• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12

NS: 16/11/2020

NG: 23/11/2020 Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2020

TOÁN

TIẾT 56: TÌM SỐ BỊ TRỪ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ.

- Củng cố về vẽ đoạn thẳng và điểm cắt nhau của 2 đoạn thẳng

2. Kĩ năng: phân biệt được cách tìm số bị trừ với cách tìm một số hạng trong một tổng.

3. Thái độ: Chịu khó suy nghĩ, hăng hái xây dựng bài, tính toán cẩn thận.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: mảnh bìa kẻ 10 ô vuông như sgk; bảng phụ .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (4')

- Đặt tính rồi tính : 62- 27; 53-19

- Gọi nhận xét, nêu cách thực hiện tính từng phép tính.

- Gv nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới:

1, Giới thiệu bài: (1')

- Gv nêu mục đích, yêu cầu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. HD tìm hiểu bài:

a. Giới thiệu cách tìm số bị trừ chưa biết:

(12')

- GV gắn mảnh bìa chia 10 ô vuông như ở sgk lên bảng

+ Có mấy ô vuông ?

- GV dùng kéo cắt đi 4 ô vuông.

+ Có 10 ô vuông, lấy đi 4 ô vuông còn lại mấy ô vuông?

+ Làm phép tính nào để biết số ô vuông còn lại?

+ Nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép trừ trên?

- GV cầm 2 mảnh bìa vừa cắt và hỏi:

- 2 HS đồng thời lên bảng thực hiện phép tính. Đặt tính rồi tính

62 53 27 19 35 34 - HS thực hiện

- HS quan sát - Có 10 ô vuông - Còn lại 6 ô vuông 10 - 4 = 6

- 10 là số bị trừ, 4 là số trừ, 6 là hiệu -

-

(2)

+ Có một mảnh bìa được cắt thành 2 phần, phần thứ nhất có 4 ô vuông, phần thứ hai có 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu mảnh bìa có bao nhiêu ô vuông?

+ Làm phép tính nào để ra 10 ô vuông?

- GV nêu: nếu gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x , số ô vuông bớt đi là 4, số ô vuông còn lại là 6. Hãy nêu phép tính tương ứng.

- Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời ban đầu có mấy ô vuông?

( GV cho HS xem trực quan )

+ Làm thế nào để ra số ô vuông ban đầu là 10?

+Dựa vào đó, hãy tìm x trong x - 4 = 6?

* Muốn biết x = 10 có đúng không ta làm thế nào?

- Lưu ý HS cách trình bày: viết dấu = thẳng cột.

+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?

- GV viết quy tắc trên bảng – Gọi nêu lại b.Thực hành luyện tập

Bài 1. Tìm x (7')

- GV viết phần a lên bảng, yêu cầu 1 em thực hiện mẫu.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi nhận xét

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng

Bài 2. Số?( 6')

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- GV đưa bảng phụ cho HS nắm cấu tạo của bảng và hướng dẫn cách làm

+ Biết số bị trừ và số trừ làm thế nào để tìm hiệu ?

+ Biết số trừ và hiệu để tìm được số bị trừ điền vào ô trống ta làm thế nào?

- Có 10 ô vuông

4 + 6 = 10

x - 4 = 6 -10 ô vuông - HS quan sát - Lấy 6 + 4 = 10 x - 4 = 6

x = 6 + 4 x = 10

- Thử lại : Thay 10 vào x ta có 10- 4 = 6

- Ta lấy hiệu cộng với số trừ - 4- 5 em nhắc lại kết luận trên.

- HS nêu yêu cầu a, x - 4 = 8

x = 8 + 4 x = 12

- HS làm vở, 2em làm trên bảng mỗi em làm 2phần

- Đối chiếu, nhận xét b, x - 9 = 18

x = 18 + 9 x = 27

e , ...

- HS nêu yêu cầu.

- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ - Lấy hiệu cộng với số trừ

- HS làmvbt, 1 em trên bảng phụ - HS thực hiện vào vở lần lượt các số

c, x - 10 = 25 x=25+ 10 x = 35

Số bị trừ 11 21 49 62 94

Số trừ 4 12 34 27 48

Hiệu 7 9 15 35 46

(3)

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gv nhận xét.

Bài 3. Số ? (5')

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gv nhận xét.

Bài 4. (4')

a, Vẽ đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD b, Hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại 1 điểm. Ghi tên điểm đó .

- Yêu cầu Hs làm bài.

- GV lưu ý HS chọn 1 chữ cái viết in để ghi tên điểm.

- Gv nhận xét.

3. Củng cố - dặn dò: ( 3’)

+ Muốn tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ ta làm thế nào?

- Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài : 13 trừ đi một số : 13 – 5.

được điền vào ô trống: 7; 10; 5 - HS nêu yêu cầu

- HS dựa vào các điểm đã cho để vẽ và ghi tên điểm cắt nhau của 2 đoạn thẳng đó.

C B

O A

D

- Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm O

- Ta lấy hiệu cộng với số trừ

TẬP ĐỌC

TIẾT 34, 35: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Đọc:

- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : khắp nơi, run rẩy, gieo trồng.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

Hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ : vùng vằng , la cà

- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: cho thấy tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con.

2. Kĩ năng:

- Biết đọc giọng nhẹ nhàng, tha thiết, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả.

- Trả lời câu hỏi thành câu, đủ ý.

3. Thái độ: biết vâng lời cha mẹ

* QTE: + Quyền được cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng dạy dỗ.

+ Bổn phận phải ngoan ngoãn, biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ.

* BVMT : Giáo dục tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ

(4)

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Xác định giá trị

- Thể hiện sự cảm thông ( hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của người khác)

III. CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ viết câu cần hướng dẫn đọc.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5')

- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Cây xoài + TLCH 1, 4 ( sgk )

- Gọi nhận xét

- Gv nhận xét, tuyên dương B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:(2’)

- Giới thiệu chủ điểm Cha mẹ - Giới thiệu bài

2.HD tìm hiểu bài a.Luyện đọc:(28') Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài và hướng dẫn chung về cách đọc

Đọc nối câu

- Gọi HS đọc nối tiếp từng câu.

Lần 1: GV kết hợp sửa sai cho HS.

Lần 2: GV kết hợp hướng dẫn phát âm từ khó.

Đọc nối tiếp từng đoạn

- GV chia đoạn: 3 đoạn (như sgk) - Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn . Lần 1: kết hợp hướng dẫn ngắt câu dài.

Lần 2: kết hợp hướng dẫn giải nghĩa từ khó .

+ Vùng vằng là thái độ như thế nào ? + La cà là gì ?

- HS thực hiện

Câu 1: Cuối đông hoa nở trắng cành;

đầu hè quả sai lúc lỉu, từng chùm quả to đu đưa theo gió.

Câu 4: Để tưởng nhớ ông, biết ơn ông trồng cây cho con cháu có quả ăn

- Hs lắng nghe.

- Hs lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp câu lần 1 - HS đọc nối tiếp câu lần 2

Đọc: khắp nơi, run rẩy, gieo trồng

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 Đọc câu :

Một hôm, ...vừa rét, ...trẻ lớn hơn đánh, nhớ đến mẹ, ...

Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi/ và…

Cây vú sữa.

- HS đọc nối đoạn lần 2 và giải nghĩa từ khó : vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong, trổ ra.

- Tỏ ý giận dỗi, cáu kỉnh.

- Ghé qua chỗ này, dừng ở chỗ khác để chơi.

(5)

+ Mỏi mắt chờ mong là như thế nào?

+ Thế nào là trổ ra?

Luyện đọc đoạn trong nhóm

- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn theo cặp.

- Gv theo dõi.

Tổ chức cho các nhóm thi đọc - Gọi đại diện thi đọc

- Gv nhận xét.

- Gọi Hs đọc toàn bài.

Tiết 2 b. Tìm hiểu bài: (14')

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 + Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, 3

+ Vì sao cuối cùng cậu bé lại tìm đường về nhà?

+ Trở về nhà, không thấy mẹ, cậu đã làm gì?

+ Chuyện lạ gì xảy ra sau đó?

+ Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào?

+ Thứ quả ở cây này có gì lạ?

+ Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?

* Qua đây ta thấy tình cảm của mẹ đối với con như thế nào?

- GV: Qua đây ta thấy tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con. Con cái phải biết vâng lời, kính yêu cha mẹ...

* Vì sao mọi người lại đặt cho cây lạ tên là cây vú sữa?

+ Theo em, nếu được gặp lại mẹ, cậu bé sẽ nói thế nào?

* Nội dung bài nói lên điều gì?

- Mong mỏi, chờ đợi quá lâu.

- Nhô ra, mọc ra

- HS luyện đọc trong nhóm.

- Đại diện 3 em thi đọc 3 đoạn, cả lớp nhận xét

- 1 HS đọc toàn bài trước lớp - HS đọc thầm đoạn 1

- Vì cậu bị mẹ mắng do ham chơi - HS đọc thầm đoạn 2, 3

- Đi la cà khắp nơi, cậu vừa đói,vừa rét lại bị trẻ lớn hơn đánh, câu mới nhớ đến mẹ và tìm đường về nhà.

- Cậu gọi mẹ khản cả tiếng rồi ôm lấy cây xanh trong vườn mà khóc.

- Cây xanh run rẩy, từ những cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây.rồi hoa rụng, quả xuất hiện.

- Từ các cành lá những đài hoa bé tí trổ ra nở trắng như mây rồi hoa tàn, quả xuất hiện 1 dòng sữa trắng trào ra ngọt thơm như sữa mẹ.

- Lớn nhanh, da căng mịn, màu xanh óng ánh, rồi chín. Một quả tự rơi vào lòng cậu bé, môi cậu vừa chạm vào một dòng sữa trắng trào ra ngọt thơm như sữa mẹ

- Lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xòa cành ôm lấy cậu bé như tay mẹ âu yếm vỗ về.

- Rất sâu nặng./ rất thương con

- Vì trái cây chín có dòng nước trắng và ngọt thơm như sữa mẹ.

- Con đã biết lỗi, xin mẹ hãy tha thứ cho con. Từ nay con sẽ chăm ngoan để mẹ vui lòng

- Cho thấy tình cảm yêu thương sâu

(6)

- GD Q&BP TE: Trẻ em có quyền được cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng dạy dỗ.

Bổn phận phải ngoan ngoãn, biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ.

c.Luyện đọc lại bài : ( 18' ) - GVđọc mẫu lần lần 2

- Hướng dẫn cách đọc ( theo yêu cầu ).

- Hướng dẫn HS luyện dọc lại đoạn 2 + Nêu các từ ngữ cần nhấn giọng . - Tổ chức cho HS thi đọc đoạn 2 - GV nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố - dặn dò: ( 3')

*GDKNS: Em có nhận xét gì về việc làm của cậu bé trong truyện ?

+ Em đã bao giờ làm cho cha mẹ phải buồn chưa?

+ Tình cảm của mẹ đối với em như thế nào?

+ Em cần làm gì để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ?

- Nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài : Bông hoa Niềm Vui.

nặng của mẹ đối với con.

- da căng mịn, óng ánh, trào ra, thơm như sữa mẹ.

- 3, 5 HS thi đọc đoạn 2. Cả lớp nhận xét bình chọn bạn đọc tốt nhất.

- HS TL - HSTLCH

NS: 17/11/2020

NG: 24/11/2020 Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2020

TOÁN

TIẾT 57: 13 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 13 – 5

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS

- Tự lập được bảng trừ có nhớ,dạng 13- 5 ( nhớ các thao tác trên đồ dùng học tập ) và bước đầu học thuộc bảng trừ đó.

- Vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải toán.

2. Kĩ năng: Sử dụng que tính để lập các công thức trừ thành thạo 3. Thái độ: Ý thức học tập tốt, tích cực, tự giác trong học tập

II. CHUẨN BỊ:

- GV: 1bó chục que tính, 3 que tính rời, bảng gài, bảng phụ viết BT 1 - HS: Bộ đồ dùng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: ( 3')

- 2 HS lên bảng thực hiện Tìm x ( mỗi em x - 4 = 8 x - 9 = 18

(7)

làm 1 cột )

+ Muốn tìm một số hạng ta làm thế nào?

- Nhận xét, đánh giá B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:(2’)

- Gv giới thiệu bài trực tiếp rồi ghi tên bài lên bảng

2.HD tìm hiểu bài:

a. Hướng dẫn thực hiện phép trừ 13 - 5:

(4')

- GV nêu bài toán: có 13 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

+ Để biết còn lại bao nhiêu que tính, ta làm thế nào?

+ 13 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

+ 3 gồm mấy chục , mấy đơn vị

+ Để biết 13 que tính bớt đi 5 que tính còn bao nhiêu que tính cần lấy bao nhiêu que tính?

- Yêu cầu HS lấy que tính

- Yêu cầu HS bớt đi 5 que tính xem còn bao nhiêu que tính

+13 que tính bớt 5 que tính còn bao nhiêu que tính?Nêu cách tìm?

- GV nhận xét và khen em có cách làm hợp lí nhất.

- GV thao tác trên que tính:

Có 13 que tính (gài 1 thẻ chục và 3 que tính rời)

Đổi 1 thẻ chục bằng 10 que tính rời ta có 13 que tính rời. Bớt 5 que tính còn 8 que tính

+ Vậy 13 que tính bớt đi 5 que tính còn lại bao nhiêu que tính?

- Hướng dẫn đặt tính rồi tính + Nêu cách đặt tính

+ Tính như thế nào?

x = 8 + 4 x = 18 + 9 x = 12 x = 27

- HS nghe và nhắc lại bài toán - Thực hiện phép trừ 13- 5 1 chục, 3đơn vị

0 chục 3 đơn vị - Lấy 13 que tính

- HS lấy 1 thẻ chục và 3 que tính rời - HS thao tác trên que tính

- 4- 5 HS nêu kết quả 8 và cách thực hiện : Lấy 1 thẻ chục và 3 que tính rời.

Muốn bớt 5 que tính: đổi 1 thẻ chục bằng 10 que tính rời ta có 13 que tính rời.

Bớt 5 que tính gồm 3 que tính rời ban đầu và 2 que tính vừa đổi còn 8 que tính.

- HS quan sát

- Còn lại 8 que tính

- Viết 13ở dòng trên, 5 ở dòng dưới...

- Lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 thẳng cột với 3 và 5

13-

(8)

+ Vậy 13 trừ 5 bằng bao nhiêu?

b. Hướng dẫn HS lập bảng trừ: 13 trừ đi một số: 7'

- Yêu cầu HS lấy 13 que tính, bớt đi 4 que tính và tìm kết quả.

+ Nêu cách làm?

+ Nêu phép tính? (GVVB)

- Yêu cầu HS lấy 13 que tính bớt đi 6 que tính và tìm kết quả.

+ Nêu phép tính tương ứng với bài toán? – GV viết bảng phét tính 13 – 6 = 7

* Nhận xét về số bị trừ, số trừ và hiệu trong ba phép trừ trên?

GV: Ba phép trừ em vừa lập trên có dạng 13 trừ đi 1 số có hiệu bé hơn 10.

- Số trừ là số có 1 chữ số lớn hơn số đơn vị của số bị trừ.

- Yêu cầu HS sử dụng que tính lập các phép tính có dạng 13 trừ đi 1 sốvà nêu các phép tính lập được đồng thời GV qua sát giúp đỡ( GV viết lên bảng sắp xếp cho phù hợp để hoàn thành bảng trừ)

- Yêu cầu HS đọc lại các phép tính trên - GV: Các phép trừ 13 trừ đi một số được sắp xếp như trên tạo thành bảng trừ 13 trừ đi một số.

* Nhận xét vê số bị trừ, số trừ và hiệu trong bảng trừ?

* Khi số bị trừ không thay đổi số trừ và hiệu có liên quan với nhau như thế nào?

- Cho HS học thuộc lòng bảng trừ ( GV xóa dần kết quả )

- GV chỉ bất cứ phép trừ nào trong bảng, yêu cầu HS nêu kết quả để kiểm tra trí nhớ của HS.

c. Thực hành, luyện tập Bài 1. Tính nhẩm: 6' - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài phần a, gọi 4 HS lên

5 8 13 - 5 = 8

- HS sử dụng que tính tìm kết quả và nêu còn lại 9 que tính

- HS nêu:VD :Có 13 que tính lấy 1 thẻ chục và 1que tính rời, thay thẻ chục bằng 10 que tính được 13 que tính lấy đi 4 que tính còn lại 9 que tính

- 13 – 4 = 9

- HS sử dụng que tính tìm kết quả và nêu còn lại 7 que tính

- 13 – 6 = 7

- Số bị trừ đều là 13, số trừ là số có 1 chữ số, hiệu là số có 1 chữ số

- HS sử dụng que tính lập các phép tính 13 – 4 = 9 13 – 7 = 6

13 – 5 = 8 13 – 8 = 5 13 – 6 = 7 13 – 9 = 4 -1 Hs đọc.

- Số bị trừ đều là 13, số trừ là các số liên tiếp từ 4 đến 9, hiệu là các số từ 9 đến 4

- Số trừ tăng lên bao nhiêu đơn vị thì hiệu giảm đi bấy nhiêu đơn vị.

- HS nối tiếp nhau luyện đọc thuộc bảng trừ.

- HS nêu yêu cầu.

- HS làm vở, 4 em làm lên bảng mỗi

(9)

bảng

- Gọi chữa bài

+Nhìn vào 2 phép tính 9 + 4 = 13;

4 + 9 = 13 em có nhận xét gì?

* Từ các phép tính 4 + 9= 13; 13 – 9 = 4 và 13 – 4 = 9 em có nhận xét gì

- Yêu cầu HS làm tiếp câu b.

- Gọi đọc kết quả

Bài 2. Đặt tính rồi tính: 5' + Bài yêu cầu gì?

+ Khi đặt tính cần chú ý gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- Gv nhận xét.

*Em có nhận xét gì về bài 1 và bài 2?

Bài 3.(5') Đặt tính rồi tính hiệu, số bị trừ và số trừ lần lượt là...

+ Bài yêu cầu gì?

+ Hiệu là kết quả của phép tính nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gv nhận xét.

Bài 3( 6')

- Y/c đọc đề bài

+ Bài toán cho biết gì?

em làm 1 cột.

- HD đối chiếu nhận xét a, 9 + 4 = 13 ...

4 + 9 = 13 13 - 4 = 9 13 - 9 = 4

- Các số hạng đổi chỗ cho nhau thì tổng không thay đổi

- Lấy tổng trừ đi số hạng này ta được số hạng kia.

- HS làm bài

- 2 HS đọc kết quả bài làm

13 - 3 - 5 = 5 13 – 3 - 1 = 9 13 - 8 = 5 13 - 4 = 9 13- 3 - 4 = 6

13 – 7 = 6

- Hs nêu yêu cầu.

- Đặt tính và tính

- Viết đơn vị thẳng đơn vị, chục thẳng chục

- HS làm vở, 2em làm trên bảng

- Đối chiếu nhận xét: kết quả, và cách viết kết quả

13 13 13 13 6 9 7 4 7 4 6 9 ...

- Đều là các phép trừ 13 trừ đi một số Khác: Bài 1: tính theo hàng ngang Bài 2: Tính theo hàng dọc

- Đặt tính- tính hiệu - Phép trừ

- HS làm bài, 3em làm trên bảng, mỗi em làm 1phần.

- Đối chiếu nhận xét

a,13 và 9 b, 13 và 6 c, 13 và 8 13 13 13 9 6 8 4 7 5 - HS đọc đề bài

- Có : 13 xe đạp - -

-

-

- - -

(10)

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi nhận xét

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng

* Vì sao để tìm số xe đạp còn lại em lại làm phép trừ ?

3. Củng cố - dặn dò: ( 3’)

- Gọi đọc thuộc lại bảng trừ 13 trừ đi một số

- Nhận xét tiết học .

- Dặn học thuộc lòng bảng trừ 13 trừ đi một số và chuẩn bị bài : 33 – 5.

Đã bán : 6 xe đạp - Còn lại: ... xe đạp?

- HS làm vbt, 1em giải trên bảng - Đối chiếu, nhận xét

Bài giải

Số xe đạp cửa hàng đó còn lại là:

13 – 6 = 7 (xe đạp) Đáp số: 7 xe đạp - Vì đã bán tức là bớt đi.

- 2 HS đọc

CHÍNH TẢ- NGHE VIẾT

TIẾT 23: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nghe - viết chính xác đoạn : “Từ các cành lá... đến như sữa mẹ.”

- Làm đúng các bài tập phân biệt ng/ ngh; tr/ ch; at/ ac.

2. Kĩ năng: rèn kĩ năng nghe - viết đúng chính tả.

3. Thái độ : viết cẩn thận, nắn nót.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: bảng phụ viết nội dung bài tập 2, 3 - HS : bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A. Kiểm tra bài cũ : ( 3')

- Y/c viết 2 tiếng bắt đầu bằng g/ gh ; 2 từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s/ x

- Gọi nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét bài làm.

- GV nhận xét bài viết trước.

B. Bài mới .

1. Giới thiệu bài: (2’)

Gv giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng lớp.

2. HD tìm hiểu bài

2.1 Hướng dẫn viết chính tả: (24') a, Hướng dẫn chuẩn bị.

- GV đọc bài viết - Gọi HS đọc lại bài viết

+ Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào?

+ Những câu văn nào có dấu phẩy? Em hãy đọc lại từng câu đó.

- Yêu cầu HS đọc lướt bài, ghi nhớ chữ khó viết .

- GV đọc cho HS viết chữ khó trên bảng con: trổ ra, nở trắng, chạm vào, trào ra

- GV hướng dẫn cách viết đầu bài, cách trình bày bài viết

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết nháp

- 2 HS đọc bài viết

- Lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh rồi chín...

- Câu: Từ các cành lá...rồi chín.

Môi cậu ... như sữa mẹ.

- HS thực hiện yêu cầu

- HS viết bảng con, 2 em viết trên bảng

(11)

- Hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở,...

b, HDHS nghe - viết chính tả.

- GV đọc cho HS viết bài.

- Đọc cho HS soát lỗi.

- GV thu 5- 7 bài nhận xét, đánh giá

- Hướng dẫn HS chữa những lỗi sai phổ biến.

2.2. Hướng dẫn làm BT: (7')

Bài 2. Điền vào chỗ trống: ng hay ngh?

- Gọi HS đọc yêu cầu và đọc mẫu.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Chữa bài

- GV NX, chốt kết quả đúng Bài 3. Điền vào chỗ trống a, tr hay ch?

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài . - Gv nhận xét.

b, at hay ac?

- Yêu cầu HS làm và chữa bài (tương tự câu a).

3. Củng cố - dặn dò: ( 3')

+ Bài chính tả hôm nay giúp các em phân biệt được điều gì?

+ Ngh đứng trước những âm nào? Ng đứng trước những âm nào?

- Dặn về viết lại bài ( với những em bài viết còn mắc lỗi và chữ viết chưa đẹp

- Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài : Mẹ.

- HS thực hiện theo GV

- HS nghe - viết chính tả - HS soát và sửa lỗi.

- HS nêu yêu cầu và đọc mẫu

- HS làm vbt, 1em làm trên bảng phụ - Đối chiếu, nhận xét:

người cha, con nghé, suy nghĩ, ngon miệng.

- HS nêu yêu cầu

- HS làm vbt, 1em làm trên bảng phụ - Cả lớp đối chiếu nhận xét.

con trai, cái chai, trồng cây, chồng bát - HS làm bài .

Bãi cát,các con, lười nhác,nhút nhát.

KỂ CHUYỆN

TIẾT 12: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết kể lại đoạn mở đầu câu chuyện bằng lời kể của mình.

- Biết dựa theo từng ý tóm tắt kể lại được phần chính của câu chuyện.

- Biết kể lại đoạn kết thúc của câu chuyện theo mong muốn, tưởng tượng của riêng mình.

- Biết theo dõi bạn kể và biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

2. Kĩ năng: Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp lời kể với nét mặt, điệu bộ.

3. Thái độ: Biết vâng lời, hiếu thảo với ông bà cha mẹ.

*BVMT: GD tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ(HĐ1)

II. CHUẨN BỊ:

- GV: bảng phụ viết các gợi ý ở bài tập 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: ( 4')

- Kể lại câu chuyện Bà cháu: 1 HS

+ Câu chuyện ca ngợi điều gì? ( tình cảm

(12)

bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu) - Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài: (2')

- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng 2. Hướng dẫn kể chuyện

Hoạt động 1: Kể lại đoạn 1 câu chuyện Sự tích cây vú sữa bằng lời của em. ( 8’ ) M: Ngày xưa ở một nhà kia có hai mẹ con...

+ Bài yêu cầu gì?

+ Kể bằng lời của em nghĩa là thế nào?

- Gọi HS kể mẫu .

- Gọi nhận xét

- GV nhận xét bổ sung - Gọi HS kể trước lớp

*BVMT: GD HS tình cảm đẹp đẽ với mẹ Hoạt động 2: Kể lại phần chính của câu chuyện dựa theo từng ý tóm tắt ( 13’) - Gọi HS nêu yêu cầu

- Đưa bảng phụ viết các ý tóm tắt

- Yêu cầu HS kể theo cặp. GV quan sát, giúp đỡ.

- Y/c kể nhóm đôi - Gọi HS kể trước lớp - GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3:Em mong muốn câu chuyện kết thúc như thế nào? Hãy kể lại đoạn cuối câu chuyện theo ý đó. ( 7’)

- Gọi HS nêu yêu cầu

+ Em mong muốn câu chuyện kết thúc như thế nào?

- HS nêu yêu cầu

- Kể lại đoạn 1 bằng lời của em - Không kể nguyên văn như sgk - 1 HS năng khiếu kể mẫu

- VD: Ngày xưa có một cậu bé rất lười biếng và ham chơi. Bố cậu mất sớm.

Cậu ở cùng mẹ trong một ngôi nhà nhỏ

ở cạnh vườn cây. Mẹ cậu sớm hôm làm lụng vất vả. Còn cậu thì suốt ngày chơi bời lêu lổng. Một lần, bị mẹ mắng, cậu giận dỗi bỏ nhà ra đi. Cậu lang thang khắp nơi, chẳng nghĩ gì đến người mẹ ở nhà đang lo lắng mong đợi.

- Cả lớp nghe nhận xét

- 2 em kể, cả lớp nghe nhận xét.

- HS nêu yêu cầu

- 2 HS đọc các ý tóm tắt trước lớp - Từng cặp 2 em ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.

- HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp, sau mỗi em kể cả lớp nhận xét

- HS nêu yêu cầu

- HS nối tiếp nhau trả lời:

Mẹ cậu bé hiện ra từ cây và hai mẹ

(13)

- Yêu cầu HS dựa trên mong muốn của mình tưởng tượng và kể lại đoạn cuối câu chuyện theo cặp

- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.

- Nhận xét, đánh giá 3. Củng cố - dặn dò: ( 3')

+ Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?

( tình thương yêu sâu nặng của mẹ đối với con )

+ Các em cần làm gì để bố mẹ vui lòng?

- Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài : Sự tích cây vú sữa.

con vui sống./ Mẹ cậu bé hiện ra từ biệt câu rồi lại biến mất./ Mẹ cậu hiện ra và dặn cậu đừng ham chơi nữa , hãy quay về học hành rồi mẹ cậu biến mất./...

- HS nối tiếp nhau thi kể, cả lớp nghe nhận xét.

- HS trả lời

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 12: QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết quan tâm giúp đỡ bạn, sự cần thiết của việc quan tâm giúp đỡ bạn.

2. Kĩ năng: Học sinh có Hành vi quan tâm giúp đỡ bạn trong cuộc sống hàng ngày.

3.Thái độ: Học sinh có thái độ yêu mến, quan tâm giúp đỡ bạn.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- KN thể hiện sự cảm thông với bạn bè.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ - Học sinh: Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’

Thực hành kĩ năng GHKI - Chăm chỉ học tập có lợi gì?

- Kể những việc em đã làm để giúp đỡ bố mẹ?

- Nhận xét B. Bài mới

1.Giới thiệu bài: 2’

Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

2. HD tìm hiểu bài

Hoạt động 1: Kể chuyện trong giờ ra chơi của hương xuân.

- Giáo viên kể chuyện “trong giờ ra chơi”

- Cho học sinh thảo luận nhóm.

- Giúp em mau tién bộ và được mọi người yêu quý

- Quét nhà, rửa cốc chén,....

- Lắng nghe và nhắc lại tên bài

- Quan sát tranh.

- Thảo luận.

(14)

- Giáo viên kết luận: khi bạn ngã cần hỏi thăm và đỡ bạn dậy. Đây là biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn.

Việc làm nào đúng

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm.

- Giáo viên kết luận: luôn vui vẻ, chan hòa với các bạn sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống là quan tâm giúp đỡ bạn bè.

Hoạt động 2: Vì sao cần phải quan tâm giúp đỡ bạn bè ?

- Giáo viên phát phiếu bài tập cho học sinh thảo luận

- Giáo viên kết luận: quan tâm giúp đỡ bạn là việc cần thiết của mỗi học sinh.

Khi quan tâm đến bạn em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình và tình bạn càng thêm gắn bó.

3. Củng cố- dặn dò: 3’

- Hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.

- Cả lớp cùng nhận xét.

- Các bạn hỏi Cường có đau không rồi đưa bạn đến phòng y tế.

- Học sinh nối nhau trả lời.

- Học sinh nhắc lại kết luận.

- Học sinh thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Cả lớp nhận xét.

- Học sinh thảo luận theo câu hỏi trong phiếu bài tập.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Cả lớp cùng nhận xét.

PHÒNG HỌC TRẢI NGHIỆM

BÀI 6: GIỚI THIỆU CÁC KHỐI CẢM BIẾN ÁNH SÁNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết về khối ánh sáng 2. Kĩ năng: Giúp học sinh phân biệt có 1 loại khối ánh sáng 3. Thái độ: Sáng tạo, hứng thú học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Các hình khối khối ánh sáng 2. Học sinh: Đồ dùng học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút)

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu bài học

- Hát - Lắng nghe.

(15)

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết các khối nghịch đảo(5 phút)

- Giáo viên giới thiệu có 1 loại khối ánh sáng

Giáo viên chia 2 nhóm

- Phát cho 2 nhóm bộ hình khối để HS quan sát

- Nêu đặc điểm của khối ánh sáng Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét - GV chốt

Có 1 loại khối ánh sáng đó là

- Khối ánh sáng có màu trắng các mặt xung quanh đều là mặt liên kết, còn một mặt có đèn để phát ra ánh sáng

? Em hãy nêu tác dụng của loại khối trên

- GV chốt chức năng của 1 loại khối trên

- Khối ánh sáng giúp cho robot phát ra ánh sáng

*Chú ý: Tối thiểu phải kết hợp với khối nguồn, khối cảm biến thì robot mới phát ra ánh sáng

3.Củng cố, dặn dò (3p)

- Em hãy nêu sự hoạt động của khối ánh sáng

Nhắc nhở HS về nhà học và làm bài, xem trước bài mới

- Học sinh quan sát các khối ánh sáng - Học sinh nghe

- Học sinh nghe

- Học sinh quan sát và nêu đặc điểm của khối ánh sáng - Khối ánh sáng có màu trắng các mặt xung quanh đều là mặt liên kết, còn một mặt có đèn để phát ra ánh sáng

- HS nêu

- Khối ánh sáng giúp cho robot phát ra ánh sáng - Học sinh nghe

- Học sinh nghe

- Khối ánh sáng giúp cho robot phát ra ánh sáng

THỦ CÔNG

TIẾT 12: ÔN TẬP CHƯƠNG I: KĨ THUẬT GẤP HÌNH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố được kiến thức . kĩ năng gấp hình.

- Gấp được ít nhất một hình để làm đồ chơi.

2. Kĩ năng:- Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, khéo tay biết tự làm đồ chơi.

Với HS khéo tay : Gấp được ít nhất hai hình để làm đồ chơi.Hình gấp cân đối.

(16)

3.Thái độ:-Hs hứng thú với môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các mẫu gấp hình của bài 1, 2, 3.

III. NỘI DUNG KIỂM TRA:

- Đề kiểm tra: “ Em hãy gấp 1 trong những hình gấp đã học từ hình 1 – 3 ”.

- Nêu mục đích yêu cầu của bài kiểm tra: Gấp được 1 trong những sản phẩm đã học, đúng qui trình, cân đối, các nếp gấp thẳng, phẳng.

- Cho HS nhắc lại tên các hình đã gấp và cho HS quan sát lại các mẫu đã học.

- Tổ chức cho HS làm kiểm tra (giúp đỡ HS yếu).

IV. ĐÁNH GIÁ:

- Theo 2 mức: . Hoàn thành

 Chưa hoàn thành.

V. NHẬN XÉT DẶN DÒ:

- Dặn dò mang đủ dụng cụ học tập để gấp tiếp các hình tiếp theo.

___________________________________________________

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

VỆ SINH LỚP HỌC VÀ KHU VỰC ĐƯỢC PHÂN CÔNG

NS: 18/11/ 2020

NG: 25/11/2020 Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2020

TOÁN

TIẾT 58: 33- 5

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết thực hiện phép trừ có nhớ, số bị trừ là số có hai chữ số và có chữ số hàng đơn vị là 3, số trừ là số có một chữ số.

- Củng cố cách tìm một số hạng trong phép cộng và số bị trừ trong phép trừ 2. Kĩ năng: Thực hiện phép trừ dạng 33 - 5 thành thạo

3. Thái độ: có ý thức tự giác học tập, tính toán cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: 3 thẻ chục , 1 bó 1 chục và 3 que tính rời, bảng gài; bảng phụ viết BT 1 - HS: 3 thẻ chục, 1 bó 1 chục và 3 que tính rời.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: ( 3')

(17)

- Gọi 3 hs lên bảng thực hiện: Đọc bảng 13 trừ một số

- Nhận xét, đánh giá B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2') - Giíi thiÖu vµ ghi tªn bµi 2. HD tìm hiểu bài

2.1 Tổ chức cho HS tự tìm kết quả của phép trừ 33 - 5: (10')

- GV nêu bài toán: có 33 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

- Yêu cầu HS nhắc lại bài toán

+ Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính, em làm thế nào?

+ 33 gồm mấy chục, mấy đơn vị?

+ Ta cần lấy bao nhiêu que tính ? - Yêu cầu HS lấy bớt 5 que tính

+ 33 que tính bớt đi 5 que tính còn lại bao nhiêu que tính?

+ Em thực hiện như thế nào?

- GV nhận xét và khen em có cách làm hợp lí nhất

- GV thao tác que tính:

Có 33 que tính (gài 3 thẻ và 3 que tính rời).

Đổi 1 thẻ chục bằng 10 que tính ta có 13 que tính rời . Bớt 5 que tính, còn 2 thẻ chục và 8 que tính rời tức là 28 que tính.

+ 33 que tính bớt đi 8 que tính còn lại bao nhiêu que tính?

- Hướng dẫn HS cách đặt tính và tính +Nêu cách đặt tính ?

+ Tính như thế nào?

- Yêu cầu HS đặt tính và tính

- 3 H/s đọc

- Lắng nghe và nhắc lại tên bài

- HS nghe - 1 HS nhắc lại

- Thực hiện phép trừ : 33 - 5 - 3 chục 3 đơn vị

- Lấy 33 que tính ( 3 thẻ chục và 3 que tính rời )

- HS thực hiện yêu cầu

- 28 que tính ( 4- 5 HS trả lời )

- 2, 3 em nêu : Lấy 3 thẻ chục và 3 que tính rời. Muốn bớt đi 5 que tính,thay 1 thẻ chục bằng 10 que tính ta có 13 que tính rời . Bớt 5 que tính gồm 3 que tính rời ban đầu và 2 que tính vừa đổi, còn 2 thẻ chục và 8 que tính rời tức là 28 que tính.

- HS quan sát

- Còn lại 28 que tính

- Viết 33 ở dòng trên, 5 ở dòng dưới sao cho 5 thẳng với 3....

- Tính từ phải sang trái ( bắt đầu từ đơn vị ).

- HS thực hiện trên nháp, 1 em làm trên bảng, cả lớp nhận xét

33 3 không trừ được 5, lấy 13 -

(18)

+ 33 trừ 5 bằng bao nhiêu ?

+ Khi thực hiện phép trừ dạng 33 - 5 cần thực hiện theo mấy bước, là những bước nào?

* Cần lưu ý gì khi trừ?

2.2. Thực hành, luyện tập Bài 1. Tính: (6')

- GV viết phép tính thứ nhất, yêu cầu 1em tính mẫu.

- Yêu cầu HS làm bài

- Gv nhận xét, yêu cầu Hs nêu lại cách thực hiện.

Bài 2: ( 5')Đặt tính rồi tínhhiệu biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:....

+ Hiệu là kết quả của phép tính gì?

+ Khi đặt tính cần chú ý điều gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gv nhận xét Bài 3. Tìm x : (6') - Gọi HS nêu Y/c

- Yêu cầu HS làm câu a, c .

5 trừ 5 bằng 8 , viết 8 nhớ 1 28 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.

- Một số em thực hiện trừ lại 33 - 5 = 28

- 2 bước: đặt tính và tính

- Khi trừ số đơn vị áp dụng bảng trừ 13 trừ đi một số, rồi lấy số chục trừ đi phần nhớ.

- HS nêu yêu cầu - 1em tính mẫu 63

9 54

- HS làm vở, 2 em làm trên bảng mỗi em thực hiện 2 phép tính.

- HS đổi chéo vở kiểm tra cho nhau và nhận xét bài trên bảng.

23 53 73 83 - - - - 6 8 4 7 --- ---- --- --- 17 45 69 76

- HS nêu yêu cầu.

- Phép trừ

- Viết số đơn vị thẳng số đơn vị, số chục thẳng số chục

- HS làm vở, 3 em làm trên bảng, mỗi em làm 1 phép tính

43 93 33 5 9 6 38 84 27

- HS nhận xét về cách đặt tính và kết quả tính.

- HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài, 2em làm trên bảng mỗi em làm 1 phần.

a) x + 6 = 33 b) 8 + x = 43 -

-

- -

(19)

- Gv nhận xét.

+ x ở câu (c) khác với x ở câu( a,b )như thế nào?

* Cách tìm một số hạng khác cách tìm số bị trừ như thế nào ?

Bài 4. Hãy vẽ 9 chấm tròn trên 2 đoạn thẳng cắt nhau sao cho mỗi đoạn thẳng đều có 5 chấm tròn (5')

- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm cách vẽ .

- GV hướng dẫn cách vẽ:

- Chấm 1 chấm tròn vào giữa giao điểm của 2 đoạn thẳng

+ Trên mỗi đoạn thẳng lúc này có mấy chấm tròn?

+ Mỗi đoạn thẳng cần vẽ thêm mấy chấm tròn nữa?

+ 4 chấm tròn này vẽ ở đâu?

- Yêu cầu HS vẽ vào vbt.

3. Củng cố - dặn dò: ( 3')

+ Khi thực hiện phép trừ dạng 33 - 5 thông thường ta làm theo mấy bước? là những bước nào?

- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : 33 – 15.

x = 33 – 6 x = 43 - 8 x = 27 x = 35

c) x – 5 = 53 x = 53 + 5 x = 58

- x ở câu(c) là số bị trừ chưa biết, x ở câu( a, b) là số hạng chưa biết

- Tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia; Tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

- HS nêu yêu cầu

- Từng cặp 2 em thảo luận với nhau tìm cách vẽ và vẽ ra nháp, vài cặp vẽ trên bảng phụ.

- 1 chấm tròn

- Vẽ thêm 4 chấm tròn nữa.

- Vẽ về 2 phía của đoạn thẳng.

- HS làm bài, 1 em vẽ trên bảng phụ - Nhận xét

- HSTLCH

TẬP ĐỌC

TIẾT 36: MẸ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

(20)

- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ :lặng rồi, nắng oi, giấc tròn.

- Ngắt nhịp đúng các câu thơ lục bát (2/ 4 và 4/ 4; dòng 7, 8 ngắt nhịp 3/ 3 và 3/ 5 - Hiểu nghĩa các từ: nắng oi, giấc tròn

- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: nói lên nỗi vất vả cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con

2. Kĩ năng:

- Biết đọc giọng chậm rãi, tình cảm; ngắt nhịp thơ đúng , nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm

- Trả lời câu hỏi thành câu, đủ ý.

3. Thái độ: biết yêu thương cha mẹ.

QTE(HĐ2)+ Quyền được cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng dạy dỗ.

+ Bổn phận phải ngoan ngoãn, biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ.

*BVMT: Giúp hs cảm nhận được cuộc sống GĐ tràn đầy tình yêu thương của mẹ (HĐ2)

II. CHUẨN BỊ :

- GV: Bảng phụ viết bài thơ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A. Kiểm tra bài cũ: (4')

- Gọi 2 em nối tiếp nhau đọc bài Sự tích cây vú sữa + TLCH 1, 4 ( sgk )

- Nhận xét, đánh giá B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2')

GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng 2.HD tìm hiểu bài

2.1 Luyện đọc: (12') Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài và hướng dẫn chung về cách đọc

Đọc nối câu

- Gọi HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ.

Lần 1: GV kết hợp sửa sai cho HS.

Lần 2: GV kết hợp hướng dẫn phát âm từ khó.

Đọc nối đoạn

- GV chia đoạn : 3 đoạn Đoạn 1: 2 dòng đầu Đoạn 2 : 6 dòng tiếp theo Đoạn 3 : 2 dòng cuối

- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.

Lần 1: kết hợp hướng dẫn ngắt nhịp thơ.

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 giải nghĩa từ khó.

+ Nắng oi là nắng như thế nào ? + Giấc tròn là gì ?

Luyện đọc đoạn trong nhóm.

Câu 1: Cậu bé ham chơi, bị mẹ mắng, vùng vằng bỏ đi.

Câu 4: Lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con; cây xòa cành ôm cậu bé như tay mẹ âu yếm vỗ về .

- Hs lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp lần 1 - HS đọc nối tiếp câu lần 2 Đọc: lặng rồi, nắng oi, giấc tròn

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 Đọc:

Lặng rồi/ cả tiếng con ve/

Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi//

Các câu 2, 3, 5 ngắt tương tự Những ngôi sao/ thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con.//

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ khó : nắng oi, giấc tròn

- Nắng nóng, không có gió, rất khó chịu.

- Giấc ngủ ngon lành, đầy đặn.

(21)

- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn theo cặp - Gv theo dõi.

Tổ chức cho các nhóm thi đọc.

- Gv nhận xét, đánh giá.

Gọi 1 Hs đọc toàn bài.

2.2.Tìm hiểu bài: (10 ')

Nỗi vất vả cực nhọc của mẹ khi nuôi con - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1

+ Hình ảnh nào cho em biết đêm hè rất oi bức?

- GV: những con ve cũng im lặng vì quá mệt mỏi dưới trời nắng oi

Tình thương yêu vô bờ bến của mẹ đối với con.

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại + Mẹ đã làm gì để con ngủ ngon giấc?

* GDBVMT: đêm hè nóng oi, tất cả mọi người, mọi vật đều mệt, nhưng mẹ vẫn thức ngồi đưa võng và quạt cho con ngủ cho ta thấy cuộc sống gia đình tràn đầy tình yêu thương của mẹ.

+ Người mẹ được so sánh với hình ảnh nào?

* Em hiểu 2 câu thơ: Những ngôi sao thức ngoài kia chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con như thế nào?

* Em hiểu câu Mẹ là ngọn gió của con suốt đời như thế nào?

- Cho HS quan sát tranh

* Nội dung bài thơ nói lên điều gì?

2.3. Luyện đọc lại và HTL bài: ( 8 ' ) - GVđọc mẫu lần lần 2

+ Bài đọc với giọng như thế nào?

+ Nêu những từ ngữ cần nhấn giọng?

- Gọi HS đọc bài

- GV xóa dần bảng cho HS luyện đọc để thuộc bài tại lớp.

- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc bài - GV nhận xét, đánh giá

3. Củng cố - dặn dò: ( 3')

+ Nội dung bài thơ nói lên điều gì?

+ Em cần làm gì để đáp lại tình thương yêu của cha mẹ ?

- Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài : Bông hoa Niềm Vui.

- Từng cặp 2 em luyện đọc và sửa sai cho nhau.

- HS luyện đọc theo nhóm 2 - 3 em thi đọc đoạn 2 của bài . - Cả lớp nhận xét

- 1 HS đọc toàn bài trước lớp.

- HS đọc thầm đoạn 1

- Lặng rồi cả tiếng con ve, con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

- HS đọc thầm đoạn còn lại

- Mẹ ngồi đưa võng, mẹ quạt mát cho con.

- Với những ngôi sao thức trên bầu trời, với ngọn gió mát lành

- Mẹ đã phải thức rất nhiều, nhiều hơn cả những ngôi sao vẫn thức hằng đêm.

- Mẹ mãi mãi yêu thương con, chăm lo cho con , mang đến cho con những điều tốt lành như ngọn gió mát.

- HS quan sát tranh

- Nói lên nỗi vất vả cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con - HS lắng nghe

- Giọng chậm rãi, tình cảm; ngắt nhịp thơ đúng , nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm

- lặng, mệt, nắng oi, chẳng bằng, kẽo cà, - 1, 2 em đọc bài

- HS nối tiếp nhau luyện học thuộc lòng bài đọc bài, cả lớp nhẩm cho thuộc .

- HS xung phong đọc thuộc lòng bài

- Nỗi vất vả cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con

- HS TLCH

NS: 19/11/ 2020

NG: 26/11/2020 Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2020

CHÍNH TẢ ( NGHE- VIẾT)

TIẾT 24: MẸ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Chép lại chính xác đoạn từ Lời ru đến suốt đời.

- Biết viết hoa chữ đầu bài,đầu dòng thơ, biết trình bày các dòng thơ lục bát.

(22)

- Làm đúng các bài tập phân biệt : iê/ yê/ ya; r/ gi 2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng nhìn - viết đúng chính tả 3. Thái độ:

- Viết cẩn thận, nắn nót.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: bảng lớp chép đoạn viết; bảng phụ viết BT 2 - HS: bảng con, Vở chính tả.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- Gọi 2 HS viết trên bảng, cả lớp viết bảng con các từ: suy nghĩ, người con, con trai, chai rượu.

- GV nhận xét bài viết trước B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2')

- GV giới thiệu bài, ghi tên bài 2. HD tìm hiểu bài

2.1 Hướng dẫn chính tả. ( 24') a, Hướng dẫn chuẩn bị : - GV đọc đoạn viết trên bảng . - Gọi HS đọc lại đoạn viết - Hướng dẫn ghi nhớ nội dung

+ Người mẹ được so sánh với hình ảnh nào?

+ Qua đây em thấy tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào?

- Hướng dẫn cách trình bày

+ Đếm và nhận xét số chữ của các dòng thơ trong bài chính tả.

- GV: Đó là bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.

+ Nêu cách viết những chữ đầu ở mỗi dòng thơ?

- Yêu cầu HS đọc lướt bài, ghi nhớ chữ khó viết

- Cho HS viết bảng con chữ khó trên bảng con.

- HD cách viết đầu bài, cách trình bày bài viết

- Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, ...

b, Viết chính tả ( chép bài ) -Yêu cầu HS chép bài vào vở.

- 2 HS viết bảng lớp, lớp viết b/c

- HS lắng nghe và nhắc lại tên bài

- 1 HS đọc lại đoạn viết trước lớp

- Những ngôi sao thức trên bầu trời đêm.

- Rất sâu nặng

- Cứ 1 dòng 6 chữ lại 1 dòng 8 chữ

- Viết hoa, chữ đầu của dòng 6 chữ lùi vào 1 ô so với chữ đầu của dòng 8 chữ - HS thực hiện yêu cầu

- HS viết bảng con, 2 em viết trên bảng:

lời ru, quạt, giấc tròn, suốt đời.

- 1 HS nhắc lại trước lớp

- HS nhìn bài viết trên bảng chép bài

(23)

- Gv theo dõi.

- Gv đọc lại bài cho Hs soát lỗi.

- GV thu 5- 7 bài- nhận xét, đánh giá - Hướng dẫn chữa những lỗi sai phổ biến.

2.2. Hướng dẫn làm BT: (7')

Bài 2. Điền vào chỗ trống iê, yê hay ya - Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi đọc bài làm

- Gv nhận xét.

Bài 3. Tìm trong bài thơ Mẹ:

a, Những tiếng bắt đầu bằng r, bằng gi.

b, Những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã - Yêu cầu HS làm bài.

- Gv nhận xét.

3. Củng cố- dặn dò :( 3')

+ Nêu cách trình bày bài thơ lục bát ? - Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài : Bông hoa Niềm Vui.

- HS soát lỗi.

- HS nêu yêu cầu - HS làm vbt

- 1 em đọc bài làm – cả lớp đối chiếu, nhận xét

Đêm đã khuya. Bốn bề yên tĩnh. Ve đã lặng yên vì mệt và gió cũng thôi trò chuyện cùng cây.... tiếng võng kẽo kẹt, tiếng mẹ ru con.

- HS nêu yêu cầu - HS làm bài.

- gió, giấc

- cả, chẳng, ngủ, của, cũng, vẫn, kẽo, võng, những

- Viết hoa, chữ đầu của dòng 6 chữ lùi vào 1 ô so với chữ đầu của dòng 8 chữ

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM DẤU PHẨY

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình

- Biết đặt dấu phẩy ngăn cách các bộ phận giống nhau trong câu 2. Kĩ năng: sử dụng đúng dấu phẩy

3. Thái độ: biết yêu quý mọi người trong gia đình.

GDBVMT: giáo dục tình cảm yêu thương gắn bó với gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ viết BT 1 ( như vbt), 2, 4

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: ( 3')

+ Nêu một số từ ngữ chỉ đồ dùng trong gia đình và tác dụng của nó?

+ Nêu một số từ chỉ các công việc trong

- Chảo : rán, xào,...;nồi : đun, nấu,...

- Nấu cơm, phơi quần áo,...

(24)

gia đình?

- Gv nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng 2. Thực hành

Bài 1: (8) ' Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng: yêu, thương, quý, mến, kính

- Gọi HS đọc yêu cầu + Bài yêu cầu gì ?

M: yêu thương, quý mến

- Yêu cầu HS ghép bằng cách dùng mũi tên nối các tiếng thành những từ có hai tiếng rồi viết lại.

- Yêu cầu HS nêu các từ ghép được ( GV kết hợp viết lên bảng)

- Gv nhận xét và gọi hs đọc lại các từ đã ghép.

GV: Những từ các em vừa tìm được là những từ ngữ về tình cảm.

+Hãy tìm thêm một số từ ngữ nói về tình cảm mà em biết?

Bài 2: (6') Emchọn từ ngữ nào điềnvào chỗ trốngđể tạo thành câu hoàn chỉnh.

+ Thế nào là một câu?

- Yêu cầu HS làm bài.

- HS nêu yêu cầu - Ghép các tiếng ...

- HS nêu từ mẫu

- HS làm bài vào vbt 1 em nối trên bảng phụ

- HS nối tiếp nhau phát biểu( mỗi em nêu một từ ):

yêu thương, thương yêu, yêu mến, mến yêu, kính yêu, kính mến, yêu quý, quý yêu, thương mến , mến thương, quý mến.

- HS đọc lại các từ ghép được ở trên.

- VD HS tìm: Chăm lo, lo lắng, săn sóc, chỉ bảo…

- HS nêu yêu cầu

- Câu diễm đạt 1 ý trọn vẹn

- HS làm vào vbt, 1 em làm trên bảng phụ

a, Cháu kính yêu (yêu quý, quý, quý yêu

thương quý ngng

kính mến

(25)

* Ở câu a, nếu điền: Cháu mến yêu ông bà có phù hợp không? Vì sao?

* Ở câu b điền từ yêu vào chỗ chấm có được không? Vì sao?

Bài 3:( 11')Nhìn tranh nói 2, 3 câu về hoạt động của mẹ và con.

+ Bài yêu cầu gì ?

- Yêu cầu HS quan sát tranh xem mẹ đang làm gì , em bé đang làm gì và bạn gái làm gì để nói lên hoạt động của từng người ( nói theo cặp )

- Gọi HS nói trước lớp

GV có thể gợi ý nếu hs nói chưa thành câu + Mẹ đang làm gì?

+ Bạn nhỏ đang làm gì?

+ Vẻ mặt bạn nhỏ và mẹ như thế nào?

- Trong gia đình, mọi người cần có tình cảm yêu thương gắn bó với nhau.

Bài 4:( 6') Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau:

- Gọi Hs đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài.

- Gv nhận xét.

* Vì sao ở câu a em đặt dấu phẩy vào giữa hai từ chăn màn, quần áo?

+ Khi đọc, gặp dấu phẩy, cần chú ý điều gì?

* Dấu phẩy ở các câu trên có điểm nào

mến,...) ông bà.

b, Con yêu quý ( yêu thương, thương yêu, ...) cha mẹ.

c, Em mến yêu ( yêu mến, thương yêu, ... ) anh chị.

- Không phù hợp vì từ mến yêu dùng để thể hiện tình cảm với bạn bè, người ít tuổi hơn; không hợp khi thể hiện với người lớn tuổi, đáng kính trọng như ông bà

- Được vì từ có thể gồm 2 tiếng nhưng có thể là 1 tiếng vẫn tạo thành từ

- HS nêu yêu cầu

- Nói 2, 3 câu về hoạt động của mẹ và con

- HS thực hiện yêu cầu

- 3- 5 em nói trước lớp, cả lớp nghe nhận xét:

- Mẹ đang bế em bé.

- Bạn khoe với mẹ điểm 10 của mình - Bạn nhỏ và mẹ rất vui

VD: Mẹ đang bế em bé. Em bé ngủ trong lòng mẹ. Mẹ vừa bế em vừa xem bài kiểm tra của con gái. Con gái khoe với mẹ bài kiểm tra được điểm 10. Mẹ cười và khen: Con giỏi quá!

- HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vbt, 1 em làm trên bảng phụ

- Đối chiếu nhận xét

a, Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng.

b, Giường tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn.

c, Giày dép, mũ nón được để đúng chỗ.

- Chăn màn, quần áo đều là từ chỉ đồ

(26)

giống nhau?

- Gọi HS đọc lại các câu trên 3. Củng cố - dặn dò: ( 3')

+ Dấu phẩy thường được đặt ở đâu? Khi đọc, gặp dấu phẩy phải như thế nào?

+ Nêu các từ ngữ chỉ tình cảm mà em biết - Nhận xét tiết học .

- Chuẩn bị bài : MRVT: Từ ngữ về tình cảm gia đình; Câu kiểu Ai làm gì?

dùng phục vụ cho con người - Ngắt hơi

- Đặt ngăn cách giữa các từ cùng trả lời cho câu hỏi cái gì.

- 1 HS đọc lại các câu sau khi đã điền đúng dấu phẩy.

TOÁN

TIẾT 59 : 53 – 15

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Giúp HS biết thực hiện phép trừ (có nhớ) số bị trừ là số có hai chữ số và chữ số hàng đơn vị là 3, số trừ là số có hai chữ số

- Biết vận dụng phép trừ đã học để làm tính ( đặt tính rồi tính ) - Củng cố cách tìm số bị trừ và số hạng chưa biết

2. Kĩ năng: thực hiện phép trừ dạng 53 - 15 thành thạo

3. Thái độ: có ý thức tự giác học tập, tính toán cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: 5 thẻ chục và 13 que tính rời, bảng gài; bảng phụ viết BT 1 - HS: Bộ đồ dùng, vbt 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (3')

- Gọi 2 HS đồng thời lên bảng mỗi em thực hiện 2phép tính

- Dưới lớp 1 em đọc bảng 13 trừ đi một số - Nhận xét, đánh giá

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2')

GV giới thiệu bài, ghi tên bài 2.HD tìm hiểu bài

2.1 Tổ chức cho HS tự tìm kết quả của phép trừ 53 - 15 : (10')

- GV nêu bài toán: có 53 que tính, bớt đi 15 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

- Yêu cầu HS nhắc lại bài toán

+ Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính, em làm thế nào?

+ 53 gồm mấy chục, mấy đơn vị?

+ 15 gồm mấy chục, mấy đơn vị?

+ Ta lấy que tính thế nào ?

63 23 53 9 6 8 54 17 45 - Lắng nghe và nhắc lại tên bài

- HS nghe

- 1 HS nhắc lại bài toán - Thực hiện phép trừ : 53- 15 - 5 chục 3 đơn vị

- 1chục 5 đơn vị

- Lấy 53 que tính/ lấy 5 thẻ chục và 3 - -

-

(27)

- Yêu cầu HS lấy 53 que tính

- Yêu cầu HS bớt đi 15 que tính xem còn lại bao nhiêu que tính

+ 53 que tính bớt đi 15 que tính còn bao nhiêu que tính?

- GV nhận xét và khen em có cách làm hợp lý nhất.

- GV thao tác que tính: Có 53 que tính (gài 5 thẻ chục và 3 que tính rời ). Đổi 1 thẻ chục bằng 10 que tính rời, có 13 que tính rời, bớt 5 que tính rời và 1 thẻ chục con lại 3 thẻ chục và 8 que tính tức là 38 que tính + Vậy 53 que tính bớt đi 15 que tính còn lại bao nhiêu que tính?.

- Hướng dẫn HS cách đặt tính và tính + Nêu cách đặt tính?

+ Nêu cách tính?

+ Vậy 53 – 15 bằng bao nhiêu?

* Phép trừ 33- 5 và phép trừ 53 trừ 15 giống và khác nhau như thế nào?

3. Thực hành, luyện tập Bài 1. Tính:( 6')

- Gọi HS nêu yêu cầu + Khi tính cần chú ý gì ? - Yêu cầu HS làm bài.

- Chữa bài- Đổi vở kiểm tra

que tính rời

- HS thực hiện yêu cầu

- 4- 5 HS nêu kết quả 38 que tính và cách thực hiện : Lấy 5 thẻ 1 chục và 3 que tính rời. bớt đi 15 que tính tức là bớt đi 1 thẻ chục và 5 que tính rời. Để bớt 5 que tính, đổi 1 thẻ chục bằng 10 que tính rời, có 13 que tính rời, bớt 3 que tính rời ban đầu với 2 que tính vừa đổi từ thẻ 1 chục, còn lại 4 thẻ chục và 8 que tính rời, bớt tiếp 1 thẻ chục còn lại 38 que tính.

- HS quan sát

- Còn lại 38 que tính

- Viết 53 ở dòng trên, 15 ở dòng dưới sao cho đơn vị thẳng đơn vị, chục thẳng chục,...

- Tính từ phải sang trái bắt đầu từ đơn vị

53 3 không trừ được 5 lấy 13 15 trừ 5 bằng 8, viết 8, nhớ 1 38 1 thêm 1 bằng 2

5 trừ 2 bằng 3 viết 3 - Vài HS thực hiện lại phép tính - 53 – 15 = 38

- Giống: Số bị trừ là số có hai chữ số có chữ số chỉ đơn vị là 3 và là phép trừ có nhớ.

Khác: số trừ ở phép trừ 33 trừ 5 là số có 1 chữ số còn phép trừ 53 trừ 15 số trừ là số có 2 chữ số.

- HS nêu yêu cầu

- Tính từ phải sang trái.

- HS làm bt, 2 em làm trên bảng mỗi em thực hiện 2 phép tính.

-

(28)

- Gv nhận xét và yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện.

*Em có nhận xét gì về các phép tính?

Bài 2: (7' Đặt tính rồi tínhhiệu, biếtsố bị trừ và số trừ lần lượt là: ...

- Gọi HS đọc Y/c + Bài yêu cầu gì?

+ Khi đặt tính cần chú ý gì?

+ Khi biết số bị trừ và số trừ, muốn tìm hiệu làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài

- Gv nhận xét.

Bài 3. Tìm x :( 5') - Gọi HS đọc Y/c

- Yêu cầu HS tự làm bài - Đối chiếu, nhận xét

- Gv nhận xét.

* x ở câu a khác với x ở câu b, c như thế nào?

- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị trừ và cách tìm một số hạng.

- HS đổi chéo vở kiểm tra cho nhau và nhận xét bài trên bảng.

83 43 93 63 73 - - - - - 19 28 54 36 27 --- --- --- ---- --- 64 15 39 27 46

……….

- HS thực hiện miệng lại phép trừ.

- Đều là các phép tính trừ dạng 53-15

- HS nêu yêu cầu.

- Đặt tính - tính hiệu

- Viết các đơn vị thẳng cột với nhau, các chục thẳng cột với nhau

- Lấy số bị trừ trừ đi hiệu .

- HS làm bt, 3 em làm trên bảng, mỗi em làm 1 phần.

- Nhận xét

63 và 24 83 và 39 53 và 17 63 83 53 - - - 24 39 17 --- --- --- 39 44 36 - HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài vbt, 3em làm trên bảng.

- Hs thực hiện theo yêu cầu a) x-18=9 b) x + 26 = 73 x =9 + 18 x =73 - 26 x = 27 x = 47 c) 35 + x = 83 x = 83 – 35 x = 48

- x ở câu a là số bị trừ chưa biết, x ở câu b, c là số hạng chưa biết

- ... lấy hiệu cộng với số trừ - ...lấy tổng trừ đi số hạng kia

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đạo đức: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (Tiết 1) Một số ích lợi của động vật có ích.

Kết luận: Cần phải cư xử tốt với bạn bè, không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật, bạn khác giới, … Đó chính là thực hiện quyền không phân biệt

Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (tiết 2) Bài tập 4:Theo em hành vi, việc làm nào dưới đây là nên. làm hoặc không nên làm đối với hàng xóm,

Giữ gìn tình nghĩa tương giao, Sẵn sàng giúp đỡ khác nào

thế nào?.. Kể chuyện : Trong giờ ra chơi.. Đó là biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn.. Cho bạn mượn đồ dùng học tập... Nhắc bạn không được xem truyện trong

Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.. Kỹ năng: Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những

-Em hãy nêu các việc em đã làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn hoặc những trường hợp em đã được quan tâm giúp đỡ?. -Giáo viên đề nghị các

a) Đến xem tình trạng sức khỏe của bác như thế nào? Nếu nhẹ thì dìu bác nghỉ, cho bác uống thuốc. Nếu nặng thì đưa bác đi viện trước rồi mới gọi con gái bác về để