3: Ôn luyện cách kể chuyện theo tranh

Bài 3

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS quan sát từng bức tranh.

- Bức tranh 1 vẽ cảnh gì?

- Chuyện gì đã xảy ra sau đó? Hãy quan sát và tìm câu trả lời ở bức tranh thứ 2.

- Bức tranh thứ 3 cho ta biết điều gì

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Bài tập yêu cầu chúng ta: Nói lời đáp cho lời an ủi của người khác trong một số tình huống.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.

- Con bị ngã đau. Bạn chạy đến đỡ con dậy, vừa xoa chỗ đau cho con vừa nói: “Bạn đau lắm phải không?”

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Cảm ơn bạn.

Chắc một lúc nữa là hết đau thôi./ Cảm ơn bạn.

Mình hơi đau một chút thôi./ Mình không nghĩ là nó lại đau thế./ Cảm ơn bạn. Bạn tốt quá!/…

b) Cháu cảm ơn ông.

Lần sau cháu sẽ cẩn thận hơn./ Cháu cảm ơn ông.

Cháu đánh vỡ ấm mà ông vẫn an ủi cháu./

Cảm ơn ông ạ. Nhưng cháu tiếc chiếc ấm ấy lắm. Không biết là có tìm được chiếc âm nào đẹp như thế nữa không./

- Một số HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét

- Kể chuyện theo tranh rồi đặt tên cho câu chuyện.

- Quan sát tranh minh hoạ.

- Một bạn trai đang trên

-Đọc các số

-Viết các số - Làm bài 1

-Lắng nghe

(25)

- Bức tranh 4 cho ta thấy thái độ gì của hai anh con sau khi bạn trai giúp đỡ con gái?

- Yêu cầu HS chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng tập kể lại truyện trong nhóm, sau đó gọi một số HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét từng HS.

- Dựa vào nội dung câu chuyện, hãy suy nghĩ và đặt tên cho truyện

4. Củng cố – Dặn dò(2p)

- Khi đáp lại lời an ủi của người khác, chúng ta cần phải có thái độ ntn?

- Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức và chuẩn bị bài sau

đường đi học. Đi phía trước bạn là một bé gái mặc chiếc váy hồng thật xinh xắn.

- Bỗng nhiên, bé gái bị vấp ngã xóng xoài trên hè phố. Nhìn thấy vậy, bạn nam vội vàng chạy đến nâng bé lên.

- Ngã đau quá nên bé gái cứ khóc hoài. Bạn trai nhẹ nhàng phủi đất cát trên người bé và an ủi:

“Em ngoan, nín đi nào.

Một lát nữa là em sẽ hết đau thôi”

- Hai anh em vui vẻ dắt nhau cùng đi đến trường.

- Kể chuyện theo nhóm.

- Kể chuyện trước lớp, cả lớp nghe và nhận xét lời kể của các bạn.

- Suy nghĩ, sau đó nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Giúp đỡ con nhỏ, Cậu bé tốt bụng, … - Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực.

Tiết 5

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (2p) - Ôn tập tiết 2.

3. Bài mới (15p) Giới thiệu:

- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.

Hoạt động 1: Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: ở đâu?

Bài 2

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Hát đầu giờ

- Gọi 2- 3 HS lên đọc bài cũ

- HS lắng nghe

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

(26)

- Câu hỏi “ở đâu?” dùng để hỏi về nội dung gì?

- Hãy đọc câu văn trong phần a.

- Hãy đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho câu văn trên.

- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại của bài, sau đó gợi ý một số HS đọc câu hỏi của mình. Nghe và nhận xét, từng HS.

Hoạt động 3: Ôn luyện cách dùng dấu chấm hỏi, dấu phẩy.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?\

- Dấu chấm hỏi được dùng ở đâu?

Sau dấu chấm hỏi có viết hoa không?

- Dấu phẩy đặt ở vị trí nào trong câu?

Sau dấu phẩy ta có viết hoa không?

- Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng lớp.

- Cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- Nhận xét HS.

4. Củng cố – Dặn dò(2p)

- Câu hỏi “ở đâu?” dùng để hỏi về nội dung gì?

- Chuẩn bị: Tiết 6.

- Bài tập yêu cầu chúng ta: Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu? cho những câu sau.

- Câu hỏi ở đâu? dùng để hỏi về địa điểm, vị trí, nơi chốn.

- Đọc: Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.

- Đàn trâu đang thủng thẳng gặm cỏ ở đâu?

- Làm bài:

b) Chú mèo mướp vẫn nằm lì ở đâu?

c) Tàu Phương Đông buông neo ở đâu?

d) Chú bé đang say mê thổi sáo ở đâu?

- Điền dấu chấm hỏi hay dấu phẩy vào mỗi ô trống trong truyện vui sau?

- Dấu chấm hỏi dùng để đặt cuối câu hỏi. Sau dấu chấm hỏi ta phải viết hoa.

- Dấu phẩy đặt ở giữa câu, sau dấu phẩy ta không viết hoa vì phần trước dấu phẩy thường chưa thành câu.

- Làm bài:

Đạt lên năm tuổi. Cậu nói với bạn:

- Chiến này, mẹ cậu là

(27)

cô giáo, sao cậu chẳng biết viết một chữ nào?

- Chiến đáp:

- Thế bố cậu là bác sĩ răng sao con bé của cậu lại chẳng có chiếc răng nào?

- Câu hỏi “ở đâu?” dùng để hỏi về địa điểm, nơi chốn, vị trí.

- Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “ở đâu?” và cách dùng dấu chấm hỏi, dấu phẩy.

______________________________________________

Ngày soạn: 16/6/2020

Ngày giảng: thứ 6 ngày 19/6/2020

Toán

ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biểu tượng về đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, hình tứ giác, hình chữ nhật.

2. Kĩ năng:

- Phát triển trí tưởng tượng thông qua bài tập vẽ hình theo mẫu.

3. Thái độ: Ham thích học toán.

II. Chuẩn bị Òe ra

-HS: Vở bài tập.

III. Các hoạt động

Hoạt động dạy Hoạt động học HS Thắng

1. Khởi động (1p) 2. Bài cũ (4p) - Chữa bài 3.

- GV nhận xét.

3. Bài mới

- Giới thiệu: (1p)

- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.

- Hát

- 2 HS lên bảng làm bài, bạn nhận xét.

Lắng nghe

(28)

Phát triển các hoạt động (29p)

Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.

Bài 1: Nối mỗi hình với tên gọi của nó:

- Chỉ từng hình vẽ trên bảng và yêu cầu HS đọc tên của từng hình.

- GV nhận xét

Bài 2: Vẽ hình (theo mẫu)

- Cho HS phân tích để thấy hình ngôi nhà gồm 1 hình vuông to làm thân nhà, 1 hình vuông nhỏ làm cửa sổ, 1 hình tam giác làm mái nhà, sau đó yêu cầu các em vẽ hình vào vở bài tập.

Bài 3:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Vẽ hình phần a lên bảng, sau đó dùng thước để chia thành 2 phần, có thể thành hoặc không thành 2 hình tam giác, sau đó yêu cầu HS lựa chọn cách vẽ đúng.

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần b.

Chữa bài HS.

Bài 4:

- Vẽ hình của bài tập lên bảng, có đánh số các phần hình.

- Hình bên có mấy hình tam giác, là những tam giác nào?

- Có bao nhiêu hình tứ giác, đó là những hình nào?

- Có bao nhiêu hình chữ nhật, đó là những hình nào?

4. Củng cố – Dặn dò(5p)

- Tổng kết tiết học và giao các bài tập

- Đọc tên hình theo yêu cầu.

- HS làm vở

- HS vẽ hình vào vở bài tập.

- Đổi chéo vở kiểm tra - Nhận xét

- Đọc đề bài trong SGK.

- Lựa chọn cách vẽ và lên bảng vẽ.

- Làm bài.

1 2 3

4

- Có 5 hình tam giác, là:

hình 1, hình 2, hình 3, hình 4, hình (1 + 2)

-Đọc các số

-Viết các số - Làm bài 1

-Lắng nghe

(29)

bổ trợ kiến thức cho HS.

Chuẩn bị: Ôn tập về hình học (TT).

- Có 5 hình tứ giác, là:

hình (1 + 3), hình (2 + 4), hình (1 + 2 + 3), hình (1 + 2 + 4), hình (1 + 2 + 3 + 4).

- Có 3 hình chữ nhật, đó là: hình (1 + 3), hình (2 + 4), hình (1 + 2 + 3 + 4).

- HS lắng nghe

______________________________________________

Tiếng việt

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II( T6 +7 +8) I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

2. Kỹ năng:

- Ôn luyện cách đáp lời chúc mừng.

- Ôn luyện cách đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào?

- Ôn luyện cách đáp lời khen ngợi của người khác.

- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao?

3. Thái độ: Có ý thức học tập tốt.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học HS Thắng

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (4p) 3. Bài mới (30p)

Giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.

* Hoạt động 1: Ôn luyện cách đáp lời chúc mừng

Bài 2

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Hãy đọc các tình huống được đưa ra trong bài.

- Khi ông bà ta tặng quà chúc mừng sinh nhật con, theo con ông bà sẽ

- Ổn định tổ chức lớp

- Kiểm tra việc học bài cũ tiết 3

- HS thực hiện

- Đáp lại lời chúc mừng

Lắng nghe

-Đọc các số

(30)

nói gì?

- Khi đó con sẽ đáp lại lời của ông bà như thế nào?

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm lời đáp cho các tình huống còn lại.

- Yêu cầu một số cặp HS đóng vai thể hiện lại các tình huống trên.

Theo dõi và nhận xét HS.

Hoạt động 3: Ôn luyện cách đặt câu hỏi với cụm từ như thế nào?

- Gọi HS đọc đề bài.

- Câu hỏi có cụm từ như thế nào dùng để hỏi về điều gì?

- Hãy đọc câu văn trong phần a.

- Hãy đặt câu có cụm từ như thế nào để hỏi về cách đi của gấu.

- Yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.

- Nhận xét HS.

4. Củng cố – Dặn dò (5p) - Nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức của bài và chuẩn bị bài sau: ôn tập tiết 5.

của người khác.

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.

- Ông bà sẽ nói: Chúc mừng sinh nhật cháu. Chúc cháu ngoan và học giỏi./

Chúc mừng cháu. Cháu hãy cố gắng ngoan hơn và học giỏi hơn nhé./…

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Cháu cảm ơn ông bà ạ! Cháu thích món quà này lắm, cháu hứa sẽ học giỏi hơn để ông bà vui ạ./ Ông bà cho cháu món quà đẹp quá, cháu cảm ơn ông bà ạ./…

- Làm bài.

b) Con xin cảm ơn bố mẹ./

Con cảm ơn bố mẹ, con hứa sẽ chăm học hơn để được thêm nhiều điểm 10./

c) Mình cảm ơn các bạn./

Tớ được nhận vinh dự này là nhờ có các bạn giúp đỡ, cảm ơn các bạn nhiều./…

- Thực hiện yêu cầu của GV.

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi SGK.

- Dùng để hỏi về đặc điểm.

- Gấu đi lặc lè.

- Gấu đinhư thế nào?

- HS viết bài, sau đó một số HS trình bày bài trước lớp.

b) Sư tử giao việc cho bề tôi như thế nào?

c) Vẹt bắt chước tiếng người như thế nào?

- HS lắng nghe

-Viết các số - Làm bài 1

-Lắng nghe

(31)

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (T7)

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ - Ôn tập tiết 4.

3. Bài mới (35p) Giới thiệu:

- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.

Hoạt động 1: Ôn luyện cách đáp lời khen ngợi của người khác

Bài 2

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Hãy đọc các tình huống mà bài đưa ra.

- Hãy nêu tình huống a.

- Hãy tưởng tượng con là bạn nhỏ trong tình huống trên và được bà khen ngợi, con sẽ nói gì để bà vui lòng.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm lời đáp cho các tình huống còn lại. Sau đó, gọi một số cặp HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét HS.

Hoạt động 3: Ôn luyện cách đặt câu hỏi có cụm từ Vì sao

- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS đọc các câu văn trong bài.

- Yêu cầu HS đọc lại câu a.

- Hát đầu giờ

- Bài tập yêu cầu chúng ta nói lời đáp lại lời khen ngợi của người khác trong một số tình huống.

- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.

- Bà đến nhà chơi, con bật ti vi cho bà xem. Bà khen:

“Cháu bà giỏi quá!”

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Cảm ơn bà đã khen cháu, việc này dễ lắm bà ạ, để cháu dạy bà nhé./

Việc này cháu làm hằng ngày mà bà./ Có gì đâu, cháu còn phải học tập nhiều bà ạ./ Việc này chỉ cần quen là làm được thôi bà ạ. Bà làm thử nhé, cháu sẽ giúp bà./…

- Làm bài:

b) Cháu cảm ơn dì ạ./ Dì ơi, ở lớp cháu còn nhiều bạn múa đẹp hơn nữa dì ạ./

Thật hả dì? Cháu sẽ tập

Lắng nghe

-Đọc các số

-Viết các số - Làm bài 1

-Lắng nghe

(32)

- Hãy đặt câu hỏi có cụm từ vì sao cho câu văn trên.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trên.

- Vậy câu hỏi có cụm từ vì sao dùng để hỏi về điều gì?

- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh thực hành hỏi đáp với các câu còn lại. Sau đó gọi một số cặp lên trình bày trước lớp, 1 con đặt câu hỏi, con kia trả lời.

- Nhận xét từng HS.

4. Củng cố – Dặn dò(5p)

- Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức của bài.

thêm nhiều bài nữa để hát cho dì xem con nhé./ Dì khen làm cháu vui quá./…

c) Có gì đâu, mình gặp may đấy./ Có gì đâu, chỉ là mình đang đứng gần nó./…

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.

- 1 HS đọc bài trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.

- Vì khôn ngoan, Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài.

- Vì sao Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài?

- Vì Sư Tử rất khôn ngoan.

- Hỏi về lí do, nguyên nhân của một sự vật, sự việc nào đó.

b) Vì saongười thuỷ thủ có thể thoát nạn?

c) Vì saoThủy Tinh đuổi đánh Sơn Tinh

- HS lắng nghe

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (T 8) 1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:2’

- Ôn tập tiết 7.

3. Bài mới: 15’

Giới thiệu:

- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.

Hoạt động 1: Củng cố vốn từ về các từ trái nghĩa

Bài 2

Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 bảng từ như SGK, 1 bút dạ màu, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm các cặp từ trái nghĩa trong bài.

Nghe các nhóm trình bày và tuyên dương nhóm tìm đúng, làm bài nhanh.

Hát đầu giờ

Các nhóm HS cùng thảo luận để tìm từ.

Đại diện các nhóm trình bày trước lớp:

đen >< trắng; phải

>< trái

sáng >< tối; xấu

Lắng nghe

-Đọc các số

-Viết các số

(33)

Bài 3

Bài tập 3 yêu cầu các con làm gì?

Yêu cầu HS suy nghĩ để tự làm bài trong Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.

Gọi HS chữa bài.

Nhận xét và cho điểm HS.

Hoạt động 3: Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về em bé.

Yêu cầu HS đọc đề bài.

Em bé mà con định tả là em bé nào?

Tên của em bé là gì?

Hình dáng của em bé có gì nổi bật? (Đôi mắt, khuôn mặt, mái tóc, dáng đi,…) Tính tình của bé có gì đáng yêu?

Yêu cầu HS suy nghĩ và viết bài.

Nhận xét và cho điểm HS.

4. Củng cố – Dặn dò :2’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài để kiểm tra lấy điểm viết.

>< tốt

hiền >< dữ; ít ><

nhiều

gầy >< béo

Bài tập yêu cầu chọn dấu câu thích hợp để điền vào chỗ trống.

Làm bài theo yêu cầu:

Bé Sơn rất xinh. Da bé trắng hồng, má phinh phính, môi đỏ, tóc hoe vàng. Khi bé cười, cái miệng không răng toét rộng, trông yêu ơi là yêu!

Cả lớp theo dõi bài bạn và nhận xét.

1 HS đọc thành tiếng.

Cả lớp đọc thầm theo.

Là con gái (trai) của em./ Là con nhà dì em./…

Tên em bé là Hồng./…

Đôi mắt: to,tròn, đen lay láy, nhanh nhẹn,…

Khuôn mặt: bầu bĩnh, sáng sủa, thông minh, xinh xinh,…

Mái tóc: đenhnhánh, hơi nâu, nhàn nhạt, hoe vàng,…

Dáng đi: chập chững, lon ton, lẫm chẫm,…

Ngoan ngoãn, biết vâng lời, hay cười, hay làm nũng,…

Viết bài, sau đó một số HS đọc bài trước lớp.

Cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Làm bài 1

-Lắng nghe

______________________________________________

(34)

Tiếng việt

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (T9 + 10) I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Củng cố rèn đọc thầm cho học sinh.

- Trả lời câu hỏi 2. Kỹ năng:

- Ôn luyện cách đọc thầm và trả lời câu hỏi 3. Thái độ: Có ý thức ôn tập tốt.

II. Đồ dùng dạy học - HS: SGK, vbt

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học HS Thắng

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (2p) - Ôn tập tiết 6.

3. Bài mới (15p) - Giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.

A. Đọc thầm

- Bác hồ rèn luyện thân thể

B.Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng:

1. Câu chuyện này kể về việc gì?

2. Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào.

3.Những cặp từ nào dư

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khoanh vào chữ đặt dưới hình đã được chia thành các phần

Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.. Số nào chia cho 1 cũng bằng chính

[r]

+ Biết biểu diễn một số tự nhiên bất kì dưới dạng tổng các lũy thừa của 10.1. LÍ THUYẾT

+ Vận dụng định nghĩa và tính chất giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ vào bài toán tìm x, tìm giá trị nhỏ nhất (lớn nhất) của biểu thức... Lưu ý chỉ bỏ dấu âm (-) có ở

Câu 4 trang 28 Giáo dục quốc phòng lớp 12: Học sinh có trách nhiệm gì để góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh.

[r]

Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào?. * Kết luận: Muốn tìm một